Chọn cho mình cách đi chậm nhất, đổi lại phóng viên CNN có cơ hội trải nghiệm những khoảnh khắc du lịch tuyệt vời trên chuyến tàu Thống Nhất Bắc - Nam.
< Đoàn tàu chuyển bánh tại ga Hà Nội.
Bài viết về tàu Thống Nhất của phóng viên Matthew Bennett trên chuyên trang du lịch của CNN:
Sau gần 3 ngày ngồi yên trên một toa tàu “già cỗi”, liệu một du khách nước ngoài như tôi có gì để nói về kiểu du kịch kém thời thượng như thế này?
“Tại sao anh không đi máy bay? Đi bằng tàu hỏa chậm lắm”, một người bạn bảo tôi như vậy khi tôi nói mình sẽ tới TP HCM. Cô ấy nói đúng, tàu hỏa của Việt Nam chậm, rất chậm. Nhưng giống như nhiều thứ khác ở đất nước này, tàu hỏa không chỉ đơn giản là phương tiện, mà đó là một cuộc hành trình rất đáng trải nghiệm, kéo dài 36 giờ.
Khi nhắc đến tuyến đường từ Hà Nội vào Sài Gòn, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới chuyến tàu Thống Nhất. Năm nay đánh dấu 75 năm ngành đường sắt đi vào phục vụ và mặc dù không chỉ có một tuyến đường như trước kia nhưng cái tên vẫn không thay đổi.
Di chuyển bằng tàu hỏa là phương thức phổ biến cho khách du lịch tại Việt Nam nhưng với sự gia tăng của nhiều hãng hàng không giá rẻ nội địa trong những năm gần đây, nhiều người dân đã không còn “mặn mà” với hình thức giao thông này.
Tuyến đường sắt ban đầu do thực dân Pháp xây dựng năm 1936, trải dài 1.726 km. Thường xuyên bị đánh bom trong chiến tranh với Mỹ, đường sắt Việt Nam hoạt động gián đoạn cho đến năm 1976, sau khi Hiệp định Geneva được ký kết thống nhất hai miền Nam Bắc.
Rời thành phố
< 36 giờ trên chuyến tàu Thống Nhất.
Chúng tôi rời Hà Nội trong một chiều mưa và bắt đầu hành trình Nam tiến. Phần đầu tiên của chuyến đi, con tàu đưa chúng tôi lướt qua vùng ngoại ô thành phố với phần đường sắt nằm sát ngay đường cao tốc, có cảm tưởng như xe máy và ô tô ở ngay sát cửa sổ. Hai bên đường tàu bắt đầu hẹp lại khi đoàn tàu tiến vào ga Ninh Bình, điểm dừng chính, đầu tiên, trên chặng đường Bắc Nam, đây cũng là cố đô của Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 10.
Phong cảnh bên ngoài khá kỳ lạ với những tảng đá to xen kẽ đồng ruộng, nơi những người nông dân đứng làm việc dưới nước ngập tới đầu gối, rồi đoàn tàu tiếp tục lăn bánh, xuyên qua màu xanh của cảnh vật bên ngoài.
Chúng tôi tiếp tục tiến về phía Nam qua vùng trước kia là ranh giới phân chia hai miền, vượt qua sông Bến Hải, đoàn tàu tiến vào khu vực giáp ranh với miền Nam. Mặt trời đã lặn và tôi chuẩn bị chỗ ngủ cho một đêm dài. Tôi đã mua vé giường nằm cứng trong một khoang gồm 6 giường, cùng với một đôi vợ chồng trẻ và một vài người lớn tuổi.
Sau một số câu chuyện nhỏ cùng mọi người, họ mời tôi ăn phở. Tôi từ chối, tự hào mang miếng bánh mỳ kẹp đã chuẩn bị sẵn trong túi ra nhưng những người phụ nữ lớn tuổi đồng loạt nói: “Không tốt, sẽ không có sức nếu chỉ ăn mỗi bánh mỳ”.
Một đêm khó ngủ
Chiếc vé giường cứng không cho phép tôi nghỉ ngơi nhiều. Nhưng không phải ai cũng có cơ hội được nằm. Một đôi sinh viên vào miền Nam nhập học ĐH, đi từ Thanh Hóa vào Sài Gòn với quãng đường 1.550 km và họ đều chọn ghế ngồi cứng.
Bui, 26 tuổi, đang học làm linh mục, cho biết: “Dịch vụ trên tàu khá tốt, tôi thường xuyên đi tàu kiểu này. Khung cảnh bên ngoài rất đẹp nhưng thức ăn trên tàu khá đắt và buổi sáng ngủ dậy tôi thường bị đau lưng”.
Nhìn vào dãy ghế ngồi cứng với những thanh gỗ mỏng mà Bui ở đó cả đêm, tôi có thể hiểu tại sao. Bạn đồng hành của Bui là Quy, 18 tuổi, thì có vẻ hăng hái hơn. Đây là đoạn đường xa nhất và cô từng đi bằng tàu, vì vậy, cô luôn tận hưởng chuyến đi. “Tôi chưa bao giờ đi đâu lâu quá một tiếng bằng tàu”, cô nói.
Lời phàn nàn duy nhất của Quy là ở khoang của cô không có bóng dáng của du khách nước ngoài. “Người nước ngoài thích đi máy bay bởi nó nhanh và sạch hơn, thật đáng tiếc là họ không đi tàu nhiều. Tôi rất thích được gặp gỡ và trò chuyện với họ trên chuyến đi”, Quy nói.
Cảnh đẹp ngoài cửa sổ
Đoạn đường giữa Huế và Đà Nẵng, được gọi là đèo Hải Vân, nổi tiếng với vẻ đẹp hiếm có. Đi qua những đường hầm xen kẽ trên dãy núi hùng vĩ ôm lấy đường bờ biển, mọi hành khách đều đổ xô về cửa sổ để tận hưởng cảnh sắc đẹp tuyệt vời trước mắt mình.
Tại ga Đà Nẵng là khung cảnh náo nhiệt của một thành phố du lịch, với những quầy thức ăn và đại diện các công ty du lịch đang tìm kiếm du khách tới nghỉ tại khách sạn của mình gần Hội An, một trong những vùng đất du lịch nổi tiếng cho khách tây.
Để tới thành phố được xếp hạng di sản thế giới này, bạn chỉ cần đi một tuyến xe bus ngắn từ ga Đà Nẵng. Hội An quanh năm nườm nượp khách thăm quan. Erin, 26 tuổi, tới từ California, Mỹ, đang trong kỳ nghỉ hai tuần với một đôi bạn và họ cố gắng đi nhiều nơi trên đất nước Việt Nam nhất có thể. Erin rất hào hứng đi du lịch bằng tàu, cô nói: “Ở Mỹ, đi bằng tàu rất đắt, vì vậy chúng tôi không có cơ hội để đi tàu thường xuyên”.
Điểm cuối
Sau đêm thứ hai trên tàu, chúng tôi thức dậy và chỉ còn cách TP HCM 100 km. Những cánh đồng vẫn trải dài ngoài cửa sổ nhưng chúng tôi đã tiến gần hơn tới vùng ngoại ô thành phố và khi vào tới Biên Hòa, dấu hiệu của cuộc sống thành phố đã trở nên rõ ràng hơn.
Cửa hàng và các khu chợ nằm dọc hai bên đường cao tốc, bạn cũng có thể nhìn thấy người dân ăn sáng, tập thể dục hay giặt giũ. Một số người còn tận dụng buổi sáng trong lành để uống trà, cà phê cùng bạn bè.
Cuối cùng, chúng tôi tới ga Sài Gòn trong buổi sáng nắng đẹp. Nếu so với chuyến tàu chậm chạp, với những khoang hành khách cũ kỹ, thành phố trông thật rộng rãi và tươi mới. Tuy nhiên, đó chỉ là những chi tiết nhỏ nhặt. Đi du lịch bằng tàu ở Việt Nam cho bạn cơ hội trò chuyện với mọi người, chia sẻ chuyến đi, ăn thức ăn với người địa phương, bế con cái của họ... những trải nghiệm mà ít du khách có được trong thời kỳ du lịch tốc độ cao này.
Cảm nhận về tàu Thống Nhất của khách Tây
'Nếu muốn ngắm đường bờ biển tuyệt đẹp và giao lưu với người dân Việt Nam, tàu Thống Nhất chạy từ Hà Nội vào TP HCM là một lựa chọn ưa thích của du khách nước ngoài', đó là kinh nghiệm của tác giả Sam Butterfield chia sẻ trên Thời báo Los Angeles.
Với một giọng trầm, hơi gắt, một nam nhân viên phục vụ trên tàu nói với tôi: “Tới lấy cơm của anh đi!”. Nhân viên tàu đeo một chiếc tạp dề màu xanh nhạt bên ngoài chiếc áo sơ mi xanh sậm, đẩy một xe đầy những hộp cơm có rau và nem rán bên trong. Bên cạnh anh, một người phụ nữ nhỏ bé cũng đẩy một chiếc xe tương tự với nhiều lon bia 333, thịt bò khô, phồng tôm và nước khoáng. Bên ngoài cửa sổ, những dãy núi dốc đứng xanh rì hòa cùng tiếng gió rít mỗi khi đoàn tàu đi qua các cánh đồng, những khu đầm lầy hay làng quê dọc đất nước hình chữ S.
Toa tàu của chúng tôi đầy kín chỗ với những gia đình đi nghỉ mát hoặc tới thăm họ hàng. Họ mặc những chiếc áo phông có dòng chữ tiếng Anh trước ngực, rất khỏe khoắn. Họ ăn những tô mỳ to trong khi vẫn dán mắt vào ti vi đang phát chương trình Discovery và Những video gia đình hài hước nhất nước Mỹ.
Đây không phải là một chuyến tàu bình thường, tôi cùng hai người bạn đang chu du trên chuyến tàu Thống Nhất, đi suốt chiều dài Việt Nam, dọc đường bờ biển hùng vĩ, từ Hà Nội vào TP HCM với khoảng cách 1.700 km.
Chúng tôi đã ở Hà Nội suốt mùa hè này, cộng tác với báo VietNamNet và quyết định dành hẳn một tuần khám phá đất nước Việt Nam, nơi chúng tôi vẫn gọi là nhà. Vé máy bay không hề rẻ còn xe khách lại quá đông đúc. Chúng tôi muốn đi du lịch theo cách của người Việt, vì vậy chúng tôi tới Ga Hà Nội để mua vé. Chúng tôi sớm nhận ra rằng ở Việt Nam, mua vé tàu cũng giống như người Mỹ mua thức ăn ngoài cửa hàng vậy. Bạn phải lấy số và đợi đến khi số của bạn hiện lên màn hình. Khi đến lượt, chúng tôi hỏi người bán vé: “Chị có nói tiếng Anh không?” bằng tiếng Việt và cô trả lời: “Có”. Chúng tôi mua vé giường nằm tới Nha Trang, khu du lịch biển nổi tiếng ở phía Nam.
Nhưng có một tin xấu, do đang trong thời kỳ cao điểm của du lịch nên tất cả vé giường nằm đã được đặt hết, vì vậy chúng tôi phải lấy vé ngồi mềm, ở khoang có điều hòa. (Lời khuyên cho những người thông thạo: Cố gắng giữ chỗ trong một toa nằm ít nhất 48 giờ trước khi bạn bắt đầu một hành trình dài bằng tàu hỏa ở Việt Nam. Chúng tôi đã đặt vé một ngày trước đó. Bạn có thể nhận vé trước tại nhà ga, hoặc đa số các khách sạn sẽ vui lòng đặt vé cho bạn với một chút tiền hoa hồng). Vé của chúng tôi giá khoảng 37 USD.
Chúng tôi đã vạch ra một kế hoạch khá thoải mái. Do không có nhiều thời gian nghỉ nên chúng tôi quyết định tới thẳng Nha Trang, một trong những bãi biển nổi tiếng và đẹp nhất Việt Nam, sau đó tới TP HCM, cách Nha Trang 8h đi xe.
Chúng tôi khởi hành vào đầu giờ chiều trên tàu SE5, chạy qua những khu rừng, các thị trấn nhỏ với những ngôi nhà xây sơ sài, các quán cà phê mới mở, những cửa hàng điện thoại… tất cả đều được xây dựng trên nền địa hình đầm lầy ẩm của Việt Nam. Chúng tôi đến Vinh lúc nửa đêm, thành phố lớn đầu tiên trong hành trình và cũng là nơi đầu tiên chúng tôi nhìn thấy những vùng nước màu xanh lam và các vách đá phủ rêu.
Thật không may, chúng tôi tới các bờ biển phần lớn vào ban đêm nên chỉ có thể nhìn thấy vùng biển lờ mờ và huyền bí qua ánh trăng và phao phát sáng. Nếu muốn ngắm biển và đồi núi vào ban ngày thì hãy đi tàu SE3, rời Hà Nội lúc 23h và tới bờ biển trung tâm lúc 7h sáng.
Đêm muộn, chúng tôi đi qua ranh giới giữa miền Bắc và miền Nam và tới Huế, một thành phố cổ kính, tráng lệ và được bảo tồn kĩ lưỡng. Tôi và bạn cố gắng hòa nhập với những người “hàng xóm” của mình trên tàu, một gia đình người Hà Nội vào Nha Trang nghỉ mát.
Là những người nước ngoài duy nhất trên tàu, chúng tôi cũng thu hút được một vài sự chú ý và mọi người đều thân thiện chỉ cho chúng tôi cách ăn thức ăn địa phương. Chúng tôi được mời ăn phồng tôm và dưa chuột với gia đình người Việt, cậu bé nhỏ nhất thường nhìn chúng tôi cười lém lỉnh. Tôi trò chuyện với họ bằng vốn tiếng Việt ít ỏi của mình, tặng cậu bé con chiếc mũ Red Sox và gập cho bọn trẻ những chiếc máy bay bằng giấy. Gia đình này, sau đã trở thành bạn tôi, còn mời chúng tôi ăn tối ở Nha Trang và trao đổi email để liên lạc.
Nếu ưa thích sự thoải mái hay sang trọng thì du lịch bằng tàu hỏa ở Việt Nam không phải là một ý kiến hay. Nhưng nếu muốn nhìn ngắm những cảnh đẹp như thôi miên của Việt Nam, trò chuyện với con người nơi đây và khám phá văn hóa giàu có của đất nước hình chữ S này thì tàu hỏa là một lựa chọn tuyệt vời.
Tàu hỏa ở Việt Nam khá chậm so với các nước khác trên thế giới với tốc độ khoảng 48 km một giờ, nghĩa là từ Hà Nội vào TP HCM phải mất 34 tiếng. Tuy nhiên, ghế ngồi thoải mái không kém gì trên một chuyến bay ở Mỹ. Thức ăn trên tàu cũng khá phong phú, có gà nướng, cháo đặc và rất nhiều món khác ở toa nhà bếp; ngoài ra, nếu không hợp đồ ăn địa phương, cũng có rất nhiều đồ ăn sẵn cho du khách.
Các điểm dừng quan trọng trên chặng đường là Vinh, Huế, Đà Nẵng, thành phố lớn thứ ba Việt Nam với những trung tâm thương mại lớn đang phát triển rất nhanh; thành phố cổ Hội An và Nha Trang.
Tàu Thống Nhất không dành cho những tour du lịch ồn ã và chật cứng, ngược lại, chuyến tàu chậm rãi đi dọc bờ biển Việt Nam, giúp du khách tận hưởng từ từ vẻ đẹp phong phú và kỳ vĩ của thiên nhiên cũng như tình cảm nồng ấm của người dân.
Du lịch, GO! - Theo CNN, LA Times, Datviet lượt dịch
< Đoàn tàu chuyển bánh tại ga Hà Nội.
Bài viết về tàu Thống Nhất của phóng viên Matthew Bennett trên chuyên trang du lịch của CNN:
Sau gần 3 ngày ngồi yên trên một toa tàu “già cỗi”, liệu một du khách nước ngoài như tôi có gì để nói về kiểu du kịch kém thời thượng như thế này?
“Tại sao anh không đi máy bay? Đi bằng tàu hỏa chậm lắm”, một người bạn bảo tôi như vậy khi tôi nói mình sẽ tới TP HCM. Cô ấy nói đúng, tàu hỏa của Việt Nam chậm, rất chậm. Nhưng giống như nhiều thứ khác ở đất nước này, tàu hỏa không chỉ đơn giản là phương tiện, mà đó là một cuộc hành trình rất đáng trải nghiệm, kéo dài 36 giờ.
Khi nhắc đến tuyến đường từ Hà Nội vào Sài Gòn, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới chuyến tàu Thống Nhất. Năm nay đánh dấu 75 năm ngành đường sắt đi vào phục vụ và mặc dù không chỉ có một tuyến đường như trước kia nhưng cái tên vẫn không thay đổi.
Di chuyển bằng tàu hỏa là phương thức phổ biến cho khách du lịch tại Việt Nam nhưng với sự gia tăng của nhiều hãng hàng không giá rẻ nội địa trong những năm gần đây, nhiều người dân đã không còn “mặn mà” với hình thức giao thông này.
Tuyến đường sắt ban đầu do thực dân Pháp xây dựng năm 1936, trải dài 1.726 km. Thường xuyên bị đánh bom trong chiến tranh với Mỹ, đường sắt Việt Nam hoạt động gián đoạn cho đến năm 1976, sau khi Hiệp định Geneva được ký kết thống nhất hai miền Nam Bắc.
Rời thành phố
< 36 giờ trên chuyến tàu Thống Nhất.
Chúng tôi rời Hà Nội trong một chiều mưa và bắt đầu hành trình Nam tiến. Phần đầu tiên của chuyến đi, con tàu đưa chúng tôi lướt qua vùng ngoại ô thành phố với phần đường sắt nằm sát ngay đường cao tốc, có cảm tưởng như xe máy và ô tô ở ngay sát cửa sổ. Hai bên đường tàu bắt đầu hẹp lại khi đoàn tàu tiến vào ga Ninh Bình, điểm dừng chính, đầu tiên, trên chặng đường Bắc Nam, đây cũng là cố đô của Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 10.
Phong cảnh bên ngoài khá kỳ lạ với những tảng đá to xen kẽ đồng ruộng, nơi những người nông dân đứng làm việc dưới nước ngập tới đầu gối, rồi đoàn tàu tiếp tục lăn bánh, xuyên qua màu xanh của cảnh vật bên ngoài.
Chúng tôi tiếp tục tiến về phía Nam qua vùng trước kia là ranh giới phân chia hai miền, vượt qua sông Bến Hải, đoàn tàu tiến vào khu vực giáp ranh với miền Nam. Mặt trời đã lặn và tôi chuẩn bị chỗ ngủ cho một đêm dài. Tôi đã mua vé giường nằm cứng trong một khoang gồm 6 giường, cùng với một đôi vợ chồng trẻ và một vài người lớn tuổi.
Sau một số câu chuyện nhỏ cùng mọi người, họ mời tôi ăn phở. Tôi từ chối, tự hào mang miếng bánh mỳ kẹp đã chuẩn bị sẵn trong túi ra nhưng những người phụ nữ lớn tuổi đồng loạt nói: “Không tốt, sẽ không có sức nếu chỉ ăn mỗi bánh mỳ”.
Một đêm khó ngủ
Chiếc vé giường cứng không cho phép tôi nghỉ ngơi nhiều. Nhưng không phải ai cũng có cơ hội được nằm. Một đôi sinh viên vào miền Nam nhập học ĐH, đi từ Thanh Hóa vào Sài Gòn với quãng đường 1.550 km và họ đều chọn ghế ngồi cứng.
Bui, 26 tuổi, đang học làm linh mục, cho biết: “Dịch vụ trên tàu khá tốt, tôi thường xuyên đi tàu kiểu này. Khung cảnh bên ngoài rất đẹp nhưng thức ăn trên tàu khá đắt và buổi sáng ngủ dậy tôi thường bị đau lưng”.
Nhìn vào dãy ghế ngồi cứng với những thanh gỗ mỏng mà Bui ở đó cả đêm, tôi có thể hiểu tại sao. Bạn đồng hành của Bui là Quy, 18 tuổi, thì có vẻ hăng hái hơn. Đây là đoạn đường xa nhất và cô từng đi bằng tàu, vì vậy, cô luôn tận hưởng chuyến đi. “Tôi chưa bao giờ đi đâu lâu quá một tiếng bằng tàu”, cô nói.
Lời phàn nàn duy nhất của Quy là ở khoang của cô không có bóng dáng của du khách nước ngoài. “Người nước ngoài thích đi máy bay bởi nó nhanh và sạch hơn, thật đáng tiếc là họ không đi tàu nhiều. Tôi rất thích được gặp gỡ và trò chuyện với họ trên chuyến đi”, Quy nói.
Cảnh đẹp ngoài cửa sổ
Đoạn đường giữa Huế và Đà Nẵng, được gọi là đèo Hải Vân, nổi tiếng với vẻ đẹp hiếm có. Đi qua những đường hầm xen kẽ trên dãy núi hùng vĩ ôm lấy đường bờ biển, mọi hành khách đều đổ xô về cửa sổ để tận hưởng cảnh sắc đẹp tuyệt vời trước mắt mình.
Tại ga Đà Nẵng là khung cảnh náo nhiệt của một thành phố du lịch, với những quầy thức ăn và đại diện các công ty du lịch đang tìm kiếm du khách tới nghỉ tại khách sạn của mình gần Hội An, một trong những vùng đất du lịch nổi tiếng cho khách tây.
Để tới thành phố được xếp hạng di sản thế giới này, bạn chỉ cần đi một tuyến xe bus ngắn từ ga Đà Nẵng. Hội An quanh năm nườm nượp khách thăm quan. Erin, 26 tuổi, tới từ California, Mỹ, đang trong kỳ nghỉ hai tuần với một đôi bạn và họ cố gắng đi nhiều nơi trên đất nước Việt Nam nhất có thể. Erin rất hào hứng đi du lịch bằng tàu, cô nói: “Ở Mỹ, đi bằng tàu rất đắt, vì vậy chúng tôi không có cơ hội để đi tàu thường xuyên”.
Điểm cuối
Sau đêm thứ hai trên tàu, chúng tôi thức dậy và chỉ còn cách TP HCM 100 km. Những cánh đồng vẫn trải dài ngoài cửa sổ nhưng chúng tôi đã tiến gần hơn tới vùng ngoại ô thành phố và khi vào tới Biên Hòa, dấu hiệu của cuộc sống thành phố đã trở nên rõ ràng hơn.
Cửa hàng và các khu chợ nằm dọc hai bên đường cao tốc, bạn cũng có thể nhìn thấy người dân ăn sáng, tập thể dục hay giặt giũ. Một số người còn tận dụng buổi sáng trong lành để uống trà, cà phê cùng bạn bè.
Cuối cùng, chúng tôi tới ga Sài Gòn trong buổi sáng nắng đẹp. Nếu so với chuyến tàu chậm chạp, với những khoang hành khách cũ kỹ, thành phố trông thật rộng rãi và tươi mới. Tuy nhiên, đó chỉ là những chi tiết nhỏ nhặt. Đi du lịch bằng tàu ở Việt Nam cho bạn cơ hội trò chuyện với mọi người, chia sẻ chuyến đi, ăn thức ăn với người địa phương, bế con cái của họ... những trải nghiệm mà ít du khách có được trong thời kỳ du lịch tốc độ cao này.
Cảm nhận về tàu Thống Nhất của khách Tây
'Nếu muốn ngắm đường bờ biển tuyệt đẹp và giao lưu với người dân Việt Nam, tàu Thống Nhất chạy từ Hà Nội vào TP HCM là một lựa chọn ưa thích của du khách nước ngoài', đó là kinh nghiệm của tác giả Sam Butterfield chia sẻ trên Thời báo Los Angeles.
Với một giọng trầm, hơi gắt, một nam nhân viên phục vụ trên tàu nói với tôi: “Tới lấy cơm của anh đi!”. Nhân viên tàu đeo một chiếc tạp dề màu xanh nhạt bên ngoài chiếc áo sơ mi xanh sậm, đẩy một xe đầy những hộp cơm có rau và nem rán bên trong. Bên cạnh anh, một người phụ nữ nhỏ bé cũng đẩy một chiếc xe tương tự với nhiều lon bia 333, thịt bò khô, phồng tôm và nước khoáng. Bên ngoài cửa sổ, những dãy núi dốc đứng xanh rì hòa cùng tiếng gió rít mỗi khi đoàn tàu đi qua các cánh đồng, những khu đầm lầy hay làng quê dọc đất nước hình chữ S.
Toa tàu của chúng tôi đầy kín chỗ với những gia đình đi nghỉ mát hoặc tới thăm họ hàng. Họ mặc những chiếc áo phông có dòng chữ tiếng Anh trước ngực, rất khỏe khoắn. Họ ăn những tô mỳ to trong khi vẫn dán mắt vào ti vi đang phát chương trình Discovery và Những video gia đình hài hước nhất nước Mỹ.
Đây không phải là một chuyến tàu bình thường, tôi cùng hai người bạn đang chu du trên chuyến tàu Thống Nhất, đi suốt chiều dài Việt Nam, dọc đường bờ biển hùng vĩ, từ Hà Nội vào TP HCM với khoảng cách 1.700 km.
Chúng tôi đã ở Hà Nội suốt mùa hè này, cộng tác với báo VietNamNet và quyết định dành hẳn một tuần khám phá đất nước Việt Nam, nơi chúng tôi vẫn gọi là nhà. Vé máy bay không hề rẻ còn xe khách lại quá đông đúc. Chúng tôi muốn đi du lịch theo cách của người Việt, vì vậy chúng tôi tới Ga Hà Nội để mua vé. Chúng tôi sớm nhận ra rằng ở Việt Nam, mua vé tàu cũng giống như người Mỹ mua thức ăn ngoài cửa hàng vậy. Bạn phải lấy số và đợi đến khi số của bạn hiện lên màn hình. Khi đến lượt, chúng tôi hỏi người bán vé: “Chị có nói tiếng Anh không?” bằng tiếng Việt và cô trả lời: “Có”. Chúng tôi mua vé giường nằm tới Nha Trang, khu du lịch biển nổi tiếng ở phía Nam.
Nhưng có một tin xấu, do đang trong thời kỳ cao điểm của du lịch nên tất cả vé giường nằm đã được đặt hết, vì vậy chúng tôi phải lấy vé ngồi mềm, ở khoang có điều hòa. (Lời khuyên cho những người thông thạo: Cố gắng giữ chỗ trong một toa nằm ít nhất 48 giờ trước khi bạn bắt đầu một hành trình dài bằng tàu hỏa ở Việt Nam. Chúng tôi đã đặt vé một ngày trước đó. Bạn có thể nhận vé trước tại nhà ga, hoặc đa số các khách sạn sẽ vui lòng đặt vé cho bạn với một chút tiền hoa hồng). Vé của chúng tôi giá khoảng 37 USD.
Chúng tôi đã vạch ra một kế hoạch khá thoải mái. Do không có nhiều thời gian nghỉ nên chúng tôi quyết định tới thẳng Nha Trang, một trong những bãi biển nổi tiếng và đẹp nhất Việt Nam, sau đó tới TP HCM, cách Nha Trang 8h đi xe.
Chúng tôi khởi hành vào đầu giờ chiều trên tàu SE5, chạy qua những khu rừng, các thị trấn nhỏ với những ngôi nhà xây sơ sài, các quán cà phê mới mở, những cửa hàng điện thoại… tất cả đều được xây dựng trên nền địa hình đầm lầy ẩm của Việt Nam. Chúng tôi đến Vinh lúc nửa đêm, thành phố lớn đầu tiên trong hành trình và cũng là nơi đầu tiên chúng tôi nhìn thấy những vùng nước màu xanh lam và các vách đá phủ rêu.
Thật không may, chúng tôi tới các bờ biển phần lớn vào ban đêm nên chỉ có thể nhìn thấy vùng biển lờ mờ và huyền bí qua ánh trăng và phao phát sáng. Nếu muốn ngắm biển và đồi núi vào ban ngày thì hãy đi tàu SE3, rời Hà Nội lúc 23h và tới bờ biển trung tâm lúc 7h sáng.
Đêm muộn, chúng tôi đi qua ranh giới giữa miền Bắc và miền Nam và tới Huế, một thành phố cổ kính, tráng lệ và được bảo tồn kĩ lưỡng. Tôi và bạn cố gắng hòa nhập với những người “hàng xóm” của mình trên tàu, một gia đình người Hà Nội vào Nha Trang nghỉ mát.
Là những người nước ngoài duy nhất trên tàu, chúng tôi cũng thu hút được một vài sự chú ý và mọi người đều thân thiện chỉ cho chúng tôi cách ăn thức ăn địa phương. Chúng tôi được mời ăn phồng tôm và dưa chuột với gia đình người Việt, cậu bé nhỏ nhất thường nhìn chúng tôi cười lém lỉnh. Tôi trò chuyện với họ bằng vốn tiếng Việt ít ỏi của mình, tặng cậu bé con chiếc mũ Red Sox và gập cho bọn trẻ những chiếc máy bay bằng giấy. Gia đình này, sau đã trở thành bạn tôi, còn mời chúng tôi ăn tối ở Nha Trang và trao đổi email để liên lạc.
Nếu ưa thích sự thoải mái hay sang trọng thì du lịch bằng tàu hỏa ở Việt Nam không phải là một ý kiến hay. Nhưng nếu muốn nhìn ngắm những cảnh đẹp như thôi miên của Việt Nam, trò chuyện với con người nơi đây và khám phá văn hóa giàu có của đất nước hình chữ S này thì tàu hỏa là một lựa chọn tuyệt vời.
Tàu hỏa ở Việt Nam khá chậm so với các nước khác trên thế giới với tốc độ khoảng 48 km một giờ, nghĩa là từ Hà Nội vào TP HCM phải mất 34 tiếng. Tuy nhiên, ghế ngồi thoải mái không kém gì trên một chuyến bay ở Mỹ. Thức ăn trên tàu cũng khá phong phú, có gà nướng, cháo đặc và rất nhiều món khác ở toa nhà bếp; ngoài ra, nếu không hợp đồ ăn địa phương, cũng có rất nhiều đồ ăn sẵn cho du khách.
Các điểm dừng quan trọng trên chặng đường là Vinh, Huế, Đà Nẵng, thành phố lớn thứ ba Việt Nam với những trung tâm thương mại lớn đang phát triển rất nhanh; thành phố cổ Hội An và Nha Trang.
Tàu Thống Nhất không dành cho những tour du lịch ồn ã và chật cứng, ngược lại, chuyến tàu chậm rãi đi dọc bờ biển Việt Nam, giúp du khách tận hưởng từ từ vẻ đẹp phong phú và kỳ vĩ của thiên nhiên cũng như tình cảm nồng ấm của người dân.
Du lịch, GO! - Theo CNN, LA Times, Datviet lượt dịch