Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Thursday, 1 December 2011

Yếu tố địa lý đất giồng cùng sự cộng cư của ba dân tộc Kinh – Hoa - Khmer đã tạo cho Cầu Kè (Trà Vinh) nhiều điều “kỳ thú”. Ngoài những sinh hoạt tôn giáo nhiều màu sắc của cộng đồng dân cư, ở đây còn có một vài đặc sản khá độc đáo: dừa sáp – loại dừa nổi tiếng, đắt nhất Việt Nam - trái viết, bánh ống, sim lo... đặc biệt là chuyện dùng vài loại côn trùng làm thực phẩm, trong đó nổi bật nhất là con ve.

Ve sầu (Cicadae), là loại côn trùng đầu to, vỏ cứng, có đốt, hai cánh trong suốt có nhiều vân, không chích cắn, vô hại đối với con người.

Con đực có khả năng tạo ra âm thanh rỉ rả, inh ỏi suốt mùa hè, và sau khi làm nhiệm vụ thiêng liêng để duy trì nòi giống thì “từ giã cõi đời.  Con cái đẻ trứng dưới vỏ cây, hoặc khe đá.


Khi ấu trùng ve mới nở rơi xuống sống ở dưới đất, bằng cách chích, hút nhựa rễ cây. Đến gian đoạn sắp trưởng thành, ấu trùng ve đào một đường hầm chui lên mặt đất lột xác, mọc cánh thành ve, sống ở trên cây…

Ve non trước đây là món ăn dân dã, khó quên của người dân miệt đồng bằng dùng để chiêu đãi “bạn hiền” vì quí hiếm. Tiếng lành đồn xa, “món ve non” sau này trở thành đặc sản nơi các quán ăn và nhà hàng sang trọng. Do nhu cầu gia tăng của một số “trưởng giả” ở thành phố vừa muốn tìm “của lạ”, vừa muốn thưởng thức những món đặc sản của quê nhà, nên các thương lái xuống các tỉnh lùng sục tìm mua về chế biến món ăn theo yêu cầu của “thượng đế”, khiến họ hàng “nhà ve” phải một phen “bối rối” không biết tìm đường nào để “dung thân”, để mang tiếng hát tô điểm cho đời !!. Giá cả ve non thời điểm hiện nay giao động từ khoảng từ 70 - 80.000đ/kg.

Nắm được qui luật và đặc điểm của loài ve (ấu trùng ve thường bò lên khỏi mặt đất vào ban đêm, leo lên thân cây để chuẩn bị lột xác lần cuối), người dân ở cù lao Tân Quy (xã An Phước Tây, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) quê tôi, cứ vào mùa hè (khoảng từ tháng 3 tới tháng 4 âm lịch) là chuẩn bị đồ nghề đi bắt ve non. Chỉ cần một thùng nhỏ có pha sẵn nước muối (hay nước mắm) để ức chế sự lột xác của ve, một cây đèn pin là có thể đi săn ve non được rồi!

Chẳng biết điều kiện môi trường, thời tiết, khí hậu năm nay như thế nào mà “họ hàng nhà ve” xuất hiện rất nhiều nơi đất cù lao Tân Quy. Cứ trời vừa sẩm tối, mặt đất còn hầm hập nóng, thì bọn thanh, thiếu niên “ra quân” săn bắt. Và, đây cũng là lúc những chú ve non đang hì hục “vạch đất” chui lên tìm một gốc cây nào đó để bám vào lột xác trưởng thành. Chỉ cần quơ ánh sáng đèn vào gốc cây chôm chôm, cây nhãn, cây măng cụt, hay cây cà phê…thì ta có thể tóm được chúng, bỏ ngay vào thùng đựng nước muối pha loãng để chúng chết không lột xác được (vì nếu để ve sống, trong vài tiếng đồng hồ ve lột xác và mọc cánh, thịt ve dai, mất ngon!).

Một người may mắn và cần mẫn trong một đêm có thể kiếm được từ 2-3 ký ve non rất dễ dàng ! Ve non có nhiều cách chế biến rất tuyệt, mang phong cách dân dã như: nấu cháo (như cháo ong vò vẽ), xào hành, lăn bột chiên…, nhưng “tuyệt chiêu” và ít tốn công hơn cả là ve non chiên giòn.

Ve non bắt về rửa sạch đất, để ra rổ cho ráo nước. Lửa hồng chuẩn bị. Đổ mỡ (“bơ” thì càng tuyệt !) vào chảo. Chờ sôi, đập dập vài tép tỏi phi thơm rồi cho ve vào cho tới khi chín vàng là nhắc xuống. Cải xà lách xoong, cà chua xắt lát xếp ra dĩa. Dùng xạng xúc ve chiên giòn lên. Nhớ pha một chén nước chấm là nước tương xí muội cho đúng điệu. Thế là xong ! …

Trong cái nắng chói chang của mùa hè oi ả, còn gì thú vị cho bằng cùng các “chiến hữu” ngồi dưới bóng cây râm mát trên bờ vườn hay bờ ruộng, gắp một con ve non chiên giòn, chấm vào chén nước chấm đưa lên miệng nhai chậm rãi. Cái vị béo, bùi, giòn tan trong miệng thấm vào vị giác…, thêm một cốc bia lạnh, nếu có, vào nữa thì thật là hết ý.

Du kịch, GO! - Tổng hợp từ báo Laodong, Mangdulich
Từng đoàn xe máy nối đuôi nhau trên những cung đường Mộc Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sa Pa… hay những tốp bạn trẻ khoác balo trên lưng băng rừng, lội suối, vượt núi lên đỉnh Phanxipang.

< Nhóm phượt trên một đường mòn tại Mộc Châu.

Những hình ảnh đó không còn quá xa lạ khi phong trào phượt đang ngày một lan rộng.

Ai đi Hà Giang, Mộc Châu, Phanxipang không?

Trên các diễn đàn dành cho giới “phượt”, thời điểm cuối năm này ngập tràn những lời kêu gọi lập nhóm đi “phượt”.

< Cô gái Mông địu con xuống chợ.

Các topic tìm bạn đồng hành liên tiếp được lập với những chủ đề như: “Hoa trắng đường xưa 25-27/11”; “Leo Phanxipang Tết dương lịch 2012”; “Mộc Châu mùa hoa sớm”; “Đón năm mới trên đỉnh nóc nhà Đông Dương”; “Tuyển gấp ôm đi Apachai 4 ngày”; “Lướt đèo đón Tết vùng cao”…

Mặc dù mỗi topic có thời gian, địa điểm, hành trình khác nhau nhưng có cùng một điểm chung là nơi tụ hội của những bạn trẻ ưa khám phá, mạo hiểm và sẵn sàng “cháy” hết mình với những chuyến đi.

Topic nào cũng lên lịch trình chi tiết cùng những dự trù kinh phí để các thành viên tham khảo trước khi quyết định tham gia. Lịch trình càng chi tiết càng thu hút được nhiều thành viên quan tâm...
Phượt = Thích là đi.


< Phượt để được thỏa thích ngắm thiên nhiên trải rộng trước mặt.

Theo định nghĩa của giới trẻ, phượt như một kiểu du lịch "tây ba lô" nhưng không theo một lịch trình (không gian và thời gian nào hết). Có thể đi đến những nơi mà chưa tour du lịch nào có thể đặt chân tới. Phượt là cách để con người tự giải thoát, nó có tác dụng làm mới lại mình, thay đổi không khí và nạp thêm năng lượng để sống. Phượt chỉ dành cho người sống ở thành phố, nơi áp lực công việc, áp lực cuộc sống cao. Vì vậy về mặt bản chất, nó rất khác với du lịch đơn thuần. Có thể nói ngắn gọn: Phượt = Thích là đi.

M.Vân, một nữ “phượt tử” cho biết: “Mình chưa tham gia nhiều lắm các chuyến phượt nhưng luôn cố gắng thu xếp thời gian, khi nào rảnh là vác balo đi. Có đi mới thấy đất nước mình đẹp lắm, mới thấy những cung đường, những con người hiền hậu. Và có đi, mình mới có thêm được những người bạn cực kỳ thú vị. Nó khác hẳn với các chuyến du lịch theo tour hay đi cùng gia đình, bởi đơn giản, bạn được làm những gì mình thích, đi những nơi mình muốn”.
< Và thỏa sức sáng tác trước thiên nhiên.

Thế nhưng, “thích” không có nghĩa là tự do quá đà. Đ.Linh, một dân phượt lâu năm cho biết: “Mặc dù phượt nhưng nhóm nào cũng có nguyên tắc an toàn đặt lên hàng đầu. Nếu phượt bằng xe máy, phải có người đi đầu và người chặn hậu, không được chen lấn vượt nhau, tuyệt đối không được tự ý lội suối hay vượt thác, leo dốc. Đã có một số bạn gặp tai nạn trên đường phượt, theo mình, chủ yếu là do các bạn chủ quan và không tuân thủ nguyên tắc của nhóm”.

Một năm mới sắp đến, những nhóm phượt đang rộn ràng với những kế hoạch đến những cung đường cua tay áo, những cánh đồng ruộng bậc thang, những đỉnh đèo mù sương hay những vườn hoa cải, hoa dã quỳ nở rộ… với toàn bộ tinh thần, nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Du kịch, GO! - Theo Bạch Dương - báo Laodong

Wednesday, 30 November 2011

Khu căn cứ Minh Đạm (hay còn gọi núi Minh Đạm) nằm ở Đông Nam huyện Long Đất. Từ Đông sang Tây - Bắc dài 8km, điểm cao nhất là 355m. Ba mặt giáp biển, có nhiều hang động hiểm trở. Sườn núi phủ đầy cây rừng rậm rạp và nhiều hang động tự nhiên, có suối nước ngọt quanh năm thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ kháng chiến lâu dài.

< Chuyến trước lên chỉ ghé phía ngoài chơi còn lần này sẽ vào tham quan.

Người ta bảo, đến với Minh Đạm, không chỉ để thả hồn trở về quá khứ với những chiến tích oanh liệt mà còn “thanh thản” với không gian bao la của rừng, của núi và của những cơn gió khơi xa thổi vào từ bãi tắm Thùy Dương...

< Gặp nguyên nhóm CA ngồi phía trước, chổ giữ xe. Waoh, biết mình lên nên hộ tống kỹ dữ nghen, he he...
Đây là cổng trên, không bán vé - cứ tự nhiên vô.

Minh Đạm trước kia còn có tên gọi là Châu Long - Châu Viên. Năm 1948 đổi tên là căn cứ Minh Đạm, đó là ghép tên của 2 ông Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm là bí thư và phó bí thư huyện uỷ huyện Long Điền hy sinh tại đây.
< Những cấu trúc mái cong vút khá đẹp.

Sườn núi phủ đầy cây rừng rậm rạp và nhiều hang động tự nhiên, có suối nước ngọt quanh năm thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ kháng chiến lâu dài. Do vi trí chiến lược quan trọng, địa hình hiểm trở nên từ năm 1948 đến đầu năm 1975 Tỉnh ủy Bà Rịa - Long Khánh đã xây dựng tại.
< Nội thất bên trong, mát rượi.

Đây căn cứ kháng chiến. Giữa vòng vây quân địch, Minh Đạm vẫn đứng vững trước sự tàn phá hủy diệt bằng đủ loại vũ khí tối tân, nuôi dưỡng lực lượng cách mạng trưởng thành, thắp sáng niêm tin thắng lợi trong nhân dân.
< Bên ngoài là những lối đi quanh co, lát đá.

Toàn bộ căn cứ bao gồm bốn khu vực chính:
+ Khu Đá chẻ:

Địa danh này được đặt ra vì đỉnh núi có tảng đá bị nứt dọc tựa như vết chẻ. Đây là nơi bám trụ của các cơ quan, đơn vị trọng yếu của huyện Long Đất. Các hang đá và địa điểm được gọi theo tên của đơn vị đóng quân tại đó như : hang Huyện ủy, hang B2, hang Huyện đội, hang Quân y, hang Quân giới và hang Tuyên huấn.

< Phần đền Tưởng niệm.

+ Khu chùa Giếng Gạch:

Ở độ cao 150m phía bắc núi Minh Đạm. Địa danh này mang tên một ngôi chùa cổ đã. Bị phá hủy hoàn toàn. Đây là nơi trú quân của huyện Long Đất bao gồm các hang Quận ủy, hang Quân nhu, hang Quân đội và hang Quân báo trung ương.

< Do được chăm chút nhiều nên trông mới keng, thiếu rêu phong...

+ Khu Châu Viên:

Ở phía tây núi Minh Đạm, nơi trú chân của các Ban An ninh, anh tài, Quân y, và căn cứ bám trụ của xã Phước Hải, núi Ngãi trong một giai đoạn ngắn từ 1963 - 1964.

< Một lối đi lên cao...

+ Khu Đá Giăng:

Nằm ở chân núi Minh Đạm. Lực lượng cách mạng các xã Phước Tỉnh, Long Điền, An Ngãi và Tam An đã xây dựng căn cứ bám trụ tại đây. Nay di tích này hâu như không còn.
Khu căn cứ Minh Đạm đã được Bộ văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử theo quyết định số 57/VHQĐ ngày 18 tháng 1 năm 1993.

< Trên đó có đường mòn lên đỉnh núi - đi được một đoạn thì "nửa kia" đòi trở ra vì... quá vắng!
Ke ke, trước tới giờ đi phượt cũng toàn chổ vắng, chổ không ai tới không mà - sao giờ lại "sợ ma" chứ?
< Lối xuống mình rẽ nhánh khác...

Đến với khu căn cứ Minh Đạm, ngoài việc tìm hiểu về một thời kỳ lịch sử oanh liệt và những tấm gương anh dũng đáng ca ngợi, du khách còn được tham quan nhiều nơi lý thú, đặt chân vào những hang đá xưa kia từng là nơi làm việc, sinh hoạt của cán bộ, quân dân Bà Rịa - Vũng Tàu.
< Xuống chổ này - có nhiều ghế đá ngồi nghỉ chân.

Những con đường khúc khuỷu, những hang đá chông chênh, vách đá dựng đứng nằm dưới rừng cây và cả những bộ bàn ghế bằng đá sẽ mang lại bao cảm xúc hồi hộp khó tả...
< Đây là phần mộ Hải Bình Bảo tạng Tổ sư.
Những viền rào bao quanh bằng đá nguyên khối đẽo ra đó bạn.

Thiền sư Hải Bình Bảo Tạng tục danh Lê Chí, sinh năm Mậu dần (1818) tại Phú Yên. Ngài là đệ tử của hòa thượng Sơn Nhân Tánh Thông giác ngộ núi Long Sơn chùa Bát Nhã (Phú Yên) - Phái Thiền Lâm Tế đời 40 chí phái Liễu Quán, cầu pháp với hòa thượng Tế Giác Quảng Châu hiệu là Liễu Minh Đức Tạng.
< Bia bài vị.

Trên con đường hoành hóa về phương nam, hai vị tổ sư Bảo Chơn và Bảo Thanh là đồng tăng pháp lữ của ngài. Các ngôi tự viện thuộc danh thắng cảnh do ngài sáng lập như chùa Thạch Sơn, Linh Sơn Trường Thọ (Bình Thuận), chùa Long Quang, chùa Bử Long, chùa Long Bàn, chùa Châu Viên, chùa Ngọc Tuyền (BRVT)...v.v.

Ngài viên tịch vào giờ Dần ngày 25-5 năm Nhâm Thân (1872). Nhục thân được an trí tại Bửu tháp - Hiện nay là khuôn viên Đền thờ Liệt sĩ huyện Đất đỏ, núi Minh Đạm - Khu di tích lịch sử quốc gia...
< Lối quanh co đi xuống.
Xuống rồi, lấy xe trở ra. Lúc này mới biết tại sao CA ngồi cả nhóm: thì ra có khách VIP nào đó lên tham quan. Mô tô hộ tống cả đoàn xe lũ lượt kéo vào, có cả đài tuyền hình BRVT. Dzị là hổng phải "hộ tống" mình, he he...

Đi chơi không "tiền hô, hậu ủng" như bọn mình coi bộ sướng và thoài mái hơn nhỉ!
< Sau lúc nghỉ trưa thì bọn này hướng xe về Vũng Tàu qua cầu Cửa Lấp.
Về à? Chưa đâu, bọn mình muốn ghé lại mũi Nghinh Phong và Chí Linh...
Nơi đây có một vài kỷ niệm thuở ấu thơ và thời trai trẻ...
< Cầu Cửa Lấp. Chính nhờ cầu này mà từ Long Hải qua Vũng Tàu rất gần.
Lúc qua Vũng Tàu thì trời chi gió nhẹ còn lúc về gió mạnh khủng khiếp, thậm chí có lúc gió muốn xô ngã cả xe mình kia! Gió mửng này thì chắc chắn xe đạp không thể chạy nổi.
< QL51C khúc trong địa phận TP Vũng Tàu, bạn nhận ra không?
Đường xá thành phố biển sau này thiệt bá cháy vì Vũng Tàu là một TP phát triển nóng trong tam giác phát triển phía Nam.
< Làng du lịch Chí Linh. Ngày xưa nơi này là rừng dương Chí Linh bạt ngàn. Bây giờ thì gần "sạch sẽ" hết rồi.
< Phía trước là cổng sân golf Paradise Vũng Tàu, chốn dành cho các đại gia. Dân mình phải tự hào vì là nước có nhiều sân gôn nhất thế giới tính theo đầu người.
< Bùng binh Đài Liệt sĩ.
< Bọn mình thẳng tiến rồi quẹo trái ra đường Thùy Vân, đường chạy dọc theo bãi Sau.
Thưở mình còn bé thì nơi đây là đồi cát và cát, mênh mông...
< Chỏm núi mũi Nghinh Phong phía trước, trên có tượng chúa Jesus dang tay ban phước lành. Mình có một kỷ niệm tại nơi này, cách hơn 25 năm về trước.
< Dốc lên Nghinh Phong: lúc này gió rất mạnh... nhưng chưa thấm gì khi lên tới đỉnh dốc.

Còn tiếp

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần cuối

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống