Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 20 September 2011

Rừng quốc gia Ba Vì trên dãy núi Tản Viên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 60 km, là nơi rất lý tưởng để đi du lịch dã ngoại, hoà vào khung cảnh thiên nhiên, không khí trong lành. 

Từ trung tâm Hà Nội đi theo hướng Tây khoảng 65km, nhìn về phía tay trái trong làn mây trắng mỏng thấy 3 đỉnh núi - Ba Vì mờ ảo xuất hiện và cũng là bắt đầu bước vào không gian lung linh huyền ảo của Vuờn quốc gia Ba Vì.

< Lá khô phủ kín những con đường rêu phong.

Đến đây, du khách được tận hưởng cái hương vị lành lạnh của núi rừng, cây cối, chim hót, suối reo hai bên đường. Đứng ở trên đỉnh núi, du khách có thể thả hồn ngắm mây trời, núi rừng, thung lũng, sông, hồ hiện ra phía dưới xen kẽ trong những dải mây bạc. Chắc chắn, điều này sẽ khiến tâm hồn du khách nào cũng phải ngất ngây.

< Đường đi có những đoạn âm u.

Bạn Mai Thế Tường chia sẻ bộ ảnh trong chuyến đi đầu thu.
< Đỉnh núi Tản Viên.
< Con đường độc đạo lên núi Tản Viên.
< Ráng chiều.
< Càng lên cao, tầm nhìn càng rộng mở.
< Nhà thờ cổ.
< Công trình cổ nằm khuất trong rừng già.
< Bên trong nhà thờ.
< Toàn cảnh nhà thờ cổ.
< Những đồi chè xanh mướt.
< Núi ấp ôm mây, mây ấp núi.

< Con đường quanh co lên núi.

Du lịch, GO! - Theo tapchidulich
Một nhà thờ đã gần như đổ nát nhưng thu hút không ít đôi trẻ từ Hà Nội đến đây chụp ảnh cưới. Đây cũng là niềm cảm hứng của các nhiếp ảnh gia miền Bắc.

Nam Định có thể gọi là thủ phủ của nhà thờ miền Bắc. Tại đây có rất nhiều nhà thờ đẹp, thế nhưng điểm thu hút giới trẻ nhất lại chính là một nhà thờ nay chỉ còn lại phế tích ở bãi biển Xương Điền, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu.

Công trình này cách thành phố Nam Định khoảng 40km, cách Hà Nội khoảng 150 km. Rất thuận lợi cho những chuyến đi chơi trong ngày hoặc những ngày nghỉ lễ ngắn.

Trước đây, ngay bên bờ biển này là một quần thể gồm nhiều nhà thờ lớn nhỏ.

Tuy nhiên, theo thời gian, nước biển dần dần xâm lấn đất liền làm ảnh hưởng lớn đến các công trình. Giáo dân trong vùng đã 3 lần chuyển nhà thờ vào đất liền để tránh sự "xâm chiến" của biển. Đến thời điểm này, một phần lớn trong quần thể kiến trúc đã sống chung với nước.
Gió bão cũng nhanh chóng huỷ hoại kiến trúc của nhà thờ. Các bức tường, các toà tháp giờ chỉ trở trọi, đổ vỡ. Người dân trong vùng đã biến chút không gian nhỏ nhoi trong nhà thờ đổ còn sót lại làm chỗ để đồ, chỗ nghỉ ngơi trước và sau mỗi chuyến ra khơi.

Trong những buổi chiều mùa hè, toà nhà nằm trơ trọi giữa mênh mông sắc xanh, xanh dịu dàng của nước biển, của mây trời, và màu xanh tươi tắn của những đám cỏ non mọc tua tủa trên lối đi, hoặc len lỏi trên một vài bức tường thấp.

Chính sự đổ nát và vẻ cô đơn giữa thiên nhiên thanh bình này đã khiến nhà thờ đổ thành điểm đến của những người trẻ thích điều mới lạ.

Những năm qua, các đôi uyên ương không ngận ngại đi xa hàng chục km, thậm chí là khoảng 180 km nếu ở Hà Nội để đến đây chụp ảnh cưới.

Cũng trong quần thể kiến trúc nhà thờ ở Xương Điền, cách công trình còn toà tháp kia là một nhà thờ nay chỉ còn trơ lại nền và hai cổng vòm cửa sổ.

Nhiều năm trước, tại đây vẫn vẹn nguyên là một toà nhà cổ kính, nhưng giờ đây, nhìn vài bức tường còn sót lại, với hai vòm cửa sổ nho nhỏ, nhiều người không khỏi tiếc nuối và cảm nhận được sự khắc nghiệt của thời tiết.

Giờ đây, cách bờ biển Xương Điền không xa, nhiều nhà thờ mới đã và đang được xây dựng. Thế nhưng, người dân vẫn bày tỏ lòng yêu mến đối với quần thể nhà thờ đổ này. Với họ, đó là chứng tích của thời gian, của lịch sử. Đó là điểm xuất phát của những con thuyền trước khi đối mặt với sóng gió biển cả.

Thông tim thêm:

Để đến được nhà thờ đổ Ba Vì, trên đường lên đền Thượng tới một ngã ba bạn rẽ theo hướng vào vườn lan.
Còn các nhà thờ đổ ven biển Hải Lý, Hải Hậu (Nam ĐỊnh), bạn đi theo Quốc lộ 1A rồi rẽ về Nam Định. Đến cầu vượt Nam Định, rẽ về Chợ Cồn, đi thẳng lên đê biển là tới.
Vẻ đẹp của thánh đường đổ trên đỉnh Ba Vì hay ven biển Hải Hậu đều là nơi chụp ảnh lý tưởng cho những đôi uyên ương chụp ảnh.

Du lịch, GO! - Theo Datviet, internet

Monday, 19 September 2011

Tại thôn BơLiêng, xã Ating, huyện Đông Giang, Quảng Nam có một ngôi nhà mồ (Ping) của người Cơtu có thể coi là “độc nhất vô nhị”. Một tác phẩm điêu khắc đặc sắc trên gỗ, rất hiếm hoi còn sót lại…
.
Đi tìm nghệ nhân tạo dựng nhà mồ

Nếu ai đó lần đầu tiên nhìn thấy ngôi nhà mồ bằng gỗ đã bạc màu thời gian với những hình thù được điêu khắc, chạm trổ tinh vi trên mảnh đất Đông Giang này sẽ không khỏi ngạc nhiên trầm trồ thán phục. Cứ nghĩ người tạo nên tuyệt tác ấy phải là một vị cao niên, nhưng thật bất ngờ khi chủ nhân của ngôi nhà mồ ấy lại là một chàng trai Cơtu còn khá trẻ.

Anh tên Bríu Ngà, là trưởng thôn BơLiêng, sinh năm 1962, có thân hình vạm vỡ, da ngăm đen, tóc xoăn, sở hữu bộ râu rất hoang dã, đã có vợ và hai con.

Anh bắt đầu câu chuyện bằng một lời kể: “Để trẻ em làng mình có chỗ học hành khang trang hơn, rộng rãi, sạch đẹp hơn, mình đã tự nguyện hiến đất xây trường”.

Rồi anh “khoe” ngay với chúng tôi tờ giấy khen của xã ATing vì việc làm ý nghĩa ấy. Anh còn bảo đã bàn với vợ sẽ tiếp tục hiến khu đất cao ráo bên nhà để làm một nhà Gươl bề thế cho thôn (Nhà Gươl là nhà truyền thống cộng đồng của người Cơtu).

Trở lại với câu chuyện làm nhà mồ, lắng nghe anh kể đã thấy lắm công phu. Ngôi nhà mồ này anh làm để báo hiếu bố vợ của mình, già Đinh Văn Đen. Để làm nên tuyệt tác ấy, một mình anh đã hì hục với cái rìu, cái rựa, con dao… ngót nghét 2 năm trời.


Nhà mồ làm xong, 5 năm sau thì bố vợ anh qua đời. “Đám ma ông cụ to lắm, kéo dài đến cả tuần, làm thịt trâu, bò, heo, gà… tổng chi phí hơn 60 chục triệu đồng”.

Cũng từ đó anh thành nổi tiếng - người con rể hiếu thảo và một nghệ nhân chế tác nhà mồ.


Năm 2006, Bríu Ngà nhận được bằng khen của Viện Bảo tàng dân tộc học Việt Nam vì đã có thành tích tham gia trình diễn các hoạt động bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Tác phẩm nhà mồ Cơtu (Ping Blâng) do anh chủ công tạo dựng nửa năm trời và đã hoàn thành tháng 11/2005, hiện đang được trưng bày tại Hà Nội.

< Nghệ nhân Bríu Ngà với bằng khen của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.


Độc đáo điêu khắc trên Ping

Ngôi nhà mồ bằng gỗ trai, gỗ trẹ của già Đinh Văn Đen do bàn tay vàng của Bríu Ngà điêu khắc nằm trên triền đồi ven đường là tác phẩm độc đáo trong kết cấu, là sự tinh xảo trong từng đường nét chạm khắc.

Nhà mồ cao chừng 2,5m, rộng 3,5m, dài 4m; gồm 6 cột, 2 giữa cao để đỡ nóc, 4 cột còn lại đỡ 2 mái trước và sau. Trên nóc là cây gỗ dài nguyên khối, chính giữa là hình chạm lộng, thoạt nhìn giống như một bông sen nở nhưng nhìn kỹ là 3 cặp đầu chim T.ring quay đầu về hai hướng (chim T.ring là hoạ tiết quen thuộc trong điêu khắc của người Cơtu). Kế đến là đôi rồng uốn lượn, ngoài cùng là 2 tượng đầu trâu vươn ra 2 bên nóc nhà mồ.

Mặt trước của thân cây gỗ được chạm 2 con kỳ đà châu đầu vào 1 mặt dơi cách điệu đặt chính giữa. Mỗi mái trước và sau nhà mồ được lợp  bằng 7 tấm gỗ để dọc ghép lại với nhau và cố định bởi 3 thanh gỗ chạm theo hình ngọn rau dớn đặt nằm ngang cách đều. 2 đầu kèo phía trước tạc hình đầu trâu chúi đầu xuống đất.


Bên trong Ping gồm có 3 phần tách rời nhưng được đặt khăng khít liên hoàn với nhau. Phía trước nhà mồ là khám thờ để nồi hương, bát nước là nơi đặt mâm cơm cúng ma. Bên trong nhà mồ đặt 1 cái cáng khiêng hòm người đã khuất. Bên trong cáng khiêng là hòm chứa thi thể. Đặc biệt trên Kơdiêu được tạc rất nhiều tượng người (tượng ngồi khóc, tượng người đánh chiêng, thổi kèn, dâng rượu…) ngoài ra Kơdiêu còn chạm lộng khá nhiều những hình thù vô cùng tinh xảo như hình 2 trâu húc nhau, 2 người cưỡi ngựa, trăn, rắn, chim muông và nhiều hình thù hoa lá… Tất cả được tô vẽ bằng những màu sắc tự nhiên làm ra từ cây lá trên rừng.

Gìn giữ cho muôn đời sau

< Một ngôi nhà mồ truyền thống của người Cơtu - một ngôi nhà mồ được coi là cổ nhất của người Cơtu.

Nhà mồ (Ping) là một phần đặc sắc trong di sản văn hoá mang tín ngưỡng dân gian gắn với tập tục tang ma của người Cơtu. Ping còn là một tác phẩm điêu khắc tạo hình độc đáo  kết hợp với nghệ thuật trang trí mang dấu ấn rất riêng của dân tộc vùng cao Quảng Nam.

< Thu hút cả du khách nước ngoài.

Nhưng dẫu độc đáo và tinh xảo đến đâu thì cuối cùng cũng bị hư hỏng trước sự khắc nghiệt của thời gian. Vì vậy việc gìn giữ, tôn tạo nhà mồ ngay chính trên mảnh đất mà người dân Cơtu sinh sống để tuyên truyền nhắc nhở con cháu Cơtu về truyền thống, về nét đẹp trong văn hoá của dân tộc mình là việc làm cần thiết và cấp bách.

Ông Ploong Chiến - Chủ tịch xã ATing (Đông Giang - Quảng Nam) - cho biết: “Nhà mồ truyền thống của người Cơtu làm bằng gỗ như vậy hiện nay không còn nhiều và những nghệ nhân biết chế tác cũng rất hiếm. Việc gìn giữ cũng như việc đào tạo những nghệ nhân kế cận là vô cùng cần thiết nhằm giữ gìn nét đặc sắc trong văn hoá Cơtu. Tuy nhiên cái khó vẫn là sự ý thức văn hoá của người dân bởi nhà mồ hiện nay của người Cơtu đã theo trào lưu hiện đại…”.

Du lịch, GO! - Theo Dantri

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống