Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 2 October 2011

Động Thiên Tôn nằm ở khu vực Hang Nước núi Dũng Đương, là một trong những hệ thống các danh sơn nằm trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. 

< Cổng vào động Thiên Tôn.

Di tích này cách thành phố Hoà Bình hơn 90 km về phía nam, cách Nho Quan 7km, đờng đi thuận tiện, thắng cảnh hang nước và động Thiên Tôn thật sự là một điểm du lịch.

Hang Nước và động Thiên Tôn nằm trong lòng hai quả núi Nước và núi Miếu, là hai ngọn núi liền nhau trong quần thể 99 ngọn núi của xã Ngọc Lương, huyện Yên Thuy. Hồ nước, cánh đồng và dáng núi uy nghi đã tạo cho cảnh quan nơi đây thật hữu tình, thơ mộng. Cái đẹp không chỉ ở dáng núi, sắc trời mà còn ẩn giấu trong các hang động.

Dũng Đương sơn” hay “Vũ Đương sơn” có nghĩa là núi chắn dòng nước mạnh từ trên chảy xuống. Ba chữ “Dũng Đương sơn” đồng thời cũng được viết dưới cổng vào trong động thờ thánh Trấn Vũ Thiên Tôn.

Trấn Vũ Thiên Tôn hay Chân Vũ Đế Quân chính là Huyền Thiên Thượng đế Kim Thuyết hóa thân, với vai trò tổng chỉ huy thiên binh, thiên tướng, được cử xuống trần để trừ yêu, đẹp loạn.

Thiên Tôn là vùng đất “tú thủy kỳ sơn”, địa thế núi sông hòa phối, công thủ vững vàng nên hai vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành đã lấy động này làm tiền đồn, vọng các tiền tiêu cho kinh thành Hoa Lư.

Theo truyền thuyết, động Thiên Tôn được phát hiện vào thời Hùng Vương. Đến thời nhà Đường đô hộ, đạo sỹ Cao Biền đã cho xây dựng đền thờ Trấn Vũ Thiên Tôn hòng trấn long mạch đế vương sẽ phát tại vùng này.

Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, lập nên nhà nước phong kiến tập quyền độc lập đầu tiên ở nước ta. Trước khi cất quân chinh phục các sứ quân khác, ông thường tới động Thiên Tôn lễ cầu Thần phù hộ và đã linh ứng, nhiều lần được Thần giúp đỡ chiến thắng. Khi lên ngôi hoàng đế, ông đã phong Thần là “An Quốc Tôn Thần” (vị tôn thần giữ gìn cho đất nước bình yên); đồng thời cho sửa sang lại động và xây đền thờ ở phía đông của động gọi là An Quốc Tôn Thần từ, tức đình Hàng Tổng bây giờ.

Sau khi rời đô ra Đại La, vua Lý Thái Tổ vẫn cho xây dựng ở nơi đây nhiều công trình kiến trúc với quy mô lớn. Đến thời Trần và các triều đại phong kiến tiếp theo khu vực này đều được chú ý xây dựng, tôn tạo. Trong động Thiên Tôn vẫn lưu giữ được nhiều hiện vật thờ tự có giá trị văn hóa, lịch sử như 18 tượng la hán, hệ thống nhang án, bệ thờ bằng đá với các hoa văn “lưỡng long chầu nguyệt”, hình chim phượng, hoa lá... được chạm khắc rất công phu, tinh xảo. Đặc biệt, còn có quả chuông kích thước khá lớn, có bốn núm, phát ra bốn kiểu âm thanh khác nhau, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786).

Qua vòm cửa hang Nước, lội theo dòng nước mát trong hang là cả một thế giới muôn màu, muôn vẻ, sống động của các sinh linh đã hàng triệu năm hoá đá. Hang Nước có chiều dài hơn 500m, chia thành hai vòm động lớn, với vô số hình hài bằng đá. Hầu như không một khối nhũ nào lại không gợi cho chúng ta những hình ảnh quen thuốc: con rùa đang bò, con voi đang cúi đầu uống nước, con sư tử đang vươn mình, con cá sấu trườn xuống dòng nước trong vắt và cây nấm màu hồng khổng lồ. cả một vòm hang sáng rực lung linh như cung điện của vua chúa xa xưa.

Động Thiên Tôn nằm chếch phía trên cửa hang Nước. Lên theo bậc đá, du khách gặp một của động thoáng mát. Cáng vào trong, du khách càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của tạo hoá. Nền động khô ráo, lối đi dễ dàng, quanh co theo các cột đá. Qua ánh đèn, du khách mặc sức tưởng tượng, chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc có một không hai mà thiên nhiên đã ban tặng.

Những năm 1930 - 1945, cùng với việc thành lập các chi bộ Đảng ở Trường Yên, di tích động Thiên Tôn là nơi trú chân của các chiến sỹ cách mạng. Ngày 20/8/1945, hơn một vạn quần chúng nhân dân ở các vùng Nho Quan, Gia Viễn, Gia Khánh cùng các đội tự vệ có vũ trang gậy gộc, giáo mác đã tập trung ở phía trước động Thiên Tôn với cờ đỏ sao vàng, các biểu ngữ mang dòng chữ: “Việt Nam độc lập”, “Ủng hộ Việt Minh”, “Thành lập chính quyền cách mạng nhân dân”... với khí thế sục sôi cách mạng, đoàn quân đã kết hợp với quân dân các vùng lân cận khởi nghĩa chiếm lại chính quyền ở tỉnh lỵ Ninh Bình từ tay phát xít Nhật.

Với giá trị về văn hóa, lịch sử, tâm linh, năm 1962, quần thể di tích chùa và động Thiên Tôn đã được Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử tâm linh cấp quốc gia. Đây cũng là một cảnh quan có tầm vóc nằm trong quần thể du lịch, tâm linh Tràng An - Tam Cốc - Bái Đính.

Du lịch, GO! Tổng hợp

Saturday, 1 October 2011

Người ở Bát Xát (Lào Cai) hay nói “Dốc A Lù - sương mù Ý Tý”, câu nói vừa khiến người lữ hành tò mò vừa như một cái níu chân đầy ngập ngừng và e ngại. Dốc A Lù ư? Sương mù ư?...

< Bản A Lù nhìn từ trên cao.

Chúng tôi đều đã vượt qua và trải nghiệm, những trải nghiệm không bao giờ quên. Đi rồi mới thấy cái đẹp thanh tao hư ảo của miền cao trong cái nhọc nhằn, vất vả của điều kiện địa hình.

< Cánh đồng A Lù.

Một tấm ảnh mùa vàng ở A Lù đã ám ảnh tôi suốt hai năm, trước khi bắt đầu chuyến đi về thị tứ bé nhỏ này trên miền biên giới. Khi miền Bắc vào thu, cả Tây Bắc trở thành những điểm đến lộng lẫy và đầy háo hức của dân “phượt”. Người ta đến Mường Hoa thăm lúa, qua Mù Căng Chải đón lúa reo đỉnh trời, đắm mình trong những cánh đồng vàng Sín Chải, Ý Tý…
Và một trong số những điểm đến đó, có thêm cái tên A Lù.

< Đường từ A Mú Sung đi A Lù.

A Lù là một trong những xã nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc dọc theo suối Lũng Pô, thuộc huyện Bát Xát, Lào Cai. Dù bạn đến A Lù theo hướng nào, từ Ý Tý, Ngải Thầu lại hay từ Lũng Pô, A Mú Sung sang cũng vất vả, nhọc nhằn chả kém gì nhau. Đường đèo cao, vực sâu, sạt đường mấy năm chưa tu sửa, đá sỏi gập ghềnh, vừa chạy xe vừa căng người ra chuẩn bị tinh thần… ngã. Nhưng đã lên đến Bát Xát, nhất định phải đặt chân trên đất A Lù.

Cũng như nhiều xã vùng cao Bát Xát, địa hình A Lù bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao, thấp dần từ đông nam sang tây bắc, giao thông trong vùng vô cùng khó khăn, cách trở. Nhưng cũng chính điều này đã mang lại cho A Lù một vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, khoáng đạt. Bà con người Mông, Dao, Hà Nhì, Phù Lá sống rải rác trên lưng núi, canh tác ruộng bậc thang khắp nơi. Vào mùa vụ, từ trên cao nhìn xuống A Lù trông như một bức tranh vẽ.

Do nằm trên độ cao từ 700-1.000m so với mặt nước biển, lúa A Lù chỉ cấy một vụ, bà con phải chắt chiu từng thửa đất để trồng cây lương thực, thảo quả, trồng lúa, chỗ nào không dắt được nước thì gieo lúa nương.

< Tấm áo của núi.

Những yếu tố tự nhiên và con người đó đã làm nên một điểm đến A Lù óng ả và phiêu bồng, đặc biệt vào mùa lúa chín cuối tháng 9 đầu tháng 10 hằng năm.

Ở A Lù, Séo Phìn Chư, Ngải Chồ, Khu Chu Lìn, Khoa San Chải, Tả Suối Câu… những cái tên đọc lên đã thấy khó, đường lên thôn, lên bản còn khó gấp vạn lần. Vậy nên sau phiên chợ Ý Tý sáng thứ bảy hằng tuần là lại gặp mấy thanh niên Mông tập chạy xe máy trên khoảnh đất khá rộng gần cánh đồng A Lù. Họ tập chạy xe cho “ngọt” để còn đi trên những con đường chênh vênh sườn núi, bé xíu và gộc gằn đá sỏi trở về nhà.

< Phút dừng chân.

Các bạn tôi cũng muốn thử tay lái người Kinh lên núi, nên quyết định đi xe xuống bản A Lù, một phần vì không cưỡng lại được sức hấp dẫn từ những mái nhà nhỏ xíu trên đỉnh một mỏm núi thấp hơn con đường chúng tôi đang đứng khi chiều buông.

Những làn khói mỏng tỏa lên từ những nóc nhà dưới bản A Lù trở thành một ma lực cuốn chúng tôi xuống núi, dù chiếc xe máy thay vì là một chiến mã tung vó trên thảo nguyên, nay lại trở thành một vật cản khiến khoảng cách từ trên đường quan lộ xuống A Lù càng thêm khó khăn bội phần. Sau khi thử sức được vài chục mét, chúng tôi quyết định bỏ xe lại và đi bộ xuống bản.

< Cô gái Hà Nhì.

Nắng chiều đang tắt dần trên cánh đồng mới vào vụ gặt, cả một thảm lúa mênh mang hút tầm mắt đi về tận cuối trời. Đôi chỗ đã gặt, mà sao có thửa ruộng vẫn còn xanh? Nhà nào trong bản đã lỡ vụ cấy chậm vài ngày để bức tranh A Lù thêm điểm nhấn, thêm khắc khoải và thêm phần ma mị khi thần bóng đêm đang chầm chậm choàng tấm áo của mình lên cánh đồng.

Trên đỉnh cao A Lù ấy, tôi không nghe thấy tiếng ồn ào của cuộc sống, không thấy hờn ghen, không âu lo khắc khoải.

Tôi ngồi trên mỏm đá, phía dưới là cánh đồng A Lù. Trái tim tôi rộng mở, như cánh đồng A Lù đang xoải cánh. Trái tim tôi đủ đầy như màu vàng ấm áp của A Lù. Có khi nào tôi quay lại chốn ấy để thấy một A Lù khô cằn sỏi đá và cỏ dại lấp đầy trên ruộng bậc thang không?

Du lịch, GO! - Theo Dulich Tuoitre
Kim Bôi, suối Bang, Vân Hội, Bình Châu... là những suối khoáng nổi tiếng về độ nóng của nước cũng như khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
.
Suối nước nóng Kim Bôi (Hoà Bình)

Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi nằm ở điểm phun lên của dòng suối khoáng thuộc xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

Trong các suối nước nóng tại Việt Nam, đây là suối khoáng có nhiệt độ thấp nhất (từ 34 - 36ºC). Tuy không nóng đến độ tạo thành những làn hơi trên mặt nước, song nhiệt độ và hàm lượng khoáng của nơi đây đủ chuẩn cho việc để ngâm mình chữa bệnh, thư giãn dưỡng da.

Đến đây, ngoài việc tắm suối khoáng nóng, bạn còn có cơ hội ngâm bùn hay thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng của nơi đây như cỗ lá lợn thui, dê núi đá, quả lặc lè, cá nhảy…. Nếu muốn, bạn có thể rong ruổi tham quan các địa danh du lịch nổi tiếng gần đó Mai Châu, thác Hoà Bình...

Suối khoáng nóng Bang (Quảng Bình)

Suối nước nóng Bang thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Có 3 hướng để đến đây. Một là từ thành phố Đồng Hới đi về phía tây nam 60km; hai là từ đường Trường Sơn rẽ về phía tây khoảng 20km; hướng thứ ba là từ trung tâm huyện lỵ Lệ Thủy, ngược dòng sông Kiến Giang khoảng 10 cây số.

Suối khoáng nóng Bang là một con suối lộ thiên trải dài qua những rừng cây hoang sơ và bí ẩn. Nếu muốn thám hiểm những lỗ phun nước đây huyền bí, bạn có thể thả bước lên đầu nguồn, khám phá những lỗ phun nước với nhiệt độ khoảng 105 ºC. Còn nếu muốn ngâm mình vào dòng ấm, đi xuôi theo dòng suối khoảng 300m sẽ bắt gặp một bãi tắm lộ thiên được tạo thành từ việc chắn và dẫn hai dòng nước của suối Ban nóng và suối Ban lạnh. Nhiệt độ của bể này chỉ dao động khoảng từ 40-45ºC, phù hợp cho việc ngâm tắm, chữa bệnh và thư giãn.

Sau khi thư giãn, nghỉ ngơi, bạn có thể tham quan cụm di tích lịch sử văn hóa như nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lăng mộ và nhà thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Sở chỉ huy bộ đội 559 Trường Sơn, bến phà Long Đại anh hùng...

Suối nước nóng Kênh Gà (Ninh Bình)

Suối nước nóng Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà, Gia Thịnh, Gia Viễn, Ninh Bình, cách động Vân Trình hơn 1 km.

Để đến với suối Kênh Gà, bạn phải đi thuyền qua các nhánh sông Hoàng Long vào làng nổi Kênh Gà. Đây là một làng nhỏ trong khu vực đá vôi vùng chiêm trũng Gia Viễn và được bao bọc bởi hệ thống sông Hoàng Long.

Suối nước nóng Kênh Gà chảy ra từ núi Hang Cả, có nhiệt độ ổn định là 57 ºC. Dòng suối này gắn liền với tích chuyện về thiền sư Minh Không đã qua đây lấy nước khoáng nóng làm gà dâng lên lễ Phật cùng nhiều giai thoại khác.

Ngoài ngâm mình trong dòng suối nước nóng, việc du thuyền trên dòng Hoàng Long, ngắm những dãy núi đá vôi, những đồng lúa bao la hay cuộc sống thường nhật của người dân vùng chiêm trũng sẽ mang đến cho bạn cảm giác thư giãn hoàn toàn.

Suối nước nóng Tây Viên (Quảng Nam)

Suối nước nóng Tây Viên cách quần thể khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên) khoảng 3 km về hướng Tây. Cũng như sự phân cấp ở các suối khoáng nóng khác, suối nước nóng Tây Viên có hẳn hai dòng nóng (nhiệt độ khoảng 85 ºC), lạnh chảy song song mà người dân nơi đây quen gọi là suối Ông và suối Bà.

Tên của khu vực này được giải thích gắn liền với vườn thảo dược ở phía Tây huyện Quế Sơn song vũng có giả thuyết cho rằng Tây Viên là hoa viên tiên cảnh của thiên nhiên nằm ở phía Tây.

Suối nước nóng Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Từ huyện Xuyên Mộc, theo lộ 23 đi khoảng hơn 29 km, sẽ tới khu du lịch nước khoáng nóng Bình Châu. Suối nằm giữa vùng rừng nguyên sinh rộng hơn 7.000 ha.

Đây là vùng có nước nóng rộng nhất nước ta (khoảng hơn 1km2) được tạo nên từ nhiều hồ lớn, nhỏ tạo thành các dòng chảy với lưu lượng khác nhau. Vùng hồ rộng nhất là khoảng 100m2 với độ sâu hơn 1m. Nhiệt độ ở đây dao động từ 40°C - 84°C. Một lưu ý nhỏ là các dịch vụ như tắm khoáng, ngâm bùn ở đây có mức giá khá cao, thích hợp cho nghỉ dưỡng hơn là cắm trại hay picnic của nhóm bạn.

Suối nước nóng Đam Rông (Lâm Đồng)

Suối nước nóng Đam Rông nằm ở địa bàn xã Đam Rông, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, cách Đà Lạt chừng 70km. Dòng suối có nhiệt độ trung bình khoảng 40-45°C.

Đến đây, bạn sẽ được hoà nhập vào thiên nhiên thông qua việc tựa lưng vào những phiến đá mát lạnh, dưới tán rừng xanh um, đón dòng nước ấm áp đang tuôn trào từ lòng đất, gột trôi bao phiền muộn của cuộc sống.

Ngoài ngâm tắm trong suối nước nóng, đến đây bạn còn có dịp thưởng thức các món ăn dân dã như canh măng le tươi nấu gà giò, nhấm nháp rượu cần "chính hiệu" hay tìm hiểu phong tục tập quán của người dân bản địa.

Suối nước nóng Hội Vân

Suối nước nóng Hội Vân, thuộc xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Đây là một trong những suối nước nóng hiếm hoi gắn liền với huyền thoại về một nàng công chúa Chămpa xinh đẹp bị bệnh ghẻ, trong một dịp tình cờ, ngâm mình vào dòng suối mà hết bệnh.

Điều thú vị nhất của nơi đây là khi hoàng hôn buông xuống, những làn hơi từ những mạch nước lộ thiên bay lên phả vào không gian, tạo nên bức tranh thiên nhiên vừa hư vừa thực khiến bạn có cảm giác như đang chơi vơi ở một nơi thiên thai nào đó.

Du lịch, GO! - Theo BĐVN

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống