Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 6 March 2012



Năm 2009, hội nghị thượng đỉnh về môi trường do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại thủ đô là một cơ hội cho Đan Mạch thể hiện trước thế giới hình ảnh của một quốc gia luôn lo lắng bảo vệ thiên nhiên và cuộc sống xanh. Và quả thật là người Đan Mạch hoàn toàn có quyền tự hào về lĩnh vực này. Trong khoảng vài năm gần đây, thế giới rộ lên phong trào bảo vệ thiên nhiên nhưng cái ý tưởng đó đã ăn sâu vào tiềm thức người Đan Mạch từ vài trăm năm trước.

Nếu nhìn vào các thông số chính thức, tất cả thế giới có lẽ phải ngả mũ kính phục. Thông thường, sự phát triển kinh tế nhanh thường đi đối với việc tiêu thụ năng lượng quá mức và ô nhiệm môi trường. Nước Đan Mạch đã chứng tỏ rằng đó không hoàn toàn là một quy luật tất yếu. Trong vòng 25 năm trở lại đây, kinh tế quốc gia này tăng trưởng 75% nhưng tiêu thụ năng lượng lại rất ổn định. Hàm lượng CO2 thải ra luôn được kìm hãm nhờ sự phát triển rất sơm của việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch như quạt năng lượng, ngày nay chiếm hơn 20% sản lượng điện quốc gia.

Thôi, có lẽ ta không nên nói nhiều quá vào thông số. Hãy nhìn vào những gì người Đan Mạch thể hiện trong quộc sống đời thường của họ. Tôi chưa bao giờ thấy nơi nào có nhiều người sử dụng xe đạp như ở Copenhague. Trung bình cứ trên 3 người thì có 1 người sử dụng xe đạp đi đến công sở. Người Đan Mạch không coi việc đi xe đạp là một điều gì đó đáng xấu hổ. Họ đi xe đạp không phải vì họ nghèo không có điều kiện mua ôtô mà bởi vì họ thấy điều đó tốt cho sức khỏe và bảo vệ được môi trường. Tôi nghĩ lại mà thấy xấu hổ cho chính đất nước mình khi mà số lượng ôtô tại Hà Nội quá nhiều. Mấy ông có ôtô cứ biện hộ là do đời sống cải thiện thì phải có xe hơi nhưng đó chỉ là biện hộ cho sự sĩ diện khoe của của họ, một điểm yếu khá rõ nét trong nền văn hóa xã hội Việt Nam hiện nay. Trong việc đô hoạch định đô thị, các làn đường đều có đường riêng dành cho xe đạp và đường khác dành cho ôtô và xe buýt. Nếu không dùng xe đạp, người Đan Mạch lại sử dụng phương tiện công cộng như tramway hay xe buýt chạy bằng gas tự nhiên và hạn chế tối đá sử dụng  ôtô để giảm tải khí thải CO2.


1/3 người dân đi xe đạp đến công sở
Sếp cũng đi xe đạp, noi gương cho nhân viên
làn đường dành cho xe đạp được thiết kế riêng, cũng giống như làn đường dành cho ôtô. Điều này cho thấy tầm quan trọng của số lượng người dùng xe đạp
hoặc xe đạp hoặc xe bus, hạn chế tối đa xe hơi cá nhân để khống chế lượng thải CO2
Chỗ để xe cũng khá giống Việt Nam. Chỉ có điều ở đây là xe đạp chứ không phải xe máy
Mẹ đưa con đi học bằng xe đạp...một câu chuyện mà chỉ có ở Việt Nam của đầu những năm 1990. Nhưng một nước tiên tiến như Đan Mạch vẫn giữ được thói quen đó

Monday, 5 March 2012

Copenhague là một trong những thành phố cổ nhất Châu Âu và cũng là nơi tồn tại nền quân chủ lập hiến lâu đời nhất thế giới. Trước kia, Copenhague không những là thủ đô của Đan Mạch mà còn là của cả vùng Scandinavia rộng lớn nơi mà vương quốc Đan Mạch ngự trị cả Na Uy, Thụy Điển và đảo Groenland tại Châu Mỹ xa xôi.


Đây được coi là con đường dành cho người đi bộ dài nhất và lâu đời nhất thê giới với 3,2km. Stroget thực ra là nickname được đặt ra từ những năm 1800 để ám chỉ những trục đường chính của khu phố cổ bao gồm : Frederiksberggade, Nygade, Vimmelskaftet và Østergade, quảng trường Nytorv , Gammeltorv và Amagertor.

Thế nên lúc nếu nhìn trên bản đồ thông thường, chắc chắn sẽ không thể tìm thấy cái tên Stroget ở đâu cả. Tôi cũng phải hỏi đường người địa phương thì mới biết là điểm xuất phát của con đường này là từ tòa thị chính. Vào nam 1962, Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trên thế giới có ý tưởng quy hoạch cả một khu phố cổ thành nơi 100% đi bộ và cụ thể hóa được kế hoạch đó.
Đã lâu rồi Hoàng gia không còn sống ở đây nữa. Kể từ năm 1838, công trình kiến trúc Phục Hưng này trở thành viện bảo tàng với bộ sưu tầm nghệ thuật và điêu khắc thuộc về hoàng gia

Chắc chẳng ai là không biết đến bộ phim hoạt hình nói về câu chuyện tình yêu của nàng tiên cá. Và theo như cốt truyện của An-đéc-xen, Copenhague chính là nơi mà câu truyện bắt đầu. Bức tượng được đúc vào năm 1913 để tưởng niệm câu truyện cổ tích.
sau một ngày đi lang thang khắp nơi ở thủ đô, hai bàn chân tôi mệt rã rời và tôi buộc phải tìm một quán cafe nào đó để ngồi nghỉ. Tôi quyết định dừng chân tại khu cảng Nyhavn, trong tiếng Đan Mạch có nghĩa là « cảng mới ». Đây là khu vực cổ nhất của thủ đô với khu phố xây dọc theo một con kênh được đào vào thế kỷ 12 nhằm phục vụ cho việc vận chuyển trực tiếp hàng hóa đến trung tâm thành phố.....
.....Trong vòng vài thế kỷ, đây luôn là điểm định vị dành cho thủy thủ và nhà văn (ví dụ như An-đéc-xen). Những ngôi nhà nhiều màu hơn 300 năm tuổi trước kia là kho hàng hoặc nơi tạm trú cho dân cảng nhưng ngày nay đã trở thành một trong những nơi dành cho giới chịu chơi. Tất nhiên sự thay đổi đó không làm mất đi sự lãng mạn của nó. Vào những năm 1970, Nyhavn trở thành một nơi rất mốt và cảng trở thành khu phố dành cho người đi bộ và dọc con kênh xuất hiện những con tàu cũ kỹ bằng gỗ.....
... Tất cả tạo nên một không gian của những năm 1780-1810 khi mà Nyhavn là trung tâm thương mại đường biển. Ngày nay, Nyhavn có biệt danh là « quán bar ngoài trời lớn nhất Scandinavia » bởi hàng loạt các quán cafe và nhà hàng dọc theo con kênh....
Quảng trường Amalienborg : nơi diễn ra các cuộc thay gác. Mình còn nhờ biệt danh "chú lính chì Đan Mach", chẳng biết có gì liên quan đến mấy đồng chí này không
Hiện tại quảng trường amalienborg là nơi ở của hoàng gia Đan Mạch






Saturday, 3 March 2012

Trong tiếng Thụy Điển, « Stock » có nghĩa là « sùng đạo » và « holm » có nghĩa là «hòn đảo đẹp ». Thủ đô Thụy Điển được xây dựng trên 14 đảo khác nhau và mỗi đảo đều có bộ mặt riêng, cũng giống như các quận của Hà Nội. City dành cho thương mại, Kungsholmen dành cho mấy ông bà già, Vasastan dành cho những gia đình khá giả, Ostermalm dành cho giới thượng lưu, khu phố cổ Gamla Stan dành cho khách du lịch, Sodermalm dành cho giới nghệ sỹ, Djurgarden dành cho hoạt động giải trí,….


  
Gamla Stan : những ngôi nhà cổ thế kỷ 18 cho phép ta tìm hiểu lịch sử của Stockholm. Chính trên hòn đảo này, Stochkolm sinh ra vào thế kỷ 13......
 .....Tại đây tọa lạc những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi trước kia thuộc về giới quý tộc và điện hoàng gia.....
....Trung tâm của Gamla Stan nằm ở đây. Phần lớn các đoàn khách du lịch chỉ dừng lại thăm Stokholm khoảng nửa ngày và đi lèo tèo vài điểm.....
Cung điện hoàng gia : nằm ngay trong khu vực phố cổ Gamla Stan. Tại đây vào đúng 12h hàng ngày có một cuộc đổi gác rất hoành tráng với các đồng chí lính trong đồng phục thế kỷ 19
Monteliusvagen : tại đây ta có thể ngắm toàn cảnh thủ đô và phong cảnh đặc biệt hữu tình lúc hoàng hôn.

Skinnmarviksberget : một điểm khác để ngắm toàn cảnh thành phố. Hội sinh viên Thụy Điển tụ tập tán gẫu và uống bia ở đây sau ngày học ở giảng đường.

Vasa : viện bảo tàng hàng hải rất nổi tiếng trên thế giới và thường có rất nhiều khách du lịch Nhật Bản đến thăm. Điểm đặc biệt là cả viện bảo tàng chỉ trưng bày đúng …một thứ duy nhất : một con tàu chiến thế kỷ 17 còn nguyên vẹn. Con tàu mang tên Vasa được đóng vào năm 1628 nhưng ngay 20 phút sau khi hạ thủy thì đã chìm luôn. Phải đứng gần mới thấy con tàu này đồ sộ như thế nào. Nhiều nguyên nhân lý giải trục trặc kỹ thuật của con tàu nhưng có thể là do việc xây đến tận 3 tầng dẫn đến sự thiếu cân bằng lực và tự con tàu bị nghiêng đổ.
Nhìn bên ngoài viện bảo tàng Vasa. Có thể nhìn thấy rõ 3 cột buồm thò ra ngoài. Đây là kiểu kiến trúc rất độc đáo của tòa nhà được thiết kế vào năm 1988
Đảo Skeppsholmen nơi ở trước kia của hoàng gia Thụy Điển.
Biểu tượng của hoàng gia Thụy Điện và cũng là biểu tượng của nền chính trị quốc gia này. Hoàng gia không thực sự có quyền lực nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng trong các sự kiện văn hóa và cũng là cầu nối đoàn kết trong trái tim mỗi công dân Thụy Điển. Trên danh nghĩa là vua nhưng rõ ràng Thụy Điển là một trong những nơi đứng đầu thế giới về tính dân chủ nếu không muốn nói là số một thế giới.
Đảo Djurgarden đây là nơi chạy bộ ưa thích của người dân thủ đô. Tôi hay gặp những cô gái trẻ xinh đẹp chạy bộ dọc đường. Điều lạ là đây là ngày trong tuần vào buổi sáng ấy thế mà lại có nhiều người dư thời gian để tập thể dục. Một trong những lý do có thể là vì người Thụy Điển hay có kiểu làm việc bán thời gian, khá phổ biến. Việc chỉ phải làm việc 20-30 tiếng 1 tuần cho phép họ có thể sắp xếp thời gian để chăm sóc sức khỏe

...Khu vực này cũng lừng danh với những biệt thự cao cấp của những gia đình khá giả...
...Đôi khi tôi có cảm giác mình đang sống trong phim "ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên" bởi sự tương đồng về lối kiến trúc nhà cửa và phong cảnh...Nằm ngay giữa trung tâm một thành phố Châu Âu là tọa lạc một khu như ở nông thôn!
Du thuyền khám phá Stockholm cũng là một trải nghiệm thú vị. Đến đây mà không đi tàu thì hơi phí! Nhằm thu hút khách du lịch, người ta thiết kế các con tàu chạy bằng hơi nước theo kiểu thế kỷ 19, tạo ra nơi du khách một cảm giác hồi tưởng lại cuộc sống thanh bình của thủ đố 1 thế kỷ trước đó....



Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống