Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 11 November 2011

Nếu có dịp về với đất Yên Dũng (Bắc Giang) vào cữ gió heo may về, thế nào bạn cũng sẽ được chiêu đãi một trong những món ngon và hiếm được chế biến từ cua da bởi lòng hiếu khách của người dân nơi đây.

< Món cua da hấp bia.

Có một loài cua sống trong các ghềnh đá ở đoạn sông Cầu chảy qua địa phận một số xã ven sông huyện Yên Dũng (Bắc Giang) như Đồng Việt, Đồng Phúc, Thắng Cương mà dân trong vùng quen gọi là “cua da”. Loài cua này rất đặc biệt ở chỗ chỉ thấy vào mùa lạnh, càng lạnh càng "ra" nhiều và chỉ xuất hiện trong thời gian khoảng hai tháng (tháng 10 và tháng 11 âm lịch) hằng năm.

Đây là một loài cua sông cỡ bằng con ghẹ, về hình thức cơ bản trông giống loài cua đồng, nhưng chân dài hơn, mình to gấp ba, bốn lần cua đồng và mang một số đặc điểm khác biệt với họ nhà cua. Đó là hai càng của giống cua này có hai lớp lông như rêu bám vào, yếm cua cũng có lớp diềm rêu điệu đà. Chính cái lớp lông rêu này đã khiến nhiều người băn khoăn về tên gọi của nó: “cua ra, cua da hay là cua gia?”.

Có người nói phải gọi là “cua ra” vì gắn với câu tục ngữ “Tháng chín cua ra, tháng ba cua vào”. Có người lại nói phải gọi là “cua da” vì loài cua này có một lớp da trên càng. Có người lại bảo phải gọi là “cua gia”, vì đơn giản tên gọi ấy nghe có vẻ hay hơn, hợp lý hơn. Cho đến bây giờ, khi đã để tâm tìm hiểu, tôi vẫn không biết tên gọi đích thực của loài cua này và theo như phân tích, tôi tạm gọi theo quan điểm thứ hai, “cua da”.

Anh Phạm Văn Trường (42 tuổi, xóm Cựu Trên, xã Đồng Phúc, Yên Dũng), người có thâm niên trong nghề thu gom và bán cua da cho các nhà hàng đặc sản trong huyện, thành phố và một số tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội, cho hay: “Khoảng 10 năm về trước, người đi chài lưới rất ghét loại cua này vì nó rất tanh. Nhưng từ khi người dân biết ăn cua bằng cách hấp bia, có xả, gừng nhâm nhi cùng thứ rượu nếp thơm nồng nút bằng lá chuối; biết giã ra nấu riêu ăn với bún có kèm rau sống cùng một chút hoa chuối thì nó trở thành đặc sản”.

Cũng theo anh Trường, thị trường cua da ngày càng sôi động, những năm trước cua da có giá 30.000- 40.000 đồng rồi tới 100.000 đồng, và đến nay đã là 160.000 đồng/kg. Thu nhập từ cua đã giúp một số hộ dân nơi đây giảm nghèo, có cuộc sống ấm no. Tuy nhiên, do giá trị tăng cao nên nhiều người đi săn lùng cua da, do vậy lượng cua ngày càng hiếm. Đặc biệt, nó chỉ có ở một số khúc sông thuộc địa phận vài xã vùng hạ Yên Dũng, và xuất hiện trong vòng hai, ba tháng rét cuối năm nên giá trị của cua da ngày càng tăng do xuất phát từ yếu tố “hiếm” mà thành “quý” chăng?

Theo kinh nghiệm của người dân làng chài nơi đây, cua da có thể được chế biến thành nhiều món như: cua hấp bia, cua rang muối, cua chiên, cua giã nấu canh… Nhưng ăn cua da ngon nhất và đơn giản nhất là đem hấp bia.

Bỏ cua vào thùng, xả nước và xóc mạnh cho sạch. Mỗi con cua to nặng 100g-200g, xếp vào nồi, rắc thêm chút bột canh, bỏ thêm xả, gừng, rót bia xâm xấp mình cua, đặt lên bếp. Để lửa thật nhỏ, đun li ti cho đến khi bia sôi lăn tăn thì bật lửa to cho sôi bồng lên là bắc ra. Lửa nhỏ để giữ cho càng và chân không bị rụng, đồng thời để gia vị ngấm, khử mùi tanh.

Khi cua chín có màu vàng cam rất hấp dẫn. Thịt cua ngọt, lớp vỏ ở chân và càng cua khá mềm, khi ăn không cần dùng đến kẹp như cua hay ghẹ biển. Ăn cua da chấm bột canh pha mù tạt kèm nửa quả chanh vắt vào thì không gì thú vị bằng.

Thật cảm ơn cho người đưa món cua này vào thành món đặc sản. Nó không chỉ giúp người dân nơi đây tăng thêm thu nhập, mà còn góp phần đưa vùng đất này có thêm một món đặc sản “của hiếm cua da”.

Du lịch, GO! - Theo Tuoitre, internet

Thursday, 10 November 2011

Dinh của vị vua cuối cùng, biệt điện của người phụ nữ được mệnh danh "đệ nhất phu nhân" hay ngôi nhà cười là những dinh thự mang dấu ấn rất riêng của Đà Lạt.

Dinh I

Dinh I là một hệ thống công trình rất lớn ở đường Trần Quang Diệu, thuộc phường 10, thành phố Đà Lạt, cách trung tâm Đà Lạt 4km.

Dinh được quốc trưởng Bảo Đại mua lại của một vị quan chức người Pháp vào năm 1949, sau đó cho sửa sang lại và chọn làm tổng hành dinh cho Hoàng triều cương thổ của mình. Đến năm 1956, khi được chọn làm dinh riêng cho tổng thống, chính quyền Ngô Đình Diệm đã xây dựng thêm các công trình phụ khác cho dinh như đường hầm thoát hiểm, nhà cho các sỹ quan... Sau khi Ngô Đình Diệm bị trừ khử, dinh được dùng làm nơi nghỉ mát của các nguyên thủ quốc gia kế tiếp của chế độ cũ cho đến năm 1975. Sau năm 1975, Dinh được dùng làm nhà khách của Trung ương và sau đó do Công ty DRI quản lý và sử dụng.

Dinh I nằm trên một ngọn đồi với độ cao 1550m có rừng thông bao quanh, tổng diện tích khoảng 60ha. Tòa nhà chính của Dinh gồm một tầng hầm, một tầng trệt, một tầng lầu. Tầng trệt có các phòng tiếp khách, hội nghị..., tầng 1 là các phòng ngủ với hành lang dọc lối đi. Các kiến trúc phụ khác gồm vườn thượng uyển, nhà nghỉ cho sỹ quan, hầm thoát hiểm...

Dinh nép mình dưới hàng thông xanh mướt. Lối vào dinh là một con đường rải nhựa với hai hàng cây tràm thân trắng cao vút. Đây là con đường in dấu trong rất nhiều album ảnh cưới của giới trẻ. Cuối con đường là một đảo hoa hình oval trồng nhiều loại hoa hồng vừa có tác dụng làm đẹp vừa làm bình phong trang trí để xoay chuyển hướng đến sảnh đón chính của toà nhà.

Dinh II

Dinh II là dinh thự mùa hè của toàn quyền Decoux hay còn gọi là Dinh toàn quyền, là nơi ở và làm việc của toàn quyền Decoux vào mùa hè hàng năm (từ tháng 5 đến tháng 10). Do các kiến trúc sư A.T. Kruzé, D. Veyssere, A. Léonard thiết kế, kiến trúc sư P. Foinet trang trí nội thất.

Dưới thời Ngô Đình Diệm, Dinh 2 trở thành nơi nghỉ mát của gia đình Ngô Đình Nhu. Năm 1964 khi tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền, ông chọn Dinh II làm Tổng hành dinh để nghỉ mát.

Dinh tọa lạc trên một đồi thông cao 1539m và được bao bọc bởi hai đường Trần Hưng Đạo và Khởi Nghĩa Bắc Sơn. Tổng diện tích của dinh khoảng 26ha, trong đó khu dinh thự 10ha và khu vực cảnh quan 16ha.

Cũng như dinh I, dinh II gồm 1 tầng hầm, 1 trệt và một lầu với sự sắp xếp phòng như nhau, nhưng dinh II rộng hơn, tráng lệ hơn và hiện đại hơn từ vật liệu xây dựng đến nội thất bên trong. Đặc biệt, từ lầu Vọng Nguyệt của dinh II, bạn có thể nhìn thấy hồ Xuân Hương gợn sóng, đồi Cù xanh mướt cỏ, đỉnh núi Lang Biang ẩn hiện trong mây.

Dinh III

Nằm trên ngọn đồi có độ cao 1539m ở đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt 2km là Dinh III, tên gọi để chỉ biệt điện của vua Bảo Đại vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ 1948 rồi thành lập "Hoàng triều cương thổ" vào 1950, nơi đây còn được gọi là biệt điện Quốc trưởng.

Dinh được xây dựng từ năm 1933 do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế.

Nếu từ ngoài cổng bước vào, dinh III tạo cảm giác đơn lẻ và không uy nghiêm lắm, thì từ trên lầu vọng nguyệt, bạn sẽ khám phá vẻ đẹp hoàn hảo của dinh. Đó là những cụm hồng theo bố cục đối xứng, một bồn hoa rộng phía trước dinh, những con đường nhỏ xen cỏ và một góc thành phố Đà Lạt ẩn hiện dưới những tán thông xanh ngát.

Tương tự như dinh I, dinh II, toà nhà chính của dinh III cũng là một công trình đồ sộ với tầng trệt là phòng khách, các phòng làm việc, văn phòng của vua Bảo Đại, thư viện, các phòng giải trí và một phòng ăn lớn. Toàn bộ tầng hai được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng sinh hoạt, các phòng ngủ của vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương, các công chúa và hoàng tử.

Hiện trong 3 dinh, chỉ dinh III mở cửa đón du khách. Thời gian mở cửa từ 8h - 17h. Vé vào cửa 10.000 đồng. Để tham quan toà nhà chính, bạn sẽ nhận được 1 đôi vớ để bọc ngoài giày dép.

Biệt điện Trần Lệ Xuân

< Biệt thự Bạch Ngọc.

Biệt điện Trần Lệ Xuân tọa lạc trên đồi Lam Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 3km, được khởi công xây dựng vào năm 1958 với diện tích khoảng 13.000m².

Khu biệt điện từng là "đệ nhất trời Nam" này gồm 3 biệt thự là Bạch Ngọc, nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các tướng tá; Lam Ngọc nơi nghỉ cuối tuần của gia đình Lệ Xuân và Hồng Ngọc là biệt thự bà xây tặng cha mình.

Tất cả các biệt thự được xây dựng theo kiến trúc pháp cùng đồ nội thất xa xỉ thể hiện sự giàu sang của gia đình này.

Ấn tượng nhất của khu biệt điện là khu vườn thiết kế theo phong cách Nhật, hồ nước với bản đồ Việt Nam có cả dải phân cách vĩ tuyến 17 và hồ bơi nước ấm lộ thiên.

Hiện nay, biệt điện Trần Lệ Xuân là trụ sở của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV. Nơi tái hiện sinh động cuộc đấu tranh kiên cường trong cuộc chiến giành độc lập của Tây Nguyên và là nơi bảo quản khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn từng được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.

Biệt điện mở cửa từ 8h - 17h tất cả các ngày trong tuần. Giá vé vào cửa 5.000 đồng/ người.

Biệt thự Hằng Nga

Biệt thự Hằng Nga, nhà cười hay lâu đài Mạng Nhện do tiến sĩ - kiến trúc sư Đặng Việt Nga, thiết kế, xây dựng và đang tiếp tục hoàn thiện từ năm 1990.

Nhìn từ xa, lâu đài khá ngộ nghĩnh bởi vừa không theo bất kỳ mô típ nào, vừa xù xì, góc cạnh với những khuôn mặt cười ở nhiều góc nhìn khác nhau. Nhưng khi bước qua cánh cửa, một khung trời cổ tích với những chiếc nấm nhiều màu sắc, cặp hươu cao cổ ngộ nghĩnh, hốc cây to khổng lồ, ngôi nhà rông lơ lửng giữa trời, những mạng nhện khổng lồ trên cao...

Kiến trúc chồng chéo nên khi vào bắt đầu tham quan ngôi nhà, bạn sẽ chẳng biết mình đi đâu, đến đâu, chỉ biết thẳng tiến về phía trước để người đằng sau tiếp bước. Song vì cứ thế mà bước nên biệt thự chống chỉ định cho những người yếu tim hay sợ độ cao, bởi bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác chênh vênh ở những cầu thang treo lơ lửng giữa trời hay một góc hẹp nếu không có người nắm tay, bạn sẽ chẳng thể bước tiếp.

Ngoài là điểm tham quan cho du khách, biệt thự cũng là nơi nghỉ ngơi lý tưởng với các căn phòng được đặt tên theo bức tượng bên trong như phòng kanguru, phòng cọp, phòng gấu...
Giá vé tham quan 30.000 đồng/người. Giá phòng 250.000 - 500.000 đồng/ phòng.

Du lịch, GO! - Theo Bưu Điện Việt Nam
Tin vui cho dân phượt nhà ta, cũng là cho mọi người dân tham gia lưu thông trên xa lộ Hà Nội:

< "Đinh tặc" Phạm Thanh Hải.

Sau nửa ngày theo dõi, các “hiệp sĩ” Bình Dương đã bắt quả tang Hải dùng chân kẹp hơn 100 miếng thép hình thoi, chạy xe máy và rải dọc theo xa lộ Hà Nội.
Khoảng 12 giờ ngày 10-11, anh Nguyễn Thanh Hải cùng các “hiệp sĩ” trong Đội Phòng chống tội phạm phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương) đã phát hiện một nam thanh niên đang điều khiển xe máy dùng chân rải đinh trên xa lộ Hà Nội (đoạn qua phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TPHCM).

Qua kiểm tra, các “hiệp sĩ” phát hiện ngay dưới bàn chân trái của “đinh tặc” này có hơn 100 miếng đinh thép hình thoi. Ngay sau đó, đối tượng được dẫn giải về giao cho Công an phường Linh Trung.

< Lực lượng công an khám xét tiệm sửa xe của Hải.

Tại cơ quan công an, bước đầu đối tượng khai nhận tên Phạm Thanh Hải (SN 1983, quê Thanh Hóa), đang thuê mặt bằng mở tiệm sửa xe tại địa chỉ số 20/11A, phường Linh Trung, quận Thủ Đức (cách vị trí bị các “hiệp sĩ” phát hiện bắt giữ khoảng 1 km).

Chiều cùng ngày, lực lượng công an đã tiến hành khám xét tiệm sửa xe của Hải và thu giữ nhiều tang vật liên quan như ruột xe, nhiều miếng thép, kềm cắt…

Theo “hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải, anh và đồng đội đã theo dõi “đinh tặc” này cùng đồng bọn của hắn từ nhiều ngày qua và cuối cùng công sức bỏ ra cũng đã được đền đáp.

Du lịch, GO! - Theo Nguoilaodong

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống