Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 11 November 2011

Nằm trên những địa thế đẹp, linh thiêng và không kém phần thơ mộng, 3 “Linh Ứng tự” (Linh Ứng Non Nước, Linh Ứng Bà Nà, Linh Ứng Bãi Bụt) làm thành một thế vòng kiềng vững vàng trong lòng thành phố xinh đẹp Đà Nẵng.

Linh Ứng Non Nước

Chùa tọa lạc ở xã Hoà Hải, huyện Hòa Vang, trong khu vực Ngũ Hành Sơn (Quảng Nam - Đà Nẵng), cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 13km. Đây cũng là một ngôi chùa cổ và lớn ở Ngũ Hành Sơn.

Vào đời Vua Minh Mạng, chùa được đổi tên là chùa Ứng Chơn do ngài Quang Chánh trụ trì. Đến đời Vua Thành Thái, chùa mang tên Linh Ứng. Chùa được trùng tu nhiều lần. Gần đây nhất năm 1993, thượng tọa Thích Thiện Nguyện đã tổ chức trùng tu, sửa chữa chánh điện, xây đài Quan Thế Âm, đắp tượng đức Phật Thích ca cao 10m.

< Chùa Linh Ứng Non Nước là ngôi chùa cổ và lớn nhất Ngũ Hành Sơn.

Sau chùa có động Tàng Chơn, rộng 7m, dài 10m. Dưới chân núi là làng nghề điêu khắc đá truyền thống nổi tiếng. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Hiện, trong chùa còn lưu giữ 2 hiện vật quý hiếm: hai biển vàng - một biển đề "Ngự chế ưng chơn tự Minh Mạng lục niên" (phong Quốc tự năm Minh Mạng thứ 6) và một biển đề "Cải Tử" nghĩa là đổi lại thành Linh Ứng tự dưới triều Thành Thái thứ 3.

Linh Ứng Bà Nà

Ngôi chùa Linh Ứng thứ hai nằm trên đỉnh Bà Nà thuộc khu du lịch sinh thái Bà Nà với độ cao gần 1.500m - nơi được ví như Đà Lạt của miền Trung. Được khánh thành vào đầu năm 2004, ngôi chùa này có một bức tượng Đức Bổn Sư uy nghi, cao 27m, ngang gối 14m, thiền định trên đài sen cao 6m, là pho tượng Phật lớn nhất nước ta hiện nay. Từ thành phố Đà Nẵng, vào những ngày nắng đẹp, có thể nhìn thấy bức tượng trắng nổi bật trên nền xanh của khu du lịch nổi tiếng Bà Nà - Núi Chúa.

< Ngôi chùa Linh Ứng thứ hai nằm trên đỉnh Bà Nà thuộc khu du lịch sinh thái Bà Nà với độ cao gần 1.500m - nơi được ví như Đà Lạt của miền Trung. 

Mặc dù mới được xây dựng năm 2004, song kiến trúc chùa vẫn giữ được những nét cổ kính với cả khoảng sân rộng được lót bằng đá. Phía trước chùa có một cây thông rất đặc biệt với 03 loại lá khác nhau.

Đặc biệt, chùa có một bức tượng Đức Bổn Sư uy nghi, cao 27m màu trắng. Từ thành phố Đà Nẵng, vào những ngày nắng ráo, có thể nhìn thấy bức tượng trắng toát này nổi bật trên cái nền xanh của khu du lịch nổi tiếng Bà Nà - Núi Chúa.

Linh Ứng Bãi Bụt

< Chùa Linh Ứng bãi bụt nổi tiếng bởi kiến trúc đẹp và bức tượng Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam.

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt tọa lạc trên một ngọn đồi, mang hình con rùa hướng ra biển cả, lưng tựa cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn với bao chim thú. Chùa khánh thành năm 2004 và được xem là một công trình in đậm dấu ấn phát triển của Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 21 và là nơi hội tụ của linh khí đất trời và lòng người.

Chùa còn gắn với một giai thoại giàu màu sắc tâm linh đó là vào thời vua Minh Mạng, dân chài ven biển nơi đây đã phát hiện một tượng Phật trên bãi cát  bằng bèn lập am thờ tự. Và rồi, Ngài Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn xuất hiện cứu người vượt vòng trầm luân, kể từ đó sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn, từ đó nơi đây có tên gọi là Bãi Bụt, hay còn gọi là Cõi Phật giữa chốn trần gian.

Sau 6 năm xây dựng, đến nay chùa Linh Ững Bãi Bụt đã sừng sững trên núi Sơn Trà như minh chứng cho sự kết hợp giữa Đạo pháp và Dân tộc, làm nên một công trình in đậm dấu ấn phát triển của Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 21.

Chùa Linh Ứng - Bãi Bụt hiện được xem là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Đà Nẵng cả về quy mô cũng như kiến trúc nghệ thuật. Ngôi chùa mang một phong cách hiện đại kết hợp với tính truyền thống vốn có của chùa chiền Việt Nam, với mái ngói uốn cong có hình rồng, những trụ cột vững chắc được bao quanh  bởi những con rồng uốn lượn rất tinh xảo.

Điện chính có sức chứa lớn, là nơi trang nghiêm và thanh tịnh nhất. Chính giữa là tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mô Ni, bên phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, và bên trái là Tam Tạng Phật, bốn vị Thần Long Hộ Pháp cùng 18 vị La Hán được sắp xếp theo một quy luật, bảo vệ cho chính điện.

Đặc biệt, tại chùa Linh Ứng - Bãi Bụt có tượng Phật Quan Thế Âm được xem là cao nhất Việt Nam (cao 67m, đường kính tòa sen 35m, tương đương tòa nhà 30 tầng). Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa...

Du lịch, GO! Theo Datviet, internet
Những cô sơn nữ nước da trắng ngần, thanh khiết như sương mai trên đỉnh cao với điệu xòe váy yếm… ngẩn ngơ không chỉ có ở những miền Tây Bắc... chúng tôi đã nhận ra điều đó khi bắt gặp những cô gái Thái giữa xứ mường Chiềng Ngam ở tận chốn thâm sơn của huyện Quỳ Châu, nơi miền Tây xứ Nghệ.

Phải đi hơn 170km từ thành phố Vinh, chúng tôi mới đặt chân đến được xứ mường Chiềng Ngam trong cái nóng hầm hập của “đặc sản” gió Lào. Mường Chiềng Ngam là một mường lớn ở huyện miền núi Quỳ Châu, thuộc khu vực Tây Bắc Nghệ An, tiếng Thái có nghĩa là mường đẹp.

Anh Vi Văn Phương, người bạn dẫn đường cho tôi, vốn người dân tộc Thái quả quyết, con gái miền Chiềng Ngam đẹp nhất trong các bản mường của người Thái.

Con gái mường này từ nhỏ đã mặc váy bó để đôi chân chỉ được phép bước từng bước nhỏ, dịu dàng và uyển chuyển. Đã quen với những nhịp bước trong chiếc váy gò bó, nên dù có mặc loại trang phục khác, phụ nữ Thái vẫn bước những bước nhỏ dịu dàng.

Nói đoạn, anh lắc đầu tiếc nuối: Nếu anh về đúng dịp khai hội hang Bua, xem “Người đẹp hang Bua” vào mỗi dịp xuân về thì mới có dịp kiểm chứng. Nhưng cũng không để kẻ đường xa như tôi phải hồi hộp, anh dẫn tôi vượt dốc, vượt núi tìm gặp Đặng Thị Hoàng Linh, người đăng quang danh hiệu “Người đẹp hang Bua” năm 2011.

< Sơn nữ Chiềng Ngam trong lễ hội hang Bua.

Quả thật, nhìn Linh mới biết, anh Phương chẳng ngoa ngôn chút nào. Cô gái ở tuổi 17 xuân thì đang sở hữu một vẻ đẹp vừa nền nã, vừa hoang sơ như núi rừng.

< Khi thiếu nữ hòa mình với thiên nhiên.

Linh bảo, ở mường Chiềng Ngam, con gái đẹp “cỡ” như em nhiều như hoa rừng mùa xuân, như sao buổi tối mùa hè. Nói chuyện với Linh xong, trời cũng đã vừa nhập nhoạng, trên đường về chúng tôi không khó bắt gặp những sơn nữ đích thị xứ Chiềng Ngam. Cậu bạn đi cùng sững sờ: Con gái mường Chiềng Ngam không chỉ nổi tiếng xinh đẹp mà con nức danh mường trên, bản dưới vì khéo tay, giỏi dệt vải lại thạo việc bếp núc.

< Những cô gái Chiềng Ngam.

Nếu bạn muốn một lần ngắm sơn nữ ở Chiềng Ngam có thể đi theo hai cách. Một là đi tàu từ Hà Nội về đến Vinh, sau đó tìm bắt xe Quỳ Châu để về được đến đầu bản. Tuy nhiên, nếu không có người quen ở đây, bạn không nên lựa chọn cách này vì sẽ không chủ động trong phương tiện, ở đây không có dịch vụ “xe ôm” để đưa bạn và tận mường. Cách thứ hai, bạn có thể đi bằng xe máy quãng đường hơn 300km từ Hà Nội về đây.

Đến mường Chiềng Ngam không chỉ được tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp của các sơn nữ xứ này, bạn còn có thể chiêm ngưỡng các hang động kỳ vĩ như hang Bua. Buổi tối, bạn nên về lại thị xã Quỳ Châu để nghỉ ngơi và ăn uống với dịch vụ chẳng thua kém gì chốn thị thành với giá cả rất dễ chịu.

Du lịch, GO! Theo ANTĐ, internet
Sông Rạch Tràm có chiều dài trên 25 km, gồm 3 nhánh: 1 nhánh bắt nguồn từ Bãi Thơm, 2 nhánh còn lại bắt nguồn từ khu rừng già cây họ dầu thuộc Vườn quốc gia Phú Quốc và chúng gặp nhau tại ngã ba Bắc Cứu.

< Bình minh trên sông Rạch Tràm.

Cũng giống như tất cả những sông suối trên đảo Phú Quốc, sông Rạch Tràm cũng chảy về phía Tây. Đây được xem là con sông duy nhất ở đảo Phú Quốc hiện còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ với hệ sinh thái rất đặc biệt, khó có nơi nào sánh được.

Sông Rạch Tràm có nét rất đặc biệt bởi một bên bờ sông là rừng tràm xen lẫn với cây dầu và cây sao; còn một bên là rừng ngập mặn gồm các loài cây: vẹt, đước, bần và cây cóc đỏ.

< Thôn nữ Rạch Tràm.

Trong khi ở thượng nguồn lại có nhiều dây choại, bòng bong, lau sậy, hoa mua, thù lù, nụ áo, tàu bay, tâm thất, bèo tản nhọn với màu nước đỏ đặc trưng. Một lão ngư dân ở đây kể rằng, cách nay hơn nửa thế kỷ, sông Rạch Tràm có nhiều cá sấu sinh sống nhưng nay thì không thấy nữa.

< Dòng sông thanh bình.

Lần đầu tiên đến với sông Rạch Tràm, bạn sẽ hoàn toàn bỡ ngỡ vì hệ thực vật ở đây không khác gì đất liền và đây cũng chính là nét đặc sắc ở các khu rừng tràm trong Vườn quốc gia Phú Quốc. Để khám phá sông Rạch Tràm, du khách phải dùng thuyền đi từ nơi cửa sông Rạch Tràm giáp biển (thuộc ấp Rạch Tràm, xã Bãi Thơm).

Vào mùa mưa, nước sông Rạch Tràm ngầu đục, còn mùa nắng thì nước xanh biếc. Thi thoảng, những chiếc thuyền chài của người dân chạy qua, mặt sông lại gợn sóng rất đẹp. Ngồi trên thuyền, ngắm dòng nước xanh biếc của sông Rạch Tràm mới thấy hết vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho Phú Quốc. Những rừng cây hoang sơ từ 2 bên bờ soi bóng xuống dòng sông. Thấp thoáng ven bờ là những vạt rừng xanh thẳm và dãy núi đá cao ngất, vách dựng thẳng đứng trông như cửa ải trấn giữ cho vùng thượng nguồn. Từ đầu sông cho đến ngã ba Bắc Cứu, càng xuôi dòng, diện tích mặt nước càng trải rộng mênh mông, mút tầm mắt của du khách.

Sau chuyến thủy trình ngắm sông, du khách có thể quay về cửa sông tại ấp Rạch Tràm để thưởng thức những đặc sản của đảo ngọc Phú Quốc. Nét thơ mộng, quyến rũ của sông Rạch Tràm như tăng thêm khi ánh bình minh soi xuống dòng sông cả bóng hình của núi rừng Phú Quốc.

Một đêm qua đi và một ngày mới lại đến trên khúc sông này. Thật thú vị khi nhìn dòng nước lững lờ trôi, lắng nghe tiếng hót vang vọng, thánh thót của lũ chim rừng. Có thể nói, sông Rạch Tràm là điểm đến hấp dẫn cho những ai thích phiêu lưu và khám phá.

Du lịch, GO! - Theo Thannirn, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống