Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 13 April 2012

Cây me cổ thụ hơn 200 năm tuổi ở Bảo tàng Quang Trung (Bình Định) vừa được Hội Bảo vệ thiên nhiên - môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận là cây di sản Việt Nam. Bảo tàng Quang Trung nằm ở khúc đầu sông Kôn, được xây dựng ngay trên nền vườn nhà cũ của ba thủ lĩnh phong trào Tây Sơn.

< Bóng mát cây me di sản rợp cả một góc sân bảo tàng.

Tương truyền cách đây hơn 200 năm, ông Hồ Phi Phúc (thân phụ của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) đã trồng cây me này. Hiện nay cây vẫn xanh tốt, xum xuê và ra trái đều mỗi năm. Cây cao 24m, đường kính thân 1,2m, tán lá che phủ hơn 600m².

< Hào khí Tây Sơn tỏa núi sông.

Ngoài ra, Bảo tàng còn trưng bày khoảng trên 11.000 hiện vật có liên quan đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và vị anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ, và nơi đây có điện thờ Tây Sơn tam kiệt Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và các văn thần võ tướng của nhà Tây Sơn.

< Ngày lễ rất đông du khách đến thăm viếng.

Hàng ngày, bảo tàng luôn có du khách trong và ngoài nước đến thăm, nhưng đông nhất là vào ngày mùng 5 tháng Giêng hàng năm, kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa thì Bảo tàng vui như hội, du khách đến thăm, dâng hương Hoàng đế Quang Trung, các văn thần võ tướng của nhà Tây Sơn.

< Điện thờ Tây Sơn (Quang Trung, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ) và văn thần võ tướng.

< Cây me di sản nhìn từ điện thờ.

Ngoài dâng hương hoa, du khách như được trở về quá khứ với hiện vật, kỷ niệm có từ thời ba anh em nhà Tây Sơn đó là cây me, được uống ngụm nước mát từ giếng nước đá ong, rồi thưởng thức tiếng trống trận và các bài võ hào hùng làm cho du khách không khỏi bồi hồi nhớ về nghĩa quân Tây Sơn thần tốc và người anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ.

< Kể chuyện nhà Tây Sơn dưới gốc me xưa.

< Di tích giếng nước bằng đá ong bên cây me di sản.

“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ".
(Chiếu xuất quân)

< Nghe tiếng trống trận mà nhớ Hào khí xưa...

Du lịch, GO! - Theo Baoanh DatMui, Zing

Andalusia, một cái tên lừng danh ở Châu Âu bởi quá khứ đầy biến động của nó. Đây là điểm gặp nhau giữa Thiên Chúa giáo và đạo Hồi, nơi của những thù địch nhưng cũng là nơi của sự kết hợp hài hòa. Tôi chỉ thực sự biết đến vùng này khi trải qua khóa học về lịch sử tôn giáo và đặc biệt là giai đoạn lịch sử Reconquista , khi mà quân đội hoàng gia Tây Ban Nha theo đạo Thiên Chúa giáo dần chiếm thế thượng phong và thôn tính toàn bộ các vương quốc đạo Hồi ở miền nam, nay là vùng Andalusia. Hai tuần phiêu du trên vùng đất nóng hơn 40 độ mùa hè đã giúp tôi hiểu được nhiều điều thú vị tại một trong những cái nôi của nền văn hóa Tây Ban Nha hiện đại. Chẳng phải điệu flamencosinh ra ở đấy đó sao ? Chẳng phải những chiến dĩ đấu bò tót corrida huyền thoại cũng sinh ra ở đây đó sao ? Và cũng tại đây, tôi được nghe danh đến dòng nghệ thuật kiến trúc mudejar, một sự kết hợp tuyệt hảo giữa dòng gô-tích Thiên Chúa giáo và các họa tiết đạo Hồi

Một chút lịch sử
Cái tên Andalusia bắt nguồn từ Vandalusia, « vùng đất của người Vandal », một trong số rất nhiều dân tộc xuất hiện vào thế kỷ thứ V sau khi đế chế La Mã sụp đổ. Người Vandal cũng không sống được ở miền nam Tây Ban Nha lâu dài vì ngay vào thế kỷ VIII, người ảrập từ Trung Đông xa xôi tiến hành một cuộc chinh phạt chưa từng thấy trong lịch sử. Họ đi từ Ai Cập, xâm chiếm tất cả các quốc gia Bắc Phi rồi tiến lên miền nam Tây Ban Nha và làm mưa làm gió tại quốc gia này trong vòng vài trăm năm. Phải đợi đến thế kỷ XI, với sự bảo hộ của các quốc gia Châu Âu khác (Pháp, Ý, Đức), người Tây Ban Nha dần dần hùng mạnh và tiến hành một cuộc trinh phạt nhằm đòi lại những vùng đất bị người ảrập chiếm. Cuộc trinh phạt đó kéo dài hơn 300 năm đến tận thế kỷ XV và được gán cái tên là Reconquista, trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là « xâm chiếm lại ». Các tiểu vương quốc ảrập tại Tây Ban Nha thất thủ và bị thôn tính từng vùng một, duy nhất chỉ có vương quốc Hồi giáo ở vùng Andalusia là cứng đầu hơn cả. Họ chiến đấu rất kiên cường và nhiều khi khiến quân đội Tây Ban Nha chùn chân. Chiến tranh diễn ra kiểu vòng vo tam quốc và phải đợi đến năm 1492 thì toàn bộ người ảrập mới bị đuổi khỏi lãnh thổ Tây Ban Nha. 

Trận đại chiến năm 1492 đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của người Hồi giáo trên đất Tây Ban Nha trong vòng hơn 700 năm
 Tất nhiên, người ảrập bị đuổi nhưng những công trình kiến trúc Hồi giáo vẫn còn đó và nhiều người dân vẫn còn theo phong tục tập quán đạo Hồi. Hoàng gia Tây Ban Nha đã tiến hành công cuộc « diệt cỏ tận gốc ». Họ cho phá hủy rất nhiều di sản Hồi giáo và bắt người dân chuyển sang đạo Thiên chúa. Nhưng người Tây Ban Nha rất khôn, họ tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật Hồi giáo và quyết định chiêu nạp những nghệ nhân tinh tú nhất thời bấy giờ để chế biến ra dòng kiến trúc mới gọi là Mudejar

Dòng kiến trúc Mudejar đặc trưng với nghệ thuật điêu khắc rất tỉ mỉ trên bề mặt các bức tường và cột. Người ta có cảm giác như nghệ nhân đẽo gọt bằng kéo trên từng milimét đá
Từ này trong tiếng Tây Ban Nha ám chỉ những nghệ nhân vốn dĩ theo đạo Hồi nhưng được hoàng gia trọng dụng nên chuyển sang đạo Thiên Chúa và phục vụ tận tình cho triều đình.

Di sản kiến trúc Âu-Hồi
Dưới thời các vương quốc ảrập, vùng Andalusia hoàn toàn mang đậm phong cách sống Trung Đông. Các vị vua chúa cho xây lên các công trình kiến trúc tráng lệ và vẫn còn tồn tại đến ngày nay để rồi trở thành những địa danh thu hút hàng triệu du khách năm châu. 

 Cung điện Alhambra của Granada là biểu tượng của sự kết hợp hài hòa giữa Thiên chúa giáo và Hồi giáo trong lối kiến trúc. Đây là minh chứng hùng hồn nhất cho cho sự tồn tại của người ảrập trên đất Tây Ban Nha trong vòng hơn 700 năm. 

 Nhưng cuối cùng, họ cũng phải cuốn gói ra đi khi thành Granada thất thủ trước quân đội hoàng gia Tây Ban Nha vào năm 1492. Rất nhiều công trình kiến trúc Hồi giáo bị phá hủy nhưng Alhambra đã tồn tại một cách phi thường 

 Sevilla, nổi bật với quảng trường Plaza de Espana, khánh thành nhân dịp triển lãm quốc tế năm 1929. 

Văn hóa phương đông có nhiều ảnh hưởng đến nét kiến trúc vùng Andalusia. Ở đây là việc sử dụng chất liệu sành sứ, và quê hương của nó đến từ Trung Quốc. Vào thế kỷ XVI, Tây Ban Nha là một đế chế toàn cầu và có nhiều trao đổi thương mại với nhà Minh thời bấy giờ và không khó để hiểu ra rằng hoàng gia Tây Ban Nha ưa chuộng lối hoa văn sặc sỡ trên các tấm bình phong.
 Tháp Giralda, biểu tượng của mối quan hệ phức tạp của hai đạo láng giềng Thiên chúa và Hồi. Dưới sự ngự trị của người ảrập, Giralda là tháp chuông của một nhà thờ Hồi giáo. Nhưng khi toàn bộ vùng Andalusia rơi vào tay người Tây Ban Nha, tháp bị chuyển thành tháp chuông của nhà thờ Thiên chúa giáo. Người Tây Ban Nha muốn rằng tôn giáo của họ phải áp đảo Hồi giáo nên cho xây rất nhiều công trình kiến trúc ngay trên nền móng của nhiều công trình Hồi giáo như một sự trả thù ngọt ngào.

 Nhà thờ Cordoba là biểu tượng chiến thắng của Thiên chúa giáo trước người ả rập. Dưới thời các tiểu vương quốc hồi giáo, đây là nhà thờ hồi giáo lớn nhất Châu Âu. Nhưng khi người Tây Ban Nha xâm chiếm lại vùng Andalusia, một phần công trình kiến trúc bị thay đổi để rồi bị chuyển hóa thành một nhà thờ thiên chúa giáo. 

 Người Tây Ban Nha vẫn thường gọi nhà thờ Cordoba với cái tên trìu mến là Mezquita. Tuy rằng có vai trò là một nhà thờ thiên chúa giáo, công trình kiến trúc này vẫn giữ nguyên vẻ bề ngoài đậm chất ảrập. Ví dụ như bức tường này là đặc trưng của kiểu kiến trúc hồi giáo. Tường hầu như kín bít không có mấy cửa vào. Người xem bị ấn tượng ngay bởi các họa tiết cực kỳ chi li trên từng bề mặt đá. 

Cổng vào có dáng hình vó ngựa là nét kiến trúc đặc trưng của người ả rập. Có thể tìm thấy những cánh cửa như thế này tại các quốc gia hồi giáo như Marốc, Syria hay Ai Cập
 Các « pueblos blancos»
Vùng Andalusia nổi tiếng là một vùng có khí hậu rất khắc nghiệt bởi sự hiện diện của nhiều dải núi như Sierra Nevada và Sierra Morena. Xưa kia, những dải núi này la biên giới tự nhiên giữa hai chiến tuyến : một bên sườn núi là các vương quốc Hồi giáo và bên kia là quân đội hoàng gia Tây Ban Nha theo Thiên Chúa giáo. 

 Nhằm tránh sự tác động của chiến tranh, người dân địa phương đã di tản và sinh sống ở sườn núi, một địa thế khá hiểm trở. Các ngôi nhà được xây dọc theo sườn đồi và sơn màu trắng muốt để tránh cái nóng khủng khiếp mùa hè, vì thế người ta mới gọi là pueblos blancos, trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là « ngôi làng trắng ». 

 Arcos de la Frontera là một trong những pueblos blancos nổi tiếng nhất vùng Andalusia. Cũng giống như phần lớn các ngôi làng cùng kiểu, đây vốn dĩ là vùng đất của người Hồi giáo trong vòng vài trăm năm và có cái tên ảrập là Medina Arkosch. Khi thất thủ trước người Tây Ban Nha, ngôi làng được chuyển tên Arcos de la Frontera.

 Ngôi làng trông từ xa thì có vẻ nhỏ nhưng khi tiếp cận, ta có cảm giác như lạc vào mê cung các nẻo đường nhỏ ngoằn ngoèo với những bức tường sơn trắng muốt. Mục đính xây các nẻo đường như vậy là để quân xâm lược bị lạc đường và nhờ đó người dân có thêm thời gian để tìm chỗ ẩn náu. 


Zahara de la Sierra là ví dụ điển hình nhất cho cuộc sống làng mạc vùng Andalusia trong thời chiến Âu-Hồi. Với mục đích bảo vệ lãnh thổ, các vị vua Hồi giáo cho xây dựng một loạt các pháo đài kiên cố dọc biên giới. Để có được sự chuẩn bị tốt về mặt hậu cần, làng mạc mọc lên xung quanh pháo đài để tiếp tế lương thực. 

  Cũng được xây trên một địa thế hiểm trở nhưng Ronda hơi khác một chút so với các làng mạc khác. Thay vì xây trên sườn đồi, làng Ronda được xây trên đỉnh một mỏm núi. Trước kia, để đến được ngôi làng là phải thả dây xuống và lên từng người một chứ không có cầu đường gì hết. Thế nên trong vòng vài trăm năm, Ronda chưa bao giờ bị quân đội Tây Ban Nha động đến. 



Thursday, 12 April 2012

Bất cứ ai có dịp lên Tây Bắc và thưởng thức những món ăn của người Thái chắc hẳn sẽ không bao giờ quên loại gia vị lạ, thơm thơm, ngai ngái mùi núi rừng của hạt dổi.

Người dân tộc vùng cao Tây Bắc ai cũng có những cảm nhận gần gũi về cây dổi. Cây dổi trồng 7 năm mới bắt đầu được thu hoạch quả. Loại cây rất hợp với đất Mường nên cứ trồng là sống tốt, đơm hoa kết trái.

Cây lặng lẽ chắn gió bão, mưa dông cho từng ngôi nhà, làng bản: loại cây vừa cho bóng mát, cho hạt thơm để làm gia vị chế biến các món ăn, lại còn vị thuốc quý và là cây có hiệu quả kinh tế, là mặt hàng làm giàu cho rất nhiều hộ nông dân nơi đây.

Có hai loại hạt dổi: một loại cho vị hắc không thơm và loại không hắc, dậy mùi thơm. Hạt dổi tươi có màu đỏ, đem phơi thì săn lại đổi thành màu đen sậm. Cứ 3kg hạt dổi tươi phơi được 1kg hạt dổi khô. Những quả của cây ít tuổi thường hắc và thiếu vị thơm.

Những cây dổi trên hàng chục năm mới thật sự quý hiếm. Hạt của nó quý đến nỗi người dân phải căng bạt dưới gốc cây để thu hoạch, không bỏ sót quả nào. Khi trồng, người Mường thường ví cây dổi như của gia bảo để đời con, đời cháu được hưởng. Và những người dân vùng cao cũng coi nó là loại cây lành, cây quý của đất Mường.

Người dân tộc Mường (Hòa Bình) thường lấy hạt dổi làm gia vị để chấm ăn cùng thịt lợn nướng, thịt luộc hoặc làm gia vị tẩm ướp. Khi chế biến, hạt dổi sẽ được nướng trên than lửa cho thơm, sau đó đem giã nhỏ như hạt tiêu vì thế hạt dổi cũng được coi như hạt tiêu rừng Tây Bắc.

Hạt dổi có đặc điểm là khi đã rang hoặc nướng chín không để được lâu như hạt tiêu nên khi dùng mới đem nướng để giữ được mùi thơm. Hạt dổi cho mùi thơm ngậy đặc trưng nên nhiều người vẫn nói "khéo bị nghiện hạt dổi", không thể thiếu nó trong mỗi bữa cơm. Nhiều món ăn Tây Bắc như thịt gác bếp, thịt lợn rừng, thịt nướng, tiết canh… nhờ có hương vị hạt dổi mà thêm phần hấp dẫn.

Hạt dổi cũng là gia vị không thể thiếu để tẩm ướp thịt lợn rừng và các món nướng như gà nướng, thịt ba chỉ nướng, sườn nướng. Thông thường hạt dổi được giã nhỏ trộn với muối chanh, ớt thành một thứ nước chấm cay cay, chua chua, thơm ngậy, dùng để chấm thịt gà, thịt luộc thì không một thứ nước chấm nào có thể sánh được hay đơn giản nhất, chấm xôi trắng với muối rang hạt dổi thôi cũng đã đủ thơm ngon.

Hạt dổi cũng rất thích hợp với các món ăn được chế biến từ măng chua, nổi tiếng như thịt gà nấu măng chua với hạt dổi. Nếu bát tiết canh được rắc thêm một ít hạt dổi thì hương vị càng thêm đậm đà, tiết sẽ đông giòn hơn.

Vừa gần gũi và mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thể nói hạt dổi là loại gia vị độc đáo mà núi rừng Tây Bắc đã ban tặng cho người dân nơi đây.

Trên thị trường hạt dổi được bán với mức giá khá cao, từ 50.000-100.000 đồng/gam. Hạt dổi không chỉ dùng làm gia vị mà còn là vị thuốc quý chữa đau bụng. Người miền xuôi thường ngâm hạt dổi với rượu làm thuốc xoa bóp trị các chứng bong gân, sai khớp. Để bảo quản hạt dổi được lâu có thể đem rang, giã dập rồi đem ngâm ngập trong nước mắm.

Mùi hạt dổi rất thơm, hăng nhẹ, rất đặc trưng, không giống với bất cứ thứ gia vị nào. Hạt dổi  được người dân tộc Mường - Hòa Bình dùng để ngâm ớt, ngâm măng, ngâm các loại củ quả muối. Ngày xưa món ớt giấm măng chua với hạt dổi  là món ngon được đem tiến vua.

Du lịch, GO! - Theo TTO, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống