Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 11 October 2011

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ, nằm tiếp với thủ đô Hà Nội về phía nam, phía bắc giáp với Bắc Cạn;phía tây giáp với Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía đông giáp với Lạng Sơn, Bắc Giang.

Với vị trí như vậy, Thái Nguyên trở thành cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Là trung tâm kinh tế chính trị của khu vực Việt Bắc. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc. Nơi đây còn giữ được nhiều bản sắc văn hóa dân người Tày, Dao, H’Mông.

< Hồ Núi Cốc.

Ở Thái Nguyên, khu du lịch nổi tiếng nhất tỉnh được nhiều du khách tham quan đó là hồ nhân tạo Hồ Núi Cốc. Nơi này cách thành phố Thái Nguyên chừng 20km về phía tây giáp với dãy núi Tam Đảo. Đến đây rồi mới biết non nước nơi đây hữu tình như thế nào! Hồ nằm giữa khung cảnh thiên nhiên thật hữu tình, mặt hồ rộng mênh mông 25km2, có đến 69 hòn đảo lớn nhỏ. Điển hình là đảo núi Cái nơi trưng bày cổ vật từ ngàn xưa, đảo rừng xanh, đảo cư ngụ của các loài dê,…Ngoài ra, còn nhiều thú vui khác hấp dẫn không kém như thăm công viên cổ tích, vườn thú, vui chơi ở công viên nước, nhà hàng ăn uống đủ các món ăn…

< Đồi chè Tân Cương.

Điểm đến thứ hai mà du khách không thể nào bỏ qua khi đến đây là đồi chè Tân Cương ngút ngàn một màu xanh. Đồi chè nằm ngay lưu vực sông Công, dưới chân núi Tam Đảo, nó còn mở rộng sang 5 xã xung quanh. Tham quan xong, du khách lại còn được thưởng thức loại chè đặt biệt nổi tiếng của xứ Tân Cương nói riêng, Thái Nguyên nói chung. Và làm quà cho người thân, bạn bè.

< Khu di tích núi Văn, núi Võ.

Tham quan khu di tích núi Văn, núi Võ nằm dưới chân núi Tam Đảo thuộc 2 xã VănYên- Ký Phú huyện Đại Từ, cách khu du lịch hồ Núi Cốc chừng 15km về phía tây bắc. Hai di tích này được xếp vào hạng cấp quốc gia.

< Suối Mỏ Gà.

Cách thành phố Thái Nguyên khoảng 45km, nằm cạnh ngay quốc lộ 1B từ Thái Nguyên đi lạng Sơn là du khách sẽ đến di tích hang Phượng Hoàng-suối Mỏ Gà một điểm du lịch sinh thái của huyện Võ Nhai. Mà xưa kia, hang là một di tích của căn cứ địa Bắc Sơn-Võ Nhai. Khung cảnh trong hang còn hoang sơ, có nguồn nước trong hang chảy ra rất trong và mát. Có thể leo lên hang trên(còn gọi là hang khô) để khám phá những nhũ đá đủ các hình: voi chầu, kỳ lân múa, mẹ bồng con, vũ nữ Cham Pa, hổ phục,...

< Đền Đuổm.

Đền Đuổm là ngôi đền thờ Dương Minh Tự một vị tướng người Tày, phò mã nhà Lý. Cách thành phố Thái Nguyên 25km về phía tây bắc, ngôi đền nằm tại chân núi Đuổm thuộc xã Động Đạt-Phú Lương. Di tích này gồm đền Thượng, đền Trung và đến Hạ.Dưới tán cổ thụ có ba ngôi đền: thờ phủ Bà, Dương Tự Minh và thờ Mẫu, phía trước đền là cánh đồng rộng, có sông Phú Lương chảy qua. Nếu đi đến đây vào ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch, du khách có dịp tham gia hội đền Đuổm được tổ chức hằng năm để tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc này. Di tích lịch sử và thắng cảnh đền Ðuổm đã được xếp hạng quốc gia.

Thăm Bảo Tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam nằm ngay trung tâm thành phố Thái Nguyên. Tọa lạc trên khuông viên rộng với diện tích trên 39.000m2, nhiều cây cổ thụ. Bảo tàng này trưng bày nhiều hiện vật di sản văn hóa của Việt Nam. Hệ thống gồm 6 phòng trưng bày, mỗi phòng gần 2.000 đồ vật gồm hiện vật gốc, ảnh và tài liệu khác. Ngoài ra, bảo tàng còn có khu trưng bày ngoài trời rất hấp dẫn. Đến đây du khách có dịp đê tìm hiểu về cội nguồn văn hóa của các dân tộc trên đất nước.

< Khu ATK.

Đến xã Phú Đình tham quan khu di tích lịch sử an toàn khu ATK, đây là nơi Chủ Tịch Hồ Chí Minh và các nhà lảnh đạo Đảng sống và làm việc trong cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp. Đến ATK du khách như trở lại chiến khu xưa bởi nơi đây còn lại nhiều di tích của cuộc chiến.Bên cạnh đó còn có các di tích đồi đèo De, núi Hồng, nhà ông Cao Nhật, rừng Mấn, chùa Mai Sơn, đình Kha Sơn,…tất cả những di tích này đều xếp hạng cấp quốc gia.

Tiếp theo, du khách sẽ đến với vùng đất La Bằng (cách thành phố Thái Nguyên gần 35km) cội nguồn của cách mạng Thái Nguyên, đến với suối Tiên Sa thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này.

Suối này nước rất trong xanh, hai bên cây cối xum xuê. Đường đi vào hai bên là thành đá dựng đứng, tiếp tục theo ven suối chúng ta sẽ đến Vực Thẳm, từ đây đi vào 700m nữa là đến khu vực Sạt Đèo Khế. Từ Sạt Đèo Khế đi khoảng 300m là đến Chuôm đi vào là Ngả Hai. Ngả Hai là nơi hai nguồn nước chảy dẫn thành dòng suối lớn.

Đi tiếp là Voi dắt, tiếp nữa là Đá Hầm-một hòn đá có thể chứa 20-30 người và cuối cùng là trở lại suối Tiên Sa. Một hành trình dài vô kể nhưng lý thú và khám phá được nhiều điều thú vị.

Du lịch, GO! - Theo Chudu24, internet
Xôi - món ăn bình dị không chỉ là thức quà sáng tiện lợi mà nó còn là một thức quà trưa, là bữa lót dạ đêm hiện hữu khắc các vùng miền nước ta.

Mỗi vùng miền của nước ta lại có những món xôi đặc trưng, đa dạng về nguyên  liệu như  xôi bắp, xôi đậu, xôi gà, xôi ngọt... và đặc biệt là món xôi Xiêm của người dân vùng Châu Đốc tỉnh An Giang nếu ai có dịp thưởng thức sẽ khó thể nào mà quên được hương vị thơm ngon độc đáo.

Theo người dân nơi đây, món xôi này được du nhập về vùng đất Châu Đốc bởi một người Thái gốc Việt vì thế mà tên gọi xôi Xiêm cũng có nguồn gốc từ đó.  Xôi có vị ngọt, béo ngậy và một mùi thơm rất lạ, chính vì thế mà nó nhanh chóng trở thành một món ăn rất được chuộng ngay từ lần đầu tiên giới thiệu với người dân địa phương.

Cách chế biến xôi Xiêm cũng không phức tạp lắm nhưng nhưng lại cần có kinh nghiệm và sự khéo léo. Về nguyên liệu phải đảm bảo là gạo nếp Thái, bột mỳ, trứng vịt, đường thốt nốt. Gạo nếp đem vo sạch, để ráo rồi lấy lá chuối đặt vào chõ hấp bằng tre, nhôm hoặc inox. Nước trong nồi hấp cách mặt chõ chừng 2cm. Đặt chõ hấp lên bếp trên ngọn lửa nhỏ rồi đồ trong khoảng 1 giờ. Trong suốt thời gian này, gạo nếp sẽ hút hơi nước sôi bốc lên và chín dần.

Tiếp theo là đến đoạn chuẩn bị nước xốt. Trứng được đập vào trong tô sứ, thêm một chút bột mỳ, nước dừa tươi, đường thốt nốt, đánh tan đều rồi bỏ vào hấp cách thuỷ khoảng 30 phút. Pha một chút nước dừa tươi với bột năng để chế biến nước cốt dừa

Khi ăn xôi Xiêm, người ta xới xôi ra đĩa, rưới nước xốt và nước cốt dừa lên trên. Món xôi đạt yêu cầu là khi hấp phải chín tới, dẻo, không nhão mà cũng không cứng, nước xốt có vị ngọt, ngậy mà không béo, thơm mát.

Du khách khi bước vào những góc nhỏ chợ  ở Châu Đốc, từ chiếc chõ xôi đã toả hương ngào ngạt như muốn đánh thức vị giác của thực khách. Vị thơm ngọt của lá dứa, thơm nồng của lá chuối quyến luyến trong một cảm nhận thật hài hoà. Thưởng thức một món ăn ngon không chỉ nằm trong cảm nhận của vị giác. Cái ngon là sự hòa trộn của cả cảm nhận thị giác và khứu giác. Món xôi Xiêm làm được điều ấy, chính vì vậy mà tuy có nguồn gốc từ Thái Lan nhưng xôi Xiêm đã trở thành món ngon truyền thống của người dân vùng Châu Đốc, An Giang.

Du lịch, GO! - Theo Laodong

Monday, 10 October 2011

Bãi biển ở Gành Mũi Né thì bình thường cũng ít khách, lúc này lại không phải ngày cuối tuần nên càng vắng hơn nhưng như vậy mà phẻ: bọn mình không khoái những bãi tắm nhun nhúc người.

Từ Gành nhìn về phía nam sẽ thấy hòn Lao chơi vơi, chỉ cách bờ chưa đầy 700m. Muốn ra đấy thì có thể thuê thuyền câu đưa ra nhưng trên đó cũng không có gì ngoài đá với đá, mùa mưa thì cây cỏ xanh um nhưng mùa hạn là cà hòn đảo nhỏ khô khốc.

Bọn mình đi bộ theo bãi biển rồi leo theo dốc đá lên cao, dốc này dẫn đến Ghềnh đá Mũi Né: nơi mà những người mê câu cá rất khoái thả cần vào ban đêm để tìm cá Nhồng, cá Đuối. Phía trên đỉnh là miếu Bà Vàng của dân địa phương, ngút tầm mắt cuối bãi là Lăng ông Thạch Long thoáng mát, cảnh vật nên thơ.

Đỉnh chi cao so với mặt biển vài mươi mét thôi nhưng cả một bầu trời bao la sẽ hiện ra trước mắt bạn với tiếng sóng vỗ ì ầm dưới chân ghềnh đá, ngoài kia là biển Đông bao la rộng mở - một cảnh đẹp. À, đường lên dốc có ít nấm mộ cũ nhưng đừng ngại: người ta đã bốc đi hết rồi, chỉ còn lại dấu tích thôi. Mà sống chết ai cũng có phần: chỉ là người trước người sau - sau này ta về cõi vĩnh hằng thì chưa chắc lúc đó có ai sẽ "sợ" mình.

Còn nếu từ KDL Gành đi theo bờ biển hướng ngược lại, tức là phía Bắc thì sẽ đến bãi Giữa: đây là một làng chài nho nhỏ, nơi các thuyền - thúng lên cá sau một đêm thả lưới giăng câu. Bạn muốn có hải sản tươi ngon thì nhớ ghé nơi đây vào sáng sớm sẽ thấy những thau cá ánh sắc bảy màu, những con mực hay bạch tuộc còn ngo ngoe các xúc tu như "hăm dọa: coi chừng tui đấy".

< Hòn Lao nhìn từ Gành.

Do chuyến này bọn mình không đem theo xe máy nên đi lại chủ yếu bằng xe buýt, xe ôm và đi bộ.
- Mũi Né có tuyến xe buýt Suối Cát chạy từ Phan Thiết tới khu Hàm Tiến (Nguyễn Đình Chiểu) - Mũi Né (Huỳnh Thúc Kháng - Hồ Xuân Hương - Tinh lộ 706) tới tận Hòn Rơm, khu Suối Nước. Giá vé từ 4 đến 7 ngàn (nếu từ Phan Thiết).Xe buýt dừng theo bến, bến có bảng, có những vạch vôi màu vàng nằm chéo trên đường. Nếu bạn đang trên đường 706 mới mở chạy theo ven biển: bạn có thể ngoắc để họ dừng đón bạn; còn trong nội ô thì không bao giờ xe buýt dừng bậy đâu.

< Đồi cát bay.

Thường thì khoảng 15 phút có một chiếc xuất bến, chịu khó chờ. Tuy nhiên cũng có khi chờ... nữa tiếng cũng chả có chiếc nào (he he). Giấc chiều ngày thừ 2: bọn mình đứng ngay ngã 3 đèn đỏ Hồ Xuân Hương - TL706 chờ méo mỏ rồi rút cuộc đi bộ về Đồi cát bay. Mãi khi đi ngang qua Pandanus Resort, thấy ngã 3 đồi cát trước mắt rồi thì mới lù lù thấy chiếc xe buýt chạy lên, he he. Nhưng xe buýt vẫn là phương sách tối ưu để đi Hòn Rơm.

- Xe ôm: Ở đây 3 ngày nhưng bọn mình chỉ đi bằng phương tiện này một đôi lần. Do ở mấy ngày, đám xe ôm cũng quen mặt nên tay nào ế quá thì tính giá mươi ngàn để chở bọn mình ra chợ mũi Né... nhưng thật tình là 9i ủng hộ thôi, đoạn đường không xa, đi bộ lại khá lý thú.

< Trên đồi Hòn Rơm nhìn xuống khu Suối Nước.

- Thật đó: đi bộ cũng là một cái thú đấy, nó giúp bạn thấy rõ hơn, thâm nhập sâu hơn vào mọi cảnh quan, cuộc sống chung quanh bạn. Tuy nhiên bạn cần biết lộ trình mình đi sẽ dài bao nhiêu để lượng sức. Này nhé:
# Nếu tính từ TT Tắm bùn khoáng khu Hàm Tiến đến Nhà thờ Tin Lành là 8.5Km, đến chợ thêm 200m nữa.
# Từ chợ tới Suối Hồng là 2.2 Km, tới đồi Cát thêm 100m nữa.
# Từ Gành Mũi Né tới đồi Cát là 2.8 Km, tới Hòn Rơm thêm 3.5Km.
# Từ Gành tới bùng binh bưu điện là 1.4Km, tới chợ thêm 300m nữa.
Nói chung: nếu trời mát, thích đi bộ thì đi tới đâu cũng đến cả. Bạn chỉ cần mang giày dép nhẹ, nước uống là cứ thẳng tiến.

- Còn có một cách khác nữa là thuê xe:
So với các nơi khác (ví dụ như Nha Trang, Đà Lạt) thì dịch vụ thuê xe này tại Mũi Né không phổ biến bằng. Tuy nhiên bạn vẫn có thể thuê xe gắn máy tại khu Hàm Tiến, Hòn Rơm. Giá không cao (khoảng 150ngàn/ngày), thế giấy tờ cá nhân - bạn hỏi ngay tại khách sạn, resort hay chổ thuê phòng trọ.
Ở KDL Gành thì có thể hỏi người quản lý nhưng giá tại đây mình nghĩ là không mềm mại lắm. Nơi này cũng có nhà ăn: khi đến bữa, nếu lười ra chợ thì có thể ghé vào đây chọn món và thưởng thức. Bọn mình qua bữa ở đây mấy lần, anh quản lý nhà ăn rất chịu đàm đạo: bạn muốn biết những khu vực có cảnh đẹp, lịch sử vùng đất này hay chuyện con cá con tôm... thì có thể bắt chuyện với anh ấy và bạn sẽ biết được rất nhiều điều hay.

Mũi Né ngoài các bãi biển tại Hàm Tiến, Gành, Hòn Rơm, Suối Nước thì có các nơi đáng tham quan khá như Đồi cát bay, Suối Tiên (Hàm Tiến), Đỉnh đồi Hòn Rơm, Bồng lai Tiên cảnh (nơi có nhiều nhủ sa đỏ rất đẹp), Đồi Chu Mông. Còn nếu đi xa hơn nữa thì có Bàu Trắng (Bàu Ông bàu Bà), đồi cát Trinh Nữ và nhiều đồi cát khác nữa ở Hòa Thắng. Chuyến "Từ Cà Ná về Sàigòn theo đường ven biển" mình đã khám phá nhiều nơi đẹp ở đây - "Chuyến Lagi - Bàu Thêu - Phan Rí - Phan Rang" cũng vậy. Thắng cảnh văn hóa thì có Tháp Chàm - Pôshanư nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về phía Đông Bắc, Lầu Ông Hoàng, một di tích tham quan khá nổi tiếng cũng nằm tại đây.

Qua một đêm đầu, mình ghé vào phòng tiếp tân và đề nghị họ "cung cấp" cho khoanh nhang muỗi. He he: bọn muỗi này ở đây vào thời gian mình đi có khá nhiều, vo ve trong phòng cứ chực chờ oanh tạc nên tôi nào cũng phải ngủ mùng. Nhang họ đưa thật sự cũng không hiệu quả lắm, có lẽ bọn cô trùng này đã có gen "nghẹt mũi" rồi chăng?

Nhưng thật sự thì muỗi cũng không áp phê bằng bọn Bù Mắt (mù mắt). Muỗi chích ngứa năm mười phút là hét còn bọn mù mắt bé tí ti này chích âm thầm, ngứa cả tuần hoặc hơn nữa - thậm chí có thể sưng, chảy nước và có sẹo luôn.

Chuyến này mình thiếu kinh nghiệm nên dính hơn 40 dấu, ngứa bỏ xừ. Sau này "từng trải" rồi thì không sợ nữa. Nói chung: nếu bạn đi biển vào tháng 5 ~ 6 âm lịch thì có thể đúng mùa sống của loài côn trùng này - cách chống hiệu quả nhất là luôn hoạt động chân tay ven bờ biển, ngồi dưới bãi thì dùng tay vuốt nhẹ liên tục các phần da lộ ra ngoài (cách làm của dân địa phương) là chúng không thể đậu bám được.

Sứa có nhiều trong tháng 5 ~ 6 âm lịch do đúng hướng gió biển dạt vào, các tháng khác hiếm gặp. Sứa Mũi Né to bằng cái dĩa lớn, trắng đục, ít tua. Trị vết sứa cắn bằng giấm ăn hay vò lá cây muống biển (cây này hay mọc dại trên bờ biển, lá dày, tròn, có hoa màu xanh tím) chà nhẹ nên vết cắn.

< Đồi cát Chu Mông, chắc tên này là do đồi cát có dốc cao, phải... chổng mông mà leo lên...

Tháng 8 âm lịch thì có "Bóng nước" nhưng loài vật này (tròn như viên chocolat m&m, trong suốt, vỏ bọc vàng đậm) không gây hại gì ngoại trừ cho ta cảm giác như nước đục, bẩn.

Ở đây 2 đêm thì chiều tối nào bọn mình cũng xuống bùng binh bưu điện ăn vặt, uống cà phê. Khu này có cả một đoạn chợ ẩm thực đêm bán đủ thứ: từ phở, gỏi cuốn, hột vịt lộn (5 ngàn/trứng - tặng thêm đồ chua, tỏi ngâm), mì, kem, sinh tố... với giá bình dân. Cà phê thì có quán Sương uống một ly cà phê đá giá 6 ngàn, hương vị tuyệt vời nhớ mãi - trà đá tráng miệng nơi này cũng thơm nồng khó quên. Cả cô chủ quán: không phải dạng đẹp như người mẫu nhưng có duyên, dễ thương (nhưng thương không dễ nghen, he he).

< Bồng lai Tiên cảnh, nơi có nhiều nhủ sa đỏ rất đẹp.

Ngày cuối bọn mình đón xe buýt đi hòn Rơm. Khu vực này cả một dãy san sát những nhà nghỉ, khách sạn nằm dọc theo bãi biển, đến thì cứ đường hoàng bước vào cổng và "đi ké" xuống biển cho gần. Còn nếu ngại thì cuối khu vực có đoạn đường dân sinh dành cho người địa phương. Đi ngõ này thì bạn sẽ ra ngay "khu trung tâm" chợ bãi biển, nơi bán đủ thứ từ đồ giải khát, cà phê... đến các loại bún, mì, mực, ghẹ, sò Điệp. Món ăn nước thì phổ biến nhất là bún riêu miệt Bình Thuận. Món này không có mảng riêu cua như ở thành phố mà được thay thế bằng các loại chả cá, giò heo. Nếu khéo chọn lựa chổ: bạn sẽ được thưởng thức một tô chất lượng chỉ với giá 15 ngàn, thậm chí 10 ngàn cũng khá ngon.

Còn nếu đi ké ngõ khách sạn, nhà nghỉ (nhiều lắm, cứ đàng hoàng đi vô) thì bạn xuống bãi, có thể ngồi nghế nhựa, ghế bố của họ bày sẳn nếu thích và lại quầy mua nước giải khát hay các thứ nhấm nháp - hỏi giá và trả tiền luôn nhé. Khu vực Hòn Rơm ít muỗi và Mù mắt hơn Gành, có lẽ vì đông người và bị bê tông hóa nhiều hơn nên bọn này mất đất sống.

Sang đến ngày thứ 3 thì sau khi tắm biển lần cuối, bọn mình lên tắm lại và soạn đồ từ giã. Trưa trả phòng, đón xe lâu quá nên đi bộ lơn tơn ra chợ làm bữa trưa. Ăn tại chơ thì không phải chịu cái gu "ngọt" của người Mũi Né - món ăn phong phú, giá mềm và thoải mái. Qua bữa rồi thì đi bộ vài mươi thước là đến ngã 3 nhà thờ Tin Lành: nơi bọn mình xuống xe lúc 1h đêm khi đến. Chổ này cũng có một quán cơm đối diện nhà thờ, thức ăn ngon, giá địa phương.

< Nhà thờ Tin Lành - Mũi Né.

Cách nhà thờ một hai căn là là nhà chờ của nhiều tuyến xe khách về Sàigòn (có phục vụ bữa, giải khát). Bọn mình phone hỏi chổ từ giấc sáng nhưng toàn là hết vé hay không có chổ tốt ngoại trừ nhà xe Tâm Hạnh. Đặt chổ rồi nhưng chờ rất lâu do nhà xe này đến trễ. Chính do cái trễ này mà bọn mình biết được cách "bắt xe khách" tại đây.
Này nhé: bạn cứ chờ tại đó. Rất nhiều các xe khách từ Nha Trang về Sàigòn đều chạy ngang qua đây. Xe Mai Linh thì chạy thẳng, không dừng lại còn đa phần các xe khác đều chủ động ngừng trước (hay gần) nhà chờ nếu họ còn ghế trống. Và nếu bạn bước ra thì họ sẽ hỏi ngay: anh hay chị đi đâu, xe em về SG.
Hồi mình đi bằng xe Tâm Hạnh cũng giá 90k thì chuyến về: do nhà xe này đến quá trễ nên bọn này lên xe Phương Nam: giường nằm, có WC sạch sẽ nhưng giá cũng chỉ bấy nhiêu, phẻ! Khi về họ còn cho mình xuống ngay bến xe buýt thật tiện lợi.

< Biển khu Suối Nước.

Xong một chuyến đi nho nhỏ thôi nhưng dây chính là tiền đề để bọn mình từ giả cung cách đi tour và bắt tay với kiểu du lịch bụi... và vô số chuyến phượt sau này càng củng cố, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm đường trường.
Ngộ ra: quê hương mình đẹp lắm ai ơi: hay khoan tính chuyện du lịch nước ngoài nếu chưa thật cần thiết để làm những cuộc lãng du trong nước - khám phá vô vàn cảnh đẹp mà từ thời ông cha ta lập nước, giữ nước vẫn tồn tại đến ngày nay.
Ngại ngần lần đầu thôi nhưng bảo đảm với bạn: các chuyến du hí sau thì bạn sẽ thấy dễ dàng hơn nhiều. Và người dân ở các địa phương, những nơi càng hẻo lánh xa xôi họ sống chan hòa, dễ gần gũi - ít tính cách dè chừng ở nơi đô thị xô bồ.

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 cuối

Điền Gia Dũng

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống