Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Thursday, 1 March 2012

Trong các bộ phim điện ảnh, chúng ta thỉnh thoảng có nghe đến từ Zigan khi người ta muốn lăng mạ ai đó. Kiểu như : « mày cũng chỉ là loại dân Zigan tầm thường ». Vậy tại sao đối với người phương Tây, người Zigan lại xấu xa đến vậy và nguồn gốc của việc sử dụng từ này là từ đâu ?

Đã từ lâu rồi, Zigan là một tính từ dành cho một dân tộc du mục xuất xứ từ miền tây bắc Ấn Độ. Qua nhiều thế kỷ họ đi qua Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, rồi trải khắp Châu Âu . Do tính chất du mục, họ sống bằng cách cướp bóc hoặc ăn cắp. Dần dần, đó đã trở thành một hình ảnh xấu và bất cứ người Châu Âu nào nghĩ về từ Zigan họ đều nghĩ đến những thành  phần hạ đẳng của xã hội. Người Zigan sống thành từng nhóm di cư nhỏ và nay đều có mặt ở hầu hết các quốc gia Châu Âu nhưng nhiều nhất vẫn là ở Rumani. Vậy quan hệ giữa người dân Rumani và Zigan thế nào ? Rất xấu. Thật không may mắn là người Zigan có một nickname thứ hai là « Roms » mà khổ nỗi nếu không để ý thì giữa « Roms » và « Romania » cũng chẳng khác nhau là mấy. Hậu quả là người ta thường nghĩ người dân Romania và dân tộc thiểu số Zigan là một. Đó thực sự là thiệt hại không nhỏ cho hình ảnh của đất nước Romania và đó cũng là lý do vì sao người Romania rất ghét dân Zigan. Tôi càng được hiểu rõ hơn điều này khi trực tiếp nói chuyện với họ trong chuyến du lịch đến vùng Transylvania.

Người Roms ở Romania nói chung hòa nhập vào xã hội địa phương khá tốt. Những người vẫn giữ kiểu sống du mục chắc chỉ còn vài nghìn . Một phần khác thì sống kiểu nửa du mục nửa cố định, họ thường cắm trại tạm tại các làng mạc vào mùa hè. Phần còn lại thì giữ một vị trí khá quan trọng trong đời sống chính trị và kinh tế của Romania nếu không muốn nói là thái quá trong một số vùng như Transylvania. Qua giọng kể của một số người dân ở vùng này, tôi biết là họ chẳng ưa gì người Zigan vì các hoạt động xã hội đen. Đấy là còn chưa kể đến việc chính phủ Romania áp dụng chính sách ưu đãi không hợp lý cho các thành phần « chịu thiệt thòi trong xã hội ». Thành ra nhiều người Zigan lười biếng được ưu tiên việc làm nhà ở trong khi chính người Romania thì chẳng được hưởng gì trong khi nhiều người trong số họ làm việc quần quật.
Người Việt Nam biết gì về Na Uy nhỉ? Chắc là cũng biết qua qua đây là một quốc gia nằm ở xó xính nào đó ở Châu Âu gần Bắc Cực. Ông nào ham thích bóng đá thì biết danh thủ Solskjaer của Manchester United. Hết vở! Còn tồi đến Na Uy mục đích để được tận mắt chứng kiến fjord. Tôi cũng chẳng biết dịch cái này thế nào sang tiếng Việt, thôi thì các bạn xem qua mấy cái ảnh thì biết nhé.

Fjord thực chất là một thung lũng bị đóng băng và có hai sườn sâu và hẹp chạy dọc theo bờ biển. Các fjord này có thể được tìm thấy ở những vùng rất lạnh như Island, Alaska và Chile nhưng Na Uy mới là quốc gia vô địch về số lượng fjord. Bờ biển Na Uy dài 3380km nhưng nếu tính cả những đoạn uốn éo và chia cắt bởi các fjord thì bờ biển phải dài hơn 10 lần.

Tôi được dịp khám phá một fjord được Unesco công nhân là di sản thế giới : Naeroyfjord, thung lũng có độ hẹp nhất thế giới với chỉ 250m chiều rộng và được bao bọc bởi những sườn núi cao đến 1800m. Tôi có tổng cộng 3 ngày ở đây, kết hợp giữa leo lên đỉnh một ngọn núi để ngắm toàn cảnh thung lũng và trèo thuyền kayak.











Đi một chuyến tàu ngắm cảnh trong vòng 1h là từ Flam đến Myrdal một trải nghiệm tuyệt vời. Qua cửa sổ, tôi được chiêm ngưỡng những ngọn núi còn phủ tuyết

Sau chuyến tàu đó, tôi rất muốn dùng chuyến tàu khứ hồi để quay trở về Flam để ngủ qua đêm nhưng tàu đã chật ních người mà tôi thì ghét nhồi nhét kiểu đó. Thế là tôi quyết định đi bộ 20km. Chiến công hiển hách đấy!
dọc theo thung lũng là những ngôi nhà nhỏ đặc trưng của Na Uy với nhà gỗ sơn màu đỏ đúng theo màu cờ quốc gia. Tôi được biết rằng trong những vùng hiểm trở như thế này, nhiều khi mùa đông còn thuận tiện cho giao thông đi lại hơn là mùa hè. Nguyên nhân? Vì mùa đông thì có nhiều băng tuyết phủ lên bề mặt, dễ cho việc đi lại bằng ván trượt qua các fjord nên đi lại giữa làng  này sang làng kia dễ hơn.
Đôi khi đoạn đi của tôi khá khó vì gặp nhiều sỏi đá trên đường đi nhưng mà nói chung cũng lê được mạng đến Flam sau hơn 5 tiếng đi bộ.
Đến Flam, tôi xin thuê tạm một khoảng đất để cắm lều đi ngủ. Ở Na Uy, đời sống đắt đỏ lắm, nếu không muốn nói là đắt nhất Châu Âu, nước Anh chưa là cái gì. Nếu như thuê một phòng hostel 4 giường ở đây, giá cũng phải khoảng 35usd trong khi giá sàn ở Châu Âu là 15-20usd. Tôi thuê khoảng sân cỏ để cắm lều đã mất đứt 15usd rồi, lại còn phải tự túc tiền ăn sáng.
sáng hôm sau là món du thuyền kayak từ Flam đến Gudvangen, hơn 4 tiếng lênh đênh trên nước dọc theo những sường núi thẳng đứng.



Gudvangen mang tiếng là một thị trấn nhưng thực ra chỉ lèo tèo một quán ăn và một vài khách sạn được xây dựng nên nhằm mục đích phục vụ cho khách du lịch
cứ tầm 30mn lại có một con tàu du khách kiểu này đi từ Flam đến Gudvangen. Tàu nào cũng đông khách
tại Gudvangen, để câu khách du lịch, người ta xây nên một bảo tàng ngoài trời miêu tả cuộc sống của người Viking (tiền thân của người Na Uy). Cuộc sống của họ là cuộc sống trên biển. Theo truyền thống Viking xưa, do đất đia chỉ có con trai nhất là được hưởng, các con trai thứ khác phải lưu đầy và đi tìm kiếm của cải ở nơi khác và con đường duy nhất là đi đường biển. Cái tàu người ta hay dùng gọi là Dragor.



Tuesday, 27 December 2011

Sơn Ca là một trong những hòn đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa, nổi tiếng là hòn đảo có nhiều cây trái xum xuê và đàn chim sơn ca sinh trưởng tự nhiên đông đến hàng nghìn con. Đó cũng là điều hấp dẫn để chúng tôi vượt qua mọi sóng gió, đến khám phá hòn đảo thân thương vào một ngày đầu xuân 2010.

Hòn đảo mang tên loài chim

Ai đã đặt tên cho đảo là Sơn Ca? Đây là câu hỏi đầu tiên mà chúng tôi hỏi Trung tá Lê Đình Hải, Đảo trưởng đảo Sơn Ca. Anh Hải cười, xởi lởi: “Tôi chưa biết đích xác tên đảo được gọi từ bao giờ, nhưng chắc chắn nó được gọi bởi đây là hòn đảo có nhiều chim sơn ca nhất trên quần đảo Trường Sa. Ít nhất thì cái tên Sơn Ca cũng được gọi từ thời Pháp thuộc, sau khi thực dân Pháp bảo hộ triều đình nhà Nguyễn và chiếm quyền quản lý đảo. Tên đảo Sơn Ca xuất hiện trong các bản đồ của người Pháp từ hồi đó”.

< Đảo Sơn Ca.

Sơn Ca là đảo nổi nhưng lại không có mạch nước lợ như một số đảo nổi khác trên quần đảo Trường Sa. Điều kì lạ là dù không có mạch nước lợ song cây cối trên đảo lại xanh tốt bậc nhất quần đảo. Không chỉ những cây tự nhiên như phong ba, bão táp, bàng quả vuông mà cả những cây do bộ đội trồng cũng xanh tốt đến kỳ lạ. Anh Hải dẫn chúng tôi đến thăm một cây bưởi da xanh, cao hơn chục mét và cho biết: “Mấy năm về trước, Bộ CHQS tỉnh Bến Tre gửi tặng đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, mỗi đảo một cây bưởi. Sau khi trồng, cấy bưởi ở đảo Nam Yết bị gió muối táp mạnh, rất còi cọc còn cây bưởi ở Sơn Ca lớn nhanh vùn vụt, lớn nhanh hơn cả những cây cùng lứa trồng trong đất liền”.

< Con đường ven bờ đảo.

Sở dĩ cây cối ở Sơn Ca xanh tốt là nhờ đảo có bề mặt bằng phẳng, thổ nhưỡng trên đảo là cát san hô, được phủ một lớp mùn mỏng lẫn phân chim. Cũng chính vì lẽ đó mà trên đảo có nhiều loài cây cỏ mềm và rau muống biển mọc tự nhiên. Đây chính là nguyên nhân giải thích cho việc chim sơn ca sinh trưởng dễ dàng trên đảo vì sơn ca vốn thuộc họ chim sẻ, sống trên mặt đất nhiều hơn trên cành cây. Những bụi cỏ mềm chỉ có duy nhất ở đảo Sơn Ca là lý do níu chân loài chim này ở lại với đảo, phát triển thành đàn mà “đối tượng dân cư” đông đúc nhất của đảo.

Thương lắm, đảo chim


< Sơn Ca có cây bàng như ở Hà Nội nhưng lá lại đỏ giữa mùa hè.

Trước khi ra đảo, tôi đã ghé thăm nhà riêng của Đảo trưởng Lê Đình Hải bởi chị Phan Thị Thanh, vợ anh, nhờ tôi chuyển cho anh ít quà của đất liền. “Anh Hải thích nghe chim hót lắm” - chị Thanh cho tôi biết sở thích của anh như vậy. Tôi cứ nghĩ, có người đảo trưởng yêu chim như vậy, chắc là chim trên đảo sẽ rất phát triển…

Vậy mà, tiếng chim sơn ca trên đảo giờ đây thưa vắng quá. Ra đến đảo vào lúc 10 giờ trưa (theo dân gian, đây là lúc tiếng chim sơn ca lảnh lót, phiêu du nhất), tôi cứ lang thang mê mải đi tìm tiếng chim mà mãi không gặp.

< Cây mù u xòe tán rộng tại Công viên Thanh niên trên đảo Sơn Ca.

Anh Hải tìm mãi, mới chỉ cho tôi thấy một đôi chim đang ríu rít tìm mồi bên vạt muống biển. “Đảo bây giờ ít chim lắm. Sự giận dữ của thiên nhiên khiến thời tiết ngày càng chống lại khả năng sinh tồn của chim. Hơn nữa, từ thời quân ngụy Sài Gòn chiếm đóng những năm 1970, chim đã bị săn bắt dữ dội nên từ chỗ là thành phần đa số, nay chúng thành thiểu số trên đảo” – anh Hải đượm buồn.

Rồi anh Hải cho tôi xem cuốn lịch sử về hòn đảo. Thời Pháp thuộc, sự chiếm đóng của con người đã bắt đầu ảnh hưởng đến loài chim. Năm 1974, tiếng súng xâm lược của ngoại bang vang lên trên quần đảo Hoàng Sa buộc ngụy quyền Sài Gòn phải tăng cường quân số đồn trú trên quần đảo Trường Sa. Súng ống tăng thì chim sẽ giảm. Những đàn chim hoặc bị săn bắt làm thịt, hoặc bay đi và rơi xuống đại dương, bị sóng biển, gió muối, bom đạn tiêu diệt dần…

< Bia chủ quyền với hàng cờ chào mừng của Hải quân.

Ngày 25-4-1975, cán bộ, chiến sĩ Đội 1, Đoàn đặc công Hải quân M26 và Phân đội B71 đặc công (Quân khu 5), bí mật đổ bộ lên giải phóng đảo đã bắt sống toàn bộ lực lượng ngụy quân. Thiếu úy Đỗ Viết Cường, người chỉ huy lực lượng giải phóng đã lập tức cử chiến sĩ ta đi tuần tra, kiểm tra toàn diện hòn đảo mà không gặp bóng chim nào. Không lâu sau đó, với nỗ lực của biết bao cán bộ, chiến sĩ hải quân, màu xanh tươi tốt đã trở lại, loài chim sơn ca cũng trở lại nhưng rất ít, rất hiếm.

Bù lại sự hụt hẫng vì tiếng sơn ca thưa thớt, giờ đây, đảo Sơn Ca đã có nhiều hơn những loài chim biển. Ở lớp cọc rào bảo vệ hòn đảo, nổi lên rất nhiều tổ chim hải âu. Ở trên đảo, tôi đã gặp nhiều tiếng chim sâu, chim chích. Rau xanh ở Sơn Ca cũng rất nổi tiếng. Đây là hòn đảo trồng được nhiều rau bậc nhất Trường Sa, trung bình đạt 20kg/người/tháng. Rau xanh vốn là của quý, nhưng không còn là của hiếm nữa. Và điều đặc biệt hơn, Trung tá Lê Đình Hải cho biết, nhiều loại gia súc, gia cầm được bộ đội đem ra nuôi trên đảo rất phát triển.

Ở quần đảo Trường Sa có câu tục ngữ “Chó Sơn Ca, gà Song Tử” là để chỉ sự phát triển đông đúc của đàn chó ở đây. Hiện nay, bộ đội Sơn Ca không chỉ nuôi được chó mà nuôi cả gà, ngan, ngỗng, lợn… Khách ra thăm đảo, thế nào đảo cũng mổ lợn, hoặc mổ gà đãi khách. Gà, lợn sống trên đảo thường rất khỏe, không dịch bệnh, thịt thơm ngon hơn ở đất liền.

Tháng 3, mùa sơn ca cất tiếng hót. Giọng hót chim sơn ca không loài chim nào có thể “qua mặt” được. Đó là những tiếng hót dài, âm thanh thánh thót và âm điệu du dương thay đổi liên tục như tiếng suối reo, thác đổ... Tháng 3 cũng là tháng trời yên, biển lặng, người ta có thể dễ dàng vượt biển đến với Trường Sa, đến với Sơn Ca, để nghe được tiếng chim hót, để yêu thương một hòn đảo trúc san hô “độc nhất vô nhị” của Tổ quốc Việt Nam hùng vĩ, thơ mộng.

Du lịch, GO! - Theo QĐND, ảnh internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống