Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 4 November 2011

“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa. Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh. Ai lên Xứ Lạng cùng anh. Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…”. Từ bao đời nay, câu ca dao ấy như lời mời gọi du khách đến với Xứ Lạng để cùng khám phá cảnh quan thiên nhiên huyền ảo, thơ mộng, để được đắm mình trong những làn điệu then, sli, lượn ngọt ngào, đằm thắm, cùng những nét văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc nơi địa đầu Tổ quốc....
Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, Xứ Lạng không chỉ được biết đến với vị trí phên dậu biên thùy, nơi chứng kiến bao chiến công hiển hách của dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm mà còn nổi tiếng là một vùng sơn thủy hữu tình, một miền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Nhắc tới Lạng Sơn là nhắc tới phố chợ Kỳ Lừa - hàng trăm năm trước đã nổi danh là trung tâm buôn bán sầm uất của cả vùng biên ải; là nhắc tới “nàng Tô Thị” – biểu tượng cho lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam bồng con đứng đợi chồng, là nhắc tới chùa Tam Thanh, động Nhị Thanh với cảnh quan lung linh, kỳ ảo và những văn bia, hiện vật quý từ thế kỷ XV.

Nhắc tới Xứ Lạng, không thể không nhắc tới vùng núi Mẫu Sơn – nơi được mệnh danh là “đệ nhất hùng quan”, Đà Lạt của vùng Đông Bắc quanh năm sương mù bao phủ, những ngày giá lạnh còn có tuyết rơi. Bên cạnh những thắng cảnh bậc nhất đã đi vào thi ca, Xứ Lạng còn được biết với nhiều di tích lịch sử, văn hóa gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc, với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Từ di tích cổ sinh học, khảo cổ học thời tiền sử, sơ sử như Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng cách ngày nay hàng mấy chục vạn năm cho đến những di tích của các nền văn hóa Bắc Sơn - Mai Pha nổi tiếng sau này. Từ những di tích ghi dấu chiến công chống giặc ngoại xâm như ải Chi Lăng, Đường số 4, khu di tích Khởi nghĩa Bắc Sơn, khu du kích Ba Sơn... cho đến các di tích văn hoá - nghệ thuật: đình Nông Lục (Bắc Sơn); chùa Tam Giáo, chùa Thành, chùa Tiên, đền Kỳ Cùng, đền Cửa Tây, đền Tả Phủ; Đoàn Thành (TP Lạng Sơn) …

Là nơi sinh tụ của các dân tộc anh em: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Mông, Sán Chay,... Xứ Lạng cũng là quê hương của biết bao lễ hội truyền thống hấp dẫn, thú vị. Trải qua hàng nghìn năm dựng làng, giữ nước, đồng bào các dân tộc Lạng Sơn đã sáng tạo nên truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng. Từ chiếc nôi văn hóa ấy, lễ hội Lạng Sơn vừa mang đặc trưng của lễ hội cổ truyền Việt Nam và vùng Việt Bắc vừa mang sắc thái riêng.

Mỗi năm ở Lạng Sơn có hơn 300 lễ hội lớn, nhỏ chủ yếu diễn ra vào mùa xuân. Trong đó nổi tiếng nhất là các lễ hội: Lồng tồng, hội đầu pháo Kỳ Lừa; lễ hội chùa Tam Thanh, hội đền Kỳ Cùng-Tả Phủ, lễ hội Bắc Nga... Ngoài các giá trị về văn hóa, lịch sử, các lễ hội Lạng Sơn còn chứa đựng giá trị văn hóa - du lịch sâu sắc. Tham dự lễ hội của đồng bào các dân tộc Lạng Sơn, du khách được đắm mình trong những điệu hát then, sli, lượn, được khám phá nét văn hóa bản địa qua các phần nghi lễ, các trò chơi dân gian...

Một trong những nét văn hóa để Lạng Sơn trở thành điểm “dừng chân” làm say lòng bao du khách gần xa đó chính là văn hóa ẩm thực với hương vị đặc trưng mà không nơi nào có được. Từ lợn quay lá mác mật, vịt quay, khau nhục, phở chua, khẩu sli.... cho đến rượu Mẫu Sơn, tất cả đều chứa đựng những tinh túy của ẩm thực Xứ Lạng để dù ở nhà hàng sang trọng hay quán cóc vỉa hè thì những món ăn, thức uống độc đáo của mảnh đất này luôn khiến người thưởng thức nhớ mãi không quên. Ngoài ra, với sự ưu đãi của thiên nhiên, Lạng Sơn còn là xứ sở của những sản vật nổi tiếng như na dai Chi Lăng, quýt Bắc Sơn, hồng không hạt Bảo Lâm, lê Tràng Định...

Bề dày văn hóa, lịch sử cùng cảnh quan thiên nhiên thơ mộng đã tạo cho Lạng Sơn thế mạnh, tiềm năng to lớn để phát triển ngành “công nghiệp không khói”. Là một trong 3 cửa ngõ lớn nhất ở phía Bắc Tổ quốc, có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ đường biên; lại chỉ cách Hà Nội hơn 150km, vừa có đường bộ vừa có đường sắt đi lại thuận tiện, những năm qua, Lạng Sơn đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Trung bình mỗi năm, Lạng Sơn đón trên 1,5 triệu lượt khách du lịch đến tham quan, tham dự lễ hội, mua sắm. Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp các điểm du lịch, danh lam thắng cảnh, phát triển các sản phẩm du lịch của địa phương; Lạng Sơn đã và đang triển khai nhiều biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của văn hóa lễ hội, văn hóa ẩm thực để Xứ Lạng trong một ngày không xa sẽ trở thành một trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ nổi tiếng của đất nước .

Du lịch, GO! - Theo báo Langson và nhiều nguồn ảnh khác.
Tháp Bình Sơn hay còn gọi là tháp chùa Vĩnh Khánh nằm gần kề với chùa Vĩnh Khánh, thuộc thôn Bình Sơn, xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch. Tương truyền tháp có 15 tầng. Cứ theo các cụ ở địa phương thì trước kia, trên nóc tháp có một hình khối búp hoa sen chưa nở, bằng đất nung, tạo cho toàn thân tháp một dáng vươn lên khá đẹp. Hiện nay chỉ còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ, tất cả cao 16,5 mét. Tháp hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, cạnh cửa tầng dưới cùng là 4,45 mét; cạnh cửa tầng thứ 11 là 1,55 mét. Tháp được xây bằng 13.200 viên gạch nung.

Phần ruột tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân tháp lên ngọn. Bên ngoài, xung quanh tháp được ốp một lớp gạch vuông phủ kín thân tháp. Mặt ngoài của gạch ốp này đều có trang trí hoa văn rất phong phú như hoa chanh, hình lá đề, sư tử vờn cầu, rồng uốn khúc ... Có viên gạch được khắc một hình trang trí, có hình lại do 2 viên hoặc 4 viên ghép lại mới thành.

Đường nét trang trí ở đây rất tinh tế, phóng khoáng, hình dáng chắc khỏe, mang đầy sinh khí của nghệ thuật dân tộc thời kỳ phong kiến tự chủ cường thịnh thời Lý - Trần (thế kỷ XII - XIII).

Những khảo sát và nghiên cứu gần đây cho thấy gạch dùng để xây dựng tháp Bình Sơn được nung với độ lửa cao. Để cho các viên gạch có thể đứng với nhau theo một chiều cao dựng đứng mà không cần vôi vữa, những người xây dựng tháp đã sáng tạo những phương pháp lắp ghép khá độc đáo. Viên gạch được chế tác có mấu và có gờ chỉ để giữ lấy nhau, đó là phương pháp xây gạch khẩu ở chân bệ. Còn có cách khác là mỗi viên gạch có một lỗ hình thang, hai viên gạch xếp sát nhau, tạo thành một mộng cá và người ta đổ chì vào mộng cá đó để giữ 2 viên gạch với nhau, đó là phương pháp xây bằng cá chì dùng để dựng chân tháp.

Chân tháp có nhiều vành đai cánh sen chồng lên nhau làm cho khách tham quan có cảm tưởng như tòa tháp được mọc lên từ một bông sen lớn. Tầng tháp thứ nhất cao 2,27m, cạnh 3,30m, bốn mặt đều hình tổ tò vò và có sáu chữ nhật dọc, đế nào cũng có ba ô tròn trạm rồng nổi, thân rồng uốn tròn, nằm trên một nền cúc dây.

Các ô rồng này lại được đặt nằm trong khung khắc chìm các cánh hoa cúc có hình dấu phẩy. Các đế có hình rồng này được trang trí lá đề, hoa dây cuốn nổi. Tầng tháp thứ hai cao 1,68m, cạnh 2,27m, có một hàng cánh sen ngửa đỡ lấy những hàng gạch. Bốn khung cửa tò vò của tầng tháp này đều có mỗi bên tám khung hình chữ nhật, mỗi khung có hình đắp nổi một ngôi tháp nhỏ 5 tầng tỏa ánh hào quang với những đường chỉ chiếu ra bốn phía.

Ngoài bình tháp nhỏ, ta lại gặp nhưng mô típ trang trí lá đề, cúc dây, hoa dây cuốn nổi. Ở tầng thứ tám cũng có trang trí hình tháp nhỏ. Cả 11 tầng tháp đều được trang trí bằng nhiều loại hoa văn với các hình cánh hoa cúc, sư tử vờn cầu, sóng lượn lá đề, hoa chanh ... Mỗi tầng tháp đều có nhiều hàng gạch khẩu nhô ra làm mái. Theo lão họa sĩ dân gian Nam Sơn (nguyên là ông từ chùa Vĩnh Khánh) và các cụ già trong vùng thì ở mỗi ô cửa tò vò của các tầng thấp xưa kia đều có tượng Phật Bà.

Về niên đại tháp Bình Sơn, một học giả người Pháp tên là Bezacier cho rằng đây là "nghệ thuật Đại La", có nghĩa là nghệ thuật thuộc văn hóa Đường du nhập sang Việt Nam vào thời Cao Biền làm quan đô hộ xứ Giao Châu (khoảng thế kỷ thứ VII). Đây là một quan điểm muốn tách công trình nghệ thuật tạo hình tuyệt tác này ra khỏi văn hóa bản địa và mang tư tưởng miệt thị dân tộc ta, đề cao công cuộc "khai hóa" của kẻ xâm lược. Ngày nay, các nhà nghiên cứu nghệ thuật tạo hình Việt Nam đã khẳng định tháp Bình Sơn là một công trình nghệ thuật của Việt Nam, do bàn tay và khối óc của nhân dân Việt Nam sáng tạo vào thời Lý - Trần. Niên đại tuyệt đối của tháp còn là một vấn đề cần được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.

Truyền thuyết về tháp Bình Sơn:

Ngày xưa ở gần tháp Bình Sơn có một cái chợ. Mẹ con một người đàn bà không rõ từ đâu tới, dựng một cái quán bán nước bên gốc cây đa ở đầu chợ. Chú bé hàng ngày đi học, cứ nghe văng vẳng tiếng nói: "Cậu sắp sướng rồi". Chú bé kể với mẹ. Bà mẹ mang trầu nước ra quỳ dưới chân tháp, thắp hương khấn vái. Bỗng từ trên đỉnh tháp rợi xuống ba hòn đá như hình ông đầu rau. Bà mẹ bê về lều, kê bếp nấu nước. Đun nấu mãi, đã vẫn đỏ như gạch, không ám khói.

Ít lâu sau, có mấy người khách đi bán thuốc cao ghé vào hàng uống nước. Họ cứ nhìn cây tháp rồi lại nhìn thấy hòn đá kê bếp. Một người trong bọn khách nói: Bà cụ cho chúng tôi mấy hòn đá kê bếp, chúng tôi sẽ chỉ chỗ đất tốt để đặt mộ ông cụ. Ngay đêm ấy bà cụ đưa mấy người khách về quê, đem hài cốt chồng lên táng ở chân núi Sáng, tại quả đồi dân quanh vùng gọi là núi Hình Nhân. Khi bà mẹ hấp hối, gọi con đến dặn rằng: những người khách dạo xưa bảo bao giờ con có cờ, có kiếm thị phải lên tạ mộ. Trên đường đi gặp bất cứ ai, gặp bất cứ ai đều phải chém chết.

Người con lớn lên, lấy tên là Chiêm. Anh hay giúp đỡ mọi người, nên được dân làng rất yêu mến. Lúc đó trong vùng có một bọn cướp hay đến hành hạ dân lành. Anh Chiêm tập hợp những thanh niên cường tráng lên núi luyện tập, đêm về thay nhau canh gác bảo vệ dân làng. Mọi người tôn Chiêm lên làm thủ lĩnh. Thấy mình đã có cờ, có kiếm, nhớ lời dặn, Chiêm lên núi tạ mộ. Vừa ra đến ngõ, gặp người đàn bà chửa, lại đã từng giúp đỡ mẹ mình ngày trước, Chiêm không nỡ chém. Đến mộ, thấy có 2 con rắn, Chiêm cho là bố mẹ mình hiện hồn, bèn gác kiếm quỳ lễ rồi về.

< Ngôi chùa cổ Vĩnh Khánh cạnh tháp.

Hôm sau, Chiêm huy động người lên núi vác đá về lát đường qua xã Đồng Quế bấy giờ. Đường lát chỉ một đêm là xong. Không biết có bao nhiêu người tham gia, chỉ biết sáng hôm sau, dân đi làm nhặt được mấy gánh điếu cày về làm củi. Có kẻ xấu bẩm với quan trên là ông Chiêm đang chiêu mộ dân binh để mưu phản. Triều đình cho quân đi đánh dẹp. Nhưng quan quân cứ sang đến đất Lập Thạch là voi ngựa lại hí lên, không chịu đi nữa, phải quay về. Thanh thế ông Chiêm, vì thế ngày càng mạnh. Triều đình gọi ông là Ngụy Đồ Chiêm.

Mấy người khách bán thuóc cao ngày nào, ở bên Tàu xem thiên văn, biết là ông Chiêm không chém người, chém vật (nếu chém, thì ông chỉ được làm một chức quan nhỏ, đủ sống cả đời. Nhưng không chém, ông có thể làm vua, sẽ đánh sang cả Tàu). Họ tìm cách diệt ông. Họ đến gặp ông, và nói: ngôi mộ của cụ nhà đã phát, nhưng còn thiếu tay long. Ngài phải cho đào con lạch từ núi Sáng về qua mộ thì mới chóng thành công. Ngụy Đồ Chiếm lập tức cho đào ngay. Con lạch đào xong, ông bỗng thấy rã rời thân thể. Giữa lúc đó quân triều đình lại tràn sang, dân binh tan vỡ. Ngụy Đồ Chiêm ôm kiếm chạy vào cây tháp rồi biến mất.

Ngày nay ngọn tháp vẫn đứng sừng sững như thách thức thời gian và những con người đi tìm hiểu những câu chuyện xoay quanh nó.

Du lịch, GO! - Tổng hợp Simplevietnam, NTO và nhiều nguồn khác
Từ giã biển Sông Lô dưới ánh nắng chiều vàng, bọn mình nhận ra rằng vùng biển ít ai biết đến này vẫn đẹp như lúc say sưa truy tìm thông tin về nó trên mạng. Có thể biển ít xanh hơn do không phải mùa hè nhưng bù lại: an toàn hơn khi trước do bây giờ chả phải "lội sông ra biển Suối Ồ", he he.

Về lại nhà trọ tắm sơ qua một phát rồi ra phố, nhà nghỉ nơi bọn mình ở cách chợ gần cây số. Giấc chiều đến tối, trên con đường này có nhiều hàng quán cả hai bên đường. Ngồi ăn cháo vịt, gỏi vịt: 50k/ 2 người là no nóc, làm thên hai ly chè 12k là quá đô. Xong còn tán phét với mấy cô bán hàng đến tối mới về.

Nhà nghỉ có khoảng sân rộng để đậu các xế hộp, chung quanh có cây kiểng, ghế đá. Bọn mình ngồi hỏi chuyện với vợ chồng nhà chủ khá vui, lại biết thêm nhiều điều về vùng đất này. Dự định trước là sáng mai sẽ ra bãi biển Vạn Trâu, các trung tâm xã chừng 7km về phía Nam.

< Đường phố Bình Châu.

Mình nói sơ qua một chút về Bình Châu:

Bình Châu là xã thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 140 km, cách TP. Vũng Tàu và TP. Phan Thiết khoảng 45 phút ngồi xe hơi.
 < Bọn mình về ngay lúc các em tan học.

Theo từ điển thì xã Bình Châu có diện tích: 90,62 km², về địa lý: Phía đông giáp xã Tân Thắng (huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận), phía tây giáp xã Hòa Hội và xã Bưng Riềng, phía nam giáp biển Đông, phía bắc giáp xã Hòa Hiệp.
< Chầu "gỏi vịt" tuyệt cú mèo.

Bình Châu chỉ là một vùng đất nhỏ không mấy con đường nội ô. Tuy nai đường chinh của xã lại là QL55 cùng con đường ven biển phẳng phiu nối liền với những địa phương khác rất thuận lợi trong việc giao thương. Trong thật tế thì nói đến từ "Bình Châu" thì đa phần người thích du lịch đều nghĩ ngay đến Suối nườc nóng... nhưng thật ra thì nơi đây có nhiều thứ khác cũng tuyệt vời không kém. Suối nước nóng thì mình đã từng đến nhưng chuyến này ý định là nhắm đến những thứ khác hay hay, ví dụ như biển Sông Lô vừa ghé hôm qua.

< 5h30 sáng là lò dò dậy, đi đón bình minh. Hai chấm sáng màu xanh đỏ tít phía xa là đèn báo ở 2 đầu đê chắn sóng của khu neo thuyền - bọn mình sẽ ghé sau.
< Hồ Linh còn mờ ảo trong ánh ban mai.

Bình Châu có vùng biển giàu tiềm năng với hàng ngàn tàu thuyền đánh cá, dân cư đông đúc thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Là một xã nổi tiếng có nghề câu mực truyền thống, sản lượng đánh bắt trung bình hằng năm của Bình Châu đạt khoảng 8.000 tấn, tỉ lệ xuất khẩu chiếm 70%.
< Ngôi làng nhỏ chừng mươi căn nhà ven biển.

Người ta ví Bình Châu như “lá phổi xanh” của vùng miền Đông Nam bộ, hội tụ các lợi thế đa dạng sinh thái hiếm nơi nào có được. Vì thế, Bình Châu không những là địa chỉ hấp dẫn các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, tham quan du lịch mà còn là trung tâm giao thương giữa hai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Thuận.
< Ánh dương xem ra không vượt nổi những tầng mây.

Hiện nay Bình Châu đang thu hút các nhà đầu tư triển khai những dự án phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghĩ dưỡng. Nơi đây cũng thu hút du khách vì có Khu bảo tồn thiên, nhiên rừng nguyên sinh, suối nước nóng, núi Tầm Bồ và bãi biển Hồ Cốc thơ mộng và các bãi biền cát trắng trải dài hàng chục km...
< Người địa phương gọi đây là biển Vạn Trâu...

Biển Vạn Trâu mà mình nghe nhắc đến không phải là chỗ lạ vì những chuyến trước, đi ngang nơi này bằng đường ven biển thì lần nào cũng ghé lại hóng gió, nghỉ chân. Nhưng bây giờ thì mới biết danh xưng biển này qua lòi kể của nhà trọ, và hôm nay sẽ khám phá bãi biển tường tận hơn.

Ngoài tên "Vạn Trâu", cũng có người gọi đây là bãi "Tầm Bồ" vì đối diện bên kia là núi Tầm Bồ nho nhỏ, nơi có hải đăng Ba Kiềm.

< Còn mình gọi dốc xuống biển này là "dốc chúi", tưc là chúi nhủi!

Mọi khi bọn mình ghé ngang hóng gió cứ vứt đại xe trên đường rồi lông bông dưới này thoải mái. Chả biết trời xui đất khiến thế nào mà lần này mình tài lanh cho em Win xuống luôn dù em ấy từ chối là "hổng biết tắm".

Dốc không kém 40°, mình tắt máy, không gài số và thả trớn xuống - không biết xúi quẩy thế nào, chắc do người chồm tới nên chân đè lên cần số thành ra số 1, vậy là làm cái ầm - chúi nhũi!
< Trên đồi là hải đăng Ba Kiềm.

Quần gin dầy, không rách nhưng kéo ống lên thì ống quyển chân trái như xơ mướp, thiệt khỉ gió.
Không quá đau nhưng kiểu này cản trở cái vụ dzọc nước biển, he he...
< Biển đẹp, đá lục cục kéo dài cả cây số nên người ta gọi là "Vạn Trâu" cũng không sai. Trâu cha, trâu mẹ. trâu bự, trâu nhỏ... cùng loi ngoi tắm biển quanh năm.
< Té nhưng chân chưa què, còn leo trèo được.
< Bạn thấy biển đáng mê chưa?
< Trời vẫn u u, không nắng nổi... nhưng vậy mà mát.
< Đỉnh tảng đá to tự nhiên nút ngang, trông cứ như ông mập đội nón lá.
< Ánh bình minh ráng len lõi qua kẽ mây.
< Một ngư dân duy nhất mà bọn mình thấy tại đó: anh vừa sửa lưới đã giăng dưới biển hôm qua. Xong việc thì anh lên xe đâu cạnh mấy cúc đá, đạp máy chạy đi.
< Vạn Trâu nhưng mình thấy có cả những chú voi.
< Những bãi tắm có đá đẹp trước giờ mình đã từng thấy là Cà Ná, Long Hải, Kê Gà và Vạn Trâu.
Đá ở Mũi Yến (Tuy Hòa) cũng tuyệt cú mèo.
< Có lẽ nhờ đất bờ biển nơi đây không còn nhiều vì đường ven biển cặp sát ngoài kia - bằng không chắc cũng KDL nào đó mọc lên > coi như hết bài!
< Chụp về phía Nam: Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy "cái cục xi măng" 5 sao Hồ Tràm Strip mà khi mình đến Bình Châu đã chạy ngang qua.
Trên đường này, suốt dọc nhiều cây số có cắm bảng đỏ chữ vàng: "Khu vực biển nguy hiểm, cấm tắm", chẹp!
Có điều "cấm" là chuyện của... người dựng bảng. Riêng dân địa phương thì chốn này vẫn là chổ tắm của họ khi cuối tuần hay lễ tết.
Cấm để dân phải vào các resort hay những khu du lịch hay sao? Không phải ai cũng dư $.
Bãi thần tiên thế này thì không tắm là phí cả đời! "Nửa kia" không từ bỏ - Còn mình: chân trầy te tua xơ mướp rồi nên chịu thua, nhào xuống nước biển là rát thấu trời luôn - đành chịu thiệt!
Nói chung: muốn an toàn thì đừng ra quá xa (bà xã toàn tắm trong mép bờ), không lại gần các tảng đá khi có sóng to (vì có thể song xô bạn vào đá), không leo trèo lên đá dưới biển (dễ đứt chân vì hào ốc bám nhièu).

Cát lài, nước rất sạch, và mùa cuối năm rất ít con bù mắt.
Thỏa thuê đến 8h30, bọn mình trở về chợ Bình Châu ăn sáng.
Hồi xuống dốc đã "chúi" tại... xui, còn bây giờ lên thì quá phẻ: mấy cái dốc dựng này không si nhê gì với chiếc Win. Vào số 1 rồi cứ từ từ leo lên cái một.

Bạn có đến nơi này thật ra cũng không cần chạy xuống làm gì: cứ đậu trên mé đường, khóa cổ - cẩn thận hơn thì thêm khóa chân chống là ok. Nên đem theo một chai nước 5lL để tắm lại vì tại đây hoàn toàn không có dịch vụ gì đâu.

Còn tiếp

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống