Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 13 April 2012

(Tiếp theo và hết)
Cồn Hến

< Hình ảnh Cồn Hến nhìn từ thành phố.

Sau khi qua khỏi 2 cây cầu Phú Xuân và cầu Trường Tiền, xuôi về phía dưới không xa là cồn Hến, lớn hơn nhiều so với Dã Viên. Cồn Hến là vùng đất bồi ra giữa sông Hương phía tả hoàng thành, cũng chia sông Hương ra làm hai nhánh. Nhánh phía Đông là ranh giới giữa Vĩ Dạ và cồn Hến, nhánh phía Tây là ranh giới giữa cồn Hến và phường Phú Cát. Theo quan niệm phong thuỷ, nó đựơc xem là Tả Thanh long của Kinh thành Huế.

Trong sách Ô châu cận lục của Dương Văn An, cồn Hến từng được tả là “một cù lao xinh đẹp”. Khởi thuỷ gọi là cồn Soi.

Ngày xưa, hai khe nước giữa cồn phù sa lấp cạn, tôm cá rất nhiều, đêm đêm người đến đây soi, đơm bắt, đèn đuốc sáng cả góc trời, cái tên này có lẽ bắt nguồn do dân sông nước chài lưới sống bằng nghề soi cá tôm ban đêm.  Cái tên Cồn Hến sau này mới được đặt, xuất phát bởi hình dáng của cù lao này nhìn từ trên cao xuống trông “hao hao con hến”. Nhưng có người lại bảo tên gọi ấy là bởi người dân ở đây chuyên làm nghề hến, người ta lấy luôn tên nghề để đặt cho tên đất. Có lẽ điều này đúng hơn.

Thời gian chúa Nguyễn Phúc Khoát (1725- 1738) xây dựng phủ chúa ở Phú Xuân, ông Huỳnh Tương (người xã Diên Đại, Phú Xuân, Phú Vang) đến ở dựng chòi gần đầu múi cồn phía trên ở làm nghề cào hến. Chuyện kể rằng, vợ chồng ông bà họ Huỳnh này nghèo lắm. Người chồng cần mẫn ngày đêm đi đánh bắt cá, vợ ở nhà lo chăm con. Mong kiếm thêm chút thức ăn cho gia đình, người vợ cũng cặm cụi ra bờ sông mò bắt hến. Sau, bắt được nhiều bà đem đi bán bớt. Dân Huế bắt đầu làm quen với món ăn mới, mộc mạc, hiền và rẻ của sông nước quê nhà. Những người phụ nữ khác thấy vậy cũng bắt chước làm theo.

< Nhánh sông nằm giữa Vĩ Dạ và cồn Hến, phía bên kia sông là Cồn Hến. Từ quán cafe Vĩ Dạ Xưa bạn có thể nhìn thấy cồn Hến phái bên kia nhánh sông.

Mãi đến đầu niên hiệu Gia Long (1802-1820), phường Giang Hến ra đời, từ đó đảo nhỏ nổi giữa sông Hương, phía tả hoàng thành này được gọi là xứ (đảo) cồn Hến. Từ mò bắt bằng tay, người ta nghĩ ra cái cào để vừa đỡ vất vả vừa bắt được nhiều hến. Tương truyền, đến đời Thiệu Trị, con hến đã được bán nhiều ở khắp các chợ vùng kinh đô Huế và trở thành món ăn ưa thích của nhiều người. Một đầu bếp đã dâng lên vua món ăn dân dã này. Vua Thiệu Trị ăn thử thấy ngon. Hỏi lai lịch nghề và biết được làm nghề hến hết sức cực nhọc mới ban chỉ dụ nghề hến là “nghề được miễn thuế”.
Cúng tổ nghề hến được tổ chức vào các ngày 24 và 25 tháng 6 Âm lịch hàng năm. Tại cồn Hến hiện vẫn còn lưu giữ ngôi nhà thờ tổ tại Phường GiangHến.


< Cầu Hương Lưu dẫn vào Cồn Hến (nằm ngày đầu chợ Vỹ Dạ, trên đường Nguyễn Sinh Cung).

Vào dịp cúng tổ, nhà thờ được bài trí tôn nghiêm, lễ phẩm, trầm hương nghi ngút. Lễ tục này được tổ chức là do nguyên nhân sau: Vào năm Thành Thái thứ 4 (Nhâm Thìn 1892) ở phường Giang Hến có bà Trần Thị Thẹp đi thuyền ra dũi hến ở vùng sông trước đình Hương Cần (huyện Hương Trà), bị hương lý xã kéo ra bắt, đưa thuyền của bà Thẹp lên bờ đòi chịu nộp thuế phạt. Dân phường Giang Hến hay tin, làm đơn kéo nhau đi kiện, được châu phê: " Thượng từ nguyên đầu, hạ chí hải khẩu" (Nghĩa là: Từ đầu nguồn đến cuối sông biển, ao hồ chịu thuế, sông nước được dùng).

Thắng kiện, phường Giang Hến kết long đình trên thuyền, trang trí cờ lọng đi rước châu phê, xã Hương Cần phải thả bà Thẹp, đưa thuyền của bà Thẹp xuống nước, dân phường Giang Hến rước về tận đình phường làm lễ tạ. Cho rằng sở dĩ làng được kiện là nhờ thần sông phù hộ, cho nên dân làng lấy ngày này làm ngày lễ tế hàng năm. Ngày chánh tế, một vị bô lão đứng chủ tế trước hương án trên một chiếc thuyền gọi là thuyền cầu nghề. Trên hương án có “sắc bằng” tổ nghề vốn vẫn được lưu giữ từ xưa tại nhà thờ họ Huỳnh, dòng họ đã khai sinh nghề hến. Thuyền được cho chạy quanh cồn Hến để thỉnh Tổ, sau đó rước về nhà thờ và hành lễ. Sau khi tế lễ xong, “sắc bằng” tổ nghề lại  được trang trọng hoàn thỉnh về tại nhà thờ họ Huỳnh.

Qua thời gian, từ một ốc đảo nhỏ được đất bồi, cát lấp, cồn Hến ngày nay thành một vùng đất đai cao ráo với diện tích gần 33 ha. Ốc đảo cồn Hến ngày nay trở thành một khu dân cư đông đảo trù phú, nhà cửa, trường học, đền chùa được xây dựng khang trang. Hơn thế, đây còn có nhiều quán cơm hến, chè bắp cồn...vừa nhỏ xinh xắn nấp mình sau những lùm cây xanh, soi mình mặt nước sông Hương.

Ngoài món cơm hến, thì cồn Hến còn món chè bắp cũng nổi danh không kém, được làm từ bắp Cồn được trồng ở bãi bồi màu mỡ ven sông Hương. Chè bắp là món hấp dẫn nhất, cao sang nhất trong tất cả các món ăn chế biến từ bắp Cồn. Chè bắp thơm ngọt, không phải cái ngọt của đường mà là cái ngọt riêng của sữa bắp non. Muốn nấu chè bắp phải biết chọn hạt bắp non vừa ngậm sữa, bóc hết bẹ, bỏ hết râu, bỏ hạt sâu. Xong dùng dao bào thái theo chiều dọc quả bắp. Bào bắp xong, cùi bắp cho vào nồi luộc để lấy nước. Nước luộc cùi bắp lọc thật trong rồi thêm nước đun sôi để nấu chè. Khi nước sôi cho đường (vì nước luộc cùi bắp đã ngọt nên chỉ cần cho ít đường vừa đủ độ ngọt) và ít bột đao vào để cho chè sánh, rồi đổ bắp thái vào, khuấy đều tay, chè sôi lại là được. Chè bắp có vị ngọt thanh tao, mùi thơm mát được ưa chuộng nhất trong các loại chè ở Huế.

Nếu có dịp đến Huế, xin mời bạn đừng quên ra nơi này để thưởng thức mùi thơm béo của những bát nước hến trắng đục được lấy từ dòng Hương và vị ngọt của những bát chè bắp hôi hổi nóng được trồng từ vùng đất nổi giữa lòng sông. Nhìn bao quát, vùng cồn Hến như một hòn đảo, tô điểm thêm cho nét tươi đẹp của dòng Hương hiền hòa, thơ mộng.

Bài viết này đã kết thúc chuyến xuôi dòng Hương Giang, đưa các bạn từ  từ Ngã ba Bằng Lẵng qua 7 điểm dừng cho đến Cồn Hến. Nơi đây gần như cũng là điểm dừng của các bến thuyền rồng du lịch dọc con sông hương thơ mộng. Một ngày nào đó, các bạn có dịp đến Huế, lênh đênh trên một chiếc thuyền rồng du lịch xuôi dòng Hương từ lăng Minh mạng trở về thành phố, chắc hẳn ràng các bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn rất nhiều khi vừa được ngắm khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp vừa biết được tường tận những huyền thoại, những câu chuyện kỳ thú xoay quanh nó từ bao đời nay.

Nguyễn Văn Liêm

B1 - Xuôi dòng Hương Giang
B2 - Xuôi dòng Hương Giang
B3 - Xuôi dòng Hương Giang
B4 - Xuôi dòng Hương Giang

Du lịch, GO! - Theo web Huế Thương
ừng mong được tiếp đón vồn vã, ân cần ở đây". Những người dân Nha Trang nói trước như vậy khi chỉ khách lạ đến quán bánh canh Bà Thừa trên đường Yersin.

Quán trông có vẻ lụp xụp, cũng chẳng tỏ vẻ ân cần với khách, ấy vậy mà lúc nào cũng đông khách.
Mà quả đúng như vậy thật, quán quá đông, nên chủ quán, cũng như những người phụ bán có vẻ như không còn hơi đâu mà để tâm đến chuyện chăm sóc, mời chào khách hàng. Có những lúc khách đứng lèn trong, chặt ngoài, người bán cũng cứ dửng dưng để cho khách tự chờ có chỗ trống mà chen vào. Khách sang, khách hèn gì cũng thế thôi!

Mà quán cũng có vẻ quy củ lắm. Cứ thử đi hai người, thấy bàn trống mà nhảy vào giành nguyên một chiếc để ngồi mà xem. Thế nào cũng được cô bán hàng nghiêm nghị nhắc: Ngồi qua một bên đi, để chỗ cho người khác với.
Tô bánh canh cá Nha Trang, cụ thể hơn là bánh canh chả cá bán ở quán bà Thừa, giản đơn lắm lắm. Tô nước dùng trong veo, những sợi bánh canh nhỏ bằng nửa đầu đũa trắng màu bột gạo, vài miếng cá dằm nhỏ trắng màu cá tươi luộc chín. Điểm lên trên là hành hoa xắt thật nhuyễn. Thế thôi!

Chỉ thế, nhưng những người đã ăn qua món bánh canh cá qua nhiều quán ở Nha Trang nhận xét, hiếm có nơi nào nấu được nước lèo thật trong mà không vương mùi cá biển như ở quán bà Thừa. Trong mà lại thật ngọt mới khó.

Có người tỏ vẻ sành sỏi phân tích, để nấu được thứ nước lèo ngọt như vậy, trong như vậy, người ta phải chọn cá thật tươi, rồi mới luộc lên lấy vị ngọt của chúng, cá càng tươi, càng nhiều, càng ngọt mà không cần nhiều bột nêm, bột ngọt. Sợi bánh canh Nha Trang khác bánh canh ở nhiều nơi, chúng nhỏ hơn và có lẽ được làm từ toàn bột gạo nên không dai như bánh canh có pha thêm bột lọc ở Sài Gòn. Khi ăn, chỉ ép lưỡi chặt một chút là chúng tan ra, chứ không cần phải nhai.

Bánh canh Bà Thừa đựng trong chiếc tô độ chừng chỉ lớn gấp rưỡi cái chén ăn cơm, nên hầu hết người ăn đều ăn một lần hai tô mới vừa bụng. Được cái, quán bán với giá hết sức bình dân, hai tô, chỉ có bốn ngàn.

Có một thứ bán kèm với bánh canh mà ai vào ăn cũng có kêu, đó là chả cá chiên, chả cá hấp, giá 1.000 đồng/đĩa. Chả được xắt thành từng thỏi hình thoi nhỏ bằng đầu ngón tay cái, một đĩa chỉ có mấy miếng, bên trên cho thật nhiều hành tây. Chả chiên cũng thế, mà chả hấp cũng vậy, miếng nào cũng sừn sực, ngọt lắm! Khi kêu chả cá, ai không nhắc chừng thì chắc chắn sẽ nhận được một đĩa chả đỏ choé ớt tươi xay. Mà đúng điệu, bánh canh cá, chả cá phải ăn với ớt tươi xay, thật nhiều. Vừa ăn vừa há miệng hít hà, vừa đổ mồ hôi mẹ, mồ hôi con mới ngon.

Tiếc là đến ăn quán bà Thừa nhiều lần, nhưng chưa lần nào được ăn bánh canh ruột cá. Mấy người khách quen của quán khuyên: Đến thật sớm, ăn thử bánh canh ruột cá. Ngon lắm!

Quán càng ngày càng đông, đặc biệt là khách du lịch biết tiếng tìm đến. Thế mà người ta thấy quán Bà Thừa không nâng cấp. Bàn ghế cứ lúp xúp, mỗi bộ một kiểu. Bà cũng không tăng giá mà cũng không nấu nhiều hơn để bán. Ngày nào cũng vậy, bà chỉ bán có chừng ấy bánh, chừng ấy cá cho chừng ấy khách. Hết sớm thì nghỉ sớm. Lại nghỉ cả nguyên ngày chủ nhật nữa chứ!

Du lịch, GO! - Theo TravelANZ, internet
Vịnh Nha Trang rộng khoảng 507 km², với hàng chục hòn đảo lớn nhỏ tạo nên một quần thể du lịch hấp dẫn, đã được tôn vinh là một trong những vịnh đẹp trên thế giới.

Nhiều công ty lữ hành đã thiết kế các tour đưa du khách tham quan vịnh Nha Trang, nhưng tự thiết kế cho riêng mình một chuyến đi trên vịnh cũng mang lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị.

Tại cảng Cầu Đá, du khách có thể liên hệ với tàu của ngư dân để xin đi cùng ra đảo. Những chiếc tàu này chuyên chở người dân trên đảo vào đất liền buôn bán hải sản, hoặc chở các loại hàng hóa từ đất liền ra đảo.

Chi phí cho một lần đi tàu chỉ vài chục ngàn đồng. Theo hành trình, du khách sẽ lênh đênh trên biển suốt 2 tiếng, đi ngang qua nhiều đảo như Hòn Tre, Hòn Mun, Hòn Một...

Sau khi rời bến khoảng 15 phút, từ ngoài khơi, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp khá hiện đại của thành phố Nha Trang, những hôm trời nhiều mây, thành phố ẩn hiện như một bức tranh thủy mặc.

Trên đường đi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của những khối đá lớn với những hình thù kỳ dị hiếm nơi nào có được. Độc đáo nhất vẫn là những mỏm đá màu đen tuyền như gỗ mun, nhấp nhô giữa biển tại đảo Hòn Mun. Nhiều vách đá lớn dựng đứng tạo thành những hang động sâu hun hút đầy vẻ huyền bí. Giữa mênh mông sóng nước, bầu trời xanh như ôm lấy những núi đá giữa biển khơi. Sự hòa quyện giữa mây trời, núi non và biển xanh tạo nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng. Du khách cũng có thể nhìn thấy những khu vực khai thác yến trên đảo, với những ngôi nhà nhỏ nằm cheo leo trên vách núi.

Tàu thường cập vào các bến Trí Nguyên, Vũng Ngán, Hòn Một, Bích Đầm. Nếu du khách thấy nơi nào “quyến rũ” thì có thể lên đảo nán lại tham quan, tìm hiểu cuộc sống của người dân trên đảo, sáng hôm sau lại lên tàu vào đất liền. Du khách cũng có thể theo thuyền của ngư dân hay đi bộ vượt núi khoảng 7 km để từ khóm đảo Bích Đầm qua khóm đảo Đầm Báy. Hai khóm đảo này đều nằm trên đảo Hòn Tre, nhưng Đầm Báy còn hoang sơ, dân cư thưa thớt.

Đường vào Đầm Báy cảnh đẹp mê hồn, hàng dừa xanh uốn quanh ôm lấy đảo, biển xanh ngắt, hiền hòa. Người dân trên đảo rất mến khách, họ sẵn sàng cho khách ở lại nhà qua đêm.  Nhiều nhóm bạn đã chọn Đầm Báy là điểm đến để tận hưởng những giây phút thú vị trong kỳ nghỉ của mình. Đêm trên đảo, ngồi bên nhau quanh đống lửa hồng trên bãi biển, nướng vài chú cá rồi cùng nhau thưởng thức, đàn hát dưới đêm trăng sáng thì còn gì bằng.

Một chuyến đi ít tốn kém, nhưng mang lại nhiều cảm xúc thú vị, có lẽ bất kỳ ai có máu đi “bụi” cũng muốn được trải nghiệm.

Du lịch, GO! - Theo Thanhnien, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống