Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Thursday, 8 March 2012

Đối với bắt cứ người Việt Nam nào đi theo tour du lịch thông thường đều chỉ đặt chân đến thủ đô Brussel thế là hết. Nhưng đối với dân Châu Âu và quốc tế, điếm sáng nhất của nước Bỉ lại không nằm ở Brussel mà ở một thành phố khác cách đó 150km : Bruges, một trong những kinh đô phồn hoa nhất Châu Âu thời Trung Cổ và Phục Hưng. Ngày nay, Bruges là một ví dụ điển hình cho một đô thị Trung Cổ vẫn còn giữ được sự quy hoạch lịch sử trải qua nhiều thế kỷ. Trong khoảng vài trăm năm, Bruges là một trong những thủ đô thương mại và văn hóa của Châu Âu và là một trong những cái nôi của nền văn minh Phục Hưng. Đi dạo trên những nẻo đường nhỏ đậm chất Trung Cổ là một trải nghiệm khó quên nhất đối với tôi. Có cảm giác như thời gian bỗng dừng lại và đưa tôi trở lại thế kỷ 13-14. Những ngôi nhà với kiểu mái răng cưa và tường gạch đỏ soi bóng trên những con kênh nhỏ. Những nẻo đường lát gạch và tiếng vó ngựa phỏng theo phong cách thế kỷ 19.  
Một chút lịch sử
Cái tên Bruges xuất hiện lần đầu tiên và thế kỷ thứ 9 và vào thời điểm đó, thành  phố chỉ là một phần của hệ thống phòng thủ chống lại sự xâm lược của người Bắc Âu. Vì vị trí gần biển Bắc, Bruges phát triển dần dần và trở thành một thành phố cảng thương mại và giao lưu với nhiều nơi khác tại Châu Âu. Với tiềm năng tài chính hùng mạnh, Bruges phát triển mạnh nhất từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 15 và trong thời kỳ này xuất hiện những công trình kiến trúc đồ sộ nhất. Nhưng sau đó, khi mà người Tây Ban Nha tìm ra Châu Mỹ và nền kinh tế Châu Âu hướng sang các lục địa khác, Bruges đánh mất vị trí trung tâm thương mại và suy yếu rồi chìm vào quên lãng. Phải đợi đến cuối thế kỷ 19 khi mà các nghệ sỹ Châu Âu khát khao tìm nguồn cảm hứng mới, Bruges lại trở thành một điểm thu hút hàng đầu. 

Bruges sở hữu một hệ thống kênh ngạch chằng chịt và đó là lý do vì sao thành phố có biệt hiệu là "Venice của phương Bắc". Việc đầu tiên tôi làm khi đặt chân đến thành phố này là khám phá một vòng bằng xuồng máy






Sau một vòng xuồng máy, tôi bắt đầu khám phá khu phố cổ và bắt đầu là khu chợ giời (Market Place)
Khi đi nhiều thành phố có gốc tích Trung Cổ, tôi nhận ra rằng tất cả đều có một điểm chung về mặt quy hoạch đô thị. Đó là lúc nào cũng có một khu chợ giời, trung tâm thương mại, văn hóa và chính trị của mỗi thành phố. Tại Bruges, các ngôi nhà vây quanh quảng trường trước kia là những gian hàng chứa kho và ngày nay là những nhà hàng dành cho khách du lịch
Phần lớn các bề mặt nhà đều giữ nguyên lối kiến trúc Trung Cổ đặc trưng của Bỉ

Tòa thị chính với lối kiến trúc gô-tích
tòa tháp Beffroi : Tôi phải xếp hàng dài dằng dặc và trèo 366 bậc thang để lên được tận đỉnh ngọn tháp này. Trên đó là cả một kho báu kếch xù được giấu trong những hòm gỗ to theo kiểu Trung Cổ.

Thỉnh thoảng, tôi lại gặp những cỗ xe ngựa thế kỷ 19 chạy ngang qua. Đây là chặng nghỉ cuối cùng của tour dạo phố bằng xe ngựa. Người lái xe ở đây kiêm luôn cả hướng dẫn viên.
các đoàn xe như thế này làm tôi liên tưởng đến những bộ phim cổ trang thế kỷ 17-18
Tapas là một loại thức ăn nhậu phổ biến nhất của Tây Ban Nha. Nếu như phải tìm một món ăn tương ứng với món tapas ở Việt Nam chắc phải kể đến mấy cái món lạc luộc hay nem chua ở mấy quán bia hơi. Thực ra tapas không phải là một món ăn mà là một kiểu thức ăn thường được phục vụ theo đĩa nhỏ và được ăn kèm theo một cốc bia hoặc rượu. Đó có thể là một đĩa có chứa lát bánh mì phệt pho-mát, thịt nguội, viên pho-mát,… Nhâm nhi tapas làm cho cuộc nói chuyện sôi động hơn. Người Tây Ban Nha thường đên quán bar và ăn tapas ngay tại quầy trong lúc đứng.


Có rất nhiều giả thuyết nhưng truyền thuyết được biết đến nhiều nhất nằm vào thời Trung Cổ thế kỷ 13. Người ta nói rằng vua Tây Ban Nha lúc bấy giờ bị bệnh mãn tính và phải uống rượu vang thường xuyên như một bài thuốc. Và để tránh việc say rượu, ông ta phải ăn nhâm nhi cái gì đó kèm theo. Sau khi đã khỏi bệnh, ông ta quyết định đưa ra chỉ thị rằng rượu vang phải có một món nhâm nhi kèm theo. Một phiên bản khác nói rằng nguồn gốc tên gọi tapas được sinh ra trong một lần vua Tây Ban Nha thăm vùng Cadix và nghỉ giải khát tại một quán trọ trên đường. Do ngồi ngoài nên có nhiều cát bụi. Vị chủ quán do muốn tránh cát bay vào cốc nước đã « bịt cốc » (« tapar » trong tiếng Tây Ban Nha) bằng một lát thịt nguội. Vị vua rất khoái kiểu phục vụ này nên lại gọi thêm thịt nguội và nhâm  nhi cùng cốc rượu.

Theo truyền thống, người Tây Ban Nha tiêu thụ một hoặc hai đĩa tapas và uống một cốc bia rồi sau đó chuyển sang một quán bar khác và lại lặp lại như vậy. Kiểu đi quầy bar loanh quanh như vậy trong tiếng Tây Ban Nha gọi là « tapeo » hoặc là « ir de tapas ». Họ còn có biệt ngữ « Hacer el rosario », dịch nôn na là « đi xâu hạt xá lợi », mỗi một quầy bar mà họ tạt vào được ví như một hạt xá lợi

 
Tapas được phục vụ ngay tại quầy và khách thường phải đứng sát quầy nếu muốn thưởng thức. Các món tapas được bầy ra là để phục vụ tất cả mọi người chứ hiếm khi cho một đối tượng cụ thể nào. Thế nên mọi người phải chung nhau các đĩa tapas và thường hết bay

Vào tầm 6-7 giờ chiều là người Tây Ban Nha làm việc xong ở công sở. Họ thường rủ nhau đến các quầy bar. Nếu bạn muốn có nhiều cơ hôi tiếp xúc với họ thì đây là thời điểm tôt nhất. Tuy nhiên, viêc chật cứng người là thường xuyên xảy ra

Museo del Jamon, dịch nôn na là "viện bảo tàng thịt nguội". Tất nhiên đây không phải là nơi trưng bày thịt nguội thuần túy mà là một kiểu quầy bar tapas nhưng thành một hệ thống chi nhánh trên toàn quôc, theo mô hình Mc Donald
Vào bên trong, trông giống bảo tàng thật! Nhìn những tảng đùi lơn to thế kia rất hấp dẫn. Những tảng thịt khổng lồ đó sẽ được cắt xén thành từng miếng nhỏ và trở thành một phần tapas phục vụ cho khách.








Đối với người Châu Âu, Granada được biết đến như thành phố mang tính chất ả rập nhiều nhất bởi quá khứ của nó. Khi tôi đặt chân đến thành phố này, nhiều khi tôi có cảm giác như đang ở một khu phố ở Trung Đông hay Marốc chứ không phải ở một thành phố Châu Âu. Mời các bạn cùng tôi khám phá Granada. Granada đạt đến tột đỉnh của sự phồn hoa trong thời kỳ bị người Hồi giáo từ bắc Phi đô hộ trong khoảng 500 năm (từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 13). Năm 1492, những vị vua Tây Ban Nha chính cống (theo đạo thiên chúa giáo) từ phía bắc xâm chiếm lại Granada và số phận của thành phố đổi thay hoàn toàn về bộ mặt. Rất nhiều công trình kiến trúc Hồi giáo bị phá hủy hoặc thay đổi và xuất hiện các công trình kiến trúc Châu Âu (Phục Hưng, gô-tích, ba-rốc). Kể từ đó, Granada chìm dần vào quên lãng và chỉ thức dậy vào cuối thế kỷ 19 khi mà các nghệ sỹ Châu Âu đến đây để tìm nguồn cảm hứng sáng tác mới. 

trận chiến năm 1492 đánh dấu chấm hết cho sự chiếm đóng của người ả rập trên đất Tây Ban Nha trong vòng hơn 700 năm
Quá khứ Hồi giáo của Granada được thể hiện rõ nét nhất khi ta đi khám phá khu phố cổ (Ciudad Vieja). Tại đây vẫn còn đó nguyên vẹn cả một khu đô thị thừa kế từ quá khứ ả rập.

các con đường nhỏ ngoắt ngoéo đặc trưng ả rập. Bạn có thể tìm thấy kiểu đường tương tự như thế này tại các quốc gia ả rập khác ở bắc Phi và Trung Đông.
Khu phố cổ có những ngôi nhà có biệt danh « Los Carmenes », những ngôi nhà dành cho các gia đình quý tộc ảrập. Đặc thù của các ngôi nhà này là được bao bọc bởi tường cao ngất ngưởng và kín bít chẳng có tí cửa sổ nào. Nhìn từ bên ngoài vào thì trông rất tầm thường.....
... nhưng một khi du khách đã bước qua ngưỡng cửa và vào bên trong thì bỗng dật mình bởi sự xa hoa của những ngôi vườn bên trong rất lãng mạn. Ngày nay, phần lớn các ngôi nhà này đã trở thành viện bảo tàng, hoặc khách sạn cao cấp. Nhưng vẫn còn khá nhiều ngôi nhà tư nhân và không mấy khi mở của cho du khách vào

Khắp nơi, ta có thể nhìn thấy những bức tường trắng sơn bằng vôi đôi khi che khuất những khu sảnh tuyệt đẹp bên trong. Thời tiết ở miền nam Tây Ban Nha rất nóng, đặc biệt vào mùa hè. Thế nên phải sơn tường màu trắng để tránh nóng
Sử dụng gạch sứ ốp lát tường là một trong những đặc thù của kiến trúc miền nam Tây Ban Nha. Họ sử dụng chất liệu này làm biển chỉ tên phố

El Palacio de la Madraza : trước kia đây là trường học Hồi giáo nay là tòa thị chính của thành phố
quảng trường Bib Rambla trước kia là trung tâm chính của Granada dưới thời Hồi giáo, cũng giống như quảng trường Ba Đình của Hà Nội.
Phòng tắm công cộng El Bañuelo là một thừa kế về xã hội Hồi giáo của Granada. Hồi đó, các phòng tắm là cơ hội giao lưu giữa người dân.
Dưới thời ả rập, các con đường nhỏ như thế này thường là khu chợ giời rất sầm uất. Khi người Tây Ban Nha thiên chúa giáo xâm chiếm lại Granada, hai bên được xây nên những tòa nha theo lối kiến trúc Phục Hưng nhưng vẫn giữ nguyên sự sôi động của khu chợ. Nay, đường này trở thành khu bán đồ lưu niệm
Khu phố cổ của Granada nhìn từ một quả đồi
Và cuối cùng là viên ngọc sáng nhất của Granada : cung điện Alhambra với phía sau là dãy núi Sierra Nevada
Quần thể kiến trúc Alambra  trước kia là nơi ở của giáo chủ Hồi giáo của Granada. Nhìn xa từ bên ngoài vào, quần thể trông như một pháo đài khô khan. Nhưng bên trong thực sự là một chốn thiên đường. Đây có thể coi là “Tử Cấm Thành” bởi Granada cũng là thủ đô của vương quốc Andalusia Hồi giáo, ngày nay chiếm gọn toàn bộ miền nam Tây Ban Nha.
Trong tiếng ả rập, Alhambra hay Qalat al Hamra có nghĩa là “lâu đài màu đỏ”, tên như vậy vì màu đỏ của lớp tưởng bên ngoài lúc hoàng hôn.
Lối kiến trúc cũng như cách bài trí bên trông có rất nhiều điểm tương đồng với các cung điện bên Ma-rốc hay Tunisia ở bắc Phi. Lý do là vì sau khi toàn bộ vương quốc Hồi giáo thất thủ trước quân Tây Ban Nha vào thế kỷ 15, hoàng tộc ả rập bị đuổi khỏi lãnh thổ Tây Ban Nha và phải trốn sang Châu Phi và định cư ở đó.
ảnh hưởng ả rập trong lối kiến trúc hiển thị rất rõ qua các bài tiết và điêu khắc trên tường đá. Chữ viết tiếng ả rập được đẽo gọt rất tinh xảo.
Những vật liệu xây dựng đơn giản như sành sứ, giả cẩm thạch và gỗ dường như cho ra một sản phẩm khác hoàn toàn một khi kết hợp hài hòa với nhau.

Le Patio de los Leones : sảnh sư tử có tên như vậy vì có đài phun nước nằm giữa. Sảnh được bao bọc xung quanh bởi vòm bằng cẩm thạch, gỗ và sành.
Salón de Embajadores : sảnh đợi của các đại sứ trước khi gặp vua

Từ bên trong, có thể nhìn qua cửa sổ và ngắm toàn cảnh Granada. Tuyệt đẹp

El generalife : vườn hoa được xây dựng vào thế kỷ 13, phục vụ cho việc nghỉ dưỡng mùa hè cho các vị vua Ả rập sau những ngày làm việc căng thẳng ở cung đình
 .



.

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống