Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 10 December 2011

Báo GDVN trân trọng kính mời các độc giả hảo tâm tham gia cùng Báo lên thăm và tặng quà tới các em HS xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

< Không phải bữa nào các em học sinh Kim Bon cũng bẫy được chuột làm thức ăn.

Sau khi trở về từ Kim Bon (Phù Yên, Sơn La), cứ nghĩ đến cảnh các em học sinh Kim Bon phải bẫy chuột làm thức ăn, những người làm công tác từ thiện của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam lại muốn được lên đường ngay đến những vùng cao khó khăn khác.
Theo kế hoạch, khoảng 3 tuần, Báo lại tổ chức một chuyến đi cùng độc giả. Tuy nhiên, vừa qua do tập trung vào việc tổ chức Lớp học Hy vọng cho các bệnh nhân nhí ở Bệnh viện Nhi Trung ương nên chuyến đi kế tiếp phải hoãn lại đến tuần tới mới thực hiện được.

Được sự góp sức của các độc giả hảo tâm, Báo dự kiến sẽ đến thăm và tặng quà cho các em học sinh bán trú ở trường Tiểu học xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trong 2 ngày 17-18/12/2011.
Trên đường về, đoàn sẽ ghé thăm một số điểm du lịch ở thị trấn Đồng Văn trước khi trở về Hà Nội.

Pả Vi là một trong những xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện núi đá Mèo Vạc có địa hình hiểm trở, hàng năm vẫn thường xuyên xảy ra lũ ống, lũ quét.

Trường tiểu học Pả Vi có 19 lớp với tổng số 323 học sinh. Học sinh ở bán trú là 220/323 em. Trong đó có 2 điểm trường lẻ cực kỳ khó khăn là điểm trường lẻ ở Mã Pì Lèng có 44 học sinh và điểm trường lẻ Há Súng có 39 học sinh. Ở cả hai điểm trường này, học sinh đều ở bán trú.

Mục tiêu chuyến đi: Thăm và tặng quà học sinh ở cả điểm trường chính và điểm trường lẻ.

Kế hoạch dự kiến:

* Lộ trình: khoảng 500 km.
* Thời gian: từ tối ngày 16/12/2011 (Thứ Sáu) - đêm ngày 18/12/2011 (Chủ Nhật)
* Ngày 16/12/2011 (Thứ Sáu):

- 21h30 : có mặt tại Tòa soạn Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, 147 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
- 21h30 – 21h45          : Họp đoàn trước khi khởi hành.
- 21h45 – 22h  : Chuyển hàng lên xe
- 22h                : Xuất phát

* Ngày 17/12/2011 (Thứ Bảy):
- 7h                  : Dừng chân và ăn sáng ở dọc đường (Thị trấn Yên Minh).
- 10h                : Đến Pả Vi
- 10h - 11h       : Gặp gỡ Nhà trường và Địa phương, dỡ hàng.
- 11h - 13h       : Ăn trưa
- 13h – 17h     : Đi thăm điểm lẻ, tham quan Cổng trời Mã Pí Leng
- 17h – 19h      : Ăn tối
- 19h                : Giao lưu văn nghệ với thầy, trò Pả Vi

* Ngày 18/12/2011:
- 6h                  : Dậy, vệ sinh cá nhân, ăn sáng
- 7h                  : Đi Đồng Văn, tham quan một số điểm du lịch ở Đồng Văn
- 12h                : Ăn trưa ở Đồng Văn
- 13h30            : Lên đường về Hà Nội
- 18h                : Ăn tối dọc đường
- 24h00            : Về đến Hà Nội

* Số lượng dự kiến: khoảng 50 người

* Chi phí dự kiến chia đều cho từng thành viên:
- Thuê 02 xe 30 chỗ x 11.500.000 đ/xe = 23.000.000 đ/50 người = 460.000 đ/người
- Tiền ăn: 4 bữa chính x 60.000 đ/bữa + 3 bữa phụ x 20.000 đ/bữa = 300.000 đ/người
- Chi phí khác: nước uống, phát sinh = 20.000 đ/người
- Tổng = 780.000 đ/người

Lưu ý: Cần mang áo thật ấm, khăn len, găng tay vì thời tiết rất lạnh.

Trân trọng kính mời các nhà hảo tâm đã đồng hành và chưa từng đồng hành với Báo, cùng tham gia chuyến đi ý nghĩa này.

Đăng ký tham gia, xin liên lạc với anh Nguyễn Quốc Long - 0912.379.606, Email đăng ký: quoclong@giaoduc.net.vn.

Mọi sự ủng hộ xin gửi về:
- Quỹ Tấm Lòng Việt Nam - Báo điện tử Giáo dục Việt Nam
- Địa chỉ: số 147 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tel: 04.6261.0666 – 04.6261.0888
- Tài khoản số: 1507201058249 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, chi nhánh Cầu Giấy
- Email: tamlongvietnam@giaoduc.net.vn

Du lịch, GO! - Theo báo Giáo Dục
New7Wonders Foundation là tổ chức đã vận động cuộc bầu chọn 7 Kỳ quan thế giới mới (công bố kết quả tháng 7/2007), 7 Kỳ quan thiên nhiên mới (công bố kết quả sơ bộ tháng 11/2011). Tổ chức này hiện đang bắt đầu vận động cuộc bầu chọn 7 Thành phố kỳ quan.

Bảo tàng Heidi Weber, trụ sở được New 7 Wonders công bố trên website, là một kiến trúc nhiều màu sắc, hiện đại và độc đáo bên bờ hồ Zurich (Thụy Sĩ).

Tấm biển ở lối vào bằng tiếng Anh và tiếng Đức ghi rõ: “Đóng cửa đến mùa hè 2012”. Không có dấu hiệu nào của một tổ chức hoạt động ở đây!

Đó là cảm nhận của phóng viên tạp chí Tempo (Indonesia) khi tìm đến bảo tàng Heidi Weber vào đầu tháng 11/2011. Rất khó xác định được đây là nơi New7Wonders Foundation đặt trụ sở, vì không thấy có biển tên.
Bảo tàng đặt trong tòa nhà 2 tầng diện tích 15 x 12m ở Hoeschgasse 8, 8008, Zurich, thuộc sở hữu của mẹ ông Bernard Weber, người sáng lập New7Wonders.

Một số cư dân của khu Hoeschgasse 8 khi được hỏi cũng không hề biết rằng viện bảo tàng chỉ mở cửa 3 tháng một năm này là trụ sở của New7Wonders. Địa chỉ được tổ chức in trên các tiêu đề thư là Hoeschgasse 8, 8034, Zurich. Nhưng phóng viên Tempo cũng không thể tìm được dấu vết của New7Wonders ở đó.

Theo Tempo, đại sứ Indonesia tại Thụy Sĩ và Liechtenstein, Djoko Susilo đã kiểm tra sự tồn tại của văn phòng New7Wonders và kết luận: “Nó là một công ty ma”.

Về phía mình, người đứng đầu bộ phận truyền thông của New7Wonders, Eamonn Fitzgerald vẫn bác bỏ mọi cáo buộc. Fitzgerald khẳng định New7Wonders có 2 địa chỉ với mã bưu chính khác nhau, nhưng “không cái nào là giả”.

Công ty phá sản thành tổ chức quốc tế?

Trong email gửi tạp chí Tempo, đại sứ Djoko Susilo cho biết, dù không muốn tiếp tục gây ra các cuộc bút chiến, nhưng ông thấy mình có trách nhiệm cung cấp thêm thông tin về vụ phá sản của New 7 Wonders of the World để dư luận có thể đánh giá chính xác hơn về mức độ tin cậy của tổ chức đã và đang tổ chức nhiều cuộc vận động bầu chọn kỳ quan trên toàn thế giới. Theo đó:

-    New 7 Wonders of the World được Bernard Weber và cộng sự đăng ký tại bang Schwyz ngày 26/6/2000 dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn với số vốn 103.000 franc Thụy Sĩ.
-    Mục tiêu hoạt động của công ty là quảng bá các kỳ quan thế giới qua internet.
-    Địa chỉ của công ty là 19, Bahnhofstrasse, CH 8832 Wollerau (bangSchwyz).
-    Ngày 7/10/2003, một tòa án địa phương tuyên bố New 7 Wonders of the World phá sản và chính quyền bang Schwyz chính thức hủy đăng ký kinh doanh của công ty này vào ngày 5/1/2006.
-    Trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản, Bernard Weber và cộng sự đã thành lập một tổ chức với tên gọi và mục đích hoạt động tương tự như công ty cũ, New 7 Wonders of the World.
-    New 7 Wonders of the World Foundation được đăng ký tại Zurich ngày 7/4/2004. Địa chỉ là bảo tàng tư nhân Heidi weber haus von le Corbusier Hochgasse 8, CH 8008 Zurich.

< Bernard Weber, người sáng lập New7Wonders.

Đại sứ Djoko Susilo còn đặt vấn đề nghi ngờ về một số chi tiết khác xung quanh hoạt động của New7Wonders như việc website của tổ chức này được đăng ký ở Panama chứ không phải ở Thụy Sĩ.

Quan điểm của ông gặp phải sự phản đối quyết liệt từ phía New7Wonders. Jean-Paul de la Fuente, giám đốc phát triển kinh doanh của tổ chức này khẳng định New 7 Wonders AG là công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập năm 2000 để thực hiện mảng kinh doanh của các chiến dịch vận động bầu chọn.

Tuy nhiên, đến năm 2003, công ty chấm dứt hoạt động theo đúng thủ tục thông thường được áp dụng trên thế giới. Từ năm 2004 đến nay, mảng kinh doanh của các chiến dịch vận động bầu chọn kỳ quan do NOWC Panama (New Open World Corporation Panama) điều hành. De la Fuente khẳng định công ty không đóng cửa vì phá sản, mà đó chỉ là một bước thay đổi cần thiết về cấu trúc.

Đại diện New7Wonders cho rằng việc tuyên bố công ty của họ phá sản là hành động dối trá, phỉ báng và “ngài đại sứ cần cải thiện vốn tiếng Đức và hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh”.  Ông này cũng cho biết không thể khởi kiện vì đại sứ Djoko Susilo được quyền miễn trừ ngoại giao.

Giai đoạn đề cử cho cuộc bầu chọn 7 Thành phố kỳ quan do New7Wonders đã bắt đầu và dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2011. Nhưng hôm nay (9/12), khi thử tìm kiếm trên Google tên gọi chính thức của cuộc vận động này (new7wonders cities), chỉ thu được hơn 7.400 kết quả. Các báo lớn trên thế giới hầu như không thấy đề cập đến chiến dịch này. Thông tin tìm được chủ yếu trên một số diễn đàn và mạng xã hội.
.
Ngày 22/11, phóng viên Khoa học & Đời sống đã điền vào mẫu liên hệ với người phụ trách truyền thông của New7Wonders, Eamonn Fitzgerald trên website của tổ chức này (http://world.n7w.com) để hỏi về thời hạn công bố kết quả chính thức cuộc bầu chọn 7 Kỳ quan thiên nhiên mới. Nhưng cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời. Cùng ngày, phóng viên cũng điền mẫu yêu cầu thông tin báo chí trên trang này.  Chúng tôi nhận được email tự động xác nhận đã đăng ký, nhưng từ đó cho đến nay chưa nhận được bất kỳ thông tin nào từ New7Wonders.

Du lịch, GO! - Theo BEE.net

Sự thật của tổ chức gọi là New7Wonders

Tổ chức UNESCO khẳng định đã được mời để hỗ trợ dự án của New7Wonders nhiều lần, nhưng UNESCO quyết định không hợp tác với Bernard Weber.

New7Wonders: Công ty tư nhân hay tổ chức Liên hợp quốc?


< Nhà leo núi người Thụy Sĩ Bernard Weber, người điều hành tổ chức cá nhân New7Wonders.

Ngay từ tên miền của địa chỉ trang web New7Wonders.com có thể khẳng định đây là website của một công ty, tổ chức cá nhân. Nếu so sánh với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) có thể thấy UNESCO với website mang tên miền chính thức Unesco.org chứ không phải là Unesco.com

New7Wonders (New7Wonders.com) là một công ty tư nhân do nhà leo núi người Thụy Sĩ Bernard Weber điều hành. Với cách lấy tên 7 kì quan thế giới mới, 7 kì quan thiên nhiên thế giới mới, New7Wonders đã thu hút được rất nhiều nước tham gia vào các dự án của mình.

Tuy nhiên, trên website chính thức của UNESCO, các cuộc bình chọn của New7Wonders không được UNESCO ủng hộ và phủ định sự liên quan. Và dĩ nhiên kết quả của các cuộc bình chọn cũng không được UNESCO công nhận.

< UNESCO xác nhận về việc không ủng hộ và liên quan tới cuộc bình chọn của New7Wonders.

Tổ chức UNESCO khẳng định đã được mời để hỗ trợ dự án của New7Wonders nhiều lần, nhưng UNESCO quyết định không hợp tác với Bernard Weber. UNESCO nhấn mạnh tới việc các cuộc bình chọn phải đáp ứng tiêu chí khoa học, chất lượng ứng cử viên được đánh giá, và thiết lập các khuôn khổ pháp lý và quản lý.

Việc bỏ phiếu mang tính cục bộ, dân tộc, thiếu các tiêu chí khách quan như thiếu các biện pháp để tránh chuyện bỏ phiếu nhiều lần khiến UNESCO đã không mấy mặn mà với New7Wonders.

NewOpenWorld: Kinh doanh “phi lợi nhuận”?

Năm 2008, Vịnh Hạ Long đã từng bị rút ra khỏi cuộc bầu chọn của New7Wonders vì không đóng khoản phí 5.000 USD/tháng cho tổ chức này.

< Vịnh Hạ Long đã từng bị loại khỏi cuộc bình chọn vì không nộp khoản phí 5000$ mỗi tháng.

Năm 2007, tờ The Times (Anh) đã phê phán New7Wonders kiếm tiền bằng lá phiếu của người bầu chọn nhờ khích lệ một người bình chọn nhiều phiếu.

Tia Viering, thành viên của New7Wonders nói rằng tổ chức này phải áp dụng hình thức trả tiền để bầu để có thêm tiền trang trải khoản chi hơn 15 triệu USD mà chiến dịch "7 kỳ quan mới của thế giới" đã tiêu tốn.

Tuy nhiên tại báo Standard (Áo) cho biết nhờ tiền bán bản quyền phát sóng Lễ công bố 7 kỳ quan mới của thế giới tối 7.7.2007 tại Lisbon (Bồ Đào Nha), New7Wonders đã đạt tới điểm "hòa vốn" và "chuyển sang hoạt động có lãi".

Trên tờ Sachsen (Đức), Bà Viering còn nói thêm "Chúng tôi cam kết sẽ dùng 50% tiền lãi thu được để đầu tư vào việc tu bổ 7 kỳ quan thế giới mới và một số công trình khác". Khi được hỏi 50% số lãi còn lại sẽ được dùng vào việc gì, bà này im lặng. Đến nay, phần "50% dành cho tu bổ" mới chỉ là lời hứa hẹn.

Vào ngày 27/9/2011, nhà leo núi người Thụy Sĩ Bernard Weber,, người điều hành tổ chức cá nhân New7Wonders đã tới Vịnh Hạ Long của Việt Nam để trao giấy chứng nhận Vịnh Hạ Long lọt vào vòng chung kết cuộc bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.

New7Wonders được hưởng một phần cước phí viễn thông mà người bầu phải trả. Thậm chí, nhiều người còn trả tiền mua "sự xác nhận" để có thể bầu thêm nhiều lần trên mạng với giá 2 USD/lần (ảnh bên).

Sau 7 kỳ quan thế giới mới là 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Hiện tại, New7Wonders lại phát động 7 thành phố mới mà lời hứa của New7Wonders ở 50% tiền lãi thu từ bầu chọn cho tu bổ các địa danh lọt vào danh sách thì vẫn chưa thấy đâu.

Du lịch, GO! - Theo VietNamNet

Bình chọn vịnh Hạ Long: New Open World thu về bao nhiêu?
NewOpenWorld thu được bao nhiêu tiền từ bầu chọn Vịnh Hạ Long?

Friday, 9 December 2011

Nhà hát lớn Hà Nội vừa tròn 100 tuổi. Không chỉ là công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng từ thời Pháp, nhà hát Lớn còn là nơi diễn ra hàng loạt sự kiện trọng đại của đất nước.

< Khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, Nhà hát Lớn Hà Nội là sự kết hợp kiến trúc cổ Hy Lạp và nhà hát Opera Paris. Với kinh phí lên tới 2 triệu Franc, dự án nhà hát rộng 2.600 m2 ở Hà Nội đã gây nên những tranh cãi trên báo chí tại Pháp thời kỳ đó.

Nhà hát lớn Hà Nội đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm thành lập vào ngày 9/11. Lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công bố quyết định về việc xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Nhà hát Lớn Hà Nội và Quảng trường Cách mạng tháng Tám.

< Sau 100 năm đưa vào sử dụng, công trình lớn mà Chính quyền thực dân Pháp xây dựng trong những năm đầu thế kỷ 20 vẫn giữ được các đường nét kiến trúc trước đây.

Mặc dù là một công trình kiến trúc được pha trộn nhiều phong cách, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn mang đậm dáng vẻ Tân cổ điển Pháp, được đánh giá là kiến trúc đẹp nhất Đông Nam Á.
Nhà hát Lớn Hà Nội tọa lạc trên Quảng trường Cách mạng tháng Tám, đầu phố Tràng Tiền (Hà Nội). Đây vốn là vùng đầm lầy thuộc đất của 2 làng Thạch Tần và Tây Luông giáp gianh với làng Cựu Lâu, thuộc Tổng Phúc Lân, huyện Thọ Xương xưa.

< Hồi đầu, trước cửa nhà hát (nằm đầu phố Paul Bert) từng có tượng đài phun nước.
.
Đồ án thiết kế công trình này do hai kiến trúc sư người Pháp là Voyer và Harley thực hiện, mang dáng dấp của nhà hát Opera Paris. Công trình được khởi công vào ngày 7/6/1901 đến khoảng cuối năm 1911 thì hoàn thành.
< Nhưng sau đó tượng đài này bị bỏ đi, thế chỗ bằng quảng trường Cách mạng tháng Tám nằm ở đầu phố Tràng Tiền.
.
Vì xây trên mặt bằng của một chiếc đầm lớn vừa san lấp nên người ta phải cho đóng tới 35.000 cọc tre trước khi đổ bê tông lót đáy nhà. Móng xây bằng đá tảng, khu vực sân khấu xây bằng gạch chịu lửa để phòng hỏa hoạn, mái nhà lợp bằng phiến thạch trang trí kẽm thếp vàng rất mỹ thuật. Đường vòng quanh mái trang trí bằng gạch tráng men.
.
< Bên trong nhà hát là sân khấu rộng chứa được 870 chỗ ngồi, dùng làm nơi biểu diễn các loại hình nghệ thuật cổ điển như Opera, nhạc thính phòng, kịch nói... phục vụ cho tầng lớp quan lại thượng lưu người Pháp và một số ít người Việt giàu có.
.
Phía trước có cột đỡ xây theo phong cách Côranhtơ Hy Lạp. Mặt chính nhà hát là hành lang kiến tạo giống như hành lang lâu đài Tuylơri ở Paris. Cửa vào tầng một dẫn tới tiền sảnh. Hai bên là hai cổng phụ có mái che nhô ra để xe cộ có thể đỗ sát vào khi trời mưa, tránh cảnh ướt át.

< Nhà hát Lớn và xe kéo tay hồi những năm đầu thế kỷ 20.
.
Công trình được đặt trong không gian rộng có hoa, cây cảnh. Chiều dài mặt ngoài là 87m, bề rộng trung bình là 30m, diện tích chung là 2.600m2. Điểm cao nhất của nhà hát lên đến 34m. Từ điểm này có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố, núi Tam Đảo và Ba Vì, ngày đẹp trời còn có thể nhìn thấy dãy núi đá vôi ở Ninh Bình.

< Và Nhà hát Lớn với các phương tiện hiện đại đầu thế kỷ 21.
.
Cấu trúc nhà hát có thể chia ra làm 3 phần. Mặt trước là thềm tam cấp nhiều bậc đi lên nền tôn cao. Tiền sảnh dài 30m, rộng 15m, từ đây có bậc thang đi lên tầng để vào các "chuồng gà", đi xuống tầng hầm. Trước tiền sảnh có hai ghisê bán vé, trên tầng hai có phòng gương và một phòng nhỏ tiếp khách. Đây là nơi dành cho các nhân vật VIP và gia đình họ.

< Phố Paul Bert dẫn vào Nhà hát Lớn...
.
Từ ban công tầng hai có thể bao quát cả quảng trường và nhìn thẳng ra phố Paul Berst (nay là Tràng Tiền). Phần giữa dành cho khu vực hội trường dài 25,5m, rộng 19m, nền nhà dốc về phía sân khấu gồm hai dãy lô có hai cầu thang để rút ra ngoài khi có sự cố.
< ...giờ được đổi tên là phố Tràng Tiền sầm uất.
.
Số ghế ban đầu là 870, tất cả các lô đều có phòng chờ nhỏ. Trần nhà hát được trang trí các họa tiết và có hệ thống quạt trần làm mát và thoáng khí cho khán giả vào mùa hè. Khu vực sân khấu dài 17,50m, rộng 20m mặt mở ra phía khán giả rộng 10m. Phía sau sân khấu có phòng làm việc và 18 lô dành cho diễn viên, các phòng tắm, một thư viện phòng giám đốc và nơi nghỉ ngơi của nhân viên; có kho chứa phông màn, kho đựng dụng cụ cứu hỏa. Tầng hầm cao 5m thoáng khí nhờ hệ thống cửa tò vò.

< Không chỉ có giá trị về nghệ thuật, Nhà hát Lớn Hà Nội còn có giá trị lớn về lịch sử bởi đây diễn ra hàng loạt sự kiện lịch sử trọng đại gắn liền với cuộc Cách mạng Tháng Tám và những năm đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
.
Mặc dù là một công trình kiến trúc được pha trộn nhiều phong cách, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn mang đậm dáng vẻ Tân cổ điển Pháp, đặc biệt ở kết cấu kiến trúc, kiểu mái hai mảng lợp ngói đá đen cùng các họa tiết trang trí bên trong. Vì thế, mặc dù ra đời muộn hơn các nhà hát ở Sài Gòn và Hải Phòng nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội có kiến trúc hoàn chỉnh nhất và trở thành một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của thành phố Hà Nội.


< Tháng 8/1945, nhân dân Hà Nội đón quân đồng minh vào giải giáp quân Nhật ở phố Tràng Tiền. Phía sau ảnh là Nhà hát Lớn.
.
Ngay vào thời điểm mới hoàn thành, Nhà hát Lớn Hà Nội đã trở thành trung tâm các sự kiện văn hóa, nghệ thuật dành cho người Pháp và một số ít người Việt thuộc tầng giàu có ở Hà Nội. Đây cũng là địa điểm biểu diễn lý tưởng cho các đoàn kịch, ban nhạc từ Pháp và châu Âu tới lưu diễn.

< Ngày 28/8/1945, đoàn giải phóng quân ở Việt Bắc về duyệt binh ở quảng trường Nhà hát Lớn.
.
Khoảng thời gian về sau, một số buổi trình diễn của các nghệ sĩ người Việt với mục đích từ thiện như quyên góp cứu nạn các vùng lụt lội, xây dựng nhà tế bần... Từ năm 1940, nhiều đoàn kịch nói Việt Nam đã có thể thuê lại nhà hát để biểu diễn...
< Ngày 17/9/1945 tại Nhà hát Lớn diễn ra "Tuần lễ vàng", "Quỹ Độc lập" và nhân dân Hà Nội hăng hái đến góp vàng, tiền ủng hộ kháng chiến.
.
Không chỉ là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam mà một thời Nhà hát Lớn còn là nơi diễn ra các hoạt động cách mạng, yêu nước... Ngày 17/8/1945, trên quảng trường Nhà hát đã diễn ra cuộc mít tinh ra mắt Mặt trận Việt Minh. Ngày 16/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động Tuần lễ vàng quyên góp ủng hộ Chính phủ tại nơi này.

< Sau cuộc Tổng tuyển cử ngày 1/6/1946, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I (Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) đã diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội.
.
Vào ngày 2/3/1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa 1 cũng đã họp phiên đầu tiên ở Nhà hát và tiếp tục ở đây cho đến những năm 1960, khi Hội trường Ba Đình được xây dựng.

Tiếp đó, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quảng trường Nhà hát Lớn là nơi tiễn đưa những người con Hà Nội lên đường nhập ngũ.

< Ngày 3/11/1946 cũng tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Chính phủ ra mắt Quốc hội.
.
Chuẩn bị cho Hội nghị khối Pháp ngữ lần thứ 7 diễn ra năm 1997 tại Hà Nội, Nhà nước đã quyết định trùng tu Nhà hát Lớn với số tiền khoảng 16 triệu USD. Lần trùng tu này đã trả lại dáng vẻ ban đầu vì những lần sửa chữa trước đó, người ta quét vôi phủ kín các hoa văn của công trình. Và điều thú vị là các kiến trúc sư đã sử dụng đá ở Lai Châu để làm ngói lợp thay cho ngói cũ, loại ngói phải nhập từ nước Pháp.

< Nhà hát Lớn Hà Nội năm 1955.
.
Kể từ đó đến nay công trình có giá trị về kiến trúc và lịch sử này là địa điểm biểu diễn lý tưởng của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước, là địa chỉ không thể thiếu cho các tour du lịch đến Hà Nội.

Nhà hát lớn Hà Nội là chứng tích thiêng liêng, ghi dấu và lưu truyền những sự kiện lịch sử và cách mạng quan trọng bậc nhất của quốc gia cũng như thủ đô.

Du lịch, GO! - Theo VnExpress, Datviet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống