Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 7 March 2012


Mỗi quốc gia Châu Âu thường có một hình ảnh tiêu biểu, giống như một thương hiệu. Nước Pháp có tháp Eiffel, nước Ý có đấu trường La Mã, nước Tây Ban Nha có đấu trường bò tót, nước Anh có tháp đồng hồ Big Ben và nước Rumani có….ma cà rồng Dracula. Có vẻ như mỗi người Rumani đều rất thích biểu tượng này cho dù đó chỉ là một nhân vật không có thật. Từ lúc tôi đến Đại Sứ Quán Rumani ở Paris xin visa cho đến lúc đặt chân đến quốc gia này, phần lớn người dân đều hỏi tôi : « thế cậu đên đất nước chúng tôi để thăm Dracula à?"

Nguồn gốc của Dracula
Với cuốn tiểu thuyết của Bram Stoker, Dracula trở thành huyền thoại vào năm 1897 sánh ngang cùng với những nhân vật lừng danh khác như Tarzan và Zorro. Điều thú vị là trong khi cái tên Dracula trở nên khét tiếng với các bộ phim kinh dị ở Hollywood thì nó lại xuất sứ từ một vùng cách đó hàng nghìn km và người đã truyền cảm hứng sác tác cho Stoker là Vlad Tepes. Trên thực tế, vị anh hùng chống quân xâm lược Thổ này chẳng có mấy điểm chung với Dracula. Có chăng thì cũng chỉ là sự dã man trong cách hành xử của ông ta đối với quân thù Thổ. Tiếng đồn về ông ta là nguồn gốc của biệt danh « dracul », có nghĩa là « rồng » hay « quỷ sứ » trong tiếng Rumani cổ. Vị hoàng tử này cuối cùng bị nguyền rủa và chặt đầu. Điều đáng buồn cười là khắp nơi trong vùng Transylvania này, người ta quảng cáo một cách thái quá hình ảnh ghép giữa Dracula (nhân vật ảo) và Vlad ( nhân vật có thật) nhằm đẩy mạnh thương hiệu du lịch của vùng. Người ta bịa ra đủ loại quà lưu niệm xung quanh Dracula : postcard, tượng, kẹo mút, khăn quàng…

"Dracula" thật không bất tử như trong truyện mà lại có một kết cục bi thảm, bị chặt đầu

Thế còn cái tên ma cà rồng thì từ đâu mà ra ? Có vẻ như nguồn gốc đến từ một số lời kể truyện ở Trung Âu, ví dụ như câu truyện bá tước Bathory (1560-1614) uống máu các phụ nữ trẻ để được bất tử. Cuốn tiểu thuyết của Stoker miêu tả khá sinh động và sát với thực tế một số địa điểm của vùng Transylvania nên khi tôi đi đến thăm các vùng đó cũng có cảm giác lạ, như thể sống theo những tập truyện đó vậy.  Ví dụ như Sighisoara (nơi Dracula sinh ra), lâu đài Bran (nơi Dracula ở), Sibiu (nơi một trong những con trai của Dracula được chôn cất)…Một số doanh nhân thấy Dracula có thế hái ra tiền nên cũng mon men tổ chức các dịch vụ liên quan đến cái tên nay như Dracula tour, show diễn dracula…

Lâu đài Bran, giữa truyền thuyết và sự thật
Chẳng nói ngoa khi cho rằng Bran nổi tiếng là nhờ vào tác phẩm lừng danh Dracula . Được xây dựng trên một mỏm đá cao 60m, Bran vốn dĩ là một hệ thống phòng thủ quân sự với một mê cung những đường hầm và phòng bí mật. Tọa lạc ngay ở cửa ngõ vùng Transylvania, lâu đài Bran giữ một vị trí chiến lược trong việc trấn giữ biên ải. Có rất nhiều du khách mất công đến tận đây để tìm hiểu sự thật về nhân vật Dracula và không ít người thất vọng khi khám phá ra sự thật là đây chỉ là một nhân vật bịa ra. Tuy nhiên, vẻ bề ngoài huyền bí của lâu đài hoàn toàn là cơ sở xứng đáng để làm « nơi ở » của ma cà rồng. 


Tuesday, 6 March 2012



Năm 2009, hội nghị thượng đỉnh về môi trường do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại thủ đô là một cơ hội cho Đan Mạch thể hiện trước thế giới hình ảnh của một quốc gia luôn lo lắng bảo vệ thiên nhiên và cuộc sống xanh. Và quả thật là người Đan Mạch hoàn toàn có quyền tự hào về lĩnh vực này. Trong khoảng vài năm gần đây, thế giới rộ lên phong trào bảo vệ thiên nhiên nhưng cái ý tưởng đó đã ăn sâu vào tiềm thức người Đan Mạch từ vài trăm năm trước.

Nếu nhìn vào các thông số chính thức, tất cả thế giới có lẽ phải ngả mũ kính phục. Thông thường, sự phát triển kinh tế nhanh thường đi đối với việc tiêu thụ năng lượng quá mức và ô nhiệm môi trường. Nước Đan Mạch đã chứng tỏ rằng đó không hoàn toàn là một quy luật tất yếu. Trong vòng 25 năm trở lại đây, kinh tế quốc gia này tăng trưởng 75% nhưng tiêu thụ năng lượng lại rất ổn định. Hàm lượng CO2 thải ra luôn được kìm hãm nhờ sự phát triển rất sơm của việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch như quạt năng lượng, ngày nay chiếm hơn 20% sản lượng điện quốc gia.

Thôi, có lẽ ta không nên nói nhiều quá vào thông số. Hãy nhìn vào những gì người Đan Mạch thể hiện trong quộc sống đời thường của họ. Tôi chưa bao giờ thấy nơi nào có nhiều người sử dụng xe đạp như ở Copenhague. Trung bình cứ trên 3 người thì có 1 người sử dụng xe đạp đi đến công sở. Người Đan Mạch không coi việc đi xe đạp là một điều gì đó đáng xấu hổ. Họ đi xe đạp không phải vì họ nghèo không có điều kiện mua ôtô mà bởi vì họ thấy điều đó tốt cho sức khỏe và bảo vệ được môi trường. Tôi nghĩ lại mà thấy xấu hổ cho chính đất nước mình khi mà số lượng ôtô tại Hà Nội quá nhiều. Mấy ông có ôtô cứ biện hộ là do đời sống cải thiện thì phải có xe hơi nhưng đó chỉ là biện hộ cho sự sĩ diện khoe của của họ, một điểm yếu khá rõ nét trong nền văn hóa xã hội Việt Nam hiện nay. Trong việc đô hoạch định đô thị, các làn đường đều có đường riêng dành cho xe đạp và đường khác dành cho ôtô và xe buýt. Nếu không dùng xe đạp, người Đan Mạch lại sử dụng phương tiện công cộng như tramway hay xe buýt chạy bằng gas tự nhiên và hạn chế tối đá sử dụng  ôtô để giảm tải khí thải CO2.


1/3 người dân đi xe đạp đến công sở
Sếp cũng đi xe đạp, noi gương cho nhân viên
làn đường dành cho xe đạp được thiết kế riêng, cũng giống như làn đường dành cho ôtô. Điều này cho thấy tầm quan trọng của số lượng người dùng xe đạp
hoặc xe đạp hoặc xe bus, hạn chế tối đa xe hơi cá nhân để khống chế lượng thải CO2
Chỗ để xe cũng khá giống Việt Nam. Chỉ có điều ở đây là xe đạp chứ không phải xe máy
Mẹ đưa con đi học bằng xe đạp...một câu chuyện mà chỉ có ở Việt Nam của đầu những năm 1990. Nhưng một nước tiên tiến như Đan Mạch vẫn giữ được thói quen đó

Monday, 5 March 2012

Copenhague là một trong những thành phố cổ nhất Châu Âu và cũng là nơi tồn tại nền quân chủ lập hiến lâu đời nhất thế giới. Trước kia, Copenhague không những là thủ đô của Đan Mạch mà còn là của cả vùng Scandinavia rộng lớn nơi mà vương quốc Đan Mạch ngự trị cả Na Uy, Thụy Điển và đảo Groenland tại Châu Mỹ xa xôi.


Đây được coi là con đường dành cho người đi bộ dài nhất và lâu đời nhất thê giới với 3,2km. Stroget thực ra là nickname được đặt ra từ những năm 1800 để ám chỉ những trục đường chính của khu phố cổ bao gồm : Frederiksberggade, Nygade, Vimmelskaftet và Østergade, quảng trường Nytorv , Gammeltorv và Amagertor.

Thế nên lúc nếu nhìn trên bản đồ thông thường, chắc chắn sẽ không thể tìm thấy cái tên Stroget ở đâu cả. Tôi cũng phải hỏi đường người địa phương thì mới biết là điểm xuất phát của con đường này là từ tòa thị chính. Vào nam 1962, Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trên thế giới có ý tưởng quy hoạch cả một khu phố cổ thành nơi 100% đi bộ và cụ thể hóa được kế hoạch đó.
Đã lâu rồi Hoàng gia không còn sống ở đây nữa. Kể từ năm 1838, công trình kiến trúc Phục Hưng này trở thành viện bảo tàng với bộ sưu tầm nghệ thuật và điêu khắc thuộc về hoàng gia

Chắc chẳng ai là không biết đến bộ phim hoạt hình nói về câu chuyện tình yêu của nàng tiên cá. Và theo như cốt truyện của An-đéc-xen, Copenhague chính là nơi mà câu truyện bắt đầu. Bức tượng được đúc vào năm 1913 để tưởng niệm câu truyện cổ tích.
sau một ngày đi lang thang khắp nơi ở thủ đô, hai bàn chân tôi mệt rã rời và tôi buộc phải tìm một quán cafe nào đó để ngồi nghỉ. Tôi quyết định dừng chân tại khu cảng Nyhavn, trong tiếng Đan Mạch có nghĩa là « cảng mới ». Đây là khu vực cổ nhất của thủ đô với khu phố xây dọc theo một con kênh được đào vào thế kỷ 12 nhằm phục vụ cho việc vận chuyển trực tiếp hàng hóa đến trung tâm thành phố.....
.....Trong vòng vài thế kỷ, đây luôn là điểm định vị dành cho thủy thủ và nhà văn (ví dụ như An-đéc-xen). Những ngôi nhà nhiều màu hơn 300 năm tuổi trước kia là kho hàng hoặc nơi tạm trú cho dân cảng nhưng ngày nay đã trở thành một trong những nơi dành cho giới chịu chơi. Tất nhiên sự thay đổi đó không làm mất đi sự lãng mạn của nó. Vào những năm 1970, Nyhavn trở thành một nơi rất mốt và cảng trở thành khu phố dành cho người đi bộ và dọc con kênh xuất hiện những con tàu cũ kỹ bằng gỗ.....
... Tất cả tạo nên một không gian của những năm 1780-1810 khi mà Nyhavn là trung tâm thương mại đường biển. Ngày nay, Nyhavn có biệt danh là « quán bar ngoài trời lớn nhất Scandinavia » bởi hàng loạt các quán cafe và nhà hàng dọc theo con kênh....
Quảng trường Amalienborg : nơi diễn ra các cuộc thay gác. Mình còn nhờ biệt danh "chú lính chì Đan Mach", chẳng biết có gì liên quan đến mấy đồng chí này không
Hiện tại quảng trường amalienborg là nơi ở của hoàng gia Đan Mạch






Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống