Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 17 December 2011

Gỏi mãng cầu xiêm là món ăn lạ miệng, ngon bất ngờ, cho thấy sự phong phú của ẩm thực đất phương Nam với nhiều điều mới lạ mà chúng ta chưa khám phá hết.

Mãng cầu xiêm - thứ cây trái có quanh năm ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, Tây Nguyên... và còn gọi là mãng cầu gai, na xiêm, na gai; tên khoa học: Annona muricata. Mãng cầu xiêm có màu xanh lục, khi chín rục sẽ chuyển sang màu vàng. Vỏ trái rất mỏng, phần thịt màu trắng chứa nhiều hạt màu đen.

Mãng cầu xiêm có màu xanh lục, khi chín rục sẽ chuyển sang màu vàng. Vỏ trái rất mỏng, phần thịt màu trắng chứa nhiều hạt màu đen. Trái mãng cầu xiêm nặng trung bình từ 1 – 2kg có khi đến 2,5kg. Trái thường được hái lúc còn xanh cứng, để bốn, năm ngày sau mới ăn, lúc này mãng cầu xiêm ngon nhất vì trái đã chín mềm.

Mãng cầu xiêm thường được làm nước giải khát như sinh tố, kem, mứt, kẹo… Không dừng đó, với sự sáng tạo trong chế biến thức ăn của người dân miệt đồng bằng thì trái mãng cầu đã được làm thành món gỏi. Nhất là mùa giáp tết mãng cầu xiêm rộ trái, chắc thịt làm gỏi thì khỏi chê.

Dùng làm gỏi phải chọn trái chín già nhưng còn cứng, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn dày chừng 3 li đem ngâm nước đá cho giòn. Tôm thịt luộc chín, hành tây cắt mỏng, rau thơm trộn chung với mãng cầu. Tuy đã có tôm tươi nhưng món gỏi mãng cầu không thể thiếu tôm khô phi với tỏi cho vàng rồi trộn vào.

Để gỏi mãng cầu thêm đậm đà, người ta còn ép lấy nước mãng cầu pha thành nước trộn gỏi. Từ đó sẽ có một sự tổng hoà các vị và hương thơm của mặn, ngọt, chua, cay có trong cả nước mắm, tỏi, ớt, đường,… làm cho món gỏi mãng cầu càng dậy mùi đặc trưng. Thêm dĩa bánh phồng tôm ăn kèm gỏi thì đến những món gỏi trong nhà hàng cũng phải… chào thua.

Du lịch, GO! - Theo SGTT, internet
Trong khi nhiều người đã ngon giấc, không ít bạn trẻ lại ra đường mạo hiểm, đi phượt trong đêm để tìm cảm giác "cú đêm" giữa lòng Thủ đô.

Không ít câu chuyện bi hài đã xảy ra chỉ trong khoảng 6 tiếng tưởng như bình yên đó của đất Hà thành.
Thức cùng "cú đêm" Hà Nội

Đúng 23h, chúng tôi xuất phát tại công viên Nghĩa Đô, một Hà Nội không yên ả hiển hiện trong màn đêm. Xung quanh các tòa nhà đang được xây dựng ở khu vực Từ Liêm, Cầu Giấy, những người bán đồ ăn khuya vẫn đang ngóng chờ giờ tan ca của công nhân để bán thêm được vài chiếc bánh bao, bánh khúc với tiếng rao vang lên giữa thinh không từ chiếc loa dạo.

Một Hà Nội không ồn ào khói xe nhưng trong nó là cả một thế giới của những cửu vạn đêm. Sau đoạn đường ồn ào với các công trường hối hả với xe tải, xe chở bê tông ra vào, những người công nhân ồn ào giao ca.

Chúng tôi lên phố cổ với mường tượng về thú ẩm thực đêm khuya của dân sành ăn nhưng dọc các con đường hàng ngày kẹt xe ồn ào, tĩnh lặng, ít giờ vào buổi tối lại là sự hối hả, lầm lũi làm việc của cửu vạn đêm.

Họ đang khẩn trương đội những rổ đất đổ lên những chiếc xe tải chở vật liệu để chạy đi cho kịp giờ lưu thông.

Bác Đinh Xuân Chung, quê Nam Định tâm sự: "Làm cửu vạn buổi tối được trả lương cao gấp rưỡi đến gấp đôi ban ngày. Các gia đình trong phố vì ban ngày xe ô tô tải bị cấm lưu thông vì thế gia đình nào xây nhà, sửa nhà đều phải tranh thủ làm buổi tối. Chúng tôi đi làm đến tầm 4h sáng về ngủ chợp mắt chút ít đến sáng lại mang xe máy ra các điểm xe bus chờ khách chở xe ôm. Tôi phải xoay vòng vậy mới đủ tiền nuôi 2 đứa con ăn học".

1h sáng, cả nhóm đi tìm quán ăn đêm. Vất vả tìm và hỏi thăm, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được quán ăn nằm gần đường Nguyễn Chí Thanh. Mặc dù đêm khuya nhưng quán vẫn khá đông khách. Xe của khách được chủ quán bố trí để trong khoảng sân tối.Khi chúng tôi vừa ngồi được ít phút, một tốp những cô gái bước vào, không gian của quán nồng nặc mùi nước hoa, phấn son.

Những cô gái mặc quần sooc, juyp ngắn, chiếc áo được khoét cổ thật sâu hờ hững, trễ nải. Đi kèm với khoảng 20 cô gái là 5 người đàn ông, cánh tay xăm trổ, miệng nói bô bô.

Có vẻ những vị khách này là khách quen của quán, họ vừa bước chân vào là phục vụ đã bê vài ba món ra sẵn. Ngồi gian bên cạnh, những anh chàng trong nhóm tôi dù biết đó là gái ăn sương nhưng vẫn không ngớt đảo mắt sang nhìn. Họ là tâm điểm của quán ăn khuya này.

Tiếng những cô gái chí chóe nói chuyện về gã này bo đẹp, lão tài xế kia keo, một chất giọng đặc sệt miền Tây Nam Bộ. Sau ít xôn xao về ca 1, ca 2 của đám con gái, một gã có vẻ đàn anh nói lớn, "ăn nhanh để đi làm!". Tiếng bàn tán, nói chuyện cười cợt im bặt.

Được nghe nhiều về gái ăn sương ở quanh con đường Nguyễn Chí Thanh nhưng đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy nhóm đông đến vậy. Họ thức và họ "kéo" không ít đàn ông rời nhà ban đêm, bắt lực lượng công an truy quét tệ nạn xã hội mất ngủ vì họ.

Rợn người với "xin đểu"

Phạm Thị Huyền, nhân viên kế toán tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội vẫn còn nguyên cảm giác sợ hãi khi kể về chuyến phượt đêm cùng người bạn tại Hà Nội.

"Thực ra tôi muốn biết Hà Nội vào đêm có gì khác so với thị xã Sơn Tây. Chính vì thế vào dịp đầu thu tôi cùng với 2 người bạn gái đã quyết định làm một chuyến xuyên đêm Hà Nội. Tuy nhiên mới vào tầm 23h khi đang lượt phượt ở khu vực đường Tăng Bạt Hổ, chúng tôi đã gặp thanh niên hỏi đường. Sau vài giây 2 tên lộ nguyên hình là bọn xin đểu".

Huyền kể: "Chúng giơ cái xi lanh đầy máu bên trong và nói là bị nhiễm HIV. Chúng bảo chúng thèm thuốc mà lại thiếu tiền. Tôi đành ngậm ngùi rút trong túi 200.000 đồng và bảo rằng đó là tất cả tài sản. Tôi vẫn thấy mình may vì lúc đó vẫn có khá nhiều người đi lại nên chúng không dọa cướp xe".

Anh Nguyễn Văn Ngọc, công an phường Bạch Đằng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết: "Quanh khu vực bến xe, gầm cầu, đặc biệt là các khu vực giáp gianh có rất nhiều hoạt động phức tạp. Lực lượng chức năng có làm nhiệm vụ cũng được trang bị vũ khí, phương tiện nghiệp vụ. Nó không đơn giản như nhiều người nghĩ rằng ban đêm thì mọi người đều nghỉ ngơi".

Gặp cảnh dùng xi lanh dọa để xin tiền, nhưng không ít người ham phượt phải "chờn" với những câu hỏi thăm của dân anh chị tại các khu vực hoạt động nhộn nhịp vào buổi đêm khi có ý định ghi lại khoảnh khắc lượt phượt của mình.

Lưu Văn Ngọc, sinh viên khoa báo ảnh, Học viện báo chí cho biết: "Vì một phần thích phượt khám phá đêm Hà Nội cộng với máu nghề nghiệp muốn được tác nghiệp khi đi chơi. Vì thế tôi có mang theo máy ảnh để chụp cảnh phu khuân vác nữ ở chợ hoa quả Long Biên.

Hý hoáy lấy máy, lựa góc chụp, tôi đột nhiên thấy mấy anh đầu trọc, khắp mình xăm trổ, cứ nằng nặc đòi cầm máy chụp thử! Mặc dù đi cùng đến nhóm 5 người nhưng "tránh voi chẳng xấu mặt nào" nên chúng tôi đành rút lui êm".

Mang đủ giấy tờ để tránh... "gặp hạn"

Nhiều phượt thủ "xuyên" đêm cho biết, chuyện họ bị cảnh sát cơ động hỏi thăm là chuyện thường ngày ở huyện. Chính vì thế theo nhiều người từng làm "cú đêm" khi ra đường phượt thử nhớ mang đầy đủ tất cả giấy tờ tùy thân để tránh... hạn: Thay vì ngắm bình minh trên cầu Long Biên lại ngồi ở trụ sở công an cho muỗi cắn.

Du lịch, GO! - Theo Người đưa tin, internet

Điền Gia Dũng: Lang bang lòng vòng trong đêm cũng có cái thú vì giấc này ít xe, không khí trong lành và dĩ nhiên cũng không ồn ào như ban ngày. Nó giúp bạn những giờ phút giảm căng thẳng trong cuộc sống, xem như một chút thanh thản, giải khuây hay cũng là dịp vui chơi chút ít với bạn bè.
Tuy nhiên bạn cũng cần điều nghiên trước những khu vực an toàn, không vào các hẻm sâu, không đi ít người, không vào những nơi quá vắng.

Dạo này mình cũng rất thường lấy xe đi lòng vòng ban đêm với bà xã sau khi đóng cửa tiệm. Mình ở Sàigòn nên những địa điểm mình chọn là Phú Mỹ Hưng, cầu Phú Mỹ... Những nơi vừa thoáng, vừa đẹp lại an toàn - mình sẽ có bài viết về những chuyến bay đêm này sau.
Có thể nói chưa bao giờ cụm từ “phượt” lại được giới trẻ nhắc nhiều đến thế, một cách hào hứng đến thế. Cảm giác mê đắm trên những cung đường, sự trải nghiệm về một thế giới hoàn toàn khác những đô thị bụi bặm… khiến cho giới trẻ nô nức rủ nhau lên đường. 

Song, đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy việc chạy theo những kỷ lục đang khiến cho “phượt” ngày càng trở nên nguy hiểm.

I. Một trong những chủ đề "hot" nhất trong năm, được các "phượt gia" bàn tán vô cùng sôi nổi cả ở trên các diễn đàn chuyên về du lịch lẫn những buổi trà chanh "chém gió" ngoài vỉa hè, ấy là vụ "Kỷ lục về chiếc xe Vespa đầu tiên trên đỉnh Fansipan". Theo những thông tin được đăng trên diễn đàn phuot.com và vespafriends.com thì 8 thành viên thuộc CLB Vespa Hà Nội đã đưa thành công chiếc Vespa Super cổ nặng hơn 100 kg, lên độ cao 3.143 mét trên đỉnh Fansipan. Sự kiện này sau đó đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam - Vietkings xác nhận kỷ lục.

Một trong số 8 người sau khi về đến Hà Nội đã lập tức lên mạng để khoe chiến tích: "Chúng tôi đã trở thành nhóm chơi xe đầu tiên tại Việt Nam đưa được một chiếc xe máy - một chiếc Vespa cổ - lên đỉnh Fansipan". Thoạt nghe, rất nhiều người đã tỏ ra ngưỡng mộ những bạn trẻ này. Ngoài tình yêu đối với xe Vespa thì họ chắc hẳn phải có sức khỏe và nghị lực phi thường để đưa cả chiếc xe máy lên đỉnh núi. Bởi hầu như với đa số người có sức khỏe bình thường, việc leo thành công lên đỉnh Fansipan mà không mang vác gì cũng đã là một việc khó nhọc và đáng tự hào.

Hẳn nhiên, việc ngồi lên và cưỡi chiếc Vespa lên đỉnh giống như là đi ở đường bằng là không thể rồi. Chỉ có Héc-quyn tái thế thì mới có thể vác nổi chiếc xe nặng tới 130kg lên tận "Nóc nhà Đông Dương"!

Thành viên trong nhóm còn "kể khổ" rằng, họ đã vượt hàng trăm km từ Hà Nội lên Lào Cai bằng xe Vespa. Thế rồi lại phải đi hàng mấy chục giờ trong sương giá, mưa rừng, xuyên qua cơn bão số 2 để thực hiện bằng được ý tưởng táo bạo này.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì câu chuyện không chỉ có thế. Trước khi đưa lên đỉnh núi thì chiếc xe này đã được tháo rời thành nhiều bộ phận. Những thứ nặng nhất do mấy porter (người vác hàng thuê) được trả tiền để "gùi" từng phần của chiếc xe lên. Tám thành viên của đội chia nhau vài thứ phụ kiện lặt vặt. Sau khi các porter đưa được các bộ phận lên đỉnh núi rồi, thì 8 chàng trai mê vespa hì hụi lắp chúng lại với nhau, rồi đạp cho máy nổ, hít hà khói xăng và nhảy tưng tưng vì… sung sướng!

Sau khi câu chuyện này được công bố đã nhận được hàng trăm ý kiến bình luận, người thì tung hô, kẻ lại cười ruồi. Nick name nguoinhaque66 bày tỏ: "Ý tưởng và cách thực hiện của các bác làm em bị sốc thật sự! Khó tin nhưng là sự thật". Thành viên battramdao tỏ ra băn khoăn: "Thời gian qua tớ đã cười rất nhiều về những vụ tỏ tình đình đám của các bạn sinh viên được đăng trên các tờ báo lá cải. Giờ đây lại sắp sửa có một trào lưu mới là vác tất cả những thứ mình yêu thích lên đỉnh Fan để thể hiện. Khởi đầu là Vespa, sau đó có thể sẽ là cào cào, Minsk, CD, thậm chí là Sidecar. Rồi tiến tới sẽ là đóng cosplay, nhảy hiphop, salsa, belly dance, thậm chí là múa cột trên đỉnh Fan…". Có thành viên ý nhị hơn: "Kỷ lục phải là sự ghi nhận những người, những việc phi thường. Chứ còn chuyện dùng tiền để thuê người khác làm, đâu có đáng gọi là kỷ lục?".

Cá nhân tôi thấy rằng nếu như các bạn thích đưa xe máy, ôtô hay bất cứ thứ gì của các bạn lên đỉnh Fansipan (miễn là thứ đồ ấy không gây ô nhiễm môi trường) đều được cả. Bạn có tiền, bạn có thể làm những thứ mình thích, miễn không ảnh hưởng đến ai song liệu có phải chụp ảnh, quay phim rồi mang lên mạng để khoe, để được đưa vào sách Kỷ lục? Một tờ báo mạng nhân sự kiện này cũng đã đưa ra một cái "vote" (bầu chọn), thì đa số (trên 65% phiếu) cho rằng đây là "Một cuộc chơi không ý nghĩa".

II. Địa chỉ đầu tiên mà cả những “phượt” gia kỳ cựu lẫn lính mới tập tọe thường là box Du lịch của diễn đàn Trái tim VN Online (ttvnol.com).

Trong xu hướng thoái trào của forum (diễn đàn) thì box Du lịch là một trong những điểm sáng, khi mà các lời mời gọi lên đường liên tục được cập nhật; những câu chuyện trên đường, những bức ảnh đẹp cũng được đua nhau post lên một cách rầm rộ. Địa chỉ thứ hai, diễn đàn "Phượt" (phuot.com) thường được biết đến là nơi có nhiều cao thủ “phượt”, mức độ chuyên nghiệp hơn một chút.

Lướt qua các diễn đàn về “phượt”, người ta có thể dễ dàng thấy chỉ cần những topic được mở lên, kiểu như "Mộc Châu, từ 9-11/12 nào", hay "Nơi một tiếng gà gáy 3 nước cùng nghe - xin mời các “phượt” thủ"… là lập tức sẽ có hàng chục, hàng trăm ý kiến "đặt gạch", rồi cổ vũ, chúc tụng… Sau một cuộc gặp mặt (offline) ngoài đời, hàng chục con người chưa hề quen biết nhau đã có thể góp tiền, chung xe để… lên đường.

Những việc này diễn ra một cách thường xuyên, liên tục. Và đặc biệt nở rộ vào những dịp lễ, tết - khi các “phượt gia” được nghỉ học, nghỉ làm. Tình trạng "cháy phòng" ở các thị xã, thị trấn nổi tiếng về cảnh sắc vùng cao như Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình)… vào những dịp 30-4, ngày 2-9, tết dương lịch là chuyện thường xuyên diễn ra.

Nickname Vanly… kể cho chúng tôi về những chuyện cười ra nước mắt trên cung đường “phượt”. Đầu tiên là những chuyện nhỏ như trước một khung cảnh đẹp, kẻ thì muốn ngồi lại thưởng lãm, thậm chí pha cà phê uống. Nhưng kẻ khác thì muốn đi ngay, vì đường đến đích còn xa… Vậy là nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí… vỡ tour. Anh đi đường anh, tôi đi đường tôi.

Nhưng như thế vẫn còn là may. Hoàng - một thành viên của nhóm CĐCM (càng đi càng méo) kể với tôi. Số là cả đoàn lên lịch đi “phượt” theo cung Hà Nội - Vườn quốc gia Xuân Sơn - Mộc Châu - Mai Châu - Hà Nội. Ngoài một số thành viên đã biết nhau từ trước, thì còn lại toàn là lính mới tò te. Trước khi đi, cả đoàn đã thống nhất sẽ "dưa góp" tiền cho một bạn nữ, làm thủ quỹ.

Sau ngày đầu suôn sẻ, đến ngày thứ hai thì một số thành viên mới có vẻ khó chịu, khi các thành viên cũ muốn nhẩn nha, vừa đi vừa chụp ảnh còn những người mới lại thích đi nhanh tới chỗ nghỉ vì đã thấm mệt.

Một số xích mích nhỏ đã nổ ra. Và đến ngày thứ ba thì hai nhóm mới và cũ quyết định đường ai nấy đi. Sau khi đi được nửa ngày đường, cách nhau vài trăm km thì nhóm cũ mới phát hiện ra thủ quỹ (đi với nhóm mới) vẫn đang cầm toàn bộ số tiền của cả đoàn. Báo hại cả nhóm nháo nhào cả ngày chỉ đi tìm cây ATM để rút tiền.

“Phượt” thường đòi hỏi tính đồng đội rất cao. Và một trong những nguyên nhân gây ra tai họa trên các cung đường là việc nhiều đoàn rồng rắn (có lúc lên tới hàng chục chiếc xe máy) trên một cung đường dài ngày, song kỷ luật lại rất kém.

Mặc dù trước khi đi, “phượt gia” đã khuyến cáo nhắc nhở nhau phải đi theo đoàn, phải giữ cự ly tốc độ, phân công xế đi tiên phong, xế chốt đoàn… Thế nhưng, trên chặng đường ít thì dăm trăm cây số, nhiều lên tới cả ngàn cây thì thật khó để giữ được kỷ luật cho những cái đầu non nớt.

Có lẽ phải chạy theo các kỷ lục nên liên tiếp nhiều năm dân “phượt” đã phải đón nhận những tin buồn. Nhiều tai nạn đáng tiếc cứ liên tục xảy ra trên những cung đường. Sự thành lập vội vàng, khi mà các member (thành viên) chưa có thời gian hiểu nhau đã khiến cho nhiều chuyến phượt trở thành kỷ niệm buồn, thậm chí ám ảnh cả đời đối với nhiều dân “phượt”.

Cuối tháng 2/2009, cả làng “phượt” bàng hoàng và đau xót khi nghe tin về vụ tai nạn trên cung đường từ Thái Nguyên đi Bắc Kạn khiến bạn trai cầm lái tử nạn. Còn bạn gái ngồi sau hiện đang trải qua những ngày dài đau đớn trong bệnh viện với chấn thương sọ não... Cả hai đều mới 21 tuổi, đang là sinh viên. Đây là chuyến đi “phượt” đầu tiên và cũng là… cuối cùng của họ.

Năm 2010 trên chuyến phượt Hà Nội - Lào Cai, 2 thành viên của nhà Dimhangpro cũng tử nạn tại huyện Văn Bàn.

Mới đây nhất, Đại hội box Du lịch diễn ra từ ngày 22-23 tháng 10 vừa qua một thành viên kỳ cựu có nickname là MrSlump (tên thật là Nguyễn Minh Châu) đã gặp tai nạn và tử vong khi đang trên đường từ Hà Nội vào Ninh Bình dự đại hội. Nguyên nhân của sự việc được thông báo là do Châu đã chở khá nhiều đồ, bị một chiếc ôtô che khuất tầm nhìn nên đã đâm phải một người đang băng qua đường.

Đoàn đi càng đông, thì việc quản lý càng khó, và nhất là có những đoàn rất hổ lốn gồm cả xe máy, ôtô đi lẫn lộn. Và thế là chuyện đường ai nấy đi, xe ai nấy chạy xảy ra không thể kiểm soát nổi.

Chỉ tới khi tai nạn giao thông xảy ra, những tin buồn nối tiếp nhau thì họ mới giật mình tỉnh lại. Song dường như cũng rất nhanh, những topic mới được lập ra, những lời mời gọi tham gia những chuyến đi lại tấp nập.

Và dường như tâm lý ăn thua, cạnh tranh âm thầm giữa các "nhà", các nhóm với nhau đang len lỏi xuất hiện. Có nhà vừa post lên một topic khoe là vừa chinh phục thành công "Cung Hà Nội - Điện Biên - Lào Cai - Hà Nội trong vòng 4 ngày" thì lập tức có nhóm rủ nhau phá kỷ lục bằng cách cũng cung ấy nhưng chỉ chạy trong… hai ngày rưỡi.

Bí quyết mà các thành viên trong nhóm tiết lộ, là chạy suốt ngày suốt đêm. Cứ từ 5 giờ sáng cho đến khoảng 12 giờ đêm. Nghỉ vài giờ rồi lại lên xe chạy tiếp. Chạy như thể dừng lại là… chết!

III. Bên cạnh những nguy hiểm thường gặp trên những cung đường, các “phượt gia” còn phải hết sức cảnh giác trước một số tình huống tưởng chừng vô hại, song lại rất có thể sẽ gây rắc rối, thậm chí tai họa cho chính bản thân mình.

Anh Tùng, một thành viên kỳ cựu trên diễn đàn ttvnol chia sẻ. Có một dạo đoàn của anh đi Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) về Hà Nội. Lúc cả đoàn đang ngồi nghỉ ở ga Lào Cai thì có 1 thanh niên nhờ giữ giúp 1 cái cặp cứng.

Tùng phán đoán, người này buổi tối trong ga mà đeo khẩu trang, hóng chuyện cũng không phải mà… cưa gái cũng không phải. Mọi người đều nghĩ hắn là người quen của ai trong nhóm. Đúng lúc Tùng đang nghi vấn và nói chuyện với mọi người thì hắn đi lại nhờ giữ giúp cái cặp. "Cái cặp bé xíu chứ có phải nặng nề mang vác gì cho cam mà gửi.
May mà chúng tôi cảnh giác và thẳng thừng từ chối. Hôm sau Tùng nhận được tin tối qua Công an TP Lào Cai đã tổ chức vây bắt 1 nhóm buôn lậu ma túy. Hú vía!".

Du lịch, GO! - Theo Hoa Sơn - CAND, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống