Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Thursday, 3 November 2011

Nghe lão nông tri điền Hai Thu, ở tận vùng Đồng Tháp Mười thuộc xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh (Long An) nói thật như đùa: “Bây giờ ăn toàn “đồ lai” không hà, bây ơi!”, chúng tôi chưng hửng. Ruộng đồng vốn là cái “ổ đẻ”, là môi trường sinh sống của hàng trăm, hàng ngàn loài cá, tôm, rắn địa phương. Nhưng nhiều loài đang bị ngoại lai hóa.

Sống giữa vùng đặc sản

Chỉ cần một cú điện thoại của anh Đề ở huyện Tân Thạnh (Long An): “Ông về chơi đi, nước chan ngập đồng rồi, cá chuột ta la đầy nhóc”, chúng tôi hăm hở “khăn gói” về đồng. Đến chợ xã Tân Lập, xe máy gửi lại, chiếc vỏ lãi xé nước băng đồng. Cánh đồng giờ là một biển nước mênh mông, trời nước gặp nhau ở cuối tầm nhìn. “Chiều tui chở ông đi dỡ xà di, tối đi giăng câu, gỡ lưới, sáng mai đi thăm bẫy chuột… Ông mà hổng bắt mê tui chết liền”- anh Đề “mớm mồi”, làm cái háo hức khoái săn bắt của chúng tôi càng lúc càng tăng thêm. Một lịch trình quá hấp dẫn!

< “Chiến lợi phẩm” tưởng đâu đồ đồng, ai dè… “đồ lai”.

Xà di chủ yếu bắt cá rô- loại cá rô từ trọng trọng trở lên, với mồi nhử là xác mắm trộn lúa ngâm vò đất sét thành viên, con cá mê mồi chui lọt qua cái hom nhưng không tài nào lách ra được. Côn chỉ dùng để bắt “cá đen”: lóc, trê. Lưới giăng “chuyên trị” các loại cá trắng. Ủ mô cỏ là “bãi đáp” của lươn. Lọp cũng “chuyên”: có lọp cá chạch, lọp tép, lọp cua. Trong khi, có những loại bắt “tổng hợp” như dớn, lưới rùng… từ cá trắng, cá đen, đến tôm tép, cua thậm chí rắn, lươn cũng “khó gỡ”. Chúng tôi đã kịp tiếp thu những kiến thức cơ bản đó khi cùng anh Đề chống xuồng đi gỡ lưới cá linh.

< Sản phẩm “hương đồng” giờ đâu còn mấy...

Ngày hôm sau, khi ánh nắng đầu ngày chồm qua rừng tràm, chú Hai Thu- cha anh Đề, chống xuồng đưa chúng tôi đi thăm bẫy chuột. Bẫy chuột đặt ở các gò cao, bờ đê rậm rạp. Chú Hai chống xuồng nhảy thót lên bờ. Một cái bẫy đã sập. Nhanh chóng, 2 con chuột mập ú không còn động đậy được gỡ ra, quăng lên xuồng. Bỏ vào nhúm lúa mới, chú Hai cài lại bẫy rồi đi thăm bẫy khác. Loại bẫy sập khá đơn giản, được nện bằng đất sét, khi con mồi sập bẫy bị sức nặng đè đến chết.

Nhưng nó không đơn giản chút nào. Vì ngoài chuột, ếch, bìm bịp cũng sập bẫy khi mon men ăn mồi. Đến một gò cao khác, chú Hai hồ hởi nói lớn: “Có mồi bén nghen bay”. Chúng tôi trố mắt: “Rắn!” Một con rắn bị bẫy sập đè ngang cổ, bất lực nằm ngay đơ giữa đám cỏ. Chú Hai vừa túm cổ, vừa nhẹ tay dỡ bẫy. Con rắn sọc đen vàng bóng oằn sức cuốn mấy vòng, nhưng đã bị gọng kìm tay của chú Hai thít chặt.

Qua mấy quãng đồng nước, các loại “đặc sản”: đọt nhãn lồng, bông súng ma, bông điên điển, rau muống đỏ… tươi non cũng kịp góp mặt cùng rắn, ếch, chuột trong khoang xuồng. Đám chuồn chuồn đua theo đuôi xuồng, nắng vãi đầy những chiếc cánh nhỏ lấp lánh, tạo nên cảnh sắc tuyệt vời. Chúng tôi cứ xuýt xoa: “Ở thành phố dễ gì có được mồi bén vầy chú Hai”. Còn chú Hai chỉ nói thật như đùa: “Bây giờ ăn toàn “đồ lai” hông hà, bây ơi!”

“Đồ lai” rượt đuổi “đồ đồng”

< Chú Hai túm đầu con rắn hổ ngựa bị dính bẫy.

Chúng tôi chưng hửng, vì từ nhỏ tới lớn mới nghe tới từ “đồ lai”. “Bây coi con ếch nè, lai ếch Thái rồi đó. Bây giờ kiếm con ốc lác, ốc bươu đồng chánh tông đỏ con mắt. Con rắn đầu đỏ “nhảy nọc” con rắn nước, đẻ ra cái đám ôn ăn tanh rình, bay thử biết liền!”- chú Hai xổ một hơi ra chiều “hổng ham mấy”.

Thì ra, “đồ lai” là để nói những đặc sản miệt đồng đã bị lai tạp bởi các loài có nguồn gốc từ nước ngoài. Người nông dân tự hào “đồ đồng” (cá đồng, ếch đồng, ốc đồng, cua đồng…) của mình là đặc sản tự nhiên thứ thiệt, để phân biệt với các loại “đồ nuôi” (cá nuôi, ếch nuôi,…) công nghiệp. Đâu ai ngờ bây giờ lại có “đồ lai”? Cái từ “đồ lai” chỉ mới xuất hiện từ đầu mùa lũ này, khi người nông dân bất ngờ phát hiện những được- mất- đánh- đổi diễn ra ngay trên đồng ruộng của mình.

Làm cuộc phỏng vấn “đầu bờ”, chúng tôi có được những thông tin thú vị và hiểu vì sao họ “hổng ham mấy cái giống lai”.

Cậu Chín Bốp nói rất mê ếch đồng. Ếch đồng mạnh mẽ, đùi bự, eo thon. Bắt con nào xứng đáng con đó, đến cả… nửa ký lô. Ếch đồng thơm- ngon- ngọt- thịt chắc. Những tố chất đó đủ để trở thành “hoa hậu” trên bàn ăn. Vì ếch đồng dù “ăn diện” với lá cách nước cốt dừa, mướp hay bầu, xào sả hay nướng nguyên da ai cũng bắt ghiền.

Vài năm trở lại đây, ếch Thái bụng bự, mập thù lù “nhảy cóc” từ vèo nuôi ra đồng. Nó không chỉ ham ăn, ăn tạp mà còn ham… giao phối. Không chỉ giao “đồng hương” mà còn day qua giao luôn ếch đồng. Sự kết hợp này sinh ra “đồ lai” nhỏ xíu con- bụng bự mà đùi… chút ét. Bây giờ đồng nhiều ếch lai, ếch đồng chạy đâu mất hết.

Rành sáu câu các món rắn: hầm sả, xào lá cách, nướng trui, nấu cháo đậu xanh, đến món dồi rắn… nên chú Hai giành nói “đồ rắn lai”. Rắn nước là loài rắn không độc, hiền lành sống rất nhiều ở miệt đồng. Không hiểu sao nó bị con rắn đầu đỏ “nhảy nọc” đẻ ra cái “đám ôn” gì ăn tanh rình. Rắn đầu đỏ không phải có nguồn gốc nước ngoài, nhưng “hổng giống ai” nên cũng liệt vào “đồ lai”.

Ốc lác, ốc bươu thì tôi biết. Mùa nước nổi chỉ cách nay 5 năm, về Đồng Tháp Mười tôi còn bơi xuồng đi vớt ốc. Đêm đêm ốc chui ra khỏi rừng tràm, nổi lềnh trên mặt nước ăn rong rêu. Ốc đồng to bằng nắm nay, hấp tiêu, nướng đều rất giòn ngọt. Vậy mà bây giờ kiếm con ốc đồng đỏ con mắt, đi đâu cũng thấy trứng ốc bươu vàng đỏ lòm bám dày đặc cây cỏ. Điều đó, chứng tỏ sự bành trướng của loài ốc Pháp nổi tiếng “đụng gì cũng ăn, đụng đâu cũng đẻ”. Ốc “đồ lai” mang đặc tính “bươu vàng” nhiều hơn “bươu đồng”, là kẻ gây hại không mong đợi trên đồng ruộng.

Rồi đây, sẽ có thêm đặc sản đồng nào tiếp tục bị “đồ lai” rượt đuổi, đánh bật ra khỏi môi trường sinh thái của mình? Ruộng đồng có thích nghi được với những “đám ôn” mới? Chú Hai xa xăm nhìn ra đồng nước: Hỏi chi lắt léo hả bây?

Du lịch, GO! - Theo Vĩnh Long Online
Một phác họa tuyệt đẹp bức tranh vùng đất Tổ. Phú Thọ, đất Tổ của dân tộc Việt, là vùng đất thiêng của người Việt Nam kể từ ngày các Vua Hùng dựng nước, đặt tên hiệu Văn Lang, quốc gia đầu tiên của Việt Nam, với Thủ đô là Phong Châu, thành phố Việt Trì, Phú Thọ hôm nay.

Phú Thọ cách Hà Nội 90 km, là vùng núi trung du Bắc Bộ, phía bắc giáp Tuyên Quang, Yên Bái; phía đông- đông nam giáp Vĩnh Phúc, Hà Tây; phía tây giáp Sơn La; phía nam giáp Hòa Bình, tất cả 4 phía vây bọc lấy đất Tổ Phú Thọ như một vành đai bảo vệ và cũng là những miền đất nằm trong hành trình trở về nguồn cội tổ tiên dân tộc Việt.

Theo truyền thuyết xưa, khi tìm đất để đóng đô, Vua Hùng thứ nhất đã định chọn Hà Tĩnh, nhưng thấy 99 ngọn Hồng Lĩnh tuy đẹp song vùng này đất hẹp, sỏi đá cằn khô, sông ngòi nông cạn, ngắn ngủi, nên bỏ đi về miền trung du cao rộng.

Tới ngã ba Sông Thao(Sông Hồng) nước đỏ,Sông Lô nước xanh,Sông Đà nước đen quấn quanh 3 ngọn núi đột ngột nhô cao như đầu rồng là núi Hùng, núi Trọc, núi Văn xếp hàng chầu về linh địa có 99 ngọn đồi như 99 thớt voi từ Phú Lộc đến Thậm Thình, lại thêm vài chục quả đồi thấp hơn như đàn rùa từ Việt Trì bò lên, địa thế vừa đẹp như tranh vẽ,vừa phát nở dài rộng, Vua Hùng vừa ý chọn làm quốc đô, tức Phong Châu, ngã ba Bạch Hạc, thành phố Việt Trì.

Là miền đất cổ nên Phú Thọ chứa trong mình nhiều di tích gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc Việt.

Mỗi cái tên, mỗi miền đất Phú Thọ là một sự tích đầy dấu ấn của người Việt cổ. Những di chỉ khảo cổ văn hóa Sơn Vi có từ 20.000 năm trước, Đồng Đậu thời trung kỳ kin khí khỏang 3000 năm trước CN, Làng Cả… nhiều đình, chùa, lăng, tẩm để lại xung quanh vùng inú Nghĩa Lĩnh gắn với 18 đời Vua Hùng, các triều đại Lý, Trần… Và một di sản văn hóa phong phú gồm bao nhiêu tác phẩm ca dao, tục ngữ, truyện thơ, các làn điệu ca hát dân gian của các dân tộc ở đây như hát “xéc bùa”, hát “ví”,hát “đúm” của người Mường, hát “xoan”, hát “ghẹo” của người Việt… Cho thấy đất Phong Châu, Phú Thọ là một trung tâm văn hóa của người Việt từ xa xưa.

Những danh lam thắng cảnh ở Phú Thọ cũng rất đặc trưng của vùng đất cổ, mang những nét đẹp hoang sơ như từ thuở xưa huyền hoặc trong cổ tích, thần thọai không hề bị phai dấu dù đã trải qua hàng nghàn năm.

Núi Thắm, còn có tên là núi Đầu Rồng, dài gần 4km. Núi có hình đầu rồng vươn lên trời cao và luôn được phủ màu xanh thẫm của rừng cây. Trên đỉnh núi có một cáo ao nhỏ gọi là Ao Tiên, tương truyền nơi này các nàng tiên trên thượng giới hay bay xuống trút xiêm áo tắm gội, chẳng thế mà đã có trong dân gian câu chuyện cổ tích người trần lấy vợ tiên, chỉ vì ngắm trộm tiên tắm…Nước ao trong xanh, không bao giờ thấy cạn, kể cả mùa nắng. Xung quanh núi Thắm là hàng trăm ngọn đồi thoai thỏai nằm kề nhau như bát úp, xanh mướt những vạt chè, cọ, sơn, trẩu… những cây làm giàu cho cuộc sống của người dân ở đây.

Đầm Ao Châu (hay Trâu), là một hồ nước lớn ở Ấm Thượng- Hạ Hòa, mặt hồ khỏang 2km2. Hồ có hình dáng như đầu một con trâu có 2 sừng chõai về phía Sông Thao, Sông Chảy. Đầm có 99 khe ngách đa xen nhau theo các dãy đồi bao xung quanh. Cây cối có vẻ hoang dã với nhiều lọai cây lá kỳ di. Phong cảnh ở đây huyền hoặc bí ẩn như thần thọai bởi các “cư dân” có hình dáng kỳ lạ, như sống từ thời thượng cổ, đến đây có thể làm bạn với những “cụ” rùa cổ quái, tôm, cá mang những dáng vẻ lạ lùng… Theo như truyền thuyết dân gian thì nơi đây là chốn “ẩn cư” của các binh tướng Thủy Tinh sau khi bại trận Sơn Tinh.

Trèo núi Thắm, xuống đầm Ao Châu, mời vào hang động Xuân Sơn- thanh Sơn, phía tây bắc Phú Thọ, một quần thể hang động kỳ ảo, nằm sâu trong rừng cây bạt ngàn ẩn chứa nhiều bí ẩn . Những nhũ đá trong hang rủ xuống, phủ rêu xanh nhìn mềm mại như tóc các nàng tiên núi dập dờn theo làn gió vô hình, và tiếng gió cũng vô hình chỉ cảm thấy một cách mơ hồ đang tấu khúc nhạc của tiên nữ vùng sơn cước nghe âm âm u u, giống tiếng xưa vọng về huyền bí.Động Tiên ở đây là một hang ngầm trong lòng núi đá cẩm thạch dài 10km, trong động có những đường thông gió thẳng lên đỉnh núi, hắt các tia mặt trời như sợi vàng  mảnh mai thêu dệt trên vách đá phủ mượt rêu mịn nhung những vệt  óng ánh lung linh huyền ảo, như đang lạc vào sơn động của thần tiên núi rừng.

Rừng Xuân Sơn cũng là một khu rừng đầy kỳ hoa dị thảo mà lúc đầu cứ ngỡ chỉ có trong truyền thuyết. Như lọai cây thay màu lá 4 lần trong ngày giống nàng tiên thay xiêm áo, cho sáng-trưa-chiều-tối lúc nào cũng tươi mát diễm lệ, hay lọai cây kim giao có hoa 3 năm mới nở, lưu giữ hương thơm hàng trăm năm ngàn năm,rồi lọai cây có những cái nắp như một bình rượu nhỏ xinh hé mở đầy sự mời gọi quyến rũ. Chim chóc muông thú ở đây cũng là những sinh vật cổ quái, chồn bay sóc bay, các lòai chim sặc sỡ sắc màu tiếng hót như chuông như khánh  âm vang cả rừng…

Di tích cổ còn sót lại ở Phú Thọ, không thể bỏ qua hai ngôi chùa có từ thời Lý-Trần. Chùa Xuân Lũng- Lâm Thao, có tấm bia đá lớn 3,2mx1,2mx0,95m,trên viết nhiếu thông tin quý về lịch sử, phong tục, văn hóa từ thế kỷ 14 (1377-1388) ở ngay chính điện.Hay chùa Phúc thánh ở núi Ngọc Phúc, xã Hương Nộn, Tam Nông. Chùa do bà phi Lê Thị Lan Xuân( phi thứ 5 của Vua Lý Thần Tông) dựng năm 1145, chùa là một công trình kiến trúc cổ tòan bằng gỗ chò chỉ rất đẹp.Ngòai ra còn có Đình Cổ Tích, chùa Bồng Lai, đền Hiền Quang…

Ngòai những di tích cổ xưa thần thọai, Phú Thọ còn nổi danh với hai khu di tích gắn với chiến công vang dội của quân và dân Việt Nam những ngày kháng chiến chống Pháp. Khu di tích chiến khu Hiền Lương và chiến khu Vạn Thắng, cùng những chiến công của “Việt Minh’, “Vệ Quốc Đòan” đã làm nên nguồn cảm hứng cho các tác phẩm nhạc- ca khúc còn mãi với thời gian như Trường ca Sông Lô (Văn Cao),Du kích Sông Thao (Đỗ Nhuận).

Nhưng đến với Phú Thọ, đến với vùng đất Tổ, không ai không hướng về kinh thành Văn Lang- Phong Châu xưa, Hạc trì hôm nay, và núi Nghĩa Lĩnh, nơi thờ 18 vị Vua Hùng, miền đất mang niềm kiêu hãnh của muôn đời con Rồng cháu Tiên dân tộc Việt.”Dù ai đi đâu về đâu/nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”

Đất Tổ là vùng đất thiêng với bao truyền thuyết gắn liền với những chiến công dựng nước giữ nước mà hàng ngàn năm sau con cháu vẫn hằng ghi nhớ.Vùng Hạc Trì có làng Lâu Thượng tục gọi là Kẻ Sử, nơi Vua Hùng làm việc.

Làng Lâu Hạ là nơi cung thất của vợ con Vua. Làng Dữu Lâu tục gọi  Kẻ Trầu là nôi có vườn trầu của Vua. Làng Tiên Cát tục gọi  Kẻ Cát là nơi Vua Hùng 18 dựng lầu kén rể cho Công chúa Mỵ Nương, tại đây Sơn Tinh đã thắng Thủy Tinh trong cuộc thi tài”voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao”. Làng Nỗ Lực là nơi có trường tập bắn cung tên. Làng Thanh Miễn là nơi có nhà Thái miếu thờ các Vua Hùng. Làng Minh Nông tục gọi Kẻ Lú là nơi Vua Hùng dậy dân cày cấy, tại đây còn có đồi Mã Lao, nơi Vua Hùng nghỉ ngựa trong các cuộc du hành. Làng Nông Trang là nơi có kho lúa của Vua. Làng Hương Trầm là nơi Lang Liêu, con trai út Vua Hùng thứ 6 cấy lúa của Vua, làm ra bánh chưng bánh dày dâng tặng Vua cha cúng lễ tạ ơn Trời Đất. Làng Thậm Thình là nơi dân làng giã gạo dâng Vua. Làng Kim Đái là nơi bản doanh của các Lạc Hầu. Đồi Tháp Long là nơi các quan làm việc. Làng Cẩm Đợi và làng Thụy Vân là bản diang của các Lạc Tướng và là nơi luyện quân.

Vùng Phủ Ninh, nơi các Vua Hùng thường đi săn, đặc biệt vùng này gắn với truyền thuyết con voi thứ 100 bất nghĩa bị Vua Hùng trừng phạt, biến thành đồi Phú Lộc hình con voi, cách xa 99 ngọn đồi khác quay về 1 phía xung quanh núi Nghĩa Lĩnh. Làng Khang Phụ, có mộ Vua Hùng, ở đấy có lăng Vua, tục truyền là mộ Vua Hùng thứ 6, sau khi Thánh Gióng đánh giặc Ân thắng lợi cưỡi ngựa sắt bay về trời, Vua cũng cởi áo ắt lên cành cây kim giao rồi hóa. Vùng Thanh Ba, làng Vũ Lao có núi Thắm, nơi các Vua Hùng hay đi săn bắn. Vùng Hạ Hào, làng Hiền Lương cách tây bắc Đền Hùng 40km là Đền thờ Mẹ Âu Cơ- Mẹ Việt Nam.Vùng Tam Nông, làng Dị Nâu, hữu ngạn Sông Thao, cách phía nam Đền Hùng 15km là nơi Đức Thánh Tản Viên đóng quân trước khi xuất trận đánh giặc Thục xâm lược. Vùng Thanh Thủy, làng Lăng Xương ở tả ngạn Sông Đà, cách phía nam Đền Hùng 20km là Động Lăng Xương, quê Mẹ Âu Cơ, hiện nay có Đền thờ Thánh Mẫu Đức Tản Viên Sơn Thánh.

Đền Hùng, trung tấm điểm của vùng đất Tổ, tọa lạc trên đỉng Nghĩa Lĩnh, một ngọn núi có hình đầu rồng, hướng về ngã ba Hạc Trì, xanh um cỏ cây, oai hùng như một con rồng ngẩng cao đầu mhìn trời. Tục truyền Đền nguyên là ngôi miếu thờ 18 Vua Hùng, sau tới đời Vua Tự Đức (1874) đã được xây dựng quy mô hơn thành một quần thể Đền, Chùa thờ cúng 18 đời Vua Hùng cho đến hôm nay. Ngòai khu vực Đền, Chùa thờ Vua Hùng ở dưới chân núi Nghĩa Lĩnh, phía đông nam còn có Đền Giếng Ngọc.Tương truyền ngày xưa, giếng là nơi 2 Công chúa con Vua Hùng 18 là Tiên Dung và Ngọc Hoa thường soi mặt chải tóc. Ngày nay, ai lên Đền Vua trên đỉnh núi, đều ghé qua Giếng Ngọc khóat vốc nước rửa mặt, rửa bụi đường, uống một hớp nước giếng cho lòng thanh sạch để lên núi ra mắt Tổ Tiên.

Hàng năm Lễ hội Đền Hùng là Lễ hội to nhất nước vào ngày 10.3 âm lịch, và bắt đâu từ Xuân Nhâm Ngọ- 2002, giỗ Tổ Hùng Vương chính thức là Quốc Lễ, từ 2006, mọi người được nghỉ làm việc ngày này để kỷ niệm Lễ giỗ Tổ. Lễ giỗ chính thức ngày 10.3 âm lịch, nhưng thường được bắt đầu từ ngày 8.3 và kéo dài tới 11.3. Ngòai các đám rước theo nghi lễ cổ truyền, còn có nhiếu cuộc diễn xướng dân gian đặc sắc của người Việt, người Mường như hát xoan, hát chèo, hát đúm, đu tiên, đua thuyền, rước rồng, đánh cờ, đấu vật, nâu cơm trông em… Đến ngày này, từ khắp mọi miền đất nước, kể cả những người con xa xứ, xa Tổ quốc đều ngưỡng vọng về Đất Tổ với tấm lòng thành kính.

Mười tám đời Vua Hùng dựng nước, giữ nước với bao truyền thuyết sống mãi cùng dân tộc Việt. Từng người dân Việt đều mang mình dòng máu Hùng Vương, tinh thần Hùng Vương, để thành sức mạnh vượt qua bao thử thách gian lao, luôn giữ vững cơ đồ Tổ tiên gây dựng. Tự hào là những hậu duệ của các Vua Hùng, của con Hồng cháu Lạc, dòng dõi Rồng Tiên, càng thấm thía hơn câu nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh;’Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ  nước”. Để cho  Tổ quốc Việt Nam muôn đời trường tồn vững mạnh.

Du lịch, GO! - Theo VnExplorer, ảnh internet
n định xong chổ ở, tắm một phát rũ bỏ bụi đường xa rồi thì bọn mình chuẩn bị "truy tìm" đích đến thứ nhì. Như phần mở đầu loạt bài này: chuyến đi sẽ qua nhiều nơi nhưng hai tiêu điểm bọn mình chú tâm nhất là thác Hòa Bình và biển Suối Ồ.

< Đường đất dẫn vào bãi biển Sông Lô.

Thác thì đã đến rồi, mãn nhãn và mình có thể khẳng định rằng thác đẹp hơn nhiều so với thông tin đã có từ trước tới nay trên internet. Còn biển thì... một tý nữa, tệ lắm là chiều nay sẽ diện kiến nơi này thôi.

Hồi trưa, khi bọn mình vừa đến Bình Châu và qua bữa trong quán cạnh bến xe thì mình cũng đã gợi hỏi cô chủ quán qua loa. Chị ấy trả lời sao, bạn biết không?

< Đường mát rượi, hai bên cây xanh um.

"Biển có dòng sông cắt ngang? Phải lội qua sông mới đến biển? sông Lô đấy! Đừng nghe lời người ta nói rồi ra đó tắm, ngay nhà bên cạnh này có người lội qua rồi bị nước cuốn trôi ra biển chết chìm luôn đó. Hai anh chị coi chừng, về Hồ Cốc tắm biển". Nghe sợ chưa?

Mình không si nhê nên hỏi tiếp:
" Chết hồi nào vậy chị?" - "Hồi... hơn năm trước" - "Người bị nạn lớn hay nhỏ vậy?" - "con nhỏ... chín tuổi" (Chẹp, vậy là rõ rồi). Không ngại nữa, chiều sẽ đến. Khúc biển Bình Châu dưới kia cũng nghe người khác phụ họa rằng có người chết, mới chôn hôm kia...v.v.

Thật lòng: mình không ngại gì cả, bọn mình chả bao giờ ra xa, không tắm ngày biển động mạnh. Mà chắc chắn một điều này: biển Việt Nam từ Nam chí Bắc hay biển... cả thế giới, nơi nào cũng từng có người chết đuối cả. Ai tránh được thủy thần khi tự mình quá liều lĩnh bơi xa, lặn sâu?
Vậy là đi.

Xem trên bản đồ vệ tinh rồi nhưng mình chưa chắc chắn lắn, hỏi nơi trọ cho rõ hơn rồi lên đường. Không quá xa, nếu tính từ nhà nghỉ đi thì có lẽ chừng 2km. từ chợ thì còn một nửa.
< Cây cầu bê tong nhỏ bắt vào quán.

Thông tin trên mạng từ trước giờ thì thế này: "Bãi biển biển "Suối Ồ" vô cùng đặc biệt với hai dòng nước xanh biếc như hai đường thẳng song song, bị ngăn cách bởi triền cát trắng xóa.

Người chủ của miếng đất gần đó trong thời gian dựng chòi canh đìa tôm nhận thấy nhiều người dân địa phương đến đây tắm đã phát triển thành một quán nhỏ để kinh doanh.
< Biển Sông Lô (Suối Ồ) hồi trước.

Đường vào "Suối Ồ" mát rượi với con đường cát mềm mịn, trắng xóa nằm giữa rừng dương bát ngát khiến ai cũng lột chân trần để được mát-xa trong cái mịn mát cùng cái nhói nhói ở gan bàn chân khi chạm vào những vụn nhỏ của trái dương lẫn trong đó.
Nếu đến biển vào buổi sáng hay buổi chiều, khi những ngư dân đang chuẩn bị dong thúng vào bờ hay ra biển, du khách có thể quá giang ra biển. Song nếu không đến vào thời điểm này, việc lội qua sông không khó.
Tuy rộng gần 30m nhưng mực nước ở cửa biển khá cạn, dòng chảy nhẹ, nơi sau nhất chỉ đến ngực. Người không biết bơi, hay trẻ em có sự kèm cặp của người lớn đều có thể đi qua an toàn...v.v".

< Đàm đạo cùng anh Ba Đen.

Vậy là bọn mình lên xe chạy ngang qua chợ rồi cứ theo trục đường chính mà đi (đây vẫn là con đường ven biển lúc đến Bình Châu). Chạy quá chợ chừng 1km thì thấy đường uốn cong về phía trái: đầu khúc uốn cong này, phía phải có con đường đất đỏ, bọn mình quẹo vào đây. Còn nếu cứ đi theo đường cong thì bạn sẽ gặp QL55 đấy.
< Lối ra biển.

Lối rẽ vào hai bên cây cỏ xanh um, lưa thưa nhà - có quán cà phê võng trong vườn. Vẫn chạy thẳng sau khi qua một đường cong thì mình gặp chiếc cầu xi măng - chạy qua luôn thì đến nơi. Đây là một quán nước, cũng dành cho khách muốn tắm biển, hóng gió gởi xe - tắm nước ngọt, thay đồ..
< Biển Sông Lô đây.

Quán vắng chỉ có bọn mình. Vợ chồng anh chủ quán niềm nở và vui tính, nhất là anh: Người ta gọi anh là anh Ba Đen. Bạn buồn? bạn có người nói chuyện? Anh sẳn sàng đàm đạo với bạn hàng giờ với bất kỳ chuyên mục nào bạn thích: từ địa danh, từ truyền thuyết, từ lịch sử hay quá khứ Bình Châu hay rộng hơn là Vũng Tàu... đến chuyện vui, chuyện phiếm - anh kiêm hết và sẽ không làm bạn thất vọng. Nếu vui thì cả chị cũng sẽ ngồi nói chuyện cùng bạn đấy - rồi sau khi từ giã: bạn sẽ thấy hời gian sao trôi qua quá nhanh...

Chính nhờ chuyện "đàm đạo" nên mình mới biết ra rằng ở đây không ai gọi biển này là "Suối Ồ" cả mà người ta gọi là biển "Sông Lô". Đây là con sông nhỏ bắt nguồn từ những vạt rừng phía Bắc xã Bình Châu, quanh co một vòng như tránh dãy đồi cát rồi bẻ ngoặc ra biển.

< Mênh mông đất trời, chỉ mình ta với biển cả.

Có điều dường như sông Lô còn vương vấn với đất liển nên khi gặp các đun cát thấp ven biển thì bẻ dòng, chạy song song với bờ cát cả một đoạn hơn 2 cây số rồi mới chịu hòa trộn với biển Bình Châu. Vì vậy mà hồi trước muốn tắm biển thì phải lội qua sông. Con sông không sâu, nước trong văn vắt và là dòng sông nước ngọt.
< Đây là dấu vết dòng sông cũ.

Tuy nhiên cách đây nữa năm: sau những biến động của đất trời và biển cả thì dòng sông Lô tự nhiên... trổ thẳng ra biển phía trên kia sau khi mới chỉ cặp ven bờ cây số.
Vì vậy khoảng sông cũ trước kia người tắm biển nơi này phải lội qua thì bây giờ là bãi cát và một đoạn ao nhỏ, nước trong leo lẻo và vẫn... chảy ngầm do nước thấm qua cát, độc đáo chưa bạn?
< Phía trên kia...

Anh Ba Đen cũng đề cập tới chuyện nhiều người ra đây cứ hỏi biển "Suối Ồ", người dân chả biết ở đâu mà chỉ, chỉ biết có biển Sông Lô mà thôi.
Ô hô, ai tài quá nên Sông Lô suýt có cái tên mới : "Suối Ồ"!
< ... là cửa sông mới.
< Nước sông trong veo nhưng chảy khá mạnh nên thấy dòng cuồn cuộn ra khơi - lội qua doi cát bên ngoài coi bộ ngán (dù sóng ở doi cát ngoài vẫn bạc đầu - chứng tỏ nước cạn).
Hai nhà phượt gia mình mà lội qua sông không khéo nước cuốn ra ngoài kia mất, he he...
< Trở lại nơi dòng sông cũ, chỉ còn là vài cái ao trên cát nhưng ngộ một điều là nước trong ao vẫn chảy thành dòng thấy rõ: sông vẫn thẩm thấu qua đây.
.< Bạn thấy biển Sông Lô độc đáo chưa?
< Bãi biển lài, rất lài...

Biển có sóng vừa và bờ cát rất thoải, bạn lội dăm bước cũng chỉ thấy sâm sấp, thêm dăm bước nữa cũng thấy sóng cao thêm vài phân - nói chung là lài và khá an toàn - Điều khác là do nước lợ nên không sợ nắng ăn đen da cho dù ngay buổi trưa.
< Biển đẹp, nước trong, ít mặn... Vậy ngại gì không ùm xuống?
Bây giờ mà không tắm thì đúng là phí cả cuộc đời bạn ơi: vậy thì mời: bạn có mặc đồ tắm sẳn thì còn chần chừ gì nữa, nhào xuống nào. Nếu không có, muốn thay đồ mà lười lên quán thì cứ thay trên bãi (cuối tuần hay lễ lạc thì hổng biết nghen), muốn tắm tiên cũng được vì cũng chả có ai, nếu có ai cào ốc thì người ta cũng tít xa kia, hàng cây số - mà cũng chả ai buồn nhìn vì người địa phương có công việc của họ, việc của bạn là hòa mình với biển cả, là tắm biển lợ, là đùa nghịch với sóng...
Mình đi nhiều vùng biển rồi, mỗi nơi đều có nét độc đáo riêng nhưng gây ấn tượng thì tại Phú Quốc và tại đây - biển Sông Lô độc đáo vô cùng!
< Do nước lợ nên tắm xong rồi không thấy rít và rát da như các nơi khác.
Hả hê, "ăn hết biển rồi" thì về. Tiền gởi xe + ly cà phê đá là 10k, mềm mà.
< Đường về đẹp như  tranh. Bọn mình về tắm lại cho đúng "quy trình" chứ thật sự không thấy rít chút nào, cứ ngỡ như vừa từ... hồ bơi ra, mà hồ của villa chứ không phải hồ tập thể nhé.


Còn tiếp

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống