Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 13 April 2012

ừng mong được tiếp đón vồn vã, ân cần ở đây". Những người dân Nha Trang nói trước như vậy khi chỉ khách lạ đến quán bánh canh Bà Thừa trên đường Yersin.

Quán trông có vẻ lụp xụp, cũng chẳng tỏ vẻ ân cần với khách, ấy vậy mà lúc nào cũng đông khách.
Mà quả đúng như vậy thật, quán quá đông, nên chủ quán, cũng như những người phụ bán có vẻ như không còn hơi đâu mà để tâm đến chuyện chăm sóc, mời chào khách hàng. Có những lúc khách đứng lèn trong, chặt ngoài, người bán cũng cứ dửng dưng để cho khách tự chờ có chỗ trống mà chen vào. Khách sang, khách hèn gì cũng thế thôi!

Mà quán cũng có vẻ quy củ lắm. Cứ thử đi hai người, thấy bàn trống mà nhảy vào giành nguyên một chiếc để ngồi mà xem. Thế nào cũng được cô bán hàng nghiêm nghị nhắc: Ngồi qua một bên đi, để chỗ cho người khác với.
Tô bánh canh cá Nha Trang, cụ thể hơn là bánh canh chả cá bán ở quán bà Thừa, giản đơn lắm lắm. Tô nước dùng trong veo, những sợi bánh canh nhỏ bằng nửa đầu đũa trắng màu bột gạo, vài miếng cá dằm nhỏ trắng màu cá tươi luộc chín. Điểm lên trên là hành hoa xắt thật nhuyễn. Thế thôi!

Chỉ thế, nhưng những người đã ăn qua món bánh canh cá qua nhiều quán ở Nha Trang nhận xét, hiếm có nơi nào nấu được nước lèo thật trong mà không vương mùi cá biển như ở quán bà Thừa. Trong mà lại thật ngọt mới khó.

Có người tỏ vẻ sành sỏi phân tích, để nấu được thứ nước lèo ngọt như vậy, trong như vậy, người ta phải chọn cá thật tươi, rồi mới luộc lên lấy vị ngọt của chúng, cá càng tươi, càng nhiều, càng ngọt mà không cần nhiều bột nêm, bột ngọt. Sợi bánh canh Nha Trang khác bánh canh ở nhiều nơi, chúng nhỏ hơn và có lẽ được làm từ toàn bột gạo nên không dai như bánh canh có pha thêm bột lọc ở Sài Gòn. Khi ăn, chỉ ép lưỡi chặt một chút là chúng tan ra, chứ không cần phải nhai.

Bánh canh Bà Thừa đựng trong chiếc tô độ chừng chỉ lớn gấp rưỡi cái chén ăn cơm, nên hầu hết người ăn đều ăn một lần hai tô mới vừa bụng. Được cái, quán bán với giá hết sức bình dân, hai tô, chỉ có bốn ngàn.

Có một thứ bán kèm với bánh canh mà ai vào ăn cũng có kêu, đó là chả cá chiên, chả cá hấp, giá 1.000 đồng/đĩa. Chả được xắt thành từng thỏi hình thoi nhỏ bằng đầu ngón tay cái, một đĩa chỉ có mấy miếng, bên trên cho thật nhiều hành tây. Chả chiên cũng thế, mà chả hấp cũng vậy, miếng nào cũng sừn sực, ngọt lắm! Khi kêu chả cá, ai không nhắc chừng thì chắc chắn sẽ nhận được một đĩa chả đỏ choé ớt tươi xay. Mà đúng điệu, bánh canh cá, chả cá phải ăn với ớt tươi xay, thật nhiều. Vừa ăn vừa há miệng hít hà, vừa đổ mồ hôi mẹ, mồ hôi con mới ngon.

Tiếc là đến ăn quán bà Thừa nhiều lần, nhưng chưa lần nào được ăn bánh canh ruột cá. Mấy người khách quen của quán khuyên: Đến thật sớm, ăn thử bánh canh ruột cá. Ngon lắm!

Quán càng ngày càng đông, đặc biệt là khách du lịch biết tiếng tìm đến. Thế mà người ta thấy quán Bà Thừa không nâng cấp. Bàn ghế cứ lúp xúp, mỗi bộ một kiểu. Bà cũng không tăng giá mà cũng không nấu nhiều hơn để bán. Ngày nào cũng vậy, bà chỉ bán có chừng ấy bánh, chừng ấy cá cho chừng ấy khách. Hết sớm thì nghỉ sớm. Lại nghỉ cả nguyên ngày chủ nhật nữa chứ!

Du lịch, GO! - Theo TravelANZ, internet
Vịnh Nha Trang rộng khoảng 507 km², với hàng chục hòn đảo lớn nhỏ tạo nên một quần thể du lịch hấp dẫn, đã được tôn vinh là một trong những vịnh đẹp trên thế giới.

Nhiều công ty lữ hành đã thiết kế các tour đưa du khách tham quan vịnh Nha Trang, nhưng tự thiết kế cho riêng mình một chuyến đi trên vịnh cũng mang lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị.

Tại cảng Cầu Đá, du khách có thể liên hệ với tàu của ngư dân để xin đi cùng ra đảo. Những chiếc tàu này chuyên chở người dân trên đảo vào đất liền buôn bán hải sản, hoặc chở các loại hàng hóa từ đất liền ra đảo.

Chi phí cho một lần đi tàu chỉ vài chục ngàn đồng. Theo hành trình, du khách sẽ lênh đênh trên biển suốt 2 tiếng, đi ngang qua nhiều đảo như Hòn Tre, Hòn Mun, Hòn Một...

Sau khi rời bến khoảng 15 phút, từ ngoài khơi, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp khá hiện đại của thành phố Nha Trang, những hôm trời nhiều mây, thành phố ẩn hiện như một bức tranh thủy mặc.

Trên đường đi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của những khối đá lớn với những hình thù kỳ dị hiếm nơi nào có được. Độc đáo nhất vẫn là những mỏm đá màu đen tuyền như gỗ mun, nhấp nhô giữa biển tại đảo Hòn Mun. Nhiều vách đá lớn dựng đứng tạo thành những hang động sâu hun hút đầy vẻ huyền bí. Giữa mênh mông sóng nước, bầu trời xanh như ôm lấy những núi đá giữa biển khơi. Sự hòa quyện giữa mây trời, núi non và biển xanh tạo nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng. Du khách cũng có thể nhìn thấy những khu vực khai thác yến trên đảo, với những ngôi nhà nhỏ nằm cheo leo trên vách núi.

Tàu thường cập vào các bến Trí Nguyên, Vũng Ngán, Hòn Một, Bích Đầm. Nếu du khách thấy nơi nào “quyến rũ” thì có thể lên đảo nán lại tham quan, tìm hiểu cuộc sống của người dân trên đảo, sáng hôm sau lại lên tàu vào đất liền. Du khách cũng có thể theo thuyền của ngư dân hay đi bộ vượt núi khoảng 7 km để từ khóm đảo Bích Đầm qua khóm đảo Đầm Báy. Hai khóm đảo này đều nằm trên đảo Hòn Tre, nhưng Đầm Báy còn hoang sơ, dân cư thưa thớt.

Đường vào Đầm Báy cảnh đẹp mê hồn, hàng dừa xanh uốn quanh ôm lấy đảo, biển xanh ngắt, hiền hòa. Người dân trên đảo rất mến khách, họ sẵn sàng cho khách ở lại nhà qua đêm.  Nhiều nhóm bạn đã chọn Đầm Báy là điểm đến để tận hưởng những giây phút thú vị trong kỳ nghỉ của mình. Đêm trên đảo, ngồi bên nhau quanh đống lửa hồng trên bãi biển, nướng vài chú cá rồi cùng nhau thưởng thức, đàn hát dưới đêm trăng sáng thì còn gì bằng.

Một chuyến đi ít tốn kém, nhưng mang lại nhiều cảm xúc thú vị, có lẽ bất kỳ ai có máu đi “bụi” cũng muốn được trải nghiệm.

Du lịch, GO! - Theo Thanhnien, internet
Cây me cổ thụ hơn 200 năm tuổi ở Bảo tàng Quang Trung (Bình Định) vừa được Hội Bảo vệ thiên nhiên - môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận là cây di sản Việt Nam. Bảo tàng Quang Trung nằm ở khúc đầu sông Kôn, được xây dựng ngay trên nền vườn nhà cũ của ba thủ lĩnh phong trào Tây Sơn.

< Bóng mát cây me di sản rợp cả một góc sân bảo tàng.

Tương truyền cách đây hơn 200 năm, ông Hồ Phi Phúc (thân phụ của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) đã trồng cây me này. Hiện nay cây vẫn xanh tốt, xum xuê và ra trái đều mỗi năm. Cây cao 24m, đường kính thân 1,2m, tán lá che phủ hơn 600m².

< Hào khí Tây Sơn tỏa núi sông.

Ngoài ra, Bảo tàng còn trưng bày khoảng trên 11.000 hiện vật có liên quan đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và vị anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ, và nơi đây có điện thờ Tây Sơn tam kiệt Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và các văn thần võ tướng của nhà Tây Sơn.

< Ngày lễ rất đông du khách đến thăm viếng.

Hàng ngày, bảo tàng luôn có du khách trong và ngoài nước đến thăm, nhưng đông nhất là vào ngày mùng 5 tháng Giêng hàng năm, kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa thì Bảo tàng vui như hội, du khách đến thăm, dâng hương Hoàng đế Quang Trung, các văn thần võ tướng của nhà Tây Sơn.

< Điện thờ Tây Sơn (Quang Trung, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ) và văn thần võ tướng.

< Cây me di sản nhìn từ điện thờ.

Ngoài dâng hương hoa, du khách như được trở về quá khứ với hiện vật, kỷ niệm có từ thời ba anh em nhà Tây Sơn đó là cây me, được uống ngụm nước mát từ giếng nước đá ong, rồi thưởng thức tiếng trống trận và các bài võ hào hùng làm cho du khách không khỏi bồi hồi nhớ về nghĩa quân Tây Sơn thần tốc và người anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ.

< Kể chuyện nhà Tây Sơn dưới gốc me xưa.

< Di tích giếng nước bằng đá ong bên cây me di sản.

“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ".
(Chiếu xuất quân)

< Nghe tiếng trống trận mà nhớ Hào khí xưa...

Du lịch, GO! - Theo Baoanh DatMui, Zing

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống