Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 14 December 2011

Chuyện ăn mặc của phụ nữ người Dao rất được cọi trọng. Ngay từ bé, các cô gái Dao đã được mẹ dạy cho cách thêu thùa, ăn mặc sao cho đẹp, và duyên dáng.

Bộ y phục đẹp của người phụ nữ dân tộc Dao đỏ phải có 5 màu cơ bản, nhưng chủ yếu là màu đỏ để làm phụ tiết. Và theo quan niệm dân gian, trang phục bao gồm những gì con người mang trên mình, gồm khăn, mũ, áo, quần, thắt lưng, xà cạp quấn chân và giày dép, dân tộc Dao đỏ gọi đó là "Luy hâu" (trang phục là áo quần).

Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người Dao gồm: áo, yếm, xà cạp, cùng đồ trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu...

Trong trang phục của người Dao Đỏ quan trọng nhất là chiếc áo dài. Theo phong tục, phụ nữ Dao Đỏ không mặc áo ngắn mà chỉ mặc áo dài. Áo tứ thân màu chàm hoặc đen, không khoét nách mà tay đấu thẳng vào thân.

Nẹp cổ liền với nẹp ngực được thêu kín các họa tiết trang trí bằng chỉ màu đỏ. Hai đầu của nẹp ngực đính nhiều chuỗi hạt cườm và tua đỏ. Áo của người Dao Tiền gồm hai thân trước, nẹp và một xỏ tà. Thường trên đó họ dùng họa tiết hình gấu, chó.

Cửa tay áo, nẹp xung quanh tà áo trước và sau đều được thêu bằng chỉ màu đỏ và trắng. Riêng ở gấu vạt trước và sau người ta thêu hai nẹp tách rời nhau, trông xa như hai áo mặc lồng nhau, áo ngoài ngắn hơn áo trong.

Y phục rất sặc sỡ với nhiều loại hoa văn như chữ vạn, cây thông, hình chim, người, động vật, lá cây... trang trí trang phục. Đặc biệt, họ không thêu theo mẫu vẽ sẵn trên vải mà hoàn toàn dựa vào trí nhớ, và thêu ở mặt trái của vải để hình mẫu nổi lên mặt phải.

Bên trong của chiếc áo dài, phụ nữ Dao Đỏ còn mặc áo con, giống như cái yếm, mặc bên trong che kín cả ngực và bụng, cổ tròn mở sau gáy, có những đường thêu bằng chỉ trắng và vàng. Khoảng giữa thân áo mỗi bên đính một dải vải nhỏ để làm dây buộc ra phía sau lưng.

Nam giới Dao Đỏ mặc hai áo: ngắn và dài. Hoa văn trên áo ngắn tập trung chủ yếu ở phần ngực, cổ và lưng áo để khi mặc áo dài trùm bên ngoài, những nơi đó không bị che lấp, các họa tiết hoa văn tinh tế sẽ được phô ra ngoài.

< Vẻ đẹp thiếu nữ Dao Bắc Hà (Lào Cai).

Hoa văn được trang trí trên ngực áo ngắn là cách đính cúc hoa bạc theo chiều dọc ở giữa áo, áo ngắn mặc trong, áo dài mặc ngoài, hàng hoa bạc giữa hai hàng quả bông len đỏ. Khi mặc, các hoa văn được kết hợp rất hài hòa, đẹp mắt.

< Chiếc mũ ngộ nghĩnh của thiếu nữ Dao Bát Xát (Lào Cai).

Cách in hoa văn trên vải bằng sáp ong ở người Dao rất độc đáo. Người ta dùng bút vẽ hay nhúng khuôn in vào sáp ong nóng chảy rồi in lên vải. Vải sau khi nhuộm chàm sẽ hiện lên hoa văn mầu xanh lơ do phủ lớp sáp ong không bị thấm chàm.

Qua đó cho thấy, các họa tiết hoa văn trang trí trên trang phục của người Dao đỏ thực sự phong phú, đa dạng và mang ý thức thẩm mỹ cao. Họ đã tìm thấy trong thiên nhiên như cỏ, cây, hoa lá, các loài động vật... để tạo nên những họa tiết trang trí cho bộ trang phục thêm đẹp và rực rỡ.

Khăn đội đầu được người Dao Đỏ trang trí hình vết chân hổ, cây vạn hoa, hình cách đoạn... Hoa văn ở trên khăn từ ngoài vào có năm lớp, được bao khuôn vuông ở trung tâm của khăn. Khi đội lên đầu, các hoa văn họa tiết của năm lớp văn sẽ phô ra ngoài, làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc khăn.

Hoa văn trang trí trên dây lưng tập trung ở hai đầu gồm các họa tiết hình dấu chân hổ, hình cây thông, hình người mặc váy... Khi thắt dây lưng phải cuốn từ 3 - 4 vòng và buộc chặt ở phía sau.

Hoa văn trang trí trên quần được thêu thùa tỉ mỉ hơn. Họa tiết ở nửa dưới của hai ống quần là các họa tiết hình vuông, hình chữ nhật màu đỏ-vàng-trắng, hình cây thông, hình chữ vạn, hình quả trám... Khi mặc, quần phần trên màu đen không có hoa văn, quấn bằng dây, thắt lưng; phần dưới của hai ống quần với các hoa văn, họa tiết đã tạo nên sự cân đối hài hòa cho toàn bộ y phục.

Trang phục của người Dao Đỏ không chỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại và bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú cùng với con mắt thẩm mỹ mà về nghệ thuật còn rất tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục cân đối hài hòa, vui tươi, trong sáng, góp phần tô điểm thêm cho bản sắc riêng vốn có của dân tộc ở Tây bắc.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Dantri, Vietnam+ và nhiều nguồn khác
Bình Định là địa phương giàu truyến thống văn hoá. Tại đây còn lưu giữ nhiều di tích kiến trúc, văn hoá của người Chăm., đặc biệt là thành cổ Trà Bàn, từng là kinh đô của vương triều Chămpa.

Lễ hội Tây Sơn

< Đội tượng binh diễu hành.

Lễ hội long trọng và qui mô lớn nhất của Bình Định là lễ hội Tây Sơn được tổ chức tại nhiều làng của huyện Bình Khê cũ, nay đổi tên là huyện Tây Sơn. Đông đảo và tưng bừng nhất là lễ hội tổ chức tại làng Kiên Mỹ, quê hương và cũng là nơi dấy binh của ba anh em Tây Sơn. Lễ hội diễn ra trong nhiều ngày, mồng 5 tháng Giêng (kỷ niệm chiến thắng Đống Đa) là ngày lễ chính.

Trước sân điện thờ và nhà bảo tàng Tây Sơn, tiếng trống đại vang lên trong không khí trang nghiêm thơm ngát mùi trầm; vị chánh tế đọc bài văn tế ôn lại sự nghiệp của phong trào Tây Sơn và những thành tựu của triều đại Tây Sơn (1770-1802), các đoàn đại biểu đến từ nhiều miền của đất nước dâng hương trước điện thờ. Dàn nhạc võ 12 trống vang lên từ khúc thúc quân đến khúc khải hoàn.

Từ vùng đất này đã ra đời một phái võ làm rạng danh truyền thống võ nghệ Việt Nam từ nhiều thế kỷ nay : phái võ Tây Sơn. Hàng năm phái võ này sống lại rạng rỡ trong lễ hội Tây Sơn, và hàng trăm ngàn người hành hương về đây để được nghe lại âm hưởng của khúc nhạc trống trận, được chiêm ngưỡng những thế võ, bài quyền bất hủ, nào là long quyền, hổ quyền, kê quyền, quyền gà chọi... gắn liền với tên tuổi Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ là những võ sĩ đã góp phần cách tân, nâng cao võ thuật Tây Sơn ở các môn côn, quyền, song kiếm, đại đao...

Võ thuật Tây Sơn cũng đã thăng hoa thành nghệ thuật âm nhạc. Đó là điệu múa-nhạc trống võ Tây Sơn mà mười mấy năm nay, những người dự lễ hội Tây Sơn tại Bình Định được thưởng thức qua tài nghệ của một thiếu nữ - cháu bảy đời của dòng tộc Nguyễn Huệ - mặc áo chẽn đỏ (hay trắng), quần màu hồng nhạt, lưng thắt đai xanh, hai tay múa cặp dùi lướt chớp nhoáng trên cả 12 mặt của bộ trống trận Tây Sơn, với một phong thái làm chủ oai phong vô cùng điệu nghệ, lại được tiếng kèn và nhịp chập chõa phụ họa, tạo nên một ấn tượng hùng tráng tuyệt vời.

Lễ hội Đổ Giàn

Lễ hội vui nhộn nhất của vùng này là lễ hội Đỗ Giàn tổ chức vào ngày rằm tháng 7 hàng năm tại Chùa Bà, làng An Thái, huyện An Nhơn. An Thái là một làng võ lâu đời, đã từng sản sinh ra nhiều võ sư, võ sĩ xuất sắc của đất Bình Định và của Việt Nam. Cho nên, ngoài ý nghĩa lễ Vu Lan, lễ báo hiếu của nhà Phật, đây còn là một lễ hội thượng võ, hội đua tài giữa các hào kiệt trẻ già ở các làng võ quanh vùng.

Tục ngữ địa phương nói : Trai An Thái, gái An Vinh là để nói lên đặc trưng của hai làng cùng uống chung dòng nước sông Côn mà một bên là con trai giỏi võ nghệ, một bên là con gái đẹp nổi tiếng. Phần hấp dẫn của lễ hội là hát bội, nhưng cái đinh của lễ hội lại là cuộc tranh tài cướp heo quay, vật cúng thần được tung từ trên giàn cao xuống để các võ sĩ tranh nhau cướp cho được con heo quay đem về cho làng mình.

Hội làng Thị Tứ

Làng Thị Tứ thuộc trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, là làng có truyền thống làm rèn và chạm vàng tạy. Lễ hội hằng năm được tổ chức vào ngày 12 tháng 2 âm l ịch để tưởng nhớ công ơn của ông Đào Giã Tương, ông tổ của nghề rèn đã có công truyền nghề cho dân làng. Lễ hội diễn ra ở nhà thờ họ Đào để cúng lễ tổ sư nghề rèn, cỗ bàn rất linh đình. Sau lễ tế có ca hát, vui chơi, văn nghệ.

Hội xuân chợ Gò

Ai đi chợ Gò (thuộc xã Phước Nghĩa - Tuy Phước - Bình Ðịnh) đều có những kỷ niệm đẹp khó quên. Theo phong tục thì mỗi năm chợ chỉ họp hai phiên vào ngày mùng 2 và mùng 3 Tết âm lịch. Chợ họp trên một gò đất cao dưới chân núi Hàm Long bên bờ sông Hà Thành đổ ra đầm Thị Nại vì vậy mà gọi là chợ Gò. Ðiều kỳ thú ở đây là du khách đi hội chợ bị cuốn hút không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn do được dự những sinh hoạt văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Người đi hội chợ mua bán lấy may không mặc cả, không cò kè bớt một thêm hai như chợ hàng hoá ta thường thấy.

Ai đi chợ Gò (thuộc xã Phước Nghĩa - Tuy Phước - Bình Ðịnh) đều có những kỷ niệm đẹp khó quên. Theo phong tục thì mỗi năm chợ chỉ họp hai phiên vào ngày mùng 2 và mùng 3 Tết âm lịch. Chợ họp trên một gò đất cao dưới chân núi Hàm Long bên bờ sông Hà Thành đổ ra đầm Thị Nại vì vậy mà gọi là chợ Gò. Ðiều kỳ thú ở đây là du khách đi hội chợ bị cuốn hút không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn do được dự những sinh hoạt văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Người đi hội chợ mua bán lấy may không mặc cả, không cò kè bớt một thêm hai như chợ hàng hoá ta thường thấy.

Lễ cúng cá ông

Ở các xã ven biển tỉnh Bình Đinh hàng năm thường mở hội cúng Cá Ông vào ngày 15 tháng 3 âm lịch tại các đền thờ cá Ông. Theo truyền thuyết, Cá Ông thường cứu giúp thuyền và người bị nạn trên biển. Cũng với các nghi lễ truyền thống, dịp này còn có múa hát bả trạo, hát bội.

Hội An Thái

Tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm tại chùa Bà, làng An Thái, huyện An Nhơn. Ngoài ý nghĩa lễ Vu Lan – lễ báo hiếu nhà Phật, đây còn là hội đua tài của các võ sĩ của ác làng võ trong vùng. Trong lễ hội có nhiều sinh hoạt văn hoá, đặc biệt là hát bội. Phần chính của hội là tranh tài cướp heo quay, vật cúng thần từ trên giàn cao tung xuống mang về cho làng mình. Người thắng cuộc là người được nhân dân quý trọng.

Du lịch, GO! - Theo Non nước Việt Nam, Internet
Cách cầu bến Thủy 10 km, nằm ngay dưới chân núi Hồng Lĩnh, kinh đô Ngàn Hống của người Việt Thường cổ xưa là khu di tích lịch sử văn hóa Tiên Sơn (núi Tiên), phường Trung Lương, Tx Hồng Lĩnh.

Khu di tích có tổ hợp kiến trúc gồm đền Tiên, điện Thánh, miếu Chúa, chùa Tiên. Các công trình kiến trúc gắn với truyền thuyết dân gian, tọa lạc trên diện tích 2ha được bao bọc bởi con đê La Giang, nơi tiếp giáp của sông Lam, sông La, bên cạnh dòng Minh Giang huyền thoại.

“Núi Tiên”- huyền thoại … xuyên thời gian

Cụm quần thể di tích văn hóa Tiên Sơn có vào khoảng đầu thế kỷ XI cùng với chùa Thiên Tượng, Hương Tích, Long Đàm trên đỉnh Ngàn Hống.

< Tam quan khu di tích.

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, cùng với những tấm lòng hảo tâm các công trình đã được phục hồi, tôn tạo trên cơ sở yếu tố gốc gồm có Hạ điện, Trung điện, Thượng điện và đền Tiên, miếu Chúa...

Hạ điện là nơi thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng dân tộc có công với nước. Trung điện với tín ngưỡng dân gian tục thờ tứ phủ (Địa phủ, Sơn phủ, Thủy phủ, Thiên phủ) và Tam tòa Thánh mẫu...Thượng điện thờ lục vị thánh tổ của dân làng làm nghề gồm có các ông tổ sư của các nghề: Rèn, Đúc, May...

Quần thể văn hóa Tiên Sơn là gắn với một thiên truyền thuyết rằng, sau khi đắp lên ngàn Hống, ông Đùng đào gốc cây, đốt than, dùng mũi thay bể thổi lò nung sắt, một tay làm kìm, một tay nắm làm búa, lấy đầu gối làm đe để rèn nông cụ và là người bày dạy cho dân làng luyện quặng, rèn đúc.

< Đường lên đỉnh núi Tiên.

Khi vua Tàu lâm bệnh, Ngài được mời sang thăm bệnh, bốc thuốc. Để trả ơn cứu mạng, vua Tàu mở kho báu hậu đãi Ngài. Chín kho đồng đen bỏ vào chưa đầy nửa đẫy mà Ngài mang theo. Tàu, thuyền của vua Tàu không có chiếc nào chở nổi, Ngài cởi nón làm thuyền vượt biển về  nước. Số đồng đen mang về, Ngài đúc một quả  chuông lớn, khi đánh lên có thể gọi tất cả vàng bạc Trung Hoa chảy về Đại Việt.

Tiếc rằng quả chuông quá nặng đã bị rơi xuống ao. Trước khi về Trời, Ngài dặn sau này nếu gia đình nào sinh được 10 người con trai khoẻ mạnh thì  tới kéo chuông lên. Một lần có một gia đình nọ  có 10 người con, nhưng trong đó có một người con nuôi, đến kéo. Khi chuông gần lên đến bờ, người mẹ mừng quá kêu lên: “ Nuôi ơi, gắng lên !” thế là cơ gia bị lộ! Quả chuông lại chìm xuống! Chuông không kéo lên được nữa nhưng thiên truyền thuyết đã nói lên một khát vọng độc lập, tự cường của nhân dân ta dưới đêm đen một ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.

Theo nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Thái Kim Đỉnh, Tam quan của đền Thánh có bức hoành “Cửu khố hắc đồng, bán nang vị mãn” (nghĩa là 9 kho đồng đen chưa đầy nửa đẫy) và đôi câu đối: “ Y bát hà niên lưu thạch tích- Oanh thư chung sử thuyết đồng nang” (nghĩa là: áo, bát nhà sư còn in trên đá - Lời truyền xưa còn ghi chuyện chiếc đẫy đựng đồng). Điều kỳ diệu nữa là giếng Tiên nằm cạnh Tam quan, được ví là mắt rồng. Nằm trên sườn núi, giếng không sâu nhưng nước trong vắt ngọt mát, quanh năm không bao giờ cạn.

Huyền thoại và lễ hội làng nghề

< Lễ hội được tổ chức mang đậm truyền thống.

Vân Chàng và Minh Lang là tên của hai làng cổ nằm dưới chân núi Hồng Lĩnh, tương truyền được lập từ đời Lý (thế kỷ XI), nay là hai phường Đức Thuận và Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh có nghề rèn nổi tiếng. Từ đời này qua đời khác, nghề rèn của làng tiếp tục được duy trì và ngày càng tinh xảo. Nghệ nhân rèn phường Trung Lương đi truyền nghề khắp trong Nam, ngoài Bắc. Sản phẩm rèn phường Trung Lương được người dân trong nước rất ưa chuộng.

Tương truyền tổ sư nghề rèn ở đây là ông Đùng. Ông ở trên núi Hồng Lĩnh, thấy dân không có dụng cụ sản xuất, bèn bới đất lấy sắt, nhổ cây rừng đốt thành than rèn các dụng cụ lao động phát cho mọi nhà. Từ đó nhiều người trong vùng đến xin học nghề. Ông vui vẻ truyền nghề lại cho dân làng. Những người học được nghề đầu tiên đã lập nên làng rèn  phườngTrung Lương. Về sau dân làng nhớ công đức của ông đã đúc tượng lập đền thờ tại Rú Tiên, nằm ngay giữa làng và gọi là đền thờ ông Thánh Thợ.

Cũng có một cách giải thích khác về sự hình thành của làng nghề qua lời kể của những người già ở phường Trung Lương. Truyện kể rằng, ngày xưa có hai anh em thợ rèn người họ Trương đến đây lập nghiệp. Ít lâu sau, người anh Trương Như ở lại truyền nghề cho dân làng Trung Lương. Người em vào tận Cố đô Huế lập nên làng rèn Hiền Lương. Để đền đáp công lao to lớn của người đã dạy nghề cho dân làng, nên trong đền làng Trung Lương xây vào năm 1880 có hai câu đối nhắc đến anh em "Trung - Hiền”.

< Điện thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cụ  Cao Trọng Ý, 99 tuổi, một thợ rèn cao niên trong làng cho biết: “Thợ rèn phường Trung Lương thời nào cũng tài hoa. Khi quốc gia hữu sự, họ đem tay nghề của mình giúp nước, cứu dân. Thời Cần Vương, thầy trò cố Đường đã tình nguyện đem lò bệ của mình lên đại ngàn rèn đao, kiếm cho nghĩa quân cụ Phan Đình Phùng. Cố Đường cùng với ông Cao Thắng chế thành công súng cho nghĩa quân. Trong kháng chiến chống Pháp, thợ rèn Phường Trung Lương đã rèn hàng vạn mã tấu, kiếm, dao găm, sản xuất hơn 2.000 khẩu súng kíp, hàng chục tấn lựu đạn phục vụ dân quân, bộ đội.

Nghề rèn của phường Trung Lương vẫn tồn tại, đáp ứng nhu cầu về công cụ sản xuất và đồ gia dụng cho nhân dân trong vùng. Về với phường Trung Lương hôm nay, chắc hẳn bạn sẽ thấy rất vui bởi từ cán bộ địa phương đến từng người làm nghề đều có ý thức vươn lên để hàng của mình cạnh tranh được với hàng ngoại nhập, đồng thời cũng là để bảo tồn nghề truyền thống mà ông cha đã để lại”.

Ông Nguyễn Văn Hổ, Chủ tịch UBND thị Xã Hồng Lĩnh mong muốn sự quan tâm của các ngành, các cấp để cụm di tích Văn hóa Tiên Sơn và lễ hội trở thành một nét văn hoá đặc trưng trong các lễ hội truyền thống dân gian đầu xuân, để phường Trung Lương trở thành một điểm sáng phát triển kinh tế du lịch văn hoá dân gian bên cụm danh thắng Núi Hồng - Sông Lam ...

Lễ  hội sông nước

Cứ mỗi độ xuân về, vào mồng 3 và mồng 4 tết, người dân nới đây tổ chức lễ hội đua thuyền rồng truyền thống. Hội đua thuyền nhằm chọn ra những tay đua cừ khôi và rèn luyện sức khỏe cho dân vùng sông nước; đồng thời là truyền thống của nhân dân địa phương để cầu yên xóm làng. Lễ hội đã thu hút hành chục ngàn người trong vùng tập trung về hai bờ sông Minh Giang để gặp mặt giao lưu đầu xuân và xem hội.

Con thuyền gắn bó với sinh hoạt, đời sống, phong tục, lễ hội của người Việt. Văn hóa vùng sông, biển với những tục lệ lâu đời đã thành phong tục đặc sắc, là vốn quý trong kho tàng văn hóa dân gian bản địa cổ truyền.

Du lịch, GO! - Theo: PL&XH, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống