Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Thursday, 10 November 2011

Du lịch sinh thái biển - đảo là một tiềm năng to lớn của tỉnh Cà Mau.

Với chiều dài bờ biển từ biển Đông sang biển Tây (Vịnh Thái Lan) dài 254km, vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền trên 71.000km2 là một trong những vùng biển có tiềm năng thủy sản rất đa dạng và phong phú của Tổ quốc.

Hệ thống biển - đảo của Cà Mau gồm các cụm đảo nổi tiếng: Cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc... các cụm đảo này vừa có vị trí quan trọng trong an ninh quốc gia vùng trời, vùng biển và ven bờ biển của Tổ quốc, vừa là các thắng cảnh hoang sơ hấp dẫn cũng như các di tích lịch sử, có tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch sinh thái biển - đảo ở Cà Mau.

< Đảo Hòn Khoai.

Cụm đảo Hòn Khoai với các đảo nhỏ nằm gần nhau trong một hệ thống hết sức sinh động giữa biển khơi là Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Quy, Hòn Đá Lẻ, với tổng diện tích khoảng 577ha, trong đó Hòn Khoai có diện tích lớn nhất khoảng 420ha với độ cao hơn mặt biển khoảng 300m. Cụm đảo Hòn Khoai thuộc địa bàn xã Tân Ân huyện Ngọc Hiển, cách đất liền khoảng 18km. Ở đây có thể thưởng thức mặt trời mọc ở đằng đông và lặn ở đằng tây trên mặt biển bao la hùng vĩ.

Đảo Hòn Khoai là một thắng cảnh xinh đẹp nên thơ và hữu tình với các loài cây đa dạng xanh tươi, với những dốc đá lối mòn vắt vẻo từ bãi cát vàng óng ả, êm dịu với nước biển trong vắt, uốn lượn ở chân núi ven biển dẫn lên đỉnh núi, với mạch nước ngầm hòa thành suối nhỏ, ngọt lành, mát rượi, ngày đêm rả rích len lỏi chảy theo các hẻm đá cung cấp nước ngọt cho người đi biển ghé qua đảo, với những thảm rừng nhiều tầng cây đan xen cả cây hoang dã thiên nhiên và các cây ăn trái quen thuộc trong rừng và đặc biệt cả những cây cỏ dược liệu quý hiếm như cây huyết rồng, vừa hoang dã bí hiểm nhưng lại vừa thơ mộng gần gũi với con người ở vùng đất cuối trời Tổ quốc. Đảo Hòn Khoai là chứng tích lịch sử Nam Bộ với ngọn Hải Đăng trên biển gắn liền với Khởi nghĩa Hòn Khoai và người anh hùng Phan Ngọc Hiển của Cà Mau hào hùng trong kháng chiến.

Cụm đảo Hòn Chuối gồm Hòn Chuối và Hòn Hàn nằm về phía biển Tây vùng biển Sông Đốc thuộc huyện Trần Văn Thời cách xa bờ biển khoảng 35km, độ cao 154m và diện tích 58ha. Đây là một thắng cảnh biển đảo phía Tây, vừa giàu tiềm năng thủy sản, là điểm nghỉ chân trên biển của các ngư dân.

Cụm đảo Hòn Đá Bạc chỉ cách bờ khoảng 1km, nằm trong địa phận xã Khánh Bình Tây huyện Trần Văn Thời với diện tích 14,5ha, là một cụm đảo giao lưu gần gũi với các hoạt động của người dân đi biển và các bí ẩn núi đá dấu ấn đời xưa. Hòn Đá Bạc ven biển Tây với những khối đá lớn trơn nhẵn, những thảm rừng xanh thẳm lối mòn trên đá và các hang ngầm sát mé biển nhiều bí ẩn cần được khai thác, trên triền núi đá cao là nơi thờ phụng bộ xương Cá ông của những người dân biển Cà Mau.

< Hòn đá Bạc - Cà Mau.

Một điều hết sức thú vị là Cà Mau ở vào vị trí được coi là khá trung tâm của vùng Đông Nam Á, trong vòng tròn bán kính 1.500km, thì hầu như sẽ gặp các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Philippines... là một vùng đang trỗi dậy để phát triển và đây cũng là vùng có nhiều sinh cảnh tự nhiên cũng như nền văn hóa khá đa dạng và sinh động của Đông Nam Á. Nếu chúng ta mở rộng được các khả năng giao lưu qua du lịch sinh thái một cách mạnh mẽ sẽ tạo cho Cà Mau khả năng phát triển kinh tế xã hội qua con đường phát triển du lịch và hội nhập. Cần khai thác lợi thế vị trí trong giao lưu hội nhập quốc tế đường hàng không, giao thông vận tải biển, du lịch biển hải đảo trong khu vực và các cảng biển trong hội nhập kinh tế và văn hóa trong khu vực.

Bãi Khai Long nằm về phía đông - nam đất mũi Cà Mau với bờ biển giồng cát, có bãi biển cát mịn bao la thoai thoải nghiêng về biển Đông mở rộng dần ra theo năm tháng.

Bãi cát Khai Long nằm trong hệ thống bãi cát đất Mũi Cà Mau từ Xóm Mũi cho đến Kinh Năm chiều dài bờ biển khoảng 16km, chiều rộng cách bờ khoảng 1-2km, mà theo các nghiên cứu địa chất đã cho thấy những đặc điểm rất ngạc nhiên và lý thú. Bãi Khai Long nằm trong một quần thể chung du lịch sinh thái Mũi Cà Mau - bãi Khai Long - Cửa biển Ông Trang nơi tiếp giáp giữa biển và bờ biển hoang sơ đầy nắng gió và cây rừng bạt ngàn, tạo ra một sức hấp dẫn nhiều mặt cho du khách trong tỉnh, trong vùng ĐBSCL và trong hội nhập quốc tế với bạn bè khắp năm châu.

Bãi Bồi Cà Mau là vùng giao lưu của triều biển Đông và biển Tây bồi đắp nên và đang tiến nhanh ra biển hàng năm vài trăm hécta, cùng với đất là việc phát triển theo diễn thế tự nhiên hình thành rừng ngập mặn, với nguồn lợi vô cùng phong phú của các loài tôm cá giống cũng như nguồn lợi thủy sinh ở Bãi Bồi.

Khu bảo tồn thiên nhiên Ông Trang với các sinh thái cảnh quan của các diễn thế phát triển rừng ngập mặn rất lý thú cho nghiên cứu khoa học và tìm hiểu về hệ sinh thái của thiên nhiên ven biển.

Đây là một vùng đất do bồi lắng tự nhiên gồm có Cồn Trong cửa sông Ông Trang đã tồn tại khá lâu đời và Cồn Ngoài cửa sông Ông Trang, mới xuất hiện trong thời gian gần đây, đang hình thành và phát triển các diễn thế tự nhiên về các hệ sinh thái, là nơi trú ngụ của các loài thủy sản tính đa dạng sinh học khá điển hình của đất ngập nước.

Vùng biển Cà Mau có nguồn tài nguyên hải sản rất lớn, là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng lớn và đa dạng các loài hải sản có giá trị kinh tế cao, đa dạng các loài thủy sản. Vùng biển này khá thanh bình, rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái trên biển và hải đảo, đặc biệt cả du lịch trong lòng biển qua phương tiện thám hiểm cũng như vui chơi, bơi lội trong biển và các hải đảo thơ mộng và hoang dã trên biển.

Cà Mau có tiềm năng du lịch rất lớn, đặc biệt là du lịch sinh thái, mà trong đó du lịch sinh thái biển - đảo có tiềm năng rất to lớn, cần phải được khai thác trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Du lịch sinh thái biển - đảo cần phải được quan tâm đầu tư phát triển ngang tầm với tiềm năng vốn có của tự nhiên để trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Du lịch, GO! - Theo báo Datmui, internet
Bên cạnh các loại rượu ngâm, nấu, đồng bào Cơ tu sinh sống trên dãy Trường Sơn còn có đặc sản rượu rừng lấy trực tiếp từ các loại cây tr’đin, t’vạc, adương.

< Già Ploong Cril đang thu hoạch rượu tr'đin.

Để lên men thành rượu, người Cơ tu có kinh nghiệm lấy vỏ cây chuồn (cây này có hai loại: apăng và zuôn) lột vỏ phơi khô và ngâm vào ống đựng nước tr’đin hay t’vạc, dung dịch tự lên men uống đăng đắng - chát - thơm ngọt rất dễ chịu.

Theo các già làng và những người có kinh nghiệm “cất” rượu tr’đin, muốn lấy rượu thì phải đục vào thân cây tr’đin. Trước tiên, bằng con mắt nhà nghề, nhìn lên cây tr’đin để xác định cây có trúng thời điểm đục thân ra nước không. Thông thường, lúc đọt mới nhú lên gần ngang bằng lá già là thời điểm lý tưởng để đục vào thân lấy nước.

< Hứng rượu từ thân cây.

Khi đã xác định chính xác như trên, người Cơ tu làm cầu thang lên giàn bằng nhiều cây lồ ô buộc với nhau bằng dây mây cho chắc sau đó leo lên giàn ngồi và đục, tính từ ngọn xuống chừa lại 4 cuống lá già, tại cuống lá già thứ tư từ trên xuống, đục đối diện với cuống lá này.

Đục xong, thấy ở trong đọt trắng mềm là khả năng ra nước nhiều, ngược lại nếu đọt trong cứng vàng thì ít. Sau khi đục xong, mỗi ngày lại cắt mỏng đi một lớp để tạo “vết thương” và khi nào thấy có đọt mới nhú ở trong lên thì sắp có nước chảy ra. Thông thường 3-6 ngày nếu thấy có nước trăng trắng, sệt sệt tứa ra.

< Người đàn ông Cơ tu này đang "chiết" rượu trên cây.

Già Ploong Cril cho biết: Cây tr'đin thích hợp nơi ẩm ướt, râm mát, gần các khe suối. Tr'đin trồng 6 - 7 năm thì cho khai thác. Cây có thể "cho rượu" đến trên 30 năm tuổi.

Chúng tôi rất ấn tượng khi đến thăm "vườn rượu" tr'đin của già Ploong Cril ở xã Bhalêê, huyện biên giới Tây Giang, Quảng Nam. Già Ploong Cril leo thoăn thoắt lên giàn để chiết rượu tr'đin tươi xuống mời chúng tôi nếm. Một vị thơm, chát nhè nhẹ làm tê tê đầu lưỡi như rượu sâm banh.

< Sơn nữ Bhnướch Thị Oom đang leo cây tà vạt lấy rượu.

Cùng chúng tôi uống rượu tr'đin ngay dưới tán rừng tr'đin mát rượi, già Ploong Cril cho hay:

Rượu tr'đin có thể để được vài tháng nhưng phải thay vỏ cây (apăng) thường xuyên. Nếu không dùng hết rượu một lúc tuyệt đối không múc dùng ít một, rượu dễ bị chua, không để lâu được.




< Lão bà Calâu Bếu giới thiệu rượu đặc sản dân tộc Cơ Tu.

Nếu nước ra nhiều từ vết cắt thì làm máng để nước tr’đin chảy vào ống lồ ô lớn hứng sẵn (trong ống lồ ô đã bỏ vỏ apăng để lên men). Từ đó cứ mỗi ngày đến cắt một lát mỏng chỗ “vết thương” và lấy tr’đin về uống. Trung bình mỗi cây tr’đin cho ra khoảng 10 - 15 lít một ngày đêm. Còn nếu cho trẻ con và phụ nữ uống ngọt thì không bỏ apăng, nước ngọt lịm và thơm ngon như hương vị đường thốt nốt.

“Hũ rượu” này tuy nằm trên cây cao nhưng cũng thu hút bởi các côn trùng như ong, bướm, chim, sóc, chuột… vì thế xung quanh ống lồ ô, đồng bào che, bịt lại bằng một loại bùi nhùi lấy từ bẹ của chính loại cây tr’đin.

Rượu tr’đin để vài tháng được nhưng phải thay vỏ cây apăng thường xuyên. Đồng bào có tục lệ là khi uống rượu tr’đin thì không đổ phần thừa trong chén vào bếp tro nóng, họ cho rằng làm như vậy, cây tr’đin cho rượu sẽ tắt nước hoặc không chảy nước trong một thời gian.

< Oom đang đi xuống gốc tà vạt.

Cây tr’đin sống thích hợp nơi ẩm ướt, râm mát, nơi gần các khe suối. Ngoài ra, người cơ tu còn trồng nó bằng hạt và nếu có cây nhỏ thì nhổ cây con mang về trồng gần nhà. Người có kinh nghiệm thường chọn lấy giống từ cây to, cao, lấy hạt dẹt (hạt cái). Một cây tr’đin thường ra 4-5 buồng trong 4-5 năm. Một buồng ra hàng vạn trái, một trái thường 1-2 hạt.

Nên lấy hạt ở buồng ra thứ nhất, thứ nhì về sau khi thu hoạch nước ra nhiều hơn, cây sống thọ không ra buồng sớm. Còn hạt tròn (là hạt đực), cây sớm ra buồng, không thọ và nếu lấy hạt ở buồng ra cuối cây tr’đin trồng ít ra nước. Kinh nghiệm của đồng bào là chỉ nhổ cây ươm đem trồng khi đã có đọt mới nhú lên khoảng 10-15 cm trở lên để cây có rễ non, dễ sống.

Cây tr’đin sinh trưởng tương đối nhanh 6 - 7 năm, từ ngày trồng thì khai thác được. Có nhiều cây thọ lâu có thể trên 30 năm vẫn “cho rượu” đến khi ra buồng thì mới hết thời gian khai thác (ngược với cây t’vạc). Song cũng có cây khai thác một lần rồi đã ra buồng không khai thác được nữa .

< Rượu của bà con Cơ tu tại Hội chợ làng nghề Việt 2009 tại Đà Nẵng.

Các làng người Cơ tu miền sơn cước Quảng Nam nơi nào cũng có cây t’vạt nhưng cây t’đin thì chỉ có ở Tây Giang, nơi sát biên giới Việt Lào.

Theo dân làng Bhalêê, già Ploong Cril là người đầu tiên mang hạt giống cây tr'đin này ở biên giới Việt Lào về trồng cách đây hơn 20 năm. Hiện nay, tr'đin được nhiều người ở địa phương trồng. Riêng vườn tr'đin của già Ploong Cril có hơn 100 cây, trong đó khoảng 50 cây đã cho rượu. Hiện, giá mỗi lít rượu tr'đin là 15.000 đồng.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Danviet, 24H và nhiều nguồn ảnh khác
Trước ngày hội đua ghe ngo, các chùa phải chuẩn bị cách đó cả tháng để tuyển chọn các tay bơi là những chàng trai Khmer khỏe mạnh trong các phum sóc để tập dượt sức dẻo dai, bơi đều nhịp mái chèo.
Người Khmer có nhiều lễ hội, trong đó Lễ hội Oóc - Oom - Bóc và đua ghe Ngo truyền thống là lớn hơn cả và là lễ hội sau cùng trong năm. Lễ hội Oóc - Oom - Bóc (còn gọi là Lễ hội cúng trăng), nhằm tưởng nhớ, tạ ơn thần mặt trăng - vị thần phù hộ cho mưa thuận gió hoà, vạn vật tốt tươi, đưa thuỷ triều ra sông, phù hộ bà con trong phum sóc an lành và thành đạt.

Hàng năm, đến rằm tháng 10 âm lịch theo lịch Phật Nam tông, đồng bào Khmer Nam Bộ lại nô nức đón mừng Lễ hội Oóc - Oom - Bóc. Những năm gần đây, Bộ VHTTDL chọn Lễ hội Oóc - Oom - Bóc Sóc Trăng là lễ hội "Văn hoá đồng bằng" (1 trong 15 lễ hội quốc gia). Năm nay lễ hội diễn ra trong 2 ngày 9 và 10.11.

< Mỗi dịp thi đấu, các thành viên của các đội đua ghe lại có cơ hội gặp gỡ, giao lưu trò chuyện.

Đua ghe Ngo là dịp bà con Khmer Nam Bộ vui chơi sau những ngày lao động vất vả. Loại hình thể thao hấp dẫn, sôi động này bắt nguồn từ phong tục xa xưa của người Khmer. Tương truyền, chiếc ghe Ngo xưa là phương tiện được trang bị cho quân dân để đánh giặc trên sông nước. Mỗi chùa đều có một chiếc, được bảo dưỡng cẩn trọng.

< Mỗi chiếc ghe ngo có những biểu tượng khác nhau thường là kha la (con cọp), rồng, sư tử, cá Poon-co... Trước khi thi đấu, các đội đua thường làm lễ cúng vị thần phù hộ cho ghe.

Hàng năm, vào dịp rằm tháng 10, thuyền được trang trí đẹp, treo đèn kết hoa đi đến Angkor wat để thỉnh kinh phật. Trên đường về, mọi người bày ra chuyện đua để xem ghe nào về trước, đem kinh phật chép lên lá thốt nốt trước để phổ biến cho bà con phum sóc trước là đội thắng cuộc.
Trước ngày hội đua ghe ngo, các chùa phải chuẩn bị cách đó cả tháng để tuyển chọn các tay bơi là những chàng trai Khmer khỏe mạnh trong các phum sóc để tập dượt sức dẻo dai, bơi đều nhịp mái chèo.

< Trong đua ghe ngo, việc cầm lái, giữ lái để chiếc ghe đi đúng hướng là yếu tố quyết định đến tốc độ của chiếc ghe.

Ghe Ngo là một dạng thuyền độc mộc dài từ 25 - 30m, rộng từ 1 - 1,4m, có đóng nhiều thanh ngang vừa cho hai tay bơi ngồi theo từng cặp suốt chiều dài ghe. Mỗi ghe đua thường có 46-60 người. Người điều khiển nhịp chèo ngồi trước mũi ghe thường là vị chức sắc hay người lớn tuổi được nể trọng trong bổn sóc có kinh nghiệm đua ghe lâu năm và có người đứng giữa ghe thổi còi phụ hoạ theo nhịp bơi của người điều khiển và 5 - 6 người bơi lái ghe.

Dầm bơi gọi là chà-rqua, làm bằng gỗ nhẹ, dẻo, không thấm nước, bản rộng, mỏng và tròn dần về cán. Mỗi chiếc ghe Ngo có những biểu tượng khác nhau thường là khala (con cọp), rồng, sư tử, cá pon - co… Hằng năm, ghe Ngo được tu bổ và hạ thuỷ tập trước cuộc đua. Khi hạ thuỷ phải làm lễ cúng vị thần phù hộ cho ghe.

Đua ghe ngo thường hai chiếc (một cặp), thi đấu 1.200m đối với nam, 800m đối với nữ. Vào ngày đua, cả một đoạn sông chật kín người hai bên bờ, tiếng trống, cùng dàn nhạc ngũ âm, tiếng còi rộn rã từng hồi. Khi một hồi còi hiệu lệnh xuất phát, từng cặp ghe đua phóng nhanh về đích. Tiếng trống, tiếng loa vang vang hoà trong tiếng reo hò vỗ tay cỗ vũ náo động cả mặt sông.

Du lịch, GO! - Theo Danviet, ảnh internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống