Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 13 December 2011

Để đảm bảo an toàn giao thông để phục vụ chương trình đón chào năm mới 2012 (giao thừa Tết Dương lịch), Sở Giao thông Vận tải TPHCM sẽ cấm xe trên nhiều tuyến đường khu vực trung tâm thành phố. 

Cụ thể, từ 18h ngày 31/12/2011 đến 1h ngày 1/1/2012, cấm tất cả các phương tiện lưu thông trên các tuyền đường sau: Nguyễn Huệ (đoạn từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Tôn Đức Thắng); Lê Lợi (đoạn từ đường Pasteur đến đường Đồng Khởi); Nguyễn Thiệp (đoạn từ đường Đồng Khởi đến đường Nguyễn Huệ); Tôn Thất Hiệp (đoạn từ đường Hồ Tùng Mậu đến đường Nguyễn Huệ); Mạc Thị Bưởi (đoạn từ đường Đồng Khởi đến đường Nguyễn Huệ); Huỳnh Thúc Kháng (đoạn từ đường Hồ Tùng Mậu đến đường Nguyễn Huệ); Ngô Đức Kế (đoạn từ đường Hồ Tùng Mậu đến đường Đồng Khởi).

Ảnh: Khu vực trong đường viền màu đỏ cấm xe từ 18h ngày 31/12/2011 đến 1h ngày 1/1/2012, khu vực trong đường viền màu xanh cấm xe từ 0h đến 1h ngày 1/1/2012.

Ngoài ra, các xe ôtô tải có tải trọng trên 2,5 tấn hoặc có tổng tải trọng trên 5 tấn và xe bồn cũng bị cấm lưu thông trên đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ đường Nguyễn Hữu Cảnh đến cầu Khánh Hội) từ 0h đến 1h ngày 1/1/2012.

Các phương tiện của nhân dân trong các đoạn đường trên được phép lưu thông theo hướng dẫn của lực lượng điều tiết giao thông. Người điều khiển phương tiện giao thông khi tham gia giao thông cần chấp hành theo hướng dẫn của hệ thống biển báo, tín hiệu giao thông trên đường hoặc theo hướng dẫn của lực lượng điều tiết giao thông, cảnh sát giao thông.

Trong đêm giao thừa Tết Dương lịch, TPHCM sẽ tổ chức Chương trình Khoảnh khắc Đón Năm mới 2011với chương trình biểu diễn nghệ thuật ánh sáng (trên mặt hoặc vách các cao ốc Sunwah, Palace, Phát hành sách) kết hợp với chương trình ca nhạc tại sân khấu ngoài trời trước tòa nhà Sunwah đường Nguyễn Huệ, quận 1. Lễ hội bắt đầu từ 21h ngày 31/12/2011.

Du lịch, GO! - Theo Tamnhin
Với người làm du lịch, mỗi khi nhắc tới vùng Đông Bắc nước ta, ai cũng nghĩ ngay các danh thắng hồ Ba Bể (Bắc Kạn) và cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang) nhưng khó thực hiện liên tuyến qua hai điểm này do mất nhiều thời gian di chuyển bằng đường bộ.

^ Dòng Nho Quế uốn lượn quanh các vách núi dựng đứng của đèo Mã Pí Lèng.

Đầu năm 2008 khi cửa đập thủy điện Na Hang (Tuyên Quang) đóng lại, mực nước khu vực lòng hồ dâng lên giúp thông suốt tuyến đường nối huyện Bắc Mê (Hà Giang) với Na Hang theo sông Gâm và nối với hồ Ba Bể qua sông Năng. Hà Giang - Tuyên Quang - Bắc Kạn đang được kéo lại gần.

< Một ngôi chùa trầm mặc giữa lòng sông.

Bỏ lại sau lưng Cao nguyên đá Đồng Văn – Hà Giang với điểm cực bắc Lũng Cú, phiên chợ Đồng Văn  đậm đà bản sắc dân tộc vùng cao như trăm năm về trước, đèo Mã Pí Lèng được ví hiểm trở bậc nhất vùng núi biên viễn phía Bắc   chúng tôi lên thuyền cao tốc,  xuôi dòng sông Gâm hướng tới Nhà máy thủy điện Tuyên Quang trong một buổi sáng đầy sương mùa và giá lạnh.. Sông Gâm với chiều dài non 300km là phụ lưu của sông Lô, xuất phát từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy đến Cao Bằng rồi nới rộng ra sau khi nhận thêm nước từ sông Nho Quế ở Lũng Cú (Hà Giang). Nó tiếp tục chảy  quanh co như dải lụa qua Bắc Mê và hợp lưu với sông Năng đổ vào lòng hồ.

Dòng sông, thác ghềnh, hang động

< Đảo đá trên sông Gâm, phong cảnh kỳ thú không kém vịnh Hạ Long.

Thuyền rời bến chừng mươi phút, trước mặt chúng tôi dòng sông bỗng mở rộng mênh mông giữa đôi bờ là những dãy núi đá vôi gối lên nhau trùng điệp. Thuyền lúc lướt qua đại ngàn xanh thẳm, lúc phải tránh đám cây khô rậm rạp trên mặt nước, dấu vết cho biết một thời nơi đây từng là rừng.

< Sông Năng xâm thực lòng núi đá vôi Lũng Nham suốt hàng triệu năm, tạo ra động Puôn có chiều dài 300m, trần động có chỗ cao đến 50m với nhiều chòm nhũ đá ngoạn mục.

Người ta kể: khắp sông ngòi phía Bắc nối tiếng năm loại cá quý hiếm được ví   là “ngũ quý hà thủy” gồm Anh Vũ, cá Chiên, Dầm  xanh, cá Lăng, cá Bông thì hầu hết đều   có mặt, sinh sản ở  sông Gâm. Song ngày nay vì môi trường thay đổi và bị  ngư dân khai thác ráo riết, thậm chí bằng mìn, hay xiết điện ngay còn trứng nước nên chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng. Riêng  loại cá Anh Vũ, tương truyền xưa kia chỉ dành tiến Vua tuy vẫn  tồn tại nhờ  sống trong hang sâu, hốc đá dưới đáy sông nhưng số lượng chẵng còn là bao.

Sau khoảng hai giờ, thuyền cập bến Na Hang đối mặt dãy núi Pác Tạ cao nhất trong quần thể 99 ngọn núi bao quanh lòng hồ, hình dáng tựa con voi phục bên cửa sông. Cách đó không xa là khu vực đập tràn và Nhà máy thủy điện Tuyên Quang lớn thứ nhì miền Bắc sau thủy điện Hòa Bình.

Băng ngang núi Pác Tạ, sang phía tả ngạn sông Gâm, thuyền bắt đầu ngược dòng sông Năng giữa những vách đá cao ngất. Sông càng lúc càng quanh co theo các vạt rừng hoặc lượn vòng các đảo đá vôi. Dưới tán cổ thụ nghiêng mình sát mặt sông là vài con thuyền bé tẻo teo gác chèo, thả câu, gợi nhớ những vần thơ trong bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến.

< Sông Gâm trong một buổi sáng đầy sương mù.

Bỗng nhiên xuất hiện trước mặt nhiều thân cây khô nữa chìm nữa nổi khắp mặt sông, đồng thời là lúc thuyền tấp vào bến đò Tà Kèn thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể. Kế tiếp là là vượt dốc  thăm bản làng của người Tày, Nùng, Dao và thác Đầu Đẳng. Theo cô Lộc Thị Thu Huyền - Hướng dẫn viên Vườn Quốc Gia, thác Đầu Đẳng cao 53m, dài gần 2km, đổ nước sông Năng xuống hẻm núi theo dạng thắt cổ chai.

< Thăm thác Đầu Đẳng.

Thác được kiến tạo cách đây 11.000 năm sau một trận động đất lớn, khiến vô số đá tảng từ vách núi rơi xuống làm sập trần các hang động suốt chiều dài hàng chục kilômet, lộ ra dòng sông ngầm. Một mặt đá lấp đầy đáy sông tạo nên con đập chắn nước tự nhiên, hình thành hồ Ba Bể.

Nhưng đoạn sông đó chưa phải là nơi đẹp nhất.

Sau khi tách khỏi thượng nguồn sông Gâm ở Pắc Miếu (Bảo Lâm, Cao Bằng), sông Năng chảy về hướng Nam qua Chợ Rã (Bắc Kạn) rồi xâm thực lòng núi đá vôi Lũng Nham suốt hàng triệu năm, tạo ra động Puông huyền ảo lung linh có chiều dài 300m, trần động có chỗ cao đến 50m với nhiều chòm nhũ đá ngoạn mục và là hang của đàn dơi hàng chục ngàn con.

Bức tranh cảnh đẹp Hồ Ba Bể

< Lênh đênh giữa Ba Bể.

Chúng tôi thăm Ba Bể khi mặt trời nghiêng hẳn về phía Tây, bóng núi đã lan dần lên bản làng bên sông, dưới gềnh đá dĩa ven hồ từng đàn thủy cầm đang lao xao ngụp lặn tìm mồi,  chợt nghe động , tức khắc chúng bay loáng thoáng trên mặt nước vài ba mét rồi tiếp tục xà xuống hồn nhiên bơi lội  như trêu chọc  những vị khách phương xa mãi dõi mắt nhìn theo.

< Hoàng hôn trên hồ Ba Bể.

Giữa trời nước bao la, trên mặt hồ đã được công nhận là Vườn Di sản ASEAN vào năm 2004, ai nấy như nín thở để chiêm ngưỡng một bức tranh thủy mặc khổng lồ, xa xa là những núi đá vôi lô nhô, ẩn hiện sau làn sương trắng, những cánh rừng nguyên sinh ngút ngàn, gần hơn là những hàng cây mọc trong đá nghiêng xuống mặt hồ, thoang thoảng hương thảo mộc.

Bất giác, từ trong màn sương xuất hiện con thuyền độc mộc với cô gái Tày trong bộ trang phục màu chàm đang khua nhẹ mái chèo đưa khách ngược xuôi trên lòng hồ. Hình ảnh ấy càng làm thăng hoa cảnh sắc Ba Bể.

< Những gốc cây còn sót lại của khu rừng nguyên sinh bị dòng sông vùi lấp

Quá trình vận động kiến tạo, thiên nhiên khá hào phóng khi ban tặng cho Vườn Quốc gia Ba Bể nhiều danh thắng kết hợp giữa vẻ đẹp nên thơ, hữu tình sông hồ với sự ngoạn mục, hùng vỹ của rừng nguyên sinh trên những dãy núi đá vôi cáctơ cổ, ( một dạng  đá vôi bị xâm thực thành hang động ) … đặc biệt là hệ thống 20 sơn động, trong đó có động Hua Mạ (tiếng Tày là “đầu ngựa”) đẹp nhất, huyền ảo nhất, cách hồ Ba Bể 6km, mới được các nhà thám hiểm địa chất phát hiện cách đây không lâu.

< Du khách vào hồ Ba Bể.

Trong khi phần lớn hang động thường nằm dưới chân núi, Hua Mạ lại ở lưng chừng núi - cao 350m so với mặt biển - nên còn được người bản địa gọi là động Treo. Hua Mạ gắn liền với một truyền thuyết của người Tày: xưa kia dân địa phương hay thả đầu và đuôi ngựa xuống sông để làm lễ vật hiến tế thần linh.

So với đường bộ đi cùng qua các điểm, tuyến đường thủy sông Gâm - sông Năng sẽ rút ngắn hành trình ít nhất 250km và nhờ nó mà giao thông, sự hợp tác phát triển du lịch giữa bốn tỉnh Hà Giang - Bắc Kạn - Cao Bằng - Tuyên Quang sẽ thuận tiện hơn, chưa kể du khách sẽ được thưởng ngoạn cảnh quan thật quyến rũ, kỳ thú.

Du lịch, GO! Theo TTCT
Với kiến trúc bằng đá độc đáo ở phần cổng cùng với những sáng tạo điêu khắc tượng phật tinh tế... chùa Đức Hạnh (Bình Phước) từng lập 2 kỷ lục Việt Nam và được nhiều người biết đến.

< Chùa Đức Hạnh và cổng đá.

Chùa Đức Hạnh ở thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; được xây dựng từ năm 1969 do đồng bào từ miền Trung vào sinh sống, lập nghiệp.
Công trình thực hiện từ ý tưởng của Đại đức Thích Minh Hậu trụ trì và do nhóm điêu khắc đá Đặng Hồng Phong (3 người) thực hiện từ năm 2008 đến tháng 3.2011. Các thanh đá nguyên khối này đều do ông Nguyễn Minh Hòa (chủ một hầm đá, cách chùa 2km) cúng dường.

< Cổng bằng các thanh đá khối ghép lại bằng mộng.

Hiện, với cổng tam quan và đài Quan Thế Âm bằng đá tảng, chùa Đức Hạnh tạo nên ấn tượng sâu sắc trong lòng của các Phật tử bởi thiết kế đặc biệt của nó. Cổng chùa được kết cấu bằng 8 thanh đá khối được ráp vào nhau bằng mộng (như gỗ), cao 5m, rộng 10m. 8 thanh đá này là loại đá khối tự nhiên (đá Iolite nguyên thủy).

< Chánh điện.

Ở thanh đá nằm ngang trên cùng, mặt trước khắc dòng chữ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mặt sau Phật lịch 2552. Thanh này dài 3m, rộng 0,6m, nặng gần 4 tấn. Thanh nằm ngang thứ 2, mặt trước khắc dòng chữ Chùa Đức Hạnh, mặt sau khắc chữ Phước Huệ song tự. Thanh này có chiều dài và rộng bằng thanh thứ nhất nhưng trọng lượng gấp đôi. Tiếp đó là hai thanh đá trụ, mỗi thanh cao 4,7m, rộng 0,8m, nặng trên 7 tấn.

< Đài Quan Thế Âm tại chùa Đức Hạnh.

Ở hai cổng phụ, mỗi cổng cao 2,3m, rộng lòng 1,7m, gồm 4 thanh đá trụ, mỗi thanh cao 2,3m, rộng 0,7m, nặng trên 5 tấn. Các thanh đá trụ ở đây đều có khắc câu đối ở 2 mặt (ngoài và trong).

Để thi công được hạng mục này, những người thợ đã phải đục mộng thân đà, cắt ngàm các cột kết nối và lắp ráp như thi công các chất liệu gỗ.

Đây được xem là kết cấu khó thi công nhất trong các kết cấu còn lại, vừa phải bảo đảm mỹ thuật, vừa phải bảo đảm yếu tố an toàn cho công trình. Các chân cột đá đều được chôn sâu hơn 1,5-2m, dưới chân được cố định bằng bê tông và đá hộc rất chắc chắn.

< Rất nhiều trụ đá khắc thư pháp.

Đài Quan Thế Âm tại chùa Đức Hạnh được làm từ đá trắng Đà Nẵng. Đài cao 3,2m, nặng gần 4 tấn đặt trên bệ trụ là 1 thanh đá (giống loại đá làm cổng Tam quan), cao 3m (chôn dưới lòng đất 1,7m), đường kính 80cm, nặng gần 3 tấn. Bệ thờ là 1 khối đá cao 0,8m, đường kính 1m, nặng trên 2 tấn. Trên thân bệ khắc bánh xe "Chuyển pháp luân".

Theo đại đức Thích Minh Hậu, trụ trì chùa Đức Hạnh, nguyên liệu đá tự nhiên mà chùa sử dụng được phát hiện và khai thác ở một địa điểm cách chùa 3km.

Cũng theo vì Đại đức này, do tình cờ nhìn thấy các công trình được xây dựng bằng đá (thực chất là giả đá) ở Suối Tiên, ông đã nảy ra ý tưởng làm cổng chùa bằng loại chất liệu này để tạo nét độc đáo, đặc trưng trong kiến trúc của chùa. Việc chùa được công nhận kỷ lục Việt Nam là hoàn toàn ngẫu nhiên chứ không phải do tính toán trước.

< Cự thạch.

Không chỉ là ngôi chùa có cổng tam quan bằng đá nặng nhất, chùa Đức Hạnh còn được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietkings) công nhận là ngôi chùa có bộ tượng thờ và các vật dụng thờ cúng, làm hoàn toàn từ gỗ, độc đáo nhất. Trong số bộ thờ cúng này có 9 pho tượng Phật, 3 bệ thờ Phật, 3 lư hương, hai bàn thờ, mõ, chân đèn...

Các loại gỗ này ở dạng gốc cây đã qua khai thác được chùa tận dụng, chạm trổ rất công phu, tinh xảo mang giá trị nghệ thuật cao. Cụ thể như pho tượng Phật Bổn Sư Thích Ca cao 2,2m, rộng 1,4m, nặng 400kg được làm từ gỗ mít nài (mít rừng); cặp chân đèn cao 1m được làm bằng gỗ mít chạm khắc rất công phu, tinh xảo...

Du lịch, GO! - Theo Datviet, Kyluc, Giacngo

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống