Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 21 March 2012


Người Việt Nam có cơm còn người Rumani có món mamaliga, một loại bột ngô pha trộn với nhiều thành phần khác. Có nguồn gốc ở nông thôn, món này thường là thức ăn dành cho gia đình nghèo tại những vùng hẻo lánh và được dùng để thay cho bánh mì và thường ăn kèm với các món khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mamaliga có khuynh hướng trở thành một món ăn đắt tiền được phục vụ trong các nhà hàng cao cấp. Nhưng mà…cách đây hơn một nghìn năm, ở Châu Âu thì làm gì có bột ngô ? Như vậy tức là nguyên liệu làm món mamaliga chắc chắn xuất xứ ngoài Châu Âu. 


Không khó để nhận thấy rằng bắp ngô được du nhập vào Châu Âu vào thế kỷ 16, sau khi người Tây Ban Nha tìm ra Châu Mỹ rồi chở từ đó về.  Người Châu Âu nhận ra rằng muốn trồng được ngô thì phải tìm ra một vùng đất có độ ẩm và nóng hợp lý và dòng sông Danube chính là câu trả lời cho loại ngũ cốc này. Theo một nhà sử học Hungary, bắp ngô được du nhập vào Rumani vào khoảng thế kỷ 17 và bột ngô nhanh chóng trở thành một nguồn lương thực chủ đạo cho người dân nơi đây khi mà nạn đói hoành hành khắp Châu Âu vào thế kỷ 17-18. Sự hiện diện của món mamaliga từ bột ngô được xác nhận chính thức vào năm 1873 bởi một quyển từ điển của Pháp mang tên Larousse. Trong đó có ghi rõ định nghĩa của món này : « Mamaliga = một loại súp bột ngô, trong các thung lũng dọc theo sông Danube ». 


Theo truyền thống rumani, mamaliga được chuẩn bị giống như nấu cháo của Việt Nam. Người ta cho bột ngô vào trong nước đun sôi và dùng một chiếc que bằng gỗ để quấy đều. Khi đặc dần, mamaliga nhiều khi có độ đông cứng nhất định đến mức cứng như bánh bao và có thể cắt ra thành từng lát được. Do mamaliga dễ dính vào bề mặt kim loại nên không thể dùng dao để cắt được, người Rumani dùng một sợi dây mỏng như dây chỉ và cắt xoẹt một cái. 


Nhiều gia đình Rumani trộn mamaliga vào một bát sữa nóng hoặc thậm chí cho vào chảo rán lên.   Khi tôi đi du lịch bên Rumani, mamaliga được ăn mọi lúc từ bữa sáng đến bữa tối y hệt như cơm của mình vậy. 

bữa sáng, mamaliga ăn kèm với trứng ốp lếp. Mamaliga có hình dạng giống như bánh rán
Bữa trưa, ăn kèm với thịt bò xào. Mamaliga lại có hình dạng giống cục phomát

Tuesday, 20 March 2012


Thật là bất công nếu như chỉ nói đến câu lạc bộ bóng đá FC Barcelona khi nói về thành phố Barcelona. Thành phố này còn là nơi của giới trẻ, nơi của những hộp đêm, nơi của cuộc sống về đêm, nơi của những party, và là nơi của nghệ thuật kiến trúc hiện đại. Và nếu như tôi đến đây, chắc chắn là để chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc táo bạo, những ví dụ mà tôi đã được nghe qua trên giảng đường đại học

Khu phố cổ barrio gotico
Ngược theo dòng thời gian, tôi bắt đầu cuộc khám phá của mình từ khu phố cổ barrio gotico. Trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là « khu phố trung cổ ». Điều đó cũng đủ để nói lên rằng khu này có nguồn gốc từ thời trung cổ và một số tòa nhà quan trong trọng nhất như trụ sở tòa thị chính và nhà thờ lớn đều theo dòng kiến trúc  gôtích. Tại đây là một mê cung các nẻo đường nhỏ và rất yên bình do chỉ người đi bộ mới được phép đi lại. Đó là một điểm khiến du khách tìm đến đây vì thông thường người ta hay nghĩ đến Barcelona với những tòa nhà hiện đại hơn. 




 Quảng trường Plaza Reial là điểm dừng chân hợp lý sau khi thăm khu phố cổ  barrio gotico. Cũng là một trong những điểm du lịch chính của thành phố nên cũng có nhiều khác du lịch.

 Palau Naioncal, trụ sở của viện bảo tàng nghệ thuật quốc gia. Được xây dựng nhân dịp triển lãm 1929 trên ngọn đồi Montjuic. Từ đỉnh đồi có thể ngắm toàn cảnh Barcelona tuyệt đẹp

 Kiến trúc sư Antoni Gaudi, người con của xứ Catalan
Nói đến kiến trúc hiện đại của Barcelona, không thể không nói đến vị kiến trúc sư tài ba này, người đã có những đóng góp to lớn cho thành phố với những  công trình kinh điển được Unesco công nhận là di sản thế giới. 


La Sagrada Familia, tác phẩm nghệ thuật còn dở dang của kiến trúc sư Antoni Gaudi được công nhận là di sản văn hóa thế giới bởi Unesco năm 2005. Tất cả bắt đầu vào năm 1882, Giáo chủ Thiên Chúa giáo Pie IX khởi xướng một cuộc cách mạng nhằm khôi phục lại lòng tin vào chúa trong thời điểm và tín ngưỡng bị cạnh tranh nghiêm trọng bởi sự tiên tiến của khoa học. Nhà thờ Sagrada Familia được xây dựng như một biểu tượng của lòng tin vào chúa, là cầu nối đoàn kết của người dân Catalan sùng đạo. 

Trọng trách xây dựng được giao cho Gaudi, bản thân cũng là một người sùng đạo và coi việc thi công này nhưu « nhiệm vụ của chúa ». Tất cả tâm huyết cuộc đời của ông đều nằm ở đây với 16 năm cặm cụi. Thật không may mắn là ông qua đời sau một tai nạn giao thông năm 1926. Vào thời điểm ấy, nhà thờ Sagrada Familia mới chỉ được hoàn thành một phần tường bao bọc, một cửa vào, phần thánh đường. Công trường vẫn được thi công theo bản phác thảo của ông mặc dù gặp nhiều gián đoạn do bất ổn chính trị và chiến tranh. Năm 2011, công trình đã được lợp mái và theo dự kiến phải đến năm 2040 thì mới hoàn thành 100% !!! 
Việc thi công theo ý tưởng của Gaudi không phải là không có khó khăn. Những vật liệu xây dựng hiện tai chưa chắc đã là những vật liệu mà Gaudi muốn sử dụng. Tiếp đến, theo như bản thiết kế của ông, có rất nhiều chi tiết đòi hỏi kỹ thuật xây dựng để làm sao giữ được cân đối công trình khi sử dụng quá nhiều khối đá lớn. Cái này chưa bao giờ được Gaudi phổ biến trước khi mất.
 Công viên Guell, một tác phẩm nghệ thuật khác của Gaudi. Và cũng giống như Sagrada Familia, công trình này còn dở dang khi Gaudi mất. Vào năm 1900, một thương gia khét tiếng Eusebi Guell mong muốn xây dựng một khu công viên kiêm  chung cư với mục đích kinh doanh và yêu cầu Gaudi thiết kế.  Nhưng vào năm 1914, kế hoạch xây dựng hao tổn kinh phí nhiều hơn dự kiến và bị đổ bể và chính quyền thành phố quyết định biến khu vực thành công viên công cộng. Điểm đặc trưng của công viên Guell nằm ở sự xuất hiện của sành sứ nhiều màu như là vật liệu trang trí chính cộng với bêtông.

 Ngay từ cổng vào, tôi đã bị làm ngạc nhiên bởi những ngôi nhà có hình dáng kỳ dị. Hình nấm ? Hay là nhà hình bánh mì ?


Một con thằn lằn lửa nhiều màu tiếp đón du khách tại chân cầu thang, đường dẫn lên một khu rừng cột đá (84 cột). Và ngay trên đó là nóc của khu vườn nơi có thể ngắm toàn cảnh thành phố. 


Dấu ấn của Gaudi không dừng lại ở công viên Guell hay nhà thờ Sagrada Familia mà còn ở vô số chi tiết trên các con đường và tòa nhà của Barcelona. Hơi ngoài khu phố cổ một chút, tôi lại có dịp chiêm ngưỡng những ngôi nhà với hình thù quái dị của Gaudi. Trên đại lộ Passeig de Gracia, tòa nhà Casa Batllo, cũng được công nhận bởi Unesco. 

 Kết thúc vào năm 1910, ngôi nhà có bề mặt lượn sóng và làm bằng đá màu kem. Tòa nhà có biệt hiệu « la Pedrera » (đá thô) bởi những người đối lập với Gaudi. Cũng phải nói rằng vào đầu thế kỷ 20 mà xây lên những hình thù kỳ dị như thế này thì cũng không tránh khỏi lời ra tiếng vào. 

Ngay tiếp đến là một tòa nhà khác ấn tượng không kém : la Casa Amatller, thiết kế vào năm 1900 bởi kiến trúc sư Puig i Cadafalch, một trong những người tiên phong trong dòng nghệ thuật Art Nouveau xứ Catalan. 

 Lại thêm một tác phẩm nghệ thuật nữa, la Casa Lleo Morera, thiết kế bởi kiến trúc sư Luis Domenech i Montaner.


Những ý tưởng kiến trúc mới thời hậu Gaudi…

 Tháp Agbar, tòa nhà chọc trời 145m biểu tượng của Barcelona. Được thiết kế bới kiến trúc sư người Pháp Jean Nouvel, công trường kết thúc năm 2005 và được liệt vào danh sách những công trình kiến trúc tiêu biểu của thế kỷ 21.  Điểm đặc biệt của công trình này là toàn bộ được lợp một lớp kính cho phép tỏa ra những màu sắc khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ của anh sáng mặt trời rọi vào. Các ô cửa kính có thể tự động điều chỉnh mức mở rộng sao cho phù hợp, qua đó tiết kiệm được tối đa năng lượng. Người xem có nhiều phỏng đoán phong phú về hình thù của tòa nhà lắm, người thì bảo nó giống một viên đạn, người thì lại bảo nó giống….bao cao su !!

 Không quá xa tháp Agbar là Museu Tauri, viện bảo tàng về nghệ thuật đấu bò tót. Nó nằm trong một góc của đài đấu bò tót. Tất nhiên, không hoành tráng như đấu trường của Madrid nhưng Museu Tauri vẫn rất đẹp với lối kiến trúc pha trộn giữa Mudéjar và Byzantin.

Hành trình khám phá tâm hồn Barca ngày nay
 Quảng trường Plaza Catalunya, mọc lên vào năm 1854 và là trung tâm thương mại sầm uất nhất của thành phố với nhà bank, khách sạn và cửa hàng đồ hiệu. Đây là điểm tập kết của giới trẻ Barcelona trước khi rủ nhau đi đến một quán bar nào đó. Đối với cá nhân tôi, đây không phải là một quảng trường đẹp nhưng nó lại là một trong những biểu tượng của thành phố bởi vai trò là đầu não của hệ thống giao thông của thành phố. Hầu như tất cả các tuyến tàu điện ngầm và xe bus đều tập trung tại đây nên nếu có lạc đường thì cứ quay lại đây là OK.

 Las Ramblas dài 1,2km kéo dài ra tận bờ biển, là một trong những con đường đông người nhất và tất nhiên cũng là nơi có nhiều dân ăn cắp ăn trộm nhất. La Rambla (số ít) hay Las Ramblas (số nhiều) ? Theo như người dân địa phương, phải dùng số nhiều mới đúng. Thật vậy, nhìn trên bản đồ thì đúng là chỉ có một con đường thẳng tắp, nhưng trên thực tế, đường thẳng này được phân khúc thành nhiều vùng khác nhau : Rambla de Canaletes, Rambla del estudis, Rambla de las flores, Rambla del caputxin, Rambla de Santa Monica, Rambla del Mar.
 Người thật đóng giả làm tượng đá…một bài báo địa phương nói rằng những người làm nghề này đôi khi kiếm được đến hơn 3000euro/tháng. Thế thì hiển nhiên là nhiều người sẽ trục lợi và số lượng người hành nghề sẽ tăng lên

Ma cây
woah!!Cái bang trình độ cao đây
  Trước tình trạng đó, chính quyền địa phương đã ra điều luật mới, chỉ hạn chế 15 điểm hành nghề có cắm cọc đàng hoàng và chỉ cho phép hành nghề trong những khoảng giờ nhất định. Và những ai hành nghề chính thức ở đây phải trải của một kỳ thi để chứng tỏ tài năng của họ…

Nghỉ giải lao cái
Cửa hàng bánh ngọt Escriba đập vào mắt tôi bởi khẩu hiệu : « No solo hacemos pasteles, creamos ilusiones » (chúng tôi không chỉ làm bánh gatô, chúng tôi tạo ra những ảo tưởng). Qủa đúng vậy, bánh ga tô gì mà lại có những hình thu trông như vật dụng vậy. Có những chiếc nhẫn làm bằng caramel với đủ các sắc màu, rồi những bức tranh mà có thể ăn được…




Sunday, 18 March 2012

Carcassonne lừng danh với pháo đài đồ sộ, nhưng cuộc khám phá trị trấn này sẽ càng trọn vẹn hơn khi bạn có thêm những kiến thức về nghệ thuật kiến trúc và lịch sử. Và tất nhiên, nó đòi hỏi phải yêu thích 2 lĩnh vực này và chịu khó tìm tòi đọc sách. Không biết lịch sử của những cuộc thâp chinh, bạn sẽ không hiểu linh hồn của Carcasonne. Carcassonne luôn chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử miền tây nam nước Pháp trong thời trung cổ. Bắt đầu từ thế kỷ 11, và đặc biệt là sau cuộc chiến tranh thập dương, Carcassonne được xây dựng thêm hệ thống phòng thủ đồ sộ và trở thành biểu tượng của quyền lực hoàng gia Pháp tại miền biên cương giữa Pháp và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, khi mà toàn bộ miền tây nam được Tây Ban Nha nhượng lại vào thế kỷ 17, Carcassonne mất đi vị trí quân sự chiến lược và dần trôi vào quên lãng. Hệ thống thành trì xuống cấp nghiêm trọng theo thời gian và phải chờ đến cuộc cánh mạng bảo tồn di sản vào thế kỷ 19, và đặc biệt dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc, pháo đài Carcassonne mới tìm lại được phần nào ánh hào quang của quá khứ. 


 Truyền thuyết về Carcassonne
Theo lời kể lại, vào thế kỷ thứ 9, Carcassonne vẫn chịu sự thống trị của người Sarrasin (một dân tộc gốc ả rập xuất xứ từ Bắc Phi từng làm mưa làm gió tại Tây Ban Nha và miền nam nước Pháp). Lúc bấy giờ, thế lực của người Sarrasin cũng suy yếu và liên tục thất thủ trước quân đội Pháp. Điểm phòng thủ cuối cùng của họ là pháo đài Carcassonne và đã kiên cường phòng thủ dưới sự dẫn dắt của một người phụ nữ mang tên Carcas. Cuộc chiến diễn ra rất lâu và quân đội hai bên cũng dần kiệt sức vì đói khát. Bản thân thành Carcassonne lúc đó cũng khó có thể cầm cự lâu hơn do hết dự trữ lương thực. Tất cả những gì còn lại là một xe thóc và một con lợn. Trong lúc khó khăn như vậy, nàng Carcas đã nảy ra một ý tưởng tuyệt vời để đánh lạc hướng đối thủ : số lượng thóc còn lại được sử dụng để nuôi béo con lợn và nó bị ném ra khỏi cổng thành để khiến cho quân đội Pháp tưởng rằng trong thành vẫn còn rất nhiều lương thực đến mức phải vứt cả lợn đi. Nản chí, chỉ huy quân đội Pháp ra lệnh rút quân. Và trong lúc đó, nàng Carcas mới ra lệnh thổi kèn và mở cổng thành yêu cầu hòa bình với quân đội Pháp. Kể từ đó, thành Carcassonne được yên bình. Tên của thành phố cũng có xuất xứ từ truyền thuyết đó. Trong tiếng Pháp, Carcassonne được hợp bởi 2 từ : « Carcas » (tên của nàng Carcas) và « sonne » (thổi kèn). 


 Sử thi Catharisme
Không cần quá đi sâu vào lịch sử, nhưng có lẽ cũng cần phải giải thích một chút về giai đoạn lịch sử của Catharisme bởi với người Pháp và đặc biệt là thành Carcassonne, nó quan trọng như sử thi Illiat. Vào đầu thế kỷ 13, rộ lên phong trào chống lại chế độ tăng lữ của đạo Thiên Chúa giáo vốn đã mục ruỗng. Nhiều người biến tấu một chút về các điều luật theo đạo để phù hợp hơn với tự do  tín ngưỡng của họ hơn mà một trong số đó là dòng đạo Catharisme. 


Dòng này bị giáo chủ Thiên chúa giáo ở Vatican cho là phản đạo và đã khởi xướng một chinh phạt quân đội để chừng phạt tất cả những nơi có đạo Cathare tồn tại. Trong cuộc chinh phạt này có sự tham gia của nhiều thế lực trong đó có vua Pháp và các quận chúa miền bắc nước Pháp. Thành Carcassonne phòng thủ kiên cường nhưng do thiếu lương thực nên đã thất thủ sau 2 tuần. Toàn bộ dân thành bị thiêu sống và tất cả của cải vật chất bị tịch thu và chịu sự quản lý của vua Pháp. Những người chịu quy phục sau cuộc chinh phạt thập dương thì được tha tội chết nhưng phải rời khỏi nội thành (tiếng Pháp gọi là « cité ») và lập nghiệp ở khu phố mới ở ngoại thành (tiếng Pháp gọi là « bastide »).Điều trớ trêu là dần dần, khu ngoại thành lại phát triển kinh tế hơn và dần lấn lướt nội thành. 


 Cuộc trùng tu pháo đài Carcassonne
Nhìn vào cách mà người Pháp trùng tu và bảo vệ di tích lịch sử văn hóa của họ mới thấy Việt Nam chúng ta còn phải học hỏi nhiều lắm. Ngay từ giữa thế kỷ 19 thôi, chính phủ Pháp đã rất quan tâm đến những gì mà cha ông họ để lại. Sự quy hoạch trùng tu pháo đài Carcassonne. Phải mất đến 50 năm, tất cả những khu dân cư dưới chân tường thành và nội thành được di tản. Và cách đây một thế kỷ thôi, người Pháp đã biết sử dụng những kỹ thuật trùng tu mà ta đang sử dụng cho Cố Cung của Huế. Kiến trúc sư Viollet-le-Duc là người có công lớn trong công cuộc trùng tu và hoàn trả lại cho pháo đài Carcassonne sự đồ sộ nguyên gốc của nó. 


Tuy nhiên, có khá nhiều dư luận chỉ trích xung quanh phương pháp của ông và chủ đề tranh cãi lớn nhất là nóc của các chòi canh. Viollet-le-Duc sử dụng nóc hình nón và lợp bằng ngói ardoise, trong khi đó kiểu kiến trúc phổ biến ở miền nam nước Pháp lúc bấy giờ lại là mái thấp phẳng và ngói gạch nung. Nhưng đối với ông, việc sử dụng gạch ardoise là hoàn toàn hợp lý vì những đoàn quân đội tham gia cuộc chinh phạt thập dương xuất xứ từ phương Bắc và gạch ardoise được mang đến từ đó. 




Pháo đài Carcassonne thường được chọn làm phim trường cho các bộ phim cổ trang liên quan đến thời trung cổ như « les visiteurs» . Ngoài ra, sau khi ra cuốn tiểu thuyết « Da Vinci Code » của Dan Brown, rất hiều độc giả mê lịch sử cũng đến đây để tìm hiểu thêm và nguồn gốc của dòng đạo Cathare. 


Cầu Vieux Pont trước kia là đường dẫn vào cổng chính của pháo đài Carcassonne.Con cầu này dẫn du khách đến Rue Trivalle, một nẻo đường nhỏ với nhiều ngôi nhà cổ và một số trở thành nhà hàng hoặc cửa hàng bán đồ cổ. Một khi đã vào trong nội thành rồi, du khách sẽ bị lạc vào mê cung những nẻo đường nhỏ lát gạch và hòa mình vào lịch sử 


Nhìn từ bên ngoài, nhiều người nghĩ rằng những chòi canh cảu pháo đài trông giống như Disneyland. Cũng đúng thôi vì phần lớn được trùng tu lại 


 Với 52 chòi canh và tường thành dai 3km, Carcassonne là một pháo đài quân sự quy mô nhất Châu Âu. Đi dạo dọc theo tường thành cho phép tôi có cái nhìn toàn cảnh thành trì


Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống