(Tiếp theo)
Cồn Dã Viên - Cầu Bạch Hổ.
Lâu nay bận công việc nhà nên mình đã để cho mọi người dừng lại ở chùa Thiên Mụ hơi lâu, bây giờ chúng ta lại tiếp tục xuôi dòng sông Hương nhé. Nếu đi dọc sông Hương, qua khỏi chùa Thiên Mụ, các bạn sẽ đi qua một quãng sông Hương êm đềm của làng Kim Long, hai bên bờ là những hàng ngô non xanh mơn mởn trên dải đất phù sa ven sông. Kim Long là nơi các chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làm đất đóng đô từ năm 1636, tuy nhiên vùng đất này “trời hành cái lụt mỗi năm”, do đó đến đời chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái lại dời Phủ chúa về làng Phú Xuân.
Cũng chính vì vậy mà làng Kim Long hiện nay vẫn còn rất nhiều nhà vườn và các Phủ đệ ven sông của các ông Hoàng trong gia tộc Nhà Nguyễn (hiện nay có khu nhà vườn Phú Mộng _ Kim Long là nơi thu hút khách du lịch rất nhiều). Con gái Kim Long ngày xưa nổi tiếng là khéo và đẹp, đến nỗi nhà vua cũng phải đích thân vi hành...
“Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, Trẫm nhớ, Trẫm liều, Trẫm đi”.
Quãng sông Kim Long này cũng từng diễn ra các cuộc thao diễn lực lượng thủy binh hùng hậu của nhà Nguyễn, mà lễ hội Festival Huế 2010 đã tái hiện lại một cách hoành tráng.
Trước khi vào trung tâm thành phố Huế, dòng sông Hương trở nên chậm rãi, tại đây phù sa bồi lắng đã tạo thành một cồn đất hình thoi nổi lên giữa sông Hương, nằm ở phía Tây nam kinh thành, gọi là Cồn Dã Viên và được xem như Bạch Hổ chầu bên phải kinh thành.
< Một tấm bia làm bằng đá Thanh cao 70 cm, rộng 40 cm, dày 11 cm, khắc 3 chữ đại tự "Dữ Dã Viên" và lạc khoản cho biết bia được dựng vào tháng 5 năm Tự Đức thứ 21, tức là tháng 7-1868.
Nơi định đô gắn với việc thịnh suy của một triều đại, do đó việc chọn địa điểm xây dựng kinh thành rất được coi trọng. Từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, đã có tám lần các chúa Nguyễn di dời thủ phủ rồi cuối cùng trở về lại Phú Xuân.
< Cây đa hơn 200 năm tuổi và gò đất cao - nơi vua ngồi để xem hổ giao chiến với voi tại cồn Dã Viên.
Ngày Quý Mùi tháng 4 năm Ất Sửu, năm Gia Long thứ 4 (tức 30.4.1805), Kinh thành Huế được khởi công xây dựng. Tuân thủ theo những nguyên tắc Dịch lý và Phong thủy, nhà Nguyễn đã chọn xây kinh thành vê hướng Đông Nam (thuộc phương Nam) vì Kinh dịch viết: “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” nghĩa là bậc đế vương xây mặt về hướng Nam để nghe (cai trị) thiên hạ; lấy núi Ngự Bình làm bình phong che chắn cho kinh thành; lấy sông Hương làm yếu tố minh đường, dòng sông nằm dài giữa hai cồn đất cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho Kinh thành; hai bên có Cồn Hến và Cồn Dã Viên tạo thế Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ chầu về trọng địa kinh thành. Đó là thế rồng chầu hổ phục bảo vệ cho vương triều.
Khi mới bắt đầu xây dựng kinh thành thì cồn đất này chưa có tên, cái tên chính thức của cái cồn ấy thì phải đến thời Tự Đức mới được đặt.
Vua Tự Đức đã nhận ra vẻ đẹp lý tưởng của nó trên dòng sông thơ mộng và đã cho biến cái cồn này thành một vườn ngự.
Chính nhà vua đã đặt tên là Dữ Dã Viên (vườn Dữ Dã), lấy ý nghĩa của địa danh Dữ Dã được gợi hứng từ một câu chuyện trong lịch sử được ghi chép ở sách Luận ngữ. Tuy nhiên lâu ngày, để cho tiện, dân gian bớt đi một chữ còn: Dã Viên, nên tên cồn mới trở thành cồn Dã Viên.
Cồn Dã Viên được nhắc đến nhiều trong các văn tự thời Nguyễn, đó là nơi các chúa Nguyễn đã từng tổ chức các trận đấu giữa voi (tượng trưng cho vua) và hổ (tượng trưng cho cái ác).
Một chứng nhân phương Tây có mặt tại Thủ phủ Phú Xuân bấy giờ là Pierre Poivre thuật lại rằng vào năm 1750, vị chúa Nguyễn ấy và các quan trong triều đã đi trên 12 chiếc thuyền, đến đậu gần bờ bắc của cồn để xem cho đến khi 40 con voi quật chết 18 con cọp mới thôi. Tuy nhiên có lần một con hổ quá mạnh đã tát con voi gục xuống và nhảy ra phía khán giả, làm vua quan một phen khiếp sợ. Vua Minh Mạng sau đó đã xây trường đấu Hổ Quyền. Lầu ngự của vua nghe nói tồn tại đến năm 1900, còn từ 1925 thì bỏ mặc cho mưa nắng.
Cồn Dã Viên còn gắn với một công trình khác: cầu Bạch Hổ. Đó chính là cây cầu mà nếu bạn đến Huế bằng đường sắt thì trước khi vào ga Huế bán sẽ đi qua đó. Cầu được xây dựng vào năm 1908, cùng lúc với tuyến đường sắt Huế - Quảng Trị. Cầu gồm hai phần: phần phía Bắc cồn, dài 302,10m, rộng 4,05m và cao 4,35m ( bắc ngang từ bờ bắc sông Hương đến cồn Dã Viên) và phần phía Nam, dài 102,70m, rộng 4,10m và cao 4,40m (bắc ngang từ Cồn Dã Viên qua bờ Nam sông Hương).
Ngày xưa kia cầu vẫn làm bằng sắt nhưng mặt cầu lát gỗ. Mấy thanh gỗ mục nát hết nên người qua cầu lúc nào cũng có cảm giác như chân mình sắp lọt tõm xuống cầu qua cái lỗ hổng rộng ngoác. Chiếc cầu hồi ấy được ngăn ba phần, ở giữa dành cho xe lửa còn hai bên dành chỉ cho khách bộ hành và xe đạp. Sau một thời gian, hư hỏng xuống cấp, cầu được trùng tu, sửa chữa, lúc này phần dành cho khách bộ hành hai bên cầu được xích lại gần nhau hơn nằm một bên của cầu và có một rào chắn ở giữa phân tách hai luồng giao thông.
Từ xưa đến nay, người Huế vẫn thường quen gọi cây cầu đường sắt bắc qua sông Hương này là cầu Bạch Hổ (hay Bạch Thổ), biển tên cầu cũng ghi rõ là cầu Bạch Hổ. Thế nhưng ít ai biết rằng, cây cầu cầu mang tên Bạch Hổ từ xưa lại không phải là cây cầu này, cũng không phải bắc qua sông Hương (thời các chúa Nguyễn chưa đủ sức làm cầu qua sông Hương), mà đó là cây cầu bắc qua sông Kẻ Vạn – con sông đào nối Sông Hương với sông An Hòa, tạo nên nhánh phía tây của tuyến thủy lộ gọi là Hộ Thành Hà. Cầu vốn được dựng bằng gỗ khoảng năm Mậu Thìn 1808, đời vua Gia Long. Tương truyền, khi cầu Bạch Hổ (lúc đó chưa được đặt tên) đang được xây cất, có một con hổ trắng đến ngồi ở giữa cầu khiến mọi người đều hoảng hốt bỏ chạy. Cũng chính vì thế mà cây cầu này được gọi là cầu Bạch Hổ.
< Cầu Bạch Hổ - Cầu Lợi tế xưa và cũng là cầu Kim Long hiện nay.
Tới đời vua Minh Mạng, vào năm 1839 cầu được đổi tên là cầu Lợi Tế. Hiện nay tấm bia Lợi Tế kiều bằng đá thanh, cao 98cm kể cả phần đế, hiện còn nguyên trạng nơi đầu cầu, có khắc dòng lạc khoản: Minh Mạng nhị thập niên Kỷ Hợi ngũ nguyệt cát nhật tạo. (Nghĩa là tạo dựng vào một ngày tốt tháng 5 năm Kỷ Hợi, niên hiệu Minh Mạng XX, tức tháng 6-1839).
Năm 1990, cầu Bạch Hổ bị sập vì quá tải, nên được xây mới bằng bê tông cốt thép. Rộng 6,8m, dài 24,7m, cầu hiện nằm ngay đầu đường Kim Long – trục lộ men tả ngạn Sông Hương, xuyên qua phường Kim Long, dẫn tới chùa Thiên Mụ, nên đang được gắn biển đề cầu Kim Long.
Bản thân tôi vẫn còn nhớ rất rõ thời điểm này bởi nó gắn liền với một kỷ niệm dại dột thời trẻ mà sau này mỗi lần nghĩ lại bỗng thấy rùng mình. Năm 1990, hai chúng tôi rủ nhau lên làng Hương Hồ chơi, nơi mà năm trước tôi đã đến thực tập tốt nghiệp. Lúc đi qua Kim Long, mặt sông Hương vẫn đang còn bình lặng. Mưa rất to, nhưng vì sự đón tiếp nồng hậu chúng tôi đã nán lại khá lâu. Ba tiếng đồng hồ sau, khi trở về quáng sông Hương qua Kim Long đã tràn ngập tất cả, con đường nhựa đã nằm sấu dưới1 mét nước.
Hai chúng tôi gắng gượng lội theo dòng nước qua khỏi khu vực ngập lụt, tưởng chừng như thoát thì con sông Kẻ Vạn chắn ngang trước mặt, cây cầu Bạch hổ đã sập, cây cầu tạm giờ cũng đã chìm dưới mặt nước. Phương tiện liên lạc hồi ấy không có mà không thể không về nhà, vậy là phải chạy quanh năn nỉ mãi mới có một chiếc thuyền chịu chấp nhận đưa chúng tôi qua dòng nướcđang chảy siết. Con thuyền nương theo dòng nước, dưới trời mưa tầm tả, không có một phương tiện cứu hộ nào, phải chịu trôi một khoảng mấy trăm mét, chúng tôi mới sang được bờ bên kia. Sau này mỗi lần nghĩ lại, nếu một cơn gió mạnh đánh lật thuyền chắc có lẽ tôi không còn ở đây mà gõ những dòng chữ này nữa.
< Mô hình cầu đang xây dựng qua sông Hương song song cầu đường sắt Bạch Hổ, trên cầu có những vọng lâu để ngắm cảnh.
Hiện nay, một cây cầu mới song song, đang được xây dựng sát cạnh với cầu Dã Viên (Bạch Hổ). Cầu dài 542,5m; bề rộng cầu (4 làn xe) 24,5m, có tổng mức đầu tư là 673,042 tỷ đồng, thời hoàn thành trong 3 năm. Cầu có các vọng lâu dọc thân cầu để ngắm cảnh sông Hương, phù hợp với không gian kiến trúc của Cố đô Huế và hệ thống đèn chiếu sáng nghệ thuật cho cầu.
Nếu bạn đến Huế bằng đường sắt, từ phía Bắc vào thế nào bạn cũng qua Cồn Dã Viên trước khi vào thành phố, bởi lẽ đường sắt có một quãng chạy qua giữa Cồn Dã Viên (nằm giữa hai cây cầu). Cahức hẳn bạn sẽ cảm thấy thú vị khi nhìm ngắm quang cảnh xung quanh và cố mường tượng so sánh với những gì tôi đã kể cho các bạn trong bài viết này nhé.
Bến đò Thừa Phủ dĩ vãng một thời
Qua khỏi cầu Bạch Hổ, bạn sẽ đi vào quãng sông thơ mộng nhất của sông Hương, chảy qua thành phố, hai bên bờ sông là những công trình cổ kính soi bóng : Bia Quốc Học, Bến Phu Vân Lâu, Kinh thành Huế, Nghinh Lương Đình, Đình Thương bạc và xa xưa kia còn là những bến đò một thời đã đi vào ký ức của nhiều thế hệ như bến đò Vân Lâu, bến đò Thừa Phủ, bến đò Tòa Khâm, bến đò Đập Đá,… thế nhưng bến đò lãng mạn nhất đến bây giờ vẫn lưu giữ trong ký ức những người yêu Huế, nhất là những ai đã từng trải qua một quảng đời áo trắng: bến đò Thừa Phủ với hình ảnh tà áo dài tím thướt tha của nữ sinh Đồng Khánh hàng ngày trên bến đò ngang.
Bến nằm ở bờ Nam sông Hương, bên cây đa cổ thụ trước mặt Phủ Doãn Phủ Thừa Thiên (bây giờ là UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế), bến bờ Bắc nằm gần Nghinh Lương Đình. Sỡ đĩ bến đò này có tên là Thừa Phủ vì bến này nằm trước dinh Thừa Thiên Phủ doãn, tức là nơi quan đầu tỉnh Thừa Thiên làm việc. Thừa Thiên Phủ doãn gọi tắt là Thừa Phủ. Lúc đầu (1899), Bến đò Thừa Phủ phục vụ cho nhu cầu đi lại của viên chức, lính tráng và nhân dân từ bờ bắc sang bờ Nam làm việc và quan hệ, giao tiếp. Về sau, bến đò càng phát triển khi trường Quốc Học, Nhà Thương Huế, rồi trường Đồng Khánh được xây dựng. Mãi đến khi cầu Phú Xuân, hay còn gọi là cầu Mới, được xây dựng năm 1973 thì bến đò này mới đi vào dĩ vãng. Gần 70 năm có mặt (1899-1972), không tính hết bao nhiêu chuyến đò đã cập bến rồi đi mỗi ngày trên dòng Hương thơ
Ngày nay, dù không còn các bến đò nữa, nhưng hoài niệm về bến cũ, đò xưa vẫn lưu giữ trong ký ức những người yêu Huế, nhất là những người Huế lớn tuổi. Tái hiện lại Bến đò Thừa Phủ là tìm về nét đẹp của thời xưa yêu dấu, với những nét văn hóa riêng của cố đô mà chẳng nơi nào có được. Tại Festival Huế 2004, Bến đò Thừa phủ đã được tái hiện lần đầu tiên. Sau đó, đến Festival 2006, Bến đò Thừa phủ mới được tái hiện một cách sống động, nhộn nhịp, trở về đúng với ngày xưa của nó, với những gánh hàng rong trên bến, phục vụ nhu cầu "ẩm thực" của thực khách trong lúc chờ đò...".
Còn tiếp
B1 - Xuôi dòng Hương Giang
B2 - Xuôi dòng Hương Giang
B3 - Xuôi dòng Hương Giang
B4 - Xuôi dòng Hương Giang
Du lịch, GO! - Theo web Huế Thương
Cồn Dã Viên - Cầu Bạch Hổ.
Lâu nay bận công việc nhà nên mình đã để cho mọi người dừng lại ở chùa Thiên Mụ hơi lâu, bây giờ chúng ta lại tiếp tục xuôi dòng sông Hương nhé. Nếu đi dọc sông Hương, qua khỏi chùa Thiên Mụ, các bạn sẽ đi qua một quãng sông Hương êm đềm của làng Kim Long, hai bên bờ là những hàng ngô non xanh mơn mởn trên dải đất phù sa ven sông. Kim Long là nơi các chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làm đất đóng đô từ năm 1636, tuy nhiên vùng đất này “trời hành cái lụt mỗi năm”, do đó đến đời chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái lại dời Phủ chúa về làng Phú Xuân.
Cũng chính vì vậy mà làng Kim Long hiện nay vẫn còn rất nhiều nhà vườn và các Phủ đệ ven sông của các ông Hoàng trong gia tộc Nhà Nguyễn (hiện nay có khu nhà vườn Phú Mộng _ Kim Long là nơi thu hút khách du lịch rất nhiều). Con gái Kim Long ngày xưa nổi tiếng là khéo và đẹp, đến nỗi nhà vua cũng phải đích thân vi hành...
“Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, Trẫm nhớ, Trẫm liều, Trẫm đi”.
Quãng sông Kim Long này cũng từng diễn ra các cuộc thao diễn lực lượng thủy binh hùng hậu của nhà Nguyễn, mà lễ hội Festival Huế 2010 đã tái hiện lại một cách hoành tráng.
Trước khi vào trung tâm thành phố Huế, dòng sông Hương trở nên chậm rãi, tại đây phù sa bồi lắng đã tạo thành một cồn đất hình thoi nổi lên giữa sông Hương, nằm ở phía Tây nam kinh thành, gọi là Cồn Dã Viên và được xem như Bạch Hổ chầu bên phải kinh thành.
< Một tấm bia làm bằng đá Thanh cao 70 cm, rộng 40 cm, dày 11 cm, khắc 3 chữ đại tự "Dữ Dã Viên" và lạc khoản cho biết bia được dựng vào tháng 5 năm Tự Đức thứ 21, tức là tháng 7-1868.
Nơi định đô gắn với việc thịnh suy của một triều đại, do đó việc chọn địa điểm xây dựng kinh thành rất được coi trọng. Từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, đã có tám lần các chúa Nguyễn di dời thủ phủ rồi cuối cùng trở về lại Phú Xuân.
< Cây đa hơn 200 năm tuổi và gò đất cao - nơi vua ngồi để xem hổ giao chiến với voi tại cồn Dã Viên.
Ngày Quý Mùi tháng 4 năm Ất Sửu, năm Gia Long thứ 4 (tức 30.4.1805), Kinh thành Huế được khởi công xây dựng. Tuân thủ theo những nguyên tắc Dịch lý và Phong thủy, nhà Nguyễn đã chọn xây kinh thành vê hướng Đông Nam (thuộc phương Nam) vì Kinh dịch viết: “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” nghĩa là bậc đế vương xây mặt về hướng Nam để nghe (cai trị) thiên hạ; lấy núi Ngự Bình làm bình phong che chắn cho kinh thành; lấy sông Hương làm yếu tố minh đường, dòng sông nằm dài giữa hai cồn đất cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho Kinh thành; hai bên có Cồn Hến và Cồn Dã Viên tạo thế Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ chầu về trọng địa kinh thành. Đó là thế rồng chầu hổ phục bảo vệ cho vương triều.
Khi mới bắt đầu xây dựng kinh thành thì cồn đất này chưa có tên, cái tên chính thức của cái cồn ấy thì phải đến thời Tự Đức mới được đặt.
Vua Tự Đức đã nhận ra vẻ đẹp lý tưởng của nó trên dòng sông thơ mộng và đã cho biến cái cồn này thành một vườn ngự.
Chính nhà vua đã đặt tên là Dữ Dã Viên (vườn Dữ Dã), lấy ý nghĩa của địa danh Dữ Dã được gợi hứng từ một câu chuyện trong lịch sử được ghi chép ở sách Luận ngữ. Tuy nhiên lâu ngày, để cho tiện, dân gian bớt đi một chữ còn: Dã Viên, nên tên cồn mới trở thành cồn Dã Viên.
Cồn Dã Viên được nhắc đến nhiều trong các văn tự thời Nguyễn, đó là nơi các chúa Nguyễn đã từng tổ chức các trận đấu giữa voi (tượng trưng cho vua) và hổ (tượng trưng cho cái ác).
Một chứng nhân phương Tây có mặt tại Thủ phủ Phú Xuân bấy giờ là Pierre Poivre thuật lại rằng vào năm 1750, vị chúa Nguyễn ấy và các quan trong triều đã đi trên 12 chiếc thuyền, đến đậu gần bờ bắc của cồn để xem cho đến khi 40 con voi quật chết 18 con cọp mới thôi. Tuy nhiên có lần một con hổ quá mạnh đã tát con voi gục xuống và nhảy ra phía khán giả, làm vua quan một phen khiếp sợ. Vua Minh Mạng sau đó đã xây trường đấu Hổ Quyền. Lầu ngự của vua nghe nói tồn tại đến năm 1900, còn từ 1925 thì bỏ mặc cho mưa nắng.
Cồn Dã Viên còn gắn với một công trình khác: cầu Bạch Hổ. Đó chính là cây cầu mà nếu bạn đến Huế bằng đường sắt thì trước khi vào ga Huế bán sẽ đi qua đó. Cầu được xây dựng vào năm 1908, cùng lúc với tuyến đường sắt Huế - Quảng Trị. Cầu gồm hai phần: phần phía Bắc cồn, dài 302,10m, rộng 4,05m và cao 4,35m ( bắc ngang từ bờ bắc sông Hương đến cồn Dã Viên) và phần phía Nam, dài 102,70m, rộng 4,10m và cao 4,40m (bắc ngang từ Cồn Dã Viên qua bờ Nam sông Hương).
Ngày xưa kia cầu vẫn làm bằng sắt nhưng mặt cầu lát gỗ. Mấy thanh gỗ mục nát hết nên người qua cầu lúc nào cũng có cảm giác như chân mình sắp lọt tõm xuống cầu qua cái lỗ hổng rộng ngoác. Chiếc cầu hồi ấy được ngăn ba phần, ở giữa dành cho xe lửa còn hai bên dành chỉ cho khách bộ hành và xe đạp. Sau một thời gian, hư hỏng xuống cấp, cầu được trùng tu, sửa chữa, lúc này phần dành cho khách bộ hành hai bên cầu được xích lại gần nhau hơn nằm một bên của cầu và có một rào chắn ở giữa phân tách hai luồng giao thông.
Từ xưa đến nay, người Huế vẫn thường quen gọi cây cầu đường sắt bắc qua sông Hương này là cầu Bạch Hổ (hay Bạch Thổ), biển tên cầu cũng ghi rõ là cầu Bạch Hổ. Thế nhưng ít ai biết rằng, cây cầu cầu mang tên Bạch Hổ từ xưa lại không phải là cây cầu này, cũng không phải bắc qua sông Hương (thời các chúa Nguyễn chưa đủ sức làm cầu qua sông Hương), mà đó là cây cầu bắc qua sông Kẻ Vạn – con sông đào nối Sông Hương với sông An Hòa, tạo nên nhánh phía tây của tuyến thủy lộ gọi là Hộ Thành Hà. Cầu vốn được dựng bằng gỗ khoảng năm Mậu Thìn 1808, đời vua Gia Long. Tương truyền, khi cầu Bạch Hổ (lúc đó chưa được đặt tên) đang được xây cất, có một con hổ trắng đến ngồi ở giữa cầu khiến mọi người đều hoảng hốt bỏ chạy. Cũng chính vì thế mà cây cầu này được gọi là cầu Bạch Hổ.
< Cầu Bạch Hổ - Cầu Lợi tế xưa và cũng là cầu Kim Long hiện nay.
Tới đời vua Minh Mạng, vào năm 1839 cầu được đổi tên là cầu Lợi Tế. Hiện nay tấm bia Lợi Tế kiều bằng đá thanh, cao 98cm kể cả phần đế, hiện còn nguyên trạng nơi đầu cầu, có khắc dòng lạc khoản: Minh Mạng nhị thập niên Kỷ Hợi ngũ nguyệt cát nhật tạo. (Nghĩa là tạo dựng vào một ngày tốt tháng 5 năm Kỷ Hợi, niên hiệu Minh Mạng XX, tức tháng 6-1839).
Năm 1990, cầu Bạch Hổ bị sập vì quá tải, nên được xây mới bằng bê tông cốt thép. Rộng 6,8m, dài 24,7m, cầu hiện nằm ngay đầu đường Kim Long – trục lộ men tả ngạn Sông Hương, xuyên qua phường Kim Long, dẫn tới chùa Thiên Mụ, nên đang được gắn biển đề cầu Kim Long.
Bản thân tôi vẫn còn nhớ rất rõ thời điểm này bởi nó gắn liền với một kỷ niệm dại dột thời trẻ mà sau này mỗi lần nghĩ lại bỗng thấy rùng mình. Năm 1990, hai chúng tôi rủ nhau lên làng Hương Hồ chơi, nơi mà năm trước tôi đã đến thực tập tốt nghiệp. Lúc đi qua Kim Long, mặt sông Hương vẫn đang còn bình lặng. Mưa rất to, nhưng vì sự đón tiếp nồng hậu chúng tôi đã nán lại khá lâu. Ba tiếng đồng hồ sau, khi trở về quáng sông Hương qua Kim Long đã tràn ngập tất cả, con đường nhựa đã nằm sấu dưới1 mét nước.
Hai chúng tôi gắng gượng lội theo dòng nước qua khỏi khu vực ngập lụt, tưởng chừng như thoát thì con sông Kẻ Vạn chắn ngang trước mặt, cây cầu Bạch hổ đã sập, cây cầu tạm giờ cũng đã chìm dưới mặt nước. Phương tiện liên lạc hồi ấy không có mà không thể không về nhà, vậy là phải chạy quanh năn nỉ mãi mới có một chiếc thuyền chịu chấp nhận đưa chúng tôi qua dòng nướcđang chảy siết. Con thuyền nương theo dòng nước, dưới trời mưa tầm tả, không có một phương tiện cứu hộ nào, phải chịu trôi một khoảng mấy trăm mét, chúng tôi mới sang được bờ bên kia. Sau này mỗi lần nghĩ lại, nếu một cơn gió mạnh đánh lật thuyền chắc có lẽ tôi không còn ở đây mà gõ những dòng chữ này nữa.
< Mô hình cầu đang xây dựng qua sông Hương song song cầu đường sắt Bạch Hổ, trên cầu có những vọng lâu để ngắm cảnh.
Hiện nay, một cây cầu mới song song, đang được xây dựng sát cạnh với cầu Dã Viên (Bạch Hổ). Cầu dài 542,5m; bề rộng cầu (4 làn xe) 24,5m, có tổng mức đầu tư là 673,042 tỷ đồng, thời hoàn thành trong 3 năm. Cầu có các vọng lâu dọc thân cầu để ngắm cảnh sông Hương, phù hợp với không gian kiến trúc của Cố đô Huế và hệ thống đèn chiếu sáng nghệ thuật cho cầu.
Nếu bạn đến Huế bằng đường sắt, từ phía Bắc vào thế nào bạn cũng qua Cồn Dã Viên trước khi vào thành phố, bởi lẽ đường sắt có một quãng chạy qua giữa Cồn Dã Viên (nằm giữa hai cây cầu). Cahức hẳn bạn sẽ cảm thấy thú vị khi nhìm ngắm quang cảnh xung quanh và cố mường tượng so sánh với những gì tôi đã kể cho các bạn trong bài viết này nhé.
Bến đò Thừa Phủ dĩ vãng một thời
Qua khỏi cầu Bạch Hổ, bạn sẽ đi vào quãng sông thơ mộng nhất của sông Hương, chảy qua thành phố, hai bên bờ sông là những công trình cổ kính soi bóng : Bia Quốc Học, Bến Phu Vân Lâu, Kinh thành Huế, Nghinh Lương Đình, Đình Thương bạc và xa xưa kia còn là những bến đò một thời đã đi vào ký ức của nhiều thế hệ như bến đò Vân Lâu, bến đò Thừa Phủ, bến đò Tòa Khâm, bến đò Đập Đá,… thế nhưng bến đò lãng mạn nhất đến bây giờ vẫn lưu giữ trong ký ức những người yêu Huế, nhất là những ai đã từng trải qua một quảng đời áo trắng: bến đò Thừa Phủ với hình ảnh tà áo dài tím thướt tha của nữ sinh Đồng Khánh hàng ngày trên bến đò ngang.
Bến nằm ở bờ Nam sông Hương, bên cây đa cổ thụ trước mặt Phủ Doãn Phủ Thừa Thiên (bây giờ là UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế), bến bờ Bắc nằm gần Nghinh Lương Đình. Sỡ đĩ bến đò này có tên là Thừa Phủ vì bến này nằm trước dinh Thừa Thiên Phủ doãn, tức là nơi quan đầu tỉnh Thừa Thiên làm việc. Thừa Thiên Phủ doãn gọi tắt là Thừa Phủ. Lúc đầu (1899), Bến đò Thừa Phủ phục vụ cho nhu cầu đi lại của viên chức, lính tráng và nhân dân từ bờ bắc sang bờ Nam làm việc và quan hệ, giao tiếp. Về sau, bến đò càng phát triển khi trường Quốc Học, Nhà Thương Huế, rồi trường Đồng Khánh được xây dựng. Mãi đến khi cầu Phú Xuân, hay còn gọi là cầu Mới, được xây dựng năm 1973 thì bến đò này mới đi vào dĩ vãng. Gần 70 năm có mặt (1899-1972), không tính hết bao nhiêu chuyến đò đã cập bến rồi đi mỗi ngày trên dòng Hương thơ
Ngày nay, dù không còn các bến đò nữa, nhưng hoài niệm về bến cũ, đò xưa vẫn lưu giữ trong ký ức những người yêu Huế, nhất là những người Huế lớn tuổi. Tái hiện lại Bến đò Thừa Phủ là tìm về nét đẹp của thời xưa yêu dấu, với những nét văn hóa riêng của cố đô mà chẳng nơi nào có được. Tại Festival Huế 2004, Bến đò Thừa phủ đã được tái hiện lần đầu tiên. Sau đó, đến Festival 2006, Bến đò Thừa phủ mới được tái hiện một cách sống động, nhộn nhịp, trở về đúng với ngày xưa của nó, với những gánh hàng rong trên bến, phục vụ nhu cầu "ẩm thực" của thực khách trong lúc chờ đò...".
Còn tiếp
B1 - Xuôi dòng Hương Giang
B2 - Xuôi dòng Hương Giang
B3 - Xuôi dòng Hương Giang
B4 - Xuôi dòng Hương Giang
Du lịch, GO! - Theo web Huế Thương