Không quá hùng vĩ nhưng thác Đasara (Dasara) nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng được nhiều người yêu thích bởi vẻ dịu dàng và thi vị như nàng con gái Tây Nguyên.
< Thác Dasara thơ mộng.
Nhiều người đã không quản khó nhọc băng rừng, leo núi để đến ngắm ngọn thác. Ngày nay, đường đến thác đã có hệ thống máng trượt nhưng đến Đasara bằng đường rừng vẫn là chuyến đi hấp dẫn đối với nhiều người…
Đasara là một con thác đẹp hiền hòa. Đứng từ xa, du khách chỉ nhìn thấy được 3 tầng cuối cùng của ngọn thác. Băng theo đường rừng, du khách mới thưởng thức được toàn bộ vẻ đẹp của ngọn thác có đến 7 tầng này.
Để đến Đasara, du khách có thể ngồi máng trượt dài 1.650 mét, di chuyển trong vòng khoảng 10-15 phút là đến. Máng trượt ở đây được xem là một trong những hệ thống máng trượt dài và hiện đại nhất Đông Nam Á. Máng len lỏi qua những tán rừng thông bạt ngàn của cao nguyên Bảo Lộc, gần cuối đi qua một dòng suối mát rượi, chảy qua những bờ đá trông thật ấn tượng. Ga cuối của máng trượt cũng là tầng thấp nhất của thác Đasara.
Dòng thác mềm mại tuôn dòng nước mát ở độ cao khoảng 60 mét đổ qua nhiều tầng. Người ta cho xây một con đập nhỏ để trữ nước.
< Làm dáng bên thác Dasara.
Du khách có thể đi lại trên bờ đập này, nước cao khoảng nửa gối. Ba tầng cuối cùng của thác trông rất đẹp và duyên dáng.
Người ta ví nó như một dải lụa mềm trải dài trên sườn núi, vắt qua những rặng thông, cây cối. Nước đổ, tiếng reo của nước nghe rất êm tai. Đứng gần thác, âm thanh thác hòa quyện vào thiên nhiên như một khúc nhạc êm dịu, xóa tan những mệt nhọc của du khách vượt đường xa.
Đi băng đường rừng dọc theo thác Đasara là điều thú vị. Mất khoảng 1-2 giờ băng đường rừng mênh mông đã tới chân thác. Từ chân thác, khách mới thưởng lãm được hết vẻ đẹp bảy tầng của nước.
Rừng ở đây được bảo tồn nguyên vẹn. Có nhiều đoạn, du khách phải cắt dây rừng để đi tới. Du khách băng rừng phải đi thành đoàn để rèn luyện khả năng làm việc tập thể, rèn luyện sức khỏe, kỹ năng đi rừng... Băng qua những cánh rừng già rậm rạp, du khách tưởng chừng như đang lạc giữa chốn hoang vu, chưa có người đặt chân đến.
Các công trình xây dựng gần Đasara là những công trình thiết yếu, không làm ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan. Khuôn viên chân thác không rộng lớn lắm nhưng đủ để níu chân khách lưu lại trong vài giờ để lắng nghe tiếng thác đổ, để thưởng lãm vẻ mỹ miều và đắm mình trong làn nước mát rượi. Vào thời điểm lạnh lẽo của cao nguyên Bảo Lộc, du khách dừng chân lại Đasara vẫn thích ngâm chân trong làn nước lạnh giá, khoát nước lên mặt. Mùa hè cũng như mùa đông, làn nước Đasara vẫn quyến rũ, buộc khách phải chạm vào làn nước mát lạnh ấy.
< Dòng nước tuôn trào qua nhiều tầng thác.
Lân cận thác là những khu vực đồi trà, đồi thông, đồi sim hoang dại... Đồi sim nằm cách thác không xa rất rộng lớn. Mùa sim chín tím cả một vùng. Muốn đến đây, du khách phải đi qua 3 đồi cỏ rộng lớn, rộng hàng chục héc-ta. Tiếp theo đồi sim là đồi thông cao vút, gió lùa reo vui tai. Đồi nối tiếp đồi, màu xanh nối tiếp màu xanh. Thi thoảng giữa những màu xanh ấy lại xuất hiện một vạt tím của sim, một mảng vàng của dã quỳ... như một bức tranh sơn dầu nhiều màu sắc trải rộng dưới nền trời xanh ngát.
Gần thác Đasara có làng dân tộc Mạ. Du khách có thể đến thăm để trải nghiệm cuộc sống giữa núi rừng bạt ngàn, tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc của người dân bản địa. Người Mạ đã biết làm du lịch nên có nhiều dịch vụ để phục vụ du khách. Ngồi trên nhà sàn xem người Mạ hát múa và cùng họ thưởng thức những món ăn đặc trưng, nếm rượu cần...
< Dasara trong mùa khô.
Khách có thể ngồi vào khung dệt để dệt những sợi tơ thành những tấm thổ cẩm đầy màu sắc. Tại làng, còn có hẳn một khu đua ngựa, cưỡi voi để khách thỏa thức vui chơi.
Đi chơi Đasara, du khách có thể ở lại đêm trong những mái liều hoặc trú ngụ trên những ngôi nhà sàn của người Mạ. Đêm cao nguyên lạnh lẽo, ngọn lửa bập bùng, rượu cần cay cay và tiếng cồng chiêng dập dồn... đủ làm ai đó ấm lòng trong qua một đêm giữa rừng già.
Du lịch, GO! -Theo báo Cần Thơ và nhiều nguồn khác
< Thác Dasara thơ mộng.
Nhiều người đã không quản khó nhọc băng rừng, leo núi để đến ngắm ngọn thác. Ngày nay, đường đến thác đã có hệ thống máng trượt nhưng đến Đasara bằng đường rừng vẫn là chuyến đi hấp dẫn đối với nhiều người…
Đasara là một con thác đẹp hiền hòa. Đứng từ xa, du khách chỉ nhìn thấy được 3 tầng cuối cùng của ngọn thác. Băng theo đường rừng, du khách mới thưởng thức được toàn bộ vẻ đẹp của ngọn thác có đến 7 tầng này.
Để đến Đasara, du khách có thể ngồi máng trượt dài 1.650 mét, di chuyển trong vòng khoảng 10-15 phút là đến. Máng trượt ở đây được xem là một trong những hệ thống máng trượt dài và hiện đại nhất Đông Nam Á. Máng len lỏi qua những tán rừng thông bạt ngàn của cao nguyên Bảo Lộc, gần cuối đi qua một dòng suối mát rượi, chảy qua những bờ đá trông thật ấn tượng. Ga cuối của máng trượt cũng là tầng thấp nhất của thác Đasara.
Dòng thác mềm mại tuôn dòng nước mát ở độ cao khoảng 60 mét đổ qua nhiều tầng. Người ta cho xây một con đập nhỏ để trữ nước.
< Làm dáng bên thác Dasara.
Du khách có thể đi lại trên bờ đập này, nước cao khoảng nửa gối. Ba tầng cuối cùng của thác trông rất đẹp và duyên dáng.
Người ta ví nó như một dải lụa mềm trải dài trên sườn núi, vắt qua những rặng thông, cây cối. Nước đổ, tiếng reo của nước nghe rất êm tai. Đứng gần thác, âm thanh thác hòa quyện vào thiên nhiên như một khúc nhạc êm dịu, xóa tan những mệt nhọc của du khách vượt đường xa.
Đi băng đường rừng dọc theo thác Đasara là điều thú vị. Mất khoảng 1-2 giờ băng đường rừng mênh mông đã tới chân thác. Từ chân thác, khách mới thưởng lãm được hết vẻ đẹp bảy tầng của nước.
Rừng ở đây được bảo tồn nguyên vẹn. Có nhiều đoạn, du khách phải cắt dây rừng để đi tới. Du khách băng rừng phải đi thành đoàn để rèn luyện khả năng làm việc tập thể, rèn luyện sức khỏe, kỹ năng đi rừng... Băng qua những cánh rừng già rậm rạp, du khách tưởng chừng như đang lạc giữa chốn hoang vu, chưa có người đặt chân đến.
Các công trình xây dựng gần Đasara là những công trình thiết yếu, không làm ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan. Khuôn viên chân thác không rộng lớn lắm nhưng đủ để níu chân khách lưu lại trong vài giờ để lắng nghe tiếng thác đổ, để thưởng lãm vẻ mỹ miều và đắm mình trong làn nước mát rượi. Vào thời điểm lạnh lẽo của cao nguyên Bảo Lộc, du khách dừng chân lại Đasara vẫn thích ngâm chân trong làn nước lạnh giá, khoát nước lên mặt. Mùa hè cũng như mùa đông, làn nước Đasara vẫn quyến rũ, buộc khách phải chạm vào làn nước mát lạnh ấy.
< Dòng nước tuôn trào qua nhiều tầng thác.
Lân cận thác là những khu vực đồi trà, đồi thông, đồi sim hoang dại... Đồi sim nằm cách thác không xa rất rộng lớn. Mùa sim chín tím cả một vùng. Muốn đến đây, du khách phải đi qua 3 đồi cỏ rộng lớn, rộng hàng chục héc-ta. Tiếp theo đồi sim là đồi thông cao vút, gió lùa reo vui tai. Đồi nối tiếp đồi, màu xanh nối tiếp màu xanh. Thi thoảng giữa những màu xanh ấy lại xuất hiện một vạt tím của sim, một mảng vàng của dã quỳ... như một bức tranh sơn dầu nhiều màu sắc trải rộng dưới nền trời xanh ngát.
Gần thác Đasara có làng dân tộc Mạ. Du khách có thể đến thăm để trải nghiệm cuộc sống giữa núi rừng bạt ngàn, tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc của người dân bản địa. Người Mạ đã biết làm du lịch nên có nhiều dịch vụ để phục vụ du khách. Ngồi trên nhà sàn xem người Mạ hát múa và cùng họ thưởng thức những món ăn đặc trưng, nếm rượu cần...
< Dasara trong mùa khô.
Khách có thể ngồi vào khung dệt để dệt những sợi tơ thành những tấm thổ cẩm đầy màu sắc. Tại làng, còn có hẳn một khu đua ngựa, cưỡi voi để khách thỏa thức vui chơi.
Đi chơi Đasara, du khách có thể ở lại đêm trong những mái liều hoặc trú ngụ trên những ngôi nhà sàn của người Mạ. Đêm cao nguyên lạnh lẽo, ngọn lửa bập bùng, rượu cần cay cay và tiếng cồng chiêng dập dồn... đủ làm ai đó ấm lòng trong qua một đêm giữa rừng già.
Du lịch, GO! -Theo báo Cần Thơ và nhiều nguồn khác