Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 11 March 2012

Ai Cập có quá nhiều di tích khảo cổ để khám phá và chỉ trong một chuyến đi hơn 10 ngày mà tôi có được, e rằng không thể thăm hết được. Vì thế, tôi chỉ chọn lọc những điểm quan trọng nhất mà tôi được biết đến. Đền Abu Simbell gây ấn tượng mạnh đối với tôi hồi còn học môn lịch sử kiến trúc thế giới và tôi quyết định đi du thuyền lên thượng nguồn sông Nile. Abu Simbell nổi tiếng cũng không phải vì có những điểm nổi bật hơn so với các di tích lịch sử khác của Ai Cập nhưng lại trở thành truyền thuyết nhờ vào sự sống sót ngoạt mục khỏi sự nhấn chìm của nước sông và sự cứu nguy của Unesco.


Đền Abu Simbell là một trong những công trình xây dựng của vua Pharaoh Ramesses II nhằm ghi lại những chiến công lừng lẫy của ông. Bên trong ngôi đền có thờ 3 vị thần bảo hộ nhà nước Ai Cập quan trọng là Amun–Re, Ptah và Re-Horakhty. Ngoài ra, chính bản thân Pharaoh Ramesses II cũng được sùng bái và thờ phụng ở đây ngay khi nhà vua vẫn còn sống. Phần lớn các tác phẩm chạm nổi bên trong ngôi đền đều thể hiện những khung cảnh lịch sử tưởng niệm các trận đánh của Ramesses II ở Syria, Libya và Nubia, trong khi các khung cảnh chi tiết khác thể hiện tính cách thần thánh của ông.

Nằm cách ngôi đền Abu Simbell lớn 120 m về phía Đông Bắc, ngôi đền Abu Simbell nhỏ thờ nữ thần Hathor và chính phi Nefertari của vua Ramesses II cũng là nơi rất đáng được tham quan. Ngôi đền này nằm ở Nubia (bên kia biên giới truyền thống ở miền nam Ai Cập nhưng nằm lọt trong khu vực do Ai Cập kiểm soát và quản lý hành chính vào thời bấy giờ).
Người xưa đã chọn địa điểm này để xây dựng ngôi đền vì mặt đá ở đây không có vết nứt, thuộc loại sa thạch tốt, thích hợp cho việc xây dựng đền trong hang đá hướng về mặt trời mọc.
Tôi thực sự bị cuốn hút bởi những tranh ảnh, bức tường, trụ cột chống đỡ và các pho tượng nghệ thuật bên trong ngôi đền được chạm khắc một cách tỉ mỉ và sống động.

Cuộc giải cứu ngoạn mục
Cuộc giải cứu ngoạn mục bắt đầu vào năm 1959. Đền Abu Simbell nằm ngay cạnh đập nước Aswan nhưng chính sự có mặt của đập này, mực nước sông Nile tăng dần lên và có nguy cơ sẽ nhấn chìm toàn bộ ngôi đền. Vì thế, ngay từ năm 1959, cộng đồng quốc tế đã quyên góp nhiều nguồn tài chính để đầu tư vào kế hoạch di rời 100% ngôi đền sang một địa điểm khác cao hơn mực nước sông Nile. 


Unesco có công lớn trong việc triệu hồi hàng loạt nhà khảo cổ, kỹ sư và kiến trúc sư cùng làm việc với nhau. Từ năm 1964 đến năm 1968, toàn bộ ngôi đền Abu Simbell được cắt xén ra từng khối đá khổng lồ nặng đến 30 tấn và dùng cần cẩu đưa lên chỗ cao hơn và lắp ráp lại như cũ. Một trò chơi Lego nhưng ở đẳng cấp cao hơn !!! Kể từ sự kiện giải cứu đền Abu Simbell, Unesco bắt đầu thực sự dấn thân vào lĩnh vực bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa thế giơi và kế hoạch trùng tu Abu Simbell trở thành một bài học quan trọng nhất trong các khóa học về kiến trúc và xây dựng.

Saturday, 10 March 2012


Nước Ý có quá nhiều điểu để nói. Nhưng bản thân tôi đã thấy chán với việc lúc nào cũng nghe kể về Milan, Venice, Rome, Pise, Florence, Torino. Tôi cảm thấy sẽ là không toàn diện nếu không đề cập đến vẻ đẹp thiên nhiên của nước Ý và một trong những điểm đến của tôi là vùng ven biển Cinque Terre, trong tiếng Ý có nghĩa là « vùng đất của 5 ngôi làng ». Những ngôi làng ở Cinque Terre là kết quả hàng ngàn năm lao động của người nông dân, đã cố gắng biến những vách núi dốc đứng ven biển thành những ruộng bậc thang trồng nho, và xây nên những ngôi nhà nhỏ rực rỡ sắc màu. Sự cân bằng tinh tế giữa các yếu tố thiên nhiên, với những tác động của con người, đã tạo nên một vẻ đẹp hoàn hảo và độc nhất cho Cinque Terre, đưa 5 ngôi làng nhỏ vào danh sách di sản thế giới của UNESCO, đó là : Monterosso al Mare, Vernazza, Corniglia, Manarola và Riomaggiore.

Đường núi ngoằn ngoèo, khoảng cách chim bay thì gần mà vòng núi thấy xa, thường khách du lịch đến đây chủ yếu bằng tàu hỏa xuyên qua những đường hầm. Có các chuyến tàu lửa địa phương chạy liên tục giữa năm ngôi làng, đưa khách du lịch từ ngôi làng này đến ngôi làng kế tiếp chỉ trong vòng 8 đến 10 phút. Nhưng còn một cách khác để khám phá vùng đất này, tuy rằng mệt hơn, và mất nhiều thời gian hơn, nhưng cũng thú vị hơn rất nhiều, đó là đi theo những đường mòn đi bộ trên núi. Và như thường lệ, tôi chọn cách thứ hai với mục đích tránh xa những đoàn khách du lịch lười biếng.
Ngôi làng đầu tiền tôi gặp là Monterosso, có nhiều bãi tắm khá dài nên rất đông khách du lịch.
Dù so với nhiều khu nghỉ biển khác, bãi biển ở đây không nhiều cát mịn trắng muốt, nhưng nước biển trong vắt, được đánh giá là một trong những vùng biển ít ô nhiễm nhất ở Địa Trung Hải

Sau làng Monterosso lại là những nẻo đường như thế này. Tôi gặp rất ít du khách nước ngoài, thỉnh thoảng thì gặp người dân Ý đi dạo, giống bà lão này
làng Vernazza cũng nhiều nhà hàng, nhiều quán bar hơn tất cả các làng khác. Những con phố nối với nhau bởi những cầu thang dốc đứng, các công trình xây dựng phòng thủ, những tháp pháo, những mái vòm, cổng lớn, đều là những biểu tượng còn lại của một thời đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh  tế của ngôi làng sầm uất nhất trong 5 làng
Do các làng nằm giáp biển nên rất dễ bị tấn công. Vì thế, người dân phải xây một số chòi canh phòng thủ
Sau Vernazza lại là những nẻo đường đồng quê dọc theo biển. Tôi có thể nhìn thấy làng Corniglia từ xa
Làng Corniglia : nhà ở đây đều được xây theo dạng hình tháp dựng đứng theo sườn núi, nhà sau cao hơn nhà trước, không nhà nào chắn mất cảnh biển của nhà nào
đây là làng duy nhất ở trên cao và không vào được bằng tàu thủy. Từ ga tàu hỏa phải trèo 377 bậc thang mới lên được trung tâm làng Corniglia. Điều thú vị nhất là từ trên cao trung tâm Corniglia bạn có thể nhìn thấy cả 4 làng còn lại.
Sau những giây phút yên bình với Corniglia lại là những nẻo đường kiểu này...đúng là muốn chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên phải tập nhiều thể dục!!!
Điểm tiếp theo, làng Manarola, làng nhỏ nhất trong 5 ngôi làng. Ban ngày khách du lịch đến làng khá đông, nhưng chiều xuống mọi người tản về các làng bên hoặc quay về thành phố lớn, trả lại cho Manarola vẻ yên bình vốn có của những ngôi làng nhỏ.
Và ngôi làng cuối cùng Riomaggiore : được xây dựng từ thế kỷ thứ 8 bởi những người chạy nạn gốc Hy Lạp, những ngôi nhà hình tháp sơn màu truyền thống cũng là đặc điểm nổi
Những căn nhà 3 - 4 tầng bám vào vách núi, có cửa mặt trước ở phố dưới, và cửa sau ở phố trên. Đường sau làng ven theo mép biển dẫn ra bãi tắm nhỏ nước trong vắt.


Thursday, 8 March 2012

Đối với bắt cứ người Việt Nam nào đi theo tour du lịch thông thường đều chỉ đặt chân đến thủ đô Brussel thế là hết. Nhưng đối với dân Châu Âu và quốc tế, điếm sáng nhất của nước Bỉ lại không nằm ở Brussel mà ở một thành phố khác cách đó 150km : Bruges, một trong những kinh đô phồn hoa nhất Châu Âu thời Trung Cổ và Phục Hưng. Ngày nay, Bruges là một ví dụ điển hình cho một đô thị Trung Cổ vẫn còn giữ được sự quy hoạch lịch sử trải qua nhiều thế kỷ. Trong khoảng vài trăm năm, Bruges là một trong những thủ đô thương mại và văn hóa của Châu Âu và là một trong những cái nôi của nền văn minh Phục Hưng. Đi dạo trên những nẻo đường nhỏ đậm chất Trung Cổ là một trải nghiệm khó quên nhất đối với tôi. Có cảm giác như thời gian bỗng dừng lại và đưa tôi trở lại thế kỷ 13-14. Những ngôi nhà với kiểu mái răng cưa và tường gạch đỏ soi bóng trên những con kênh nhỏ. Những nẻo đường lát gạch và tiếng vó ngựa phỏng theo phong cách thế kỷ 19.  
Một chút lịch sử
Cái tên Bruges xuất hiện lần đầu tiên và thế kỷ thứ 9 và vào thời điểm đó, thành  phố chỉ là một phần của hệ thống phòng thủ chống lại sự xâm lược của người Bắc Âu. Vì vị trí gần biển Bắc, Bruges phát triển dần dần và trở thành một thành phố cảng thương mại và giao lưu với nhiều nơi khác tại Châu Âu. Với tiềm năng tài chính hùng mạnh, Bruges phát triển mạnh nhất từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 15 và trong thời kỳ này xuất hiện những công trình kiến trúc đồ sộ nhất. Nhưng sau đó, khi mà người Tây Ban Nha tìm ra Châu Mỹ và nền kinh tế Châu Âu hướng sang các lục địa khác, Bruges đánh mất vị trí trung tâm thương mại và suy yếu rồi chìm vào quên lãng. Phải đợi đến cuối thế kỷ 19 khi mà các nghệ sỹ Châu Âu khát khao tìm nguồn cảm hứng mới, Bruges lại trở thành một điểm thu hút hàng đầu. 

Bruges sở hữu một hệ thống kênh ngạch chằng chịt và đó là lý do vì sao thành phố có biệt hiệu là "Venice của phương Bắc". Việc đầu tiên tôi làm khi đặt chân đến thành phố này là khám phá một vòng bằng xuồng máy






Sau một vòng xuồng máy, tôi bắt đầu khám phá khu phố cổ và bắt đầu là khu chợ giời (Market Place)
Khi đi nhiều thành phố có gốc tích Trung Cổ, tôi nhận ra rằng tất cả đều có một điểm chung về mặt quy hoạch đô thị. Đó là lúc nào cũng có một khu chợ giời, trung tâm thương mại, văn hóa và chính trị của mỗi thành phố. Tại Bruges, các ngôi nhà vây quanh quảng trường trước kia là những gian hàng chứa kho và ngày nay là những nhà hàng dành cho khách du lịch
Phần lớn các bề mặt nhà đều giữ nguyên lối kiến trúc Trung Cổ đặc trưng của Bỉ

Tòa thị chính với lối kiến trúc gô-tích
tòa tháp Beffroi : Tôi phải xếp hàng dài dằng dặc và trèo 366 bậc thang để lên được tận đỉnh ngọn tháp này. Trên đó là cả một kho báu kếch xù được giấu trong những hòm gỗ to theo kiểu Trung Cổ.

Thỉnh thoảng, tôi lại gặp những cỗ xe ngựa thế kỷ 19 chạy ngang qua. Đây là chặng nghỉ cuối cùng của tour dạo phố bằng xe ngựa. Người lái xe ở đây kiêm luôn cả hướng dẫn viên.
các đoàn xe như thế này làm tôi liên tưởng đến những bộ phim cổ trang thế kỷ 17-18

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống