Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 16 March 2012

Sông mãi ở thủ đô Paris cũng chán, thế nên tôi tận dụng những weekend và khuyến mãi tàu hỏa cao tốc TGV để đi khám phá những vùng khác. Điểm đến của tôi lần này là thị trấn Sarlat nổi tiếng với lối kiến trúc trung cổ đặc trưng của vùng.


Sarlat được thành lập vào thế kỷ thứ 9, thời kỳ mà nước Pháp vẫn chưa có hình dạng lãnh thổ như hiện nay. Toàn bộ vùng tây nam lúc đó là lãnh thổ của những quận công.


Khúc khai sinh, cả thị trấn chỉ là một tu viện dòng Benedictine. Dần dần, mới phát triển thêm các ngôi nhà xung quanh và trở thành một thị trấn phồn vinh vào thế kỷ 13. Sarlat giữ vị trí rất quan trọng trong cuộc xung đột 100 năm giữa Anh và Pháp (1337-1453). Hồi ấy, toàn bộ phần tây nam nước Pháp bây giờ là phân tranh chấp giữa 2 quốc gia và Sarlat là nguồn cung cấp thực phẩm và vũ khí dồi dào cho quân đội Pháp.
Ở đây có nhiều ngôi nhà cổ theo kiểu gô-tích hoặc Phục Hưng. Nhưng có sự khác biệt về chất liệu xây dựng. Nếu như đá ở miền bắc nước Pháp thiên về gam màu ghi, ở đây đá lại có màu vàng, báo hiệu những ảnh hưởng của khí hậu ấm áp của Nam Âu.



Những mái nhà với ngói bằng đá lauze (một loại đá chỉ tìm thấy ở vùng này) là đặc trưng của Sarlat.



Đây là quảng trường chính của thị trấn. Cứ sáng thứ tư hàng tuần lại có phiên chợ rất nhộn nhịp.

Đúng là ở Pháp, nhiều thành phố sở hữu rất nhiều con đường lát gạch và nhà cổ nhưng với xu hướng hiện đại hóa đô thị, rất nhiều di tích bị thay đổi hoặc phá hủy. Sarlat là một trong những thị trấn may mắn thoát khỏi nguy cơ đó nhờ luật bảo vệ di tích lịch sử rất nghiêm ngặt của chính phủ Pháp

Đặc sản của Sarlat là món patê gan ngỗng.
Sản phẩm này cũng đa dạng như sôcôla

Wednesday, 14 March 2012

Trong cuộc nói chuyện với một anh chàng người Mỹ cùng phòng trọ ở thủ đô Zagreb, tôi được biết là sẽ có rất nhiều du khách đến thăm vườn quốc gia Plitvice nên phải book vé trên mạng trước để tránh phải xếp hàng dài. Plitvice đối với Croatia cũng giống như vịnh Hạ Long của Việt Nam vậy. Tôi biết công viên này cũng là do đã từng tổ chức tour cho các đoàn Pháp đi và đã luôn ao ước có một ngày được đi dạo qua những con hồ trong vắt của nó. Plitvice là điểm khơi mào cho thú đi du lịch thiên nhiên của tôi.

Công viên quốc gia Plitvice nằm khá gần biên giới với Bosnia và cách thủ đô Zagreb khoảng 200km về phía nam. Plitvice nổi tiếng bởi đây là một khu rừng nguyên sinh toàn là cây thông trắng và sở hữu một quần thể 16 hồ nước nằm trồng chéo lên nhau và 92 thác lớn nhỏ.


Nước từ các con suối nhỏ chảy qua các vách đá rồi chảy thẳng qua những đoạn thác có khi cao đến 160m. Cùng với thời gian, nước chảy sói mòn đá tạo ra những hang động


Plitvice cũng là nơi có bề dày lịch sử ấn tượng. Khoảng 2000 năm trước công nguyên đã có dấu vết của nhiều bộ tộc qua đây : Thrace, La Mã, Byzantine, người Croate rồi người Hungary. Sau đó, Plitvie nói riêng và Croatia nói chung lần lượt là lãnh thổ của đế chế Ottoman và Áo-Hung. Plitvice đối với người Croate cũng giống như Điện Biên Phủ của Việt Nam bởi tại đây đã xảy ra trận chiến quyết định sự độc lập của Croatia khỏi sự kìm hãm của người Serbia năm 1995.



Hồ và rừng Plitvice hàm chứa nhiều truyền thuyết. Theo người ta kể, một mụ phù thủy, «hoàng hậu đen », đã tạo ra vùng này bằng cách cho mưa thật nhiều để đáp lại lời cầu nguyện của nông dân vùng này sau một trận đại hạn hán. Một số câu truyện khác kể rằng Plitvice xưa kia có biệt danh « khu vườn của quỷ dữ » bởi có nhiều người chết đuối ở đây.


Công viên Plitvice là một ví dụ cho khả năng quy hoạch và phát triển du lịch sinh thái đáng để Việt Nam học hỏi. Lượng du khách vào đây cũng không kém vịnh Hạ Long nhưng người ta tuân thủ nghiêm túc các nội quy về bảo vệ thiên nhiên. Ngoài ra, các con đường đi bộ được quy hoạc rất tốt, đảm bảo du khách không phải va chạm hay xếp hàng dài. Các con đường lát gỗ được sắp xếp rất khéo léo nên người đi có cảm giác như đi vào một khu rừng nhân tạo.


Các con hồ lấy nguồn nước từ 2 nơi : Bijela Rijeka « sông trắng », tên như vậy vì màu trắng của cát vôi, và Crna Rijeka, « sông đen », bởi màu đen của rong rêu dưới đáy sông.


Các vũng nước chia cắt thành hồ ở trên cao và dưới thấp theo độ cao, tạo ra những màu sắc khác nhau. Màu sắc của nước phụ thuộc vào độ sâu của hồ cũng như hàm lượng chất khoáng và ánh sáng mặt trời.


Lần theo những dòng nước chảy xuống thác, tôi đi từ hồ trên cao xuống hồ dưới thấp, ít ồn ào và nông hơn. Vì độ sâu khiêm tốn, « plitvak » trong tiếng croatia, nên tên công viên là plitvice. Các con hồ này cũng chịu sự hóa đá của lòng hồ bởi có chất travertin. Loại đá vôi màu trắng này có nguồn gốc từ sự sói mòn vôi, qua thời gian đọng lại dưới lòng hồ, trong rong rêu và « đá hóa » tất cả những gì nó nằm lên. Quá trình này cứ diễn đi diễn lại nhiều lần, tạo ra cảm giác như ta đang ở trên mặt trăng.



Tuesday, 13 March 2012

Ở Marốc, uống trà là cả một nghệ thuật ẩm thực. Dù giàu hay nghèo, kể cả ông nông dân miền núi cũng sẽ mời bạn một chén trà bạc hà. Trà ở đây là một phong cách sống, kiểu « miếng trầu là đầu câu truyện ». Ở Marốc, người dân không uống trà cả năm mà lại tập trung rất nhiều vào những mùa nóng bức bởi uống trà giúp giữ mát cơ thể. Ngược lại, vào mùa đông thì người ta lại uống Chiba, một kiểu nước gừng giúp hâm nóng cơ thể.  Khi đến bất cứ nhà ai hay vào một cửa hàng, việc đầu tiên mà người Marốc làm là mời bạn cốc trà và việc từ chối không nằm trong vốn từ vựng của họ . Ở đây, từ chối lời mời uống trà bị coi như một điều sỉ nhục hay lăng mạ. 

Trà được pha ở mọi nơi....thậm chí cả trên sa mạc vào buổi tối.
Một chút lịch sử
Với một chút hiểu biết về lịch sử của trà, tôi cũng biết trước là việc tiêu thụ trà ở Marốc không phải là lâu đời, cũng giống như ở Anh phong tục uống trà chỉ sinh ra khi Ấn Độ là thuộc địa của Anh quốc thế kỷ 19. Với lại nhìn vào địa thế Marốc khắc nghiệt như vậy chắc chắn không thể là nơi trồng chè. Bắt nguồn từ Trung Quốc, cũng phải đợi đến thế kỷ 17 dưới thời vua Hồi giáo Moulay Ismail thì trà mới bắt đầu được du nhập vào Marốc. Theo sử sách ghi lại, đó là một món quà do đại sứ Anh Quốc ban tặng cho triều đình. Trà lúc ấy rất hiếm và quý và chỉ được tặng cho những đấng tối cao của một quốc gia. Phong tục uống trà tại Marốc thịnh hành hơn trong công chúng bắt đầu từ sự kiện chiến tranh năm 1854. Lúc ấy, đế quốc Anh xung đột với đế quốc Nga nên toàn bộ vùng biển đen bị chặn lại bởi người Nga. Vì thế, con đường vận chuyển trà từ Ấn Độ đến Châu Âu không thể đi bằng đường biển Đen nữa. Những nguồn hàng tồn kho buộc phải được bán và tiêu thụ ở những nơi khác đặc biệt là tại những hải cảng liên minh hoặc thuộc địa. Nước Marốc lúc bấy giờ lại rất gần đảo Gibraltar (thuộc địa và nay vẫn là chủ quyền của nước Anh) thế nên đã trở thành một thị trường béo bở cho các doanh nghiệp xuất khẩu trà của Anh. Sự có mặt của trà lúc đó ngay lập tức được dân Marốc hưởng ứng nhiệt liệt vì nó là một phương pháp thay thế hợp lý cho các loại cây thuốc hay rượu vang vốn dĩ bị đạo Hồi cấm uống và café, quá đắt. Trong một thời gian dài, Marốc vẫn phải nhập khẩu trà từ Châu Á nhưng từ vài năm trở lại đây người dân bắt đầu thử trồng là chè ngay trên lãnh thổ của mình.

Trà ở Marốc có thể uống mọi lúc mọi nơi, vào buổi sáng hoặc vào buổi chiều. Phục vụ trà cũng là một nghệ thuật. Khi một nhóm người uống trà với nhau, nếu có một ai là chuyên gia pha trà thì trách nghiệm pha trà sẽ thuộc về anh ta. Điều đó chứng tỏ cả nhóm công nhận « tài năng » của anh ta. Tại Marốc, người ta không uống trà ngay sau khi pha. Người ta đợi khoảng 15mn và trong lúc chờ đợi thì tán gẫu với nhau. 

Uống trà kèm bữa sáng...thói quen phục vụ bánh cuộn xuất phát từ thời kỳ Marốc còn là thuộc địa của người Pháp
Người Marốc có thể phán đoán việc pha trà có thành công hay không qua cái nhìn của họ lên bề mặt của chén trà. Nếu có nhiều bọt nổi lên sau khi rót thì có nghĩa là pha trà thành công. Chưa hết, lớp bọt đó phải còn nguyên trong khi uống trà và còn đọng lại dưới đáy chén sau khi uống hết trà. Khoai đấy !!

trách nghiệm pha trà dành cho người "tài năng" nhất
Trà ngon cũng còn phụ thuộc vào chất lượng của lá bạc hà nữa. Lá phải thơm, xanh đậm, hơi dính tay một chút và nhất là phải cứng và bám chắc vào cuống cây. Và muốn tìm được loại cây như vậy thì chỉ có cây nhà lá vườn thôi. 

thói quen rót trà từ rất cao, nhằm tạo ra lớp bọt như ý và để hương vị bạc hà tỏa ra xa hơn

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống