Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 5 November 2011

Cộng đồng người H're ở Quảng Ngãi nói chung, một số dân tộc anh em khác trên đất nước Việt Nam đều có nền văn hoá văn nghệ truyền thống lâu đời khá đa dạng, phong phú và độc đáo.

Ở thôn Làng Teng (Plây wi Hteng), xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, có cây đàn "Vinh vut" là một loại nhạc cụ truyền thống lâu đời, được các nghệ nhân diễn tấu trong những ngày vui Tết thật độc đáo và hấp dẫn.

Cây đàn Vinh vút được làm bằng cây nứa mọc trên rừng. Người ta đi lên rừng tìm cây nứa (tiếng Hre gọi là: long Razêu), chọn những cây đã già, thẳng, dài chặt mang về để làm cây đàn Vinh vut. Cây còn tươi, người ta cắt bỏ phần mắt, chọn những ống bằng nhau để làm thành một cặp (cây đàn Vinh vut gồm có hai ống), một cây ngắn hơn, một cây dài hơn độ khoảng 5-10cm.

Chiều dài hay ngắn, to hay nhỏ của cây đàn tuỳ theo ống cây nứa. Có cây đàn dài từ 90cm đến 1m. Hai đầu cây đàn được những người có hoa tay chạm khắc lên những hoạ tiết hoa văn tuỳ thích, trông thật đẹp mắt. Đã thành những bộ cây đàn, người ta lấy dây rừng bó lại từng cặp với nhau, đem phơi ngoài nắng chừng vài ba ngày, rồi đưa lên trên giàn bếp lửa nhà sàn (Carinh) tiếp tục phơi càng lâu càng tốt, quá trình sử dụng ít bị ảnh hưởng về âm thanh, khói bếp bám vào làm cho ống nứa có màu vàng - đen, cây đàn đẹp hơn.

Xem ra việc làm được cây đàn Vinh vut là không khó. Nhưng, để "thổi hồn" vào hai ống nứa phát ra những âm thanh, tiết tấu, giai điệu làm cho người nghe phải mê hồn là một việc không dễ. Cây đàn Vinh vut là loại đàn đánh vỗ bằng bàn tay, dành cho phụ nữ con gái. Có những người tập vỗ cả mấy ngày liền, làm đỏ hết cả bàn tay mà vẫn chưa kêu chứ chưa nói đến chuyện thành điệu, thành bài. Chị em nào có đôi bàn tay tròn trịa, khoẻ khoắn mà mềm mại, có lợi thế hơn khi tập vỗ đàn Vinh vut. Có năng khiếu về âm nhạc, với sự đam mê và quá trình tập luyện thì mới có thể có bài diễn tấu hấp dẫn người nghe.

Biểu diễn đánh (vỗ) Vinh vut là tư thế ngồi quỳ hai gối, gồm có ba người: Một người ngồi bịt - thả đầu bên kia (đầu ngọn, thế dọc. Gọi là: Dhât); một người ngồi giữ đầu bên này (đầu gốc, thế ngang. Gọi là: Rup); một người ngồi vỗ đầu bên này (đầu gốc. Gọi là: Hpoh). Hpoh Vinh vut gồm có 7 bài (điệu) cơ bản.

Trong 7 bài của đàn Vinh vut đều có giai điệu, tiết tấu, sắc thái riêng. Vì vậy, khi đánh một bài nào đó đòi hỏi cả người bịt - thả và người vỗ (Dhât và Hpoh) đều phải có những kỹ năng xử lý thật ăn ý với nhau thì mới có thể tạo nên một bài nhạc hoàn hảo, hấp dẫn người nghe. Có được như vậy, dĩ nhiên cả hai người đều phải biết đánh thành thạo cả 7 điệu, và ít nhất thì cũng qua quá trình tập luyện với nhau...

Thời xưa, mùa cấy đã xong (khoảng giữa tháng 12 âm lịch) các chị em phụ nữ thường tổ chức với nhau tập đánh Vinh vut để chuẩn bị "trổ tài" trong những ngày vui ăn Tết. Thật vui biết bao, mừng mùa xuân về - mừng năm mới đến, Plây trên Làng dưới rộn rã những tiếng cồng chiêng, tiếng đàn Vinh vut, hát Talêu, Cachoi, đôi trai gái ngất ngây bên ché rượu cần... Làng - Plây muôn màu sắc hoa, muôn ngàn tiếng ca đến với mọi người, mọi nhà...

Du lich, GO! Theo báo Quangngai, internet
Là nơi đất chật người đông, tấc đất tấc vàng, thật khó tin khi nói rằng trong các quận nội thành Hà Nội vẫn còn chỗ cho tre mọc thành rừng. Nhưng điều đó lại là sự thật.

< Đây thật sự là một xứ sở của tre.

Đó chính là dải đất ngoài đê nằm song song với đường An Dương Vương (quận Tây Hồ), nơi tre mọc thành những bãi rộng lớn dài cả cây số bên sông Hồng. Tre ở đây mọc ken dày đến nỗi, dù trời đang nắng gắt nhưng không gian trong “rừng tre” vẫn mát rượi do ánh sáng mặt trời bị các tầng lá tre che khuất.

< "Rừng tre" kéo dài cả cây số, chạy dọc theo đường An Dương Vương.

< Tre mọc ken dày, che khuất mặt trời.

Đi xuyên qua những tán tre xanh mát, sông Hồng hiện ra với toàn bộ dáng vẻ bao la, hoang sơ và quyến rũ khiến cho lòng người không khỏi choáng ngợp.
< Bởi vậy, không gian ở nơi đây luôn mát rượi.
< Lá tre rụng tạo thành lớp dày trên mặt đất.
< Tre già thì măng lại mọc.
< Cảnh tượng này tưởng như chỉ gặp ở thôn quê.
< Hơi thở của tre xóa nhà nhịp sống phố phường.
< Lòng người trở nên thật bình yên.
< Đi xuyên qua những tán tre xanh mát, sông Hồng hiện ra với toàn bộ dáng vẻ bao la, hoang sơ và quyến rũ.

Du lịch, GO!
Theo Datviet
Vậy là Bình Châu không chỉ đơn thuần có suối nước nóng mà có 2 bãi biển mà bọn mình đã kể lại cho các bạn nghe và thấy. Nhưng thật ra bãi biển có thể tắm được vẫn còn, có chăng là mình chưa dò hỏi, chưa thử đến vui đùa với sóng biển thôi. 

< Trước ngã 3 đường.

Nếu "soi" trên bản đồ vệ tinh, bạn sẽ thấy phía Đông xã Bình Châu toàn là biển và bãi. Bài sau bọn mình lại kể tiếp đến một bãi biển khác tại đây nữa nhé.

Rời bãi Vạn Trâu về còn rất sớm nên mình ghé quán bên đường làm buổi điểm tâm - việc ăn uống ở địa phương này thì thường là giá mềm và hoàn toàn không ngại chuyện bị chặt chém như tại các địa danh du lịch nổi tiếng khác.

Xong bữa sáng rồi làm luôn ly cà phê trễ và chở bà xã về nhà trọ tắm lại, kế tiếp là cùng xách xe đi tiếp. Vậy đó: nhà nghỉ không ở bao nhiêu mà đi thì nhiều - du lịch mà, "đi" cho đã chứ!

< Leo dốc vào con lộ không tên...

Do buổi sáng chạy đường ven biển đã thấy một nhánh rẽ dưới kia nên dự tính sẽ vào thử xem đường này đi đến đâu.
< Bên trái là tường, dường như chỉ để ngăn cát tràn xuống.

Nhà nghỉ  Dung Tạo bọn mình ở nằm ngay mặt tiền đường ven biển, đối diện với trường tiểu học - cách ngã rẽ này hơn nửa cây số thôi. Vậy là đi!
< Không một bóng người - bọn mình đang đổ dốc, nhìn phía trái có tảng đá to chà bá nằm chắc cũng hơn thế kỷ qua...
Con đường chỉ là lộ đất đỏ, vừa từ đường lớn vào là thấy dốc liền. Hai bên con lộ nhỏ này là đất trống, cây bụi. Lâu lâu cũng có nhà nhưng không thấy người nào, chỉ thấy lộ và ta phon phon trên đường.
Hôm nay trời nhiều mây, sáng giờ kiếm chút nắng muốn lòi tròng nên càng phẻ cho hai kẻ lãng du.
Phía xa xa hình như có gì đó...
Hóa ra là một ngã 3: nhánh trái nhỏ hơn so với cua phải là nhánh chính nên mình quẹo phải (hướng này là hướng Bắc đây).
Lại thấy tường rào xây bằng gạch, có lẽ cũng để ngăn cát xăm lăng thôi - nhìn phía phải có ít nhà dân...

Rồi khi thấy hết những đụn cát bên trái thì hai bên chỉ còn là đất trống và những cây thấp, không còn nhà nào nữa...
Sự sống chỉ thể hiện trên những chú bò quan quẩn nhai cỏ ven đường...

Bọn mình vẫn chạy và lại thấy "nhà", nhà đây là "nhà" của những người đã sang thế giới bên kia, người ta gọi là mả! Ôi chao, vô số cả bên phải lẫn bên trái với hàng hàng lớp lớp, to có, nhỏ có...

Cuộc sống là vậy mà, đã sống thì cũng có lúc về với đất mẹ - ai ai cũng... có phần, không thể có chuyện sống đời được.
< Vẫn chạy thẳng theo lộ, bỏ qua một ngã 3: cuối cùng bọn mình chạm mặt với QL55 - Queọ phải là về Bình Châu.

Vậy là đã rõ một con đường nhỏ tại Bình Châu. Khi về mình sẽ vẽ đường này trên Wikimapia được rồi!
< Tới khúc này rồi thì ghé qua suối Nước nóng vậy.
Bảng ven đường là bảng giới thiệu Khu du lịch Suối nước nóng Bình Châu.
< Đường tốt, chỉ nhỏ hơn QL55 một tý.
Mà đường vào khu du lịch nổi tiếng này thì đương nhiên phải ngon rồi.

Ngã 3 trong hình: nếu quẹo trái là vô suối nước nóng, rẽ phải là đường đất - theo ngõ này bạn có thể đi về thị trấn Hòa Bình được đấy.
< Đường cũng vắng teo, mùa thấp điểm của du lịch mà.
< Tới nơi rồi...
Bảng chào kề bên...
Mấy năm trước có vào một lần: rong chơi chứ tắm bùn: nói thật là thấy ghê ghê...
Còn tắm nước nóng thì sợ "chảy mỡ" nên cũng không khoái.
Lần này ghé vào, giá vé là 30k/người chưa tính các thứ phụ trội...
Vậy nên bọn mình không vô...
... mà chỉ quanh quẩn ở ngoài hóng gió. Nhưng ở ngoài cũng rất oi bức, có vẻ như nhiệt cũng tỏa ra tận ngoài đây.
Vậy nên qua xe ra, vọt về.
Về nhà thì còn sớm nên lại ghé vào nhà anh Ba Đen ở  bãi biển Sông Lô.

< Ảnh bên là hồ tôm có rất nhiều tại đó nhưng mùa này không nuôi, hồ không hoạt động.
Mình kêu ly cà phê đá, bà xã lon 7UP...
... và thành quả lớn là bức ảnh bên: đường ra biển Sông Lô.
Giá phải trả là... 20k dù chỉ ngồi uống nước và... tán phét cùng anh Ba, chị ấy tính cả tiền "gửi xe" dù mình ngồi ngay tại đó à? he he...
Về ghé chợ mua tiêu, hạt tiêu vùng này trồng khá nhiều, có vẻ ngon và ít vỏ.
Và ghé quán ăn làm bữa cơm trưa: trông khá giống cơm phần công nhân nhưng khá chất lượng: 20k/phần.
Lúc này đã sắp giữa trưa, hết một buổi.

Còn tiếp


Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần cuối

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống