Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 19 September 2011

Tại thôn BơLiêng, xã Ating, huyện Đông Giang, Quảng Nam có một ngôi nhà mồ (Ping) của người Cơtu có thể coi là “độc nhất vô nhị”. Một tác phẩm điêu khắc đặc sắc trên gỗ, rất hiếm hoi còn sót lại…
.
Đi tìm nghệ nhân tạo dựng nhà mồ

Nếu ai đó lần đầu tiên nhìn thấy ngôi nhà mồ bằng gỗ đã bạc màu thời gian với những hình thù được điêu khắc, chạm trổ tinh vi trên mảnh đất Đông Giang này sẽ không khỏi ngạc nhiên trầm trồ thán phục. Cứ nghĩ người tạo nên tuyệt tác ấy phải là một vị cao niên, nhưng thật bất ngờ khi chủ nhân của ngôi nhà mồ ấy lại là một chàng trai Cơtu còn khá trẻ.

Anh tên Bríu Ngà, là trưởng thôn BơLiêng, sinh năm 1962, có thân hình vạm vỡ, da ngăm đen, tóc xoăn, sở hữu bộ râu rất hoang dã, đã có vợ và hai con.

Anh bắt đầu câu chuyện bằng một lời kể: “Để trẻ em làng mình có chỗ học hành khang trang hơn, rộng rãi, sạch đẹp hơn, mình đã tự nguyện hiến đất xây trường”.

Rồi anh “khoe” ngay với chúng tôi tờ giấy khen của xã ATing vì việc làm ý nghĩa ấy. Anh còn bảo đã bàn với vợ sẽ tiếp tục hiến khu đất cao ráo bên nhà để làm một nhà Gươl bề thế cho thôn (Nhà Gươl là nhà truyền thống cộng đồng của người Cơtu).

Trở lại với câu chuyện làm nhà mồ, lắng nghe anh kể đã thấy lắm công phu. Ngôi nhà mồ này anh làm để báo hiếu bố vợ của mình, già Đinh Văn Đen. Để làm nên tuyệt tác ấy, một mình anh đã hì hục với cái rìu, cái rựa, con dao… ngót nghét 2 năm trời.


Nhà mồ làm xong, 5 năm sau thì bố vợ anh qua đời. “Đám ma ông cụ to lắm, kéo dài đến cả tuần, làm thịt trâu, bò, heo, gà… tổng chi phí hơn 60 chục triệu đồng”.

Cũng từ đó anh thành nổi tiếng - người con rể hiếu thảo và một nghệ nhân chế tác nhà mồ.


Năm 2006, Bríu Ngà nhận được bằng khen của Viện Bảo tàng dân tộc học Việt Nam vì đã có thành tích tham gia trình diễn các hoạt động bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Tác phẩm nhà mồ Cơtu (Ping Blâng) do anh chủ công tạo dựng nửa năm trời và đã hoàn thành tháng 11/2005, hiện đang được trưng bày tại Hà Nội.

< Nghệ nhân Bríu Ngà với bằng khen của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.


Độc đáo điêu khắc trên Ping

Ngôi nhà mồ bằng gỗ trai, gỗ trẹ của già Đinh Văn Đen do bàn tay vàng của Bríu Ngà điêu khắc nằm trên triền đồi ven đường là tác phẩm độc đáo trong kết cấu, là sự tinh xảo trong từng đường nét chạm khắc.

Nhà mồ cao chừng 2,5m, rộng 3,5m, dài 4m; gồm 6 cột, 2 giữa cao để đỡ nóc, 4 cột còn lại đỡ 2 mái trước và sau. Trên nóc là cây gỗ dài nguyên khối, chính giữa là hình chạm lộng, thoạt nhìn giống như một bông sen nở nhưng nhìn kỹ là 3 cặp đầu chim T.ring quay đầu về hai hướng (chim T.ring là hoạ tiết quen thuộc trong điêu khắc của người Cơtu). Kế đến là đôi rồng uốn lượn, ngoài cùng là 2 tượng đầu trâu vươn ra 2 bên nóc nhà mồ.

Mặt trước của thân cây gỗ được chạm 2 con kỳ đà châu đầu vào 1 mặt dơi cách điệu đặt chính giữa. Mỗi mái trước và sau nhà mồ được lợp  bằng 7 tấm gỗ để dọc ghép lại với nhau và cố định bởi 3 thanh gỗ chạm theo hình ngọn rau dớn đặt nằm ngang cách đều. 2 đầu kèo phía trước tạc hình đầu trâu chúi đầu xuống đất.


Bên trong Ping gồm có 3 phần tách rời nhưng được đặt khăng khít liên hoàn với nhau. Phía trước nhà mồ là khám thờ để nồi hương, bát nước là nơi đặt mâm cơm cúng ma. Bên trong nhà mồ đặt 1 cái cáng khiêng hòm người đã khuất. Bên trong cáng khiêng là hòm chứa thi thể. Đặc biệt trên Kơdiêu được tạc rất nhiều tượng người (tượng ngồi khóc, tượng người đánh chiêng, thổi kèn, dâng rượu…) ngoài ra Kơdiêu còn chạm lộng khá nhiều những hình thù vô cùng tinh xảo như hình 2 trâu húc nhau, 2 người cưỡi ngựa, trăn, rắn, chim muông và nhiều hình thù hoa lá… Tất cả được tô vẽ bằng những màu sắc tự nhiên làm ra từ cây lá trên rừng.

Gìn giữ cho muôn đời sau

< Một ngôi nhà mồ truyền thống của người Cơtu - một ngôi nhà mồ được coi là cổ nhất của người Cơtu.

Nhà mồ (Ping) là một phần đặc sắc trong di sản văn hoá mang tín ngưỡng dân gian gắn với tập tục tang ma của người Cơtu. Ping còn là một tác phẩm điêu khắc tạo hình độc đáo  kết hợp với nghệ thuật trang trí mang dấu ấn rất riêng của dân tộc vùng cao Quảng Nam.

< Thu hút cả du khách nước ngoài.

Nhưng dẫu độc đáo và tinh xảo đến đâu thì cuối cùng cũng bị hư hỏng trước sự khắc nghiệt của thời gian. Vì vậy việc gìn giữ, tôn tạo nhà mồ ngay chính trên mảnh đất mà người dân Cơtu sinh sống để tuyên truyền nhắc nhở con cháu Cơtu về truyền thống, về nét đẹp trong văn hoá của dân tộc mình là việc làm cần thiết và cấp bách.

Ông Ploong Chiến - Chủ tịch xã ATing (Đông Giang - Quảng Nam) - cho biết: “Nhà mồ truyền thống của người Cơtu làm bằng gỗ như vậy hiện nay không còn nhiều và những nghệ nhân biết chế tác cũng rất hiếm. Việc gìn giữ cũng như việc đào tạo những nghệ nhân kế cận là vô cùng cần thiết nhằm giữ gìn nét đặc sắc trong văn hoá Cơtu. Tuy nhiên cái khó vẫn là sự ý thức văn hoá của người dân bởi nhà mồ hiện nay của người Cơtu đã theo trào lưu hiện đại…”.

Du lịch, GO! - Theo Dantri
Đắk Nông là tỉnh có bề dày truyền thống văn hoá và di tích cách mạng nên việc phát triển du lịch văn hoá sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng đang được tỉnh chú ý đầu tư phát triển.

Quần thể di tích căn cứ kháng chiến Nam Nâm Nung đang được đánh giá là một điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch khi đến Đắk Nông.

Quần thể di tích Nam Nâm Nung (thuộc khu căn cứ kháng chiến Nâm Nung) đã được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử Quốc gia tại Quyết định số 10/2005-QĐ-BVHTT.
Điều đó càng làm tăng thêm ý nghĩa văn hoá, lịch sử cho vùng và tăng phần hấp dẫn cho khách du lịch muốn tìm hiểu về văn hoá và truyền thống cách mạng của Đắk Nông.

Nam Nâm Nung có diện tích hơn 30km2, kéo dài từ phía Tây Bắc địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong đến Lâm trường Đắk Ntao và Khu bảo tồn Thiên nhiên Nâm Nung.

Hầu hết rừng ở đây vẫn còn là nguyên sinh. So với Bắc Nâm Nung thì động thực vật ở khu vực Nam Nâm Nung có phần phong phú hơn, phổ biến là các loại gỗ như Kiền Kiền, Sao, Bạch Tùng, Dẻ, Du Sam, Trâm, Chò Xót... Động vật như: nai, gà, lợn, khỉ, chồn, gấu, trâu...

Quần thể khu di tích bao gồm hai địa điểm Tỉnh uỷ và Tỉnh đội Quảng Đức cũ. Khu căn cứ Tỉnh đội nằm ở phía Tây Nam dình Dứa, dưới chân đồi Yok K’Lé Lay. Vành đai ngoài khu vực Tỉnh uỷ hiện tại vẫn còn những vết tích hầm, hào hình chữ Z, bếp Hoàng Cầm và những dấu tích địa dư mà các chiến sỹ trước đây phát rẫy trồng màu (lúa, ngô, khoai, sắn...).

Vào bên trong vành đai là trung tâm của Tỉnh đội (1968-1971), nơi đây như một quần thể kết cấu của nhà và hầm nối tiếp nhau. Từ trên đồi (phía Nam) đi xuống (theo hướng Bắc), khách tham quan sẽ được thấy vết tích hầm của Tỉnh ủy, có độ dài 2,5m, rộng 0,9m, hầm làm theo kiểu chữ Z để tiện cho việc đi lại - một cửa vào và một cửa ra.

Tiếp là căn nhà ở và làm việc từ 1968-1969 của đồng chí Bùi Đức Thành (Năm Nhân) Tỉnh đội trưởng, và sau đó là đồng chí Nguyễn Văn Thanh, Tỉnh đội trưởng ở và làm việc từ 1969-1971Từ căn cứ Tỉnh đội theo hướng Bắc khoảng 3,5km đường chim bay là tới căn cứ Tỉnh ủy thuộc khu vực suối Đắk Điên Clou, được bao bọc bởi hai phụ lưu (nhánh nhỏ) suối Đắk Điên Clou ở phía Bắc và Đông Nam.

Khi đến nơi đây khách tham quan sẽ được thấy nền nhà Tỉnh ủy nằm tựa lưng vào hai tảng đá lớn phủ đầy rêu xanh bên lề con suối (phụ lưu phía Nam). Trước đây nhà là nơi ở và làm việc của đồng chí Trần Phòng (bảy Biên) - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đức, nền nhà có diện tích 12m2, làm bằng gỗ, lợp lá mây hai mái, mặt hướng về phía Bắc.

Nằm về phía Tây Bắc khoảng 30m là căn hầm tự nhiên trong vách đá, phía trên hầm được phủ một tảng đá lớn, có sức chứa từ 8 đến 10 người, mặt hầm hướng về phía Bắc nằm cạnh kề phụ lưu suối Đắk Điên Clou (nhánh phía Bắc) về hướng Đông chừng 50m, khách tham quan sẽ tận mắt nhìn thấy một ngọn thác nhỏ sinh xắn và thơ mộng, có độ cao từ 3,5-4m.

Hội trường, nơi tổ chức Đại hội Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đức lần thứ nhất (2/9/1969) nằm tựa lưng vào dòng chảy của thác. Hội trường có diện tích 84m2, làm bằng gỗ, lợp lá mây, hai mái.

Trong khung cảnh núi rừng Nam Nâm Nung hùng vĩ hôm nay, ít ai ngờ nơi đây trong kháng chiến chống Mỹ lại là một căn cứ cách mạng nổi tiếng. Đến đây khách tham quan sẽ được tận mắt chứng kiến màu xanh ngút ngàn của núi rừng Tây Nguyên, được đắm mình trong những con suối, ngọn thác với dòng nước trong lành, mát mẽ.

Lúc này hình ảnh lịch sử như sống lại trước mắt du khách một thời hào hùng oanh liệt, di tích nằm lọt vào thảm rừng nguyên sinh, với những cây cổ thụ như ôm ấp và che chở các dấu tích của một thời lịch sử oai hùng. Nơi đây như một quần thể của sự kết hợp hài hòa giữ thiên nhiên và con người, du khách sẽ được hít thở không khí trong lành, tắm và vui đùa trên dòng thác, một khung cảnh hữu tình đầy chất thơ mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

Với những lợi thế và ý nghĩa trên đây, Nam Nâm Nung xứng đáng là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cách mạng và là nơi tham quan, du lịch hấp dẫn của du khách gần xa khi đến với Đắk Nông.

Du Theo báo Đắk Nông, Dukhao, Caravan1000...
Đã là một cần thủ mê câu thì khi nghe được thông tin về một điểm câu mới có nhiều cá thì trong lòng lại háo hức muốn khám phá ngay.
Trong một lần về “Đồi trọc” câu, một chú em có giới thiệu về một hồ thủy lợi cách đó khoảng chục km, cá rất nhiều, tôi đã ham lắm rồi và thời gian gần đây trên diễn đàn câu cá lại nóng ran lên về cái hồ đó khiến tôi không cầm lòng được nữa và tôi đã quyết định lên đường.

Trong lần đi này nhóm chúng tôi gồm có 5 cần thủ, có đã đi câu nhiều, co người chỉ mới tập câu nhưng tất cả đều có chung niềm đam mê câu cá.
Chúng tôi hẹn nhau tập trung tại cầu Sài Gòn lúc 3h30 sáng, sau khi mọi người có mặt đầy đủ, chúng tôi hướng thẳng về miền đông. Đường từ thành phố đến điểm câu là quãng đường dài hơn 130km, cũng hơi xa, phải tìm đường tắt đi cho gần hơn.

< Thị trấn Định Quán.

Đến ngã ba Trảng Bom, chúng tôi quyết định không đi về hướng Dầu Dây mà nhắm vào con đường tắt vào Cây Gáo và rồi về Dốc Mơ, con đường tắt này là một đường liên xã nên đèn đuờng không có một bóng, đường tối mịt, chúng tôi đi xuyên qua màn đêm, thoáng chút đã đi hết con đường tắt và đến Dốc Mơ.
< Đoạn qua Tà Lài là những vườn giá tị sum suê cây lá.

Tại Dốc Mơ có 1 cần thủ đến từ Long Thành, rất mê câu và đang chờ chúng tôi để cùng đi, vậy là nhóm đi bây giờ có 6 người. Sau khi ghé La Ngà điểm tâm sáng và đến Định Quán thì trời đã sáng hẳn

Gần đến nơi rồi, cứ chạy chầm chậm và thưởng ngoạn phong cảnh miền đông. Trải dài hai bên đường quốc lộ 20, đoạn qua Tà Lài là những vườn giá tị sum suê cây lá. Buổi sáng đường vắng, gió nhè nhẹ thổi mang theo hơi lạnh se se thấm qua da thịt khiến cho người đi đường thấy thích thú và mới yêu đời làm sao

< Một góc hồ Đa Tôn.

Đến chợ Phương Lâm, chúng tôi vào mua thêm những thứ cần thiết cho buổi câu hôm nay và tiện thể hỏi đường vào điểm câu, bác bán nước đá thấy tôi mang vác lỉnh kỉnh đồ câu và lại hỏi đường vào liền hướng dẫn ngay và cho thêm thông tin: “cá lớn lắm, mười mấy ký một con nhưng hơi khó câu còn cá khoảng 1 kg thì đầy” nghe vậy tôi lại cảm thấy khí thề bừng bừng và liền hối thúc anh em vào ngay điểm câu.

Đến điểm câu, mọi người ai cũng tìm cho mình một vị trí “ưng ý” và bày binh bố trận, nào dù che nắng được bung ra, nào cần tay, nào cần máy lần lượt được gắn chì gắn lưỡi vào để chuẩn bị chiến đấu.

< Phơi nắng chờ cá cắn câu.

Trong lúc mọi người đang chuẩn bị cho riêng mình thì anh HungSun (người Hàn Quốc) đi “trinh sát” về và nói to với mọi người: “Ở bên kia cá rô mề bằng bàn tay nhảy ầm ầm” và liền vác cần qua mong sẽ kiếm được nhiều rô mề bằng “bàn tay”. Lúc này mọi người vui vẻ lắm (ai cũng đang có một giấc mơ), và mọi người lần lượt buông câu, vút ầm, vút ầm đó là âm thanh của những cần câu cá mè, vút rè rè chủm là âm thanh của những cần câu cá khác
Buông cần chưa bao lâu thì Toàn (Long Thành) đã cho lên 1 em mè vinh ú nù và một lúc sau lại cho lên 1 em trôi to như cổ tay nữa (cần thủ này là sát thủ cá trôi ở Long Thàn) và cứ thế, thời gian cứ trôi qua chúng tôi không ai lên được chú cá nào cả, nhìn những cần thủ địa phương đánh lục vù vù và đánh vài cái lại lôi lên được một em mè hoặc trôi chúng tôi lại nhìn nhau và bụng bảo dạ “mồi của mình không thích hợp câu ở đây” lòng buồn như cún con.

Khi đang buồn vì cá không ăn, thì một cần thủ địa phương tên Chiến mang vài con cá đốt lửa nướng, mùi cá chín thơm phức lan tỏa khắp nơi, vì đang “rảnh” nên Tùng lại gần và buông vài câu: “cái này mà nhâm nhi thì còn gì bằng” – thật sự thì chú này không biết cái gọi là “nhâm nhi” nhưng chỉ đùa cho vui. Nướng cá xong anh Chiến đế đó và cũng đi lang thang xem xét tình hình, cho đến lúc cô bé chèo đò đi ngang qua, anh Chiến bảo cô bé đong cho nửa lít rượu và quay sang tôi hỏi: “Anh có mua rượu thì tiện thể kêu nó mang qua luôn chứ không là chờ lâu lắm đó” và tôi cũng: “Ừm! anh kêu dùm mình 1 lít nhé”.

Sau khi rượu đã được mang đến thì anh Đặng (một cần thủ địa phương câu kế bên chúng tôi) đến bên đống cá nướng và kêu gọi mọi người lại tham gia, tôi xách lít rượu đế của mình lại và hối thúc anh em lại tham gia, chúng tôi cũng bày ra những gì minh có và thế là… giao lưu.

Kể từ khi buông cần đến lúc này thời gian đã trôi qua gần 3 tiếng và lúc này mồi câu của tôi mang theo bắt đầu phát huy tác dụng, cá bắt đầu ăn, tuy ngồi “giao lưu” nhưng lâu lâu tôi phải chạy xuống hồ kéo cá lên và lần lượt lần lượt từng chú cá được lôi lên khỏi mặt nước. Kéo cá một hồi lâu chúng tôi phát hiện từ nãy giờ các cần thủ địa phương không lên được em nào cả, à thì ra mồi của mình có vẻ tốt hơn nên cá đã bỏ qua đây hết rồi.

Đến khoảng 14h30 thì Phú Sỹ và anh HungSun bận việc nên phải về thành phố sớm, đến lúc về Phú Sỹ cũng đã lên được vài em nhưng anh HungSun vì đam mê rô mề nên vẫn chưa có chút cảm giác nào cả. Lúc này chúng tôi chỉ còn 4 người “chiến đấu” và đây cũng là lúc chúng tôi “làm mưa làm gió” tại Đa Tôn. Chúng tôi cứ kéo cá, hết cần này lại đến cần khác, ở dưới nước có bao nhiều phao câu cá mè thì bấy nhiêu cái đều đang nhảy múa, được nhiều cá rồi chúng tôi cũng lười bắt cá nên khi dính cá, lôi em nó lên, không cần bắt, chúng tôi cứ giũ giữ cần cho cá rơi xuống nước và lại câu tiếp.

Được một lúc thì trò này cũng thấy chán, nên tôi lấy lục ra thử câu theo cách của các cần thủ địa phương, và thả lục xuống là cá chạm liền, vụt… một chú lại được đưa lên và “vụt” đến lần thứ 3 thì cái cần tôi cầm trên tay bị gãy làm 2 khúc, tôi cuốn máy thu dây vào thì hai chú cá mè đang quằn quại giẫy dụa trên mặt nước. Thật tuyệt

Tôi giật liên tục, cá lên đều, lúc này Tùng cũng cảm thấy thích thú với món “lục chỉ cầm ma” nên cũng gắn lục vào giật cho “sướng”.
Đến khoảng 17h00 thì các ngư phủ của hồ Đa Tôn đã giăng lưới trắng mặt hồ, chỉ cách bờ khoảng 20m, thấy không còn thích thú với việc đang câu ở đây mà các phía ngoài giăng trắng lưới như vậy nên chúng tôi thu giọn và hướng về khu “Đồi trọc”.


Sau khi rời khỏi Đa Tôn, chúng tôi hướng về km120 và đi vào đồi trọc, đến nhà một người quen, nhờ chủ nhà mua dùm con gà mang nấu cháo để nạp năng lượng chuẩn bị cho chuyến câu đêm nay. Sau khi “chén” xong nồi cháo gà thì Toàn – một thành viên trong nhóm xin bỏ cuộc không tham gia câu đêm và lăn đùng ra ngủ – có lẻ nồi cháo gà nóng có chứa chất gây ngủ. Vậy là đêm nay chúng tôi chỉ có 3 người tham gia. Đã một lần về đây câu nên tôi biết được các chủng loại cá dưới hồ và phân công cho các thành viên: Tùng câu mồi trùn, Thiện câu mồi mè còn tôi thì rê lóc và thế là chúng tôi lên đường.

Cuốc bộ khoảng 1km đường đá lởm chởm mệt bở hơi tai, đến nơi, sau khi mọi người ra cần xong hết thì Tùng hỏi mồi đâu? Cả ba đứa nhìn nhau, chết rồi không mang theo trùn rồi! Mặt Tùng buồi hiu, thôi thì đành nhìn chúng tơi câu vậy. Tôi bắt đầu rê còn Thiện thì quăng bơm mè xuống rất khi thế, cá lóc đớp mồi rầm rầm như đạn bắn, vụt đã mấy mươi phát, mồi hôi ướt đẫm cả hai áo mà chưa có cú táp nào hết, ngồi nghỉ và lấy thuốc ra làm một điếu ngay lúc này cái phao mè của Thiện bắt đầu nhấp nháy và chìm hẳn và Thiện bắt đầu kéo vào “Cá lớn rồi” – Thiện nói.

Sau khi lôi chú cá mè lên bờ thì cả bọn vui hẳn lên và mộtlúc sau tôi cũng không rê lóc nữa mà cũng chuyển sang câu mè luôn, ngay lúc này tôi bảo Tùng lấy lục ra đánh giống lúc chiều và Tùng hưởng ứng ngay, thế là dưới mặt nước bây giờ lung linh ba ánh đèn lân tinh, nhìn cũng hay đấy chứ. Từ khi cả ba chúng tôi câu bằng mồi cá mè thì mấy cái phao cứ nhấp nháy liên tục, thì ra là lũ rô phi đói phá mồi, câu đến 0h00 thì Thiện bắt đầu đuối và dựa vào gốc chuối cạnh bờ ao, không ai bảo nhưng Tùng cũng có hành động giống như Thiện và hai ông bạn cùng dựa vào gốc chuối cạnh bờ ao nhìn nhau cười và nói: “Hôm nay mình ngủ bờ ngủ bụi hihi”.

Mới cười đó mà hai ông bạn đồng hành yêu dấu của tôi đã ngủ mất rồi, chỉ còn mình tôi tay cầm cần lục trên tay và cứ giật liên tục, các chú cá rô phi bằng ba ngón tay lần lượt được “móc bụng” mang lên bờ nhiều vô kể. Giật cá nhiều cũng mỏi tay nên tôi thay mồi cho các phao mè và ngồi suy nghĩ miên man và bỗng từ đâu có tiếng cú kêu đến rợn người. Nghe tiếng cú kêu tôi lại nhớ về lần trước về đây câu, tôi phát hiện phía bên kia bờ hồ có hai cái mã và vị trí chúng tôi đang ngồi lại ngay đối diện hai cái mã đó, càng suy nghĩ tôi lại cảm thấy lạnh xương sống, và những hình ảnh về những bộ phim kinh dị bắt đầu hiện ra trong suy nghĩ của tôi, trong lúc suy diễn lung tung thì bỗng có tiếng “khò khò” làm tôi giật bắn người, à thì ra là tiếng ngáy của một trong hai ông bạn thân thiết của tôi đang nằm kế bên, một lúc thì tiếng ngáy đó cũng làm tôi quen dần và lấy tiếng ngáy đó làm bạn cho đến sáng.

Sáng hôm sau Thiện đưa chú cá mè cho chị con dâu chủ nhà làm, chị này xách cá đi làm chợt nói với vào: “con cá này bị mù” – Tôi cứ tưởng chị ta giỡn nhưng thật, chúng tôi xúm lại xem thì hỡi ôi con cá mù cả hai mắt. Vì sao cả đêm qua chúng tôi chỉ câu được rô phi thì giờ tôi đã hiểu.
Vào nhà nằm chợp mắt một lúc thì chúng tôi lại xách cần ra câu nữa, nhưng cũng chỉ được toàn rô phi, chán quá chúng tôi thu dọn hành trang ra về, chợt nhớ ra thác Thượng cũng gần đây nên tiện thể dẫn các bạn ra đó câu và tham quan chút, lúc này thì Toàn có công việc nên đã chia tay chúng tôi từ đây và còn lại ba người chúng tôi tiến về thác Thượng.

Đến thác Thượng nhìn các vị trí câu tốt quá hứa hẹn sẽ có nhiều chạch lấu và lăng, ai cũng vui và mang cần ra chuẩn bị đâu đó xong rồi tôi hỏi mọi người: “Mồi đâu?” cả bọn lại nhìn nhau – quên mang mồi rồi – lần thứ hai trong một chuyến đi.

< Thác Ba Giọt.

Không có mồi câu nên chúng tôi cất cần vào và ngắm thác một lúc thì lại thẳng tiến về thác ba giọt. Trên đường từ thác Thượng đến thác ba giọt, có vườn chôm chôm chín đỏ nặng trũi cành và có 2 thôn nữ đang hái chôm chôm, trông rất xinh, lấy cớ vào mua chôm chôm chúng tôi đã vào làm quen hai cô bé, khi đến gần bắt chuyện làm quen tôi đã hái cho mình một trái chôm chôm to nhất và đỏ nhất, chỉ cầm trên tay và nói chuyện. Cô thôn nữ này xinh tuyệt, da cô trắng ửng hồng, đôi mắt đen láy, mái tóc dài được buộc gọn gàng và đôi môi đỏ như trái chôm chôm tôi đang cầm trên tay. Thấy em xinh quá, tôi bất giác đưa máy ảnh lên chụp, cô bé che mặt và chạy đi mất trông thật đáng yêu.

Sau khi mua chôm chôm, chúng tôi lại lên đường về thác ba giọt, đến ngắm cảnh và kêu chị chủ quán xinh đẹp làm cho nồi cá chép nấu chua nhằm nạp bù năng lượng cho những ngày qua cũng là buổi tiệc chia tay kết thúc chuyến đi của chúng tôi

Du lịch, GO! - Theo Blog Ngudantapsu

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống