Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 13 March 2012

Ở Marốc, uống trà là cả một nghệ thuật ẩm thực. Dù giàu hay nghèo, kể cả ông nông dân miền núi cũng sẽ mời bạn một chén trà bạc hà. Trà ở đây là một phong cách sống, kiểu « miếng trầu là đầu câu truyện ». Ở Marốc, người dân không uống trà cả năm mà lại tập trung rất nhiều vào những mùa nóng bức bởi uống trà giúp giữ mát cơ thể. Ngược lại, vào mùa đông thì người ta lại uống Chiba, một kiểu nước gừng giúp hâm nóng cơ thể.  Khi đến bất cứ nhà ai hay vào một cửa hàng, việc đầu tiên mà người Marốc làm là mời bạn cốc trà và việc từ chối không nằm trong vốn từ vựng của họ . Ở đây, từ chối lời mời uống trà bị coi như một điều sỉ nhục hay lăng mạ. 

Trà được pha ở mọi nơi....thậm chí cả trên sa mạc vào buổi tối.
Một chút lịch sử
Với một chút hiểu biết về lịch sử của trà, tôi cũng biết trước là việc tiêu thụ trà ở Marốc không phải là lâu đời, cũng giống như ở Anh phong tục uống trà chỉ sinh ra khi Ấn Độ là thuộc địa của Anh quốc thế kỷ 19. Với lại nhìn vào địa thế Marốc khắc nghiệt như vậy chắc chắn không thể là nơi trồng chè. Bắt nguồn từ Trung Quốc, cũng phải đợi đến thế kỷ 17 dưới thời vua Hồi giáo Moulay Ismail thì trà mới bắt đầu được du nhập vào Marốc. Theo sử sách ghi lại, đó là một món quà do đại sứ Anh Quốc ban tặng cho triều đình. Trà lúc ấy rất hiếm và quý và chỉ được tặng cho những đấng tối cao của một quốc gia. Phong tục uống trà tại Marốc thịnh hành hơn trong công chúng bắt đầu từ sự kiện chiến tranh năm 1854. Lúc ấy, đế quốc Anh xung đột với đế quốc Nga nên toàn bộ vùng biển đen bị chặn lại bởi người Nga. Vì thế, con đường vận chuyển trà từ Ấn Độ đến Châu Âu không thể đi bằng đường biển Đen nữa. Những nguồn hàng tồn kho buộc phải được bán và tiêu thụ ở những nơi khác đặc biệt là tại những hải cảng liên minh hoặc thuộc địa. Nước Marốc lúc bấy giờ lại rất gần đảo Gibraltar (thuộc địa và nay vẫn là chủ quyền của nước Anh) thế nên đã trở thành một thị trường béo bở cho các doanh nghiệp xuất khẩu trà của Anh. Sự có mặt của trà lúc đó ngay lập tức được dân Marốc hưởng ứng nhiệt liệt vì nó là một phương pháp thay thế hợp lý cho các loại cây thuốc hay rượu vang vốn dĩ bị đạo Hồi cấm uống và café, quá đắt. Trong một thời gian dài, Marốc vẫn phải nhập khẩu trà từ Châu Á nhưng từ vài năm trở lại đây người dân bắt đầu thử trồng là chè ngay trên lãnh thổ của mình.

Trà ở Marốc có thể uống mọi lúc mọi nơi, vào buổi sáng hoặc vào buổi chiều. Phục vụ trà cũng là một nghệ thuật. Khi một nhóm người uống trà với nhau, nếu có một ai là chuyên gia pha trà thì trách nghiệm pha trà sẽ thuộc về anh ta. Điều đó chứng tỏ cả nhóm công nhận « tài năng » của anh ta. Tại Marốc, người ta không uống trà ngay sau khi pha. Người ta đợi khoảng 15mn và trong lúc chờ đợi thì tán gẫu với nhau. 

Uống trà kèm bữa sáng...thói quen phục vụ bánh cuộn xuất phát từ thời kỳ Marốc còn là thuộc địa của người Pháp
Người Marốc có thể phán đoán việc pha trà có thành công hay không qua cái nhìn của họ lên bề mặt của chén trà. Nếu có nhiều bọt nổi lên sau khi rót thì có nghĩa là pha trà thành công. Chưa hết, lớp bọt đó phải còn nguyên trong khi uống trà và còn đọng lại dưới đáy chén sau khi uống hết trà. Khoai đấy !!

trách nghiệm pha trà dành cho người "tài năng" nhất
Trà ngon cũng còn phụ thuộc vào chất lượng của lá bạc hà nữa. Lá phải thơm, xanh đậm, hơi dính tay một chút và nhất là phải cứng và bám chắc vào cuống cây. Và muốn tìm được loại cây như vậy thì chỉ có cây nhà lá vườn thôi. 

thói quen rót trà từ rất cao, nhằm tạo ra lớp bọt như ý và để hương vị bạc hà tỏa ra xa hơn

Sa mạc Sahara !! Nghe cái tên này người Việt Nam nghĩ ngay đến một đại dương cát và cuộc sống khổ sở của những người du mục. Nhìn qua màn ảnh nhỏ thì thích thế thôi chứ tôi dám cam đoan là chẳng có mấy ông nào dám đi một tour trên sa mạc đâu, khổ thế ai mà chịu được. Thế nên bản thân những tour đi lênh thênh trên sa mạc nhiều ngày như thế này lại càng hiếm và đối với người dân Marốc, gặp được một đồng chí da vàng ở một nơi khỉ ho cò gáy như thế này chắc cũng hiếm như việc xem Nhật thực ! Thế nhưng chính những dịp giao lưu văn hóa hiếm hoi đó, tôi đã có được những trải nghiệm khó quên.

Trước hết, tôi xin đính chính lại, sa mạc Sahara không phải lúc nào cũng chỉ là những đụn cát đâu mà phong cảnh rất đa dạng, đi từ thung lũng đến ốc đảo và thậm chí còn có những đô thị lâu đời nữa. Tôi đã có dịp khám phá phong tục tập quán của những bộ tộc du mục, họ luôn biết cách thích nghi để sống sót được trên một vùng đất « chó ăn đá gà ăn sỏi » này

VALLEE DES ROSES
Vallée dé Roses hay thung lũng hoa hồng. Tên như vậy vì ở nôi đây người ta trồng hoa hồng. Nghe có vẻ lạ. Ở sa mạc mà trồng được hoa sao ? Có đấy ! Thung lũng này có một may mắn là có một con sông chảy qua, nên cung cấp nguồn nước tưới dồi dào. Đó là lý do vì sao cây côi mọc tốt tươi. Hoa hồng ở đây người ta gọi là « hoa hồng Damascus », chịu được lạnh và mùa hạn hán. Có thể giống hoa này được những người hành hương Hồi giáo mang đến từ vùng Trung Đông xa xôi vào thế kỷ thứ 10. Ngày nay, cả thung lũng trồng hoa hồng chủ yếu để sản xuất nước cốt hoa hồng phục vụ cho nhu cầu địa phương. Phần còn lại thì xuất khẩu để làm nguyên liệu chế biến nước hoa. 





VALLEE DADES
Ra khỏi khu rừng cây cọ xanh rờn, phong cảnh thay đổi dần với màu vàng của cát và dần xuất hiện những ngôi làng bỏ hoang. Đó là  dấu hiệu cho thấy tôi đang tiếp cận thung lũng Dades. Thung lũng Dades là một phản chứng đầu tiên danh cho những ai chỉ biết sa mạc là đụn cát. Đây là một khu vực có khá nhiều ốc đảo do có nguồn nước dồi dào tạo điều kiện cho việc phát triển nông nghiệp. Những vườn cây ôliu, ngô, sung là một trong những đặc thù của thung lũng này. Điểm nổi bật của thung lũng Dades là sự xuất hiện của những Kasbah, một loại thị trấn cổ đặc trưng của Marốc và chỉ phát triển ở những vùng có thời tiết khắc nghiệt như sa mạc. Người bản địa thường gán cho Dades biệt danh « con đường nghìn lẻ một Kasbah ». Đặc trưng với lối kiến trúc phòng thủ được thể hiện rất rõ với những bức tường bằng đất nện dày và cao. Thời xưa rất hay có xung đột giữa các bộ lạc sa mạc và vì thế các Kasbah Phải có hệ thống phòng thủ vững chắc. Bên trong là tập hợp nhiều gia đình sống với nhau, cộng thêm người hầu, kho chứa lương thực, chỗ nuôi gia súc và nơi ẩn náu. Các Kasbah thường được xây trên cao dọc theo lưu vực sông Dades. Chỉ riêng trên trục đường tôi đi cũng đã bắt gặp đến 7 Kasbah khác nhau. 

Khung cảnh hùng vĩ của Kasbah thường làm phim trường cho nhiều bộ phim Hollywood
Từ hơn một nghìn năm các bộ tộc du mục (gọi là berber) đã sử dụng những phương pháp truyền thống để xây nên những pháo đào kiên cố như thế này. Lối kiến trúc berber chưa bao giờ chịu ảnh hưởng của những quộc chinh phục ả rập. Kasbah chính là minh chứng rõ ràng cho lối kiến trúc đặc trưng Marốc và khá giống với những ngôi nhà bình dân ở Yemen.
Kasbah đối với những người của sa mạc giống như lâu đài của người Châu Âu thời trung cổ. Chỉ có các quận chúa mới được phép trấn giữ Kasbah, như là những người giữ biên cương cho vua Marốc. Kasbah trấn giữ và bảo vệ những ốc đảo, nơi sản xuất lương thực
Các Kasbah đều tuân theo những phương pháp xây dựng nhất định. Trên nền móng bằng đá dựng nên những bức tường thành rất dày và cao. Các bức tường được nối với nhau bằng các chòi canh đồ sộ. Chất liệu xây dựng chủ yếu là đấn nện pha trộn với rơm, được chế biến theo phương pháp thủ công nhằm cách nhiệt vào mùa hè và mùa đông.
Cậu hướng dẫn viên giải thích cho tôi rằng không phải Kasbah nào cũng là pháo đài dành cho quận công. Đôi khi, Kasbah chỉ đơn thuần là một làng mạc nhỏ của những gia đình du mục muốn sống cố định tại một nơi nên xây một hệ thống phòng thủ đơn giản hơn. Vì không đủ kinh phí để xây tường cao và kiên cố như các quận công, họ thường chọn xây làng mạc tại những địa điểm hiểm trở khó tấn công như cạnh vực thẳm hay trên một mỏm đá.
Nhưng với thời tiết xấu và việc xây nhà hiện đại hơn, những công trình này bị bỏ hoang và có nguy cơ biến mất khỏi bản đồ Marốc. Thật vậy, cũng giống như tất cả các khu vực sa mạc, mưa bão ít khi đổ xuống nhưng hễ có thì lại rất to và dễ làm sói mòn những công trình chỉ xây bằng đất nện. Người dân du mục thì lại hiếm khi chịu khó tu sửa lại nhà ở của họ sau mỗi trận mưa mà lại hay chuyển đi xây nhà ở nơi khác. Với khuynh hướng bỏ làng mạc và chuyển đến sinh sống gần thành phố, các công trình kiểu này bị bỏ hoang.

Càng đi dọc theo thung lũng, tôi càng thấy hai bên sườn dần thu hẹp lại và đường đi dần dốc lên. Càng đi tôi cũng thấy màu xanh của cây cối ít dần đi. Lúc này hai bên tôi là những vách đá cao hơn 300m trong khi lối đi ở giữa thì nhiều khi không rộng quá 20m.


 Lên đến đỉnh, tôi xâm nhập vào vùng núi có tên gọi « ngón tay của khỉ ». Truyền thuyết  kể rằng ngày xửa ngày xưa, có một đám cưới rất to ở đay. Người tham gia uống nhiều rượu nên xay xỉn và ném thức ăn bừa bãi lên vách núi. Thánh Allah tức giận quá nên hóa đá cả lũ. Nhìn vào hình dánh mấy mỏm đá đúng là cũng hơi giống người thật nhưng mà với điều kiện phải cỏ chút trí tưởng tượng !

THUNG LŨNG DRAA
Thung lũng Draa trước kia là một con sông dài và rộng nhưng với hạn hán và tấn công của sa mạc, sông cạn dần và để lại dấu vết là những ốc đảo và rừng cọ trong lòng sa mạc Sahara. Chính vì thung lũng Draa phát triển dọc theo sông nên dài lắm, cũng phải khoảng 1200km. 

Xưa kia, khi dòng sông còn đầy nước, các đoàn caravan ả rập từ Trung Đông xa xôi đi dọc theo sông và trao đổi hàng hóa với các làng mạc phát triển ven sông.
 Các sản phẩm trao đổi khá phong phú : ngọc trai, muối, vàng, nô lệ, da thuộc và hạt tiêu. Những cuốn sách cổ còn nói đến một thung lũng phồn hoa và có cả cá sấu !
Ngày nay, thung lũng Draa được biết đến như là một dải ngân hà những ốc đảo phát triển ven sông. Người dân địa phương gọi đùa là « đường ray tàu ».
Kể cũng đúng. Bạn thử nghĩ mà xem, chiều dài con sông tương ứng với đường ray tàu. Dọc theo con sông là những « nhà ga » tương ứng với các ốc đảo. Du khách hay những đoàn caravan dừng quá giang tại ốc đảo, chất đầy lương thực rồi lại đi tiếp.


Tôi dùng dịch vụ ô tô 4x4 thăm một đoạn ngắn và tiến thẳng đến thị trấn Zagora,nơi khởi hành những cuộc phiêu lưu bằng lạc đà vào sa mạc. Zagora chính là ốc đảo cuối cùng, trước khi chính thức tiến vào sa mạc Sahara với những đụn cát mà ta vẫn thường xem qua màn ảnh nhỏ. Có thể nói Zagora là ranh giới giứa nền văn minh loài người và thiên nhiên hoang dại. Bắt đầu từ đây, tôi sử dụng lạc đà một bướu để khám phá biến cát vàng này. Những đụn cát khổng lồ cao hơn 150m với màu vàng ban ngày và chuyển sang màu đỏ huyền ảo theo ánh mặt trời hoàng hôn

Common! Lên đường nào


Dọc đường, thỉnh thoảng có những quán giải khát dành cho khách du lịch. Tội nghiệp mấy đồng chí Berber, có khi ngồi vêu cả ngày mà chẳng có khách
Đồng chí Abil, hướng dẫn viên của tôi ngẫu hứng với món ván trượt. Chắc anh ta nghiện xem phim Mỹ.

Bất hủ bởi những bộ phim diễn tả cảnh người dân chà đạp lên nhau trốn chạy trong hệ thống tàu điện ngầm ngày Hồng Quân Liên Xô tiến đến, Berlin là cái nôi của lịch sử nước Đức. Biểu tượng của sự đối lập đông-tây trong chiến tranh lạnh, thủ đô nước Đức dường như vẫn chưa lành hết vết thương của quá khứ. 20 năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Berlin không ngừng chuyển mình .
Tôi chọn đến thủ đô của nước Đức vì một lý do rất đơn giản : lần theo dấu vết lịch sử của thành phố vốn dĩ là thủ phủ của đế chế Đức và rồi chìm vào một thời kỳ hơn 50 năm bị phân đôi giữa 2 dòng tư tưởng đối lập. Dân du lịch bụi Châu Ấ hiếm khi có ấn tượng tốt về Berlin bởi thành phố này quá hiện đại và chẳng có mấy di tích lịch sử (bị thế chiến thứ II tàn phá gần hết rồi còn đâu). Còn dân phương Tây thì chết mê chết mệt bởi một cuộc sống rất dễ chịu ở đây, có bia uống, có nhiều biện bảo tàng để thăm. Tóm lại, Berlin sẽ đẹp trong mắt bạn nếu bạn là người yêu thích lối sống về đêm theo kiểu phương Tây hoặc là những người đam mê lịch sử hay kiến trúc táo bạo như tôi.
Tôi là mê mấy bộ phim lịch sử về thế chiến thứ II lắm. Và tôi còn là fan của trò chơi « commandos » trên máy vi tính nữa. Thế nên trước khi đến Berlin, tôi đã đọc rất nhiều sách về những di tích còn lại của thủ đô Berlin sau năm 1945 cũng như cuộc sống của người dân thủ đô thời chiến tranh lạnh và lúc bức tường Berlin sập năm 1989. Khi đã hiểu rõ cái đó rồi, việc đến Berlin sẽ thêm phần sinh động và tôi thực sự háo hức được sống lại những giây phút hồi hộp của những bộ phim tình báo hay những giây phút đau khổ của những gia đình Đức bị chia cắt đông-tây.  

Reichstag cùng với Brandebourg là biểu tượng của thủ đô. Được xây dựng và cuối thế kỷ 19, công trình kiến trúc bị xuống cấp nghiêm trọng và phải đợi đến năm khởi công xây dựng bức tường Berlin năm 1961, quần thể này mới được để ý trùng tu. Ngày nay, Brandeburg còn là biểu tượng của nước Đức thống nhất bởi tòa nhà quốc hội nằm ngay tại đây.

Năm 1989 đánh dấu chấm hết chiến tranh lạnh và nước Đức được thống nhất
Sự im lặng bỗng tràn đầy khi tôi đặt chân đến khu vườn rộng thênh thang này. Tại đây là một rừng bia đá được xây lên để tưởng nhớ những nạn nhân Do Thái bị đức quốc xã tàn sát trong thế chiến thứ 2. Được khánh thành vào năm 2005, đài tưởng niệm Holocauste nằm ngay trên nền móng của bức tường Berlin xưa kia. Tôi chậm rãi lang thang qua 2711 khối đá bê tông màu xám, tượng trưng cho những bia mộ đá với những kích cỡ không đồng đều . Ở dưới mặt đất, một trung tâm bảo tảng miêu tả lại lịch sử của cuộc tàn sát.

La Gedenkstätte Grosse Hamburger Strasse trong khu phố Do Thái trước kia. Đài tưởng niệm này nằm ngay trên vị trí trước kia là nơi tập trung người dân berlin gốc do thái trước khi bị chuyến đến Auschwitz để hành hình. Trước chiến tranh, có 500.000 người gốc do thái ở đây và tôi không biết bao nhiêu bị đi đầy sang các trại tập trung…

Friedrichstraße là trục đường chính bắc-nam của thành phố, được hình thành từ thế kỷ 17 và trởthành trung tâm sầm uất nhất thủ đổ vào đầu thế kỷ 20 với hàng loạt quán café và cửa hàng dành cho giới thượng lưu.

Bị bỏ hoang trong thời kỳ chiến tranh lạnh, khu phố tìm lại được phần nào hình bóng của mình vào những năm 1990 với những tòa nhà theo lối kiến trúc hiện đại và được nối với nhau bằng những làn đường nhà vòm.

Quảng trường Gendarmenmarkt là một ví dụ điển hình nhất cho lối kiến trúc neoclassic của Berlin.

Zeughaus là công trình lâu đời nhất trên đại lộ Unter den Linden. Được xây dựng vào thếkỷ 18, tòa nhà trở thành viện bảo tàng lịch sử quốc gia. Tôi đặc biệt chú trọngđến gian trưng bày « Deutsche Geschichte in Bildern und Zeugnissen »,lịch sử nước Đức bằng hình ảnh và nhân chứng gói gọn từ thế kỷ thứ nhất sau công nguyên đến năm 1994


Vườn Lustgarten trước kia được Đức quốc xã sử dụng cho những dịp duyệt binh. Sau chiến tranh, do nằm trong khu vực quản lý của Xô Viết, khu vườn được đặt tên lại là Marx Engels Platz và cũng được sử dụng làm nơi tập kết những đám đông.

Nhưng cũng phải đợi đến những năm 1990, những công cuộc trùng tu mới được để ý đến đểkhu vườn tìm lại được vẻ đẹp gốc của nó vào thế kỷ 19.


Quảng trường Alexanderplatz là nơi hàm chứa nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Năm 1805, quảng trường được đặt tên theo vị Nga hoàng Alexander đệ nhất.

Trong thế chiến thứ 2, quảng trường bị đánh bom nghiêm trọng và trở thành khu phố cho ngườiđi bộ và những năm 1960. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, quảng trường đóng vai trò là cửa kính khuếch trương thanh thế của chế độ xã hội chủ nghĩa của Đông Đức.

Ngày nay, quảng trường là nơi dành cho giới trẻ, rất sôi động

Năm 1961, lãnh đạo của Đông Đức bỗng nhiên đóng cửa biên giới và xây lên bức tường định mệnh.Bức tường Berlin, biểu tượng của lịch sử nước Đức hiện đại. Sau chiến tranh, Berlin bị chia cắt thành 4 khu vực quân sự : phía tây thuộc sự quản lý của quân Mỹ,Anh,Pháp và phía đông thuộc về quân Nga. Berlin phía tây trở thành một hòn đảo cô đơn nằm trọn trong đế chế Xô Viết. Người dân Đông Đức bị chế độ xã hội chủnghĩa đàn áp quá nên biểu tình và vượt biên chạy sang phía tây Berlin cầu cứu sự giúp đỡ của khối tư bản chủ nghĩa. Để ngăn chặn dòng người trốn chạy quá lớn, bức tường được xây dựng từ năm 1961. Thủ đô Berlin thế là bị chia cắt thành hai phần trong vòng 3 thập kỷ bởi một lớp tường dài 160km và cao 4m. Sựchia cắt này là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa Đông Đức và Tây Đức trên mọi phương diện : kiến trúc, kinh tế, văn hóa, lối sống.


7 vùng kiểm soát biên giới được dựng lên để ngăn chặn dòng người vượt biên. Và một trong số đó, Checkpoint Charlie có một chế độ đặc biệt : nó được dành cho những người ngoại quốc, đặc biệt là những thành viên của quân đội Mỹ, Pháp và Anh và họ có thể sang bên Đông Đức. Biểu tượng của sự đối lập đông-tây, Checkpoint Charlie đã để tên nó thành huyền thoại trong lịch sử. Vì thế, không quá ngạc nhiên khi ngay tại đây được khánh thành một viện bảo tàng về lịch sử bức tường Berlin 

Ngày nay, Checkpoint Charlie là một địa danh du lịch nổi tiếng. Du khách đến đây chụp hình lưu niệm với mấy đồng chí gác cổng. Thực ra cũng chỉ là sinh viên Đức làm nghề này để kiếm ít tiền thôi

Sau sự kiện năm 1989, phần lớn bức tường Berlin bị phá hủy. Chỉ một số nhỏ được giữ lại nhằm mục đích truyền dạy cho con cháu những giá trị lịch sử của nó

Bức tường Berlin giờ còn là biểu tượng nghệ thuật. Trên bề mặt là vô số tác phẩm sơn màu thể hiện những ý tưởng tự do của công dân Đức

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống