Làng đáy hàng khơi ở Rạch Gốc, Tân Ân, huyện Ngọc Hiển có sáu lô, mỗi lô 70 miệng đáy. Còn ở Rạch Tàu, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển có đến 3.000 miệng đáy.
Có người làm giàu từ nghề đáy hàng khơi như ông Hồng Văn Hoàng (Bảy Hoàng), ở ấp Kiến Vàng, xã Tân An, huyện Ngọc Hiển. Hiện nay, cả nhà ông có 35 miệng đáy, phải thuê bảy bạn chòi, hàng chục bạn đi tàu và vợ con của họ để vá lưới, lựa tôm cá...
Bám víu vào cột đáy giăng giăng là những chiếc chòi cheo leo như tổ chim, nơi sinh sống của bạn chòi ngoài biển khơi.
Luật ở đáy hàng khơi
Chủ đáy hàng khơi tuyệt đối không cho đàn bà con gái xuống tàu. Ông Sáu Quảng – chủ đáy hàng khơi ở Cái Đôi Vàm nói để tôi hiểu rằng xuống tàu ra đáy hàng khơi có “luật”. “Chú muốn thì cứ đi, sợ mệt chứ không chết chóc gì đâu. Lúc này sóng gió dữ lắm, gió tốc mái chòi, sóng cuốn trôi lưới do ảnh hưởng bão”, ông nói.
Chiếc ghe nhỏ, chừng 30 tấn, hướng ra cửa biển Cái Đôi Vàm. Tôi muốn tận mắt thấy ngư dân làm nghề đáy hàng khơi, đổ đục. Ra khỏi cửa biển Cái Đôi Vàm, con tàu trở nên bé nhỏ, lao xuống, nổi lên như trò chơi của sóng biển. Gần hai tiếng đồng hồ, tàu mới đến được giàn đáy hàng khơi cách bờ từ 12 – 20 hải lý, ở giáp ranh vùng nước đục và trong. Tuỳ vào dòng nước chảy, mỗi giàn đáy hàng khơi thường giăng liền kề vài chục miệng đáy, miệng đáy rộng chừng 50m.
Đáy hàng khơi có thể khai thác quanh năm, nhưng mỗi năm có hai vụ chính: mùa nam từ tháng 3 đến tháng 6, mùa chướng từ tháng 9 đến tháng chạp âm lịch. Tàu từ đất liền ra giàn đáy hàng khơi kéo lưới bắt tôm cá từ chạng vạng tối hôm trước đến hừng đông lại quay về bến.
Đời bạn chòi
Ngư dân Cà Mau có hàng ngàn miệng đáy hàng khơi ở các cửa biển Cái Đôi Vàm – Phú Tân, Rạch Gốc, xã Tân Ân, Rạch Tàu, xã Đất Mũi – Ngọc Hiển… hình thành làng đáy hàng khơi ven biển. Có người làm chủ hàng chục, hàng trăm miệng đáy. Ngư phủ làm mướn gọi là “bạn”, đi theo tàu ra biển đóng đáy gọi là “bạn tàu”, ngư phủ làm trên biển gọi là “bạn chòi”. Ở vùng biển Cà Mau có hàng ngàn miệng đáy nên có rất nhiều bạn chòi trông coi đáy hàng khơi. Mùa chướng, họ chịu đựng sóng gió lồng lộng; mùa gió tây nam, họ phải chống chọi với mưa bão.
Tôi ngước nhìn lên cao, chừng 10m, một chòi lá nho nhỏ như tổ chim ôm lấy cây cột đáy, gió xô lắc lư, đu đưa theo sóng gió, vách lá te tua. Từ chòi, hai khuôn mặt đen cháy, tóc tai bù xù, thả hai sợi dây to cỡ ngón chân cái xuống tàu. Muốn lên chòi phải ngồi vô chiếc cần xé, cầm hai cọng dây nương theo để bạn chòi kéo lên. Tôi cảm nhận bàn tay chai cứng, ngón tay như gọng kềm của bạn chòi khi họ kéo tôi lên.
Căn chòi nhỏ hẹp chỉ đủ hai người ngồi. Tôi ngoái nhìn xuống mặt biển xanh ngắt, choáng váng mặt mày. Hú hồn hú vía, nếu lỡ thủng chiếc cần xé hoặc đứt dây chắc trôi theo nước biển! Vào con nước, bạn chòi phải ở ròng rã ngoài khơi cả tuần đến mười ngày mới được vô bờ thăm vợ con. Sum họp gia đình vài ngày giữa hai con nước, rồi lại quay ra chòi để làm bạn với biển khơi.
Anh Thạch Sơl và Trần Văn Mẫn sống trong căn chòi gồm một bếp lò nấu củi, hai can nước ngọt, bao gạo, thùng mì, chén bát đựng trong rổ nhựa, hai cái võng mắc cặp vách. Quần áo thì mỗi người một bộ để mặc khi vào bờ, còn thì họ chỉ độc chiếc quần đùi. Tất cả vật dụng đều có một sợi dây cột vào đâu đó, gió có thổi văng thì còn dính lại.
Bật lửa được giữ kỹ nhất, gắn vào khối ximăng, có cái khoen để cột dây. Vật đáng ra bất ly thân là chiếc áo phao thì chẳng thấy anh nào mặc, kể cả khi di chuyển chơi vơi trên đòn gượng nối hai trụ đáy. Anh Trần Văn Mẫn làm nghề bạn chòi đã 11 năm, nói: “Áo phao vướng víu, khó khăn đi lại. Nếu lỡ rơi xuống biển thì người ở trên thảy phao, quăng dây. Nếu không thì anh em tụi tui dư sức bơi vô giàn đáy gần đây!”
Bạn chòi Thạch Sơl cười rất tươi, hàm răng ám khói thuốc lá, giải thích vì sao ai cũng phải thủ một con dao bên mình: “Anh em ở trên chòi, không may rơi xuống biển, nước đạp trôi vào đục đáy (lưới đáy), phải có dao rạch lưới để thoát thân!” Anh cho hay mùa gió chướng là mùa thu nhập chính của bạn chòi.
Con nước nào trúng thì được 1 – 2 triệu đồng, ít thì trên dưới 500.000 đồng. Nhưng cũng lắm khi kéo đáy lên chẳng có gì, buồn chết được. Có những lúc vợ đau con ốm, không được vào bờ phải liên hệ với chủ hàng đáy qua máy bộ đàm, vay tiền lo thuốc thang chờ khi mùa chướng làm trừ nợ.
Cực vậy, nên bạn chòi hầu hết là trai tráng tứ xứ trôi dạt về đây dấn thân với nghề biển, phần lớn có tánh cần cù, chịu khó và ưa mạo hiểm. Anh Nguyễn Văn Lùn, 31 tuổi, làm bạn chòi từ năm 15 tuổi, kể: “Ở chòi tưởng rảnh chớ làm suốt ngày đêm. Sáng sớm lo nấu bữa cơm trần ai vì gió tắt bếp. Ngả lưng chút xíu lại chuẩn bị đóng đáy. Suốt đêm gần như thức trắng để phạch dạo cho tàu đến đổ đục. Tàu quay về đất liền mình phải giặt đáy, phơi khô. Hết miệng đáy này sang miệng đáy khác”.
Cực, nhưng bù lại bạn chòi có quyền chọn và hưởng toàn bộ sản phẩm thu được một trong năm miệng đáy mà người chủ của họ đã đầu tư. Dù vậy, nhiều ông chủ đáy hàng khơi vẫn giàu sụ.
Làng bạn chòi chờ chồng
Anh Trần Lê Út, phó chủ tịch UBND thị trấn Cái Đôi Vàm – Phú Tân, cho biết: thị trấn Cái Đôi Vàm có tới 60 hộ làm nghề đáy hàng khơi, mỗi hộ thuê 10 – 30 bạn. Hầu hết bạn chòi sống kham khổ. Thậm chí nhiều người phải bỏ mạng oan uổng ngoài biển vì nghề này. Sau cơn bão Linda 1997, bạn chòi giỏi còn không mấy người.
Chiếc ghe chở tôi cùng 20 bạn chòi trở về, cập bến. Hàng chục phụ nữ cùng mấy đứa nhỏ tay thúng, tay rổ đứng chờ sẵn từ lúc nào.
Chị Diệp, vợ anh Thạch Văn Thống, vừa thấy chồng bước xuống đã vây lấy mà không màng tới phần cá tôm được chia. Vợ anh Hai Chiểu nói: “Ngày nào chị em tụi tui cũng ngóng ra biển chờ mấy ổng”. Lẫn trong số những phụ nữ ấy, có nhiều người không phải đến chia phần mà đến để nhặt cá thuê hay mua lại ra chợ bán kiếm tiền. Gương mặt họ buồn hiu hắt, nhiều goá phụ quay mặt giấu những giọt nước mắt khi chứng kiến cảnh vợ con người khác vui mừng đón chồng.
Nghề đáy hàng khơi là vậy, lắm lúc biển bao dung mang lại cơm no áo ấm cho họ, nhưng đôi khi biển cũng giận dữ lấy lại những gì đã ban phát và cả mạng người.
Du lịch, GO! - Theo Langviet và nhiều nguồn ảnh khác
Có người làm giàu từ nghề đáy hàng khơi như ông Hồng Văn Hoàng (Bảy Hoàng), ở ấp Kiến Vàng, xã Tân An, huyện Ngọc Hiển. Hiện nay, cả nhà ông có 35 miệng đáy, phải thuê bảy bạn chòi, hàng chục bạn đi tàu và vợ con của họ để vá lưới, lựa tôm cá...
Bám víu vào cột đáy giăng giăng là những chiếc chòi cheo leo như tổ chim, nơi sinh sống của bạn chòi ngoài biển khơi.
Luật ở đáy hàng khơi
Chủ đáy hàng khơi tuyệt đối không cho đàn bà con gái xuống tàu. Ông Sáu Quảng – chủ đáy hàng khơi ở Cái Đôi Vàm nói để tôi hiểu rằng xuống tàu ra đáy hàng khơi có “luật”. “Chú muốn thì cứ đi, sợ mệt chứ không chết chóc gì đâu. Lúc này sóng gió dữ lắm, gió tốc mái chòi, sóng cuốn trôi lưới do ảnh hưởng bão”, ông nói.
Chiếc ghe nhỏ, chừng 30 tấn, hướng ra cửa biển Cái Đôi Vàm. Tôi muốn tận mắt thấy ngư dân làm nghề đáy hàng khơi, đổ đục. Ra khỏi cửa biển Cái Đôi Vàm, con tàu trở nên bé nhỏ, lao xuống, nổi lên như trò chơi của sóng biển. Gần hai tiếng đồng hồ, tàu mới đến được giàn đáy hàng khơi cách bờ từ 12 – 20 hải lý, ở giáp ranh vùng nước đục và trong. Tuỳ vào dòng nước chảy, mỗi giàn đáy hàng khơi thường giăng liền kề vài chục miệng đáy, miệng đáy rộng chừng 50m.
Đáy hàng khơi có thể khai thác quanh năm, nhưng mỗi năm có hai vụ chính: mùa nam từ tháng 3 đến tháng 6, mùa chướng từ tháng 9 đến tháng chạp âm lịch. Tàu từ đất liền ra giàn đáy hàng khơi kéo lưới bắt tôm cá từ chạng vạng tối hôm trước đến hừng đông lại quay về bến.
Đời bạn chòi
Ngư dân Cà Mau có hàng ngàn miệng đáy hàng khơi ở các cửa biển Cái Đôi Vàm – Phú Tân, Rạch Gốc, xã Tân Ân, Rạch Tàu, xã Đất Mũi – Ngọc Hiển… hình thành làng đáy hàng khơi ven biển. Có người làm chủ hàng chục, hàng trăm miệng đáy. Ngư phủ làm mướn gọi là “bạn”, đi theo tàu ra biển đóng đáy gọi là “bạn tàu”, ngư phủ làm trên biển gọi là “bạn chòi”. Ở vùng biển Cà Mau có hàng ngàn miệng đáy nên có rất nhiều bạn chòi trông coi đáy hàng khơi. Mùa chướng, họ chịu đựng sóng gió lồng lộng; mùa gió tây nam, họ phải chống chọi với mưa bão.
Tôi ngước nhìn lên cao, chừng 10m, một chòi lá nho nhỏ như tổ chim ôm lấy cây cột đáy, gió xô lắc lư, đu đưa theo sóng gió, vách lá te tua. Từ chòi, hai khuôn mặt đen cháy, tóc tai bù xù, thả hai sợi dây to cỡ ngón chân cái xuống tàu. Muốn lên chòi phải ngồi vô chiếc cần xé, cầm hai cọng dây nương theo để bạn chòi kéo lên. Tôi cảm nhận bàn tay chai cứng, ngón tay như gọng kềm của bạn chòi khi họ kéo tôi lên.
Căn chòi nhỏ hẹp chỉ đủ hai người ngồi. Tôi ngoái nhìn xuống mặt biển xanh ngắt, choáng váng mặt mày. Hú hồn hú vía, nếu lỡ thủng chiếc cần xé hoặc đứt dây chắc trôi theo nước biển! Vào con nước, bạn chòi phải ở ròng rã ngoài khơi cả tuần đến mười ngày mới được vô bờ thăm vợ con. Sum họp gia đình vài ngày giữa hai con nước, rồi lại quay ra chòi để làm bạn với biển khơi.
Anh Thạch Sơl và Trần Văn Mẫn sống trong căn chòi gồm một bếp lò nấu củi, hai can nước ngọt, bao gạo, thùng mì, chén bát đựng trong rổ nhựa, hai cái võng mắc cặp vách. Quần áo thì mỗi người một bộ để mặc khi vào bờ, còn thì họ chỉ độc chiếc quần đùi. Tất cả vật dụng đều có một sợi dây cột vào đâu đó, gió có thổi văng thì còn dính lại.
Bật lửa được giữ kỹ nhất, gắn vào khối ximăng, có cái khoen để cột dây. Vật đáng ra bất ly thân là chiếc áo phao thì chẳng thấy anh nào mặc, kể cả khi di chuyển chơi vơi trên đòn gượng nối hai trụ đáy. Anh Trần Văn Mẫn làm nghề bạn chòi đã 11 năm, nói: “Áo phao vướng víu, khó khăn đi lại. Nếu lỡ rơi xuống biển thì người ở trên thảy phao, quăng dây. Nếu không thì anh em tụi tui dư sức bơi vô giàn đáy gần đây!”
Bạn chòi Thạch Sơl cười rất tươi, hàm răng ám khói thuốc lá, giải thích vì sao ai cũng phải thủ một con dao bên mình: “Anh em ở trên chòi, không may rơi xuống biển, nước đạp trôi vào đục đáy (lưới đáy), phải có dao rạch lưới để thoát thân!” Anh cho hay mùa gió chướng là mùa thu nhập chính của bạn chòi.
Con nước nào trúng thì được 1 – 2 triệu đồng, ít thì trên dưới 500.000 đồng. Nhưng cũng lắm khi kéo đáy lên chẳng có gì, buồn chết được. Có những lúc vợ đau con ốm, không được vào bờ phải liên hệ với chủ hàng đáy qua máy bộ đàm, vay tiền lo thuốc thang chờ khi mùa chướng làm trừ nợ.
Cực vậy, nên bạn chòi hầu hết là trai tráng tứ xứ trôi dạt về đây dấn thân với nghề biển, phần lớn có tánh cần cù, chịu khó và ưa mạo hiểm. Anh Nguyễn Văn Lùn, 31 tuổi, làm bạn chòi từ năm 15 tuổi, kể: “Ở chòi tưởng rảnh chớ làm suốt ngày đêm. Sáng sớm lo nấu bữa cơm trần ai vì gió tắt bếp. Ngả lưng chút xíu lại chuẩn bị đóng đáy. Suốt đêm gần như thức trắng để phạch dạo cho tàu đến đổ đục. Tàu quay về đất liền mình phải giặt đáy, phơi khô. Hết miệng đáy này sang miệng đáy khác”.
Cực, nhưng bù lại bạn chòi có quyền chọn và hưởng toàn bộ sản phẩm thu được một trong năm miệng đáy mà người chủ của họ đã đầu tư. Dù vậy, nhiều ông chủ đáy hàng khơi vẫn giàu sụ.
Làng bạn chòi chờ chồng
Anh Trần Lê Út, phó chủ tịch UBND thị trấn Cái Đôi Vàm – Phú Tân, cho biết: thị trấn Cái Đôi Vàm có tới 60 hộ làm nghề đáy hàng khơi, mỗi hộ thuê 10 – 30 bạn. Hầu hết bạn chòi sống kham khổ. Thậm chí nhiều người phải bỏ mạng oan uổng ngoài biển vì nghề này. Sau cơn bão Linda 1997, bạn chòi giỏi còn không mấy người.
Chiếc ghe chở tôi cùng 20 bạn chòi trở về, cập bến. Hàng chục phụ nữ cùng mấy đứa nhỏ tay thúng, tay rổ đứng chờ sẵn từ lúc nào.
Chị Diệp, vợ anh Thạch Văn Thống, vừa thấy chồng bước xuống đã vây lấy mà không màng tới phần cá tôm được chia. Vợ anh Hai Chiểu nói: “Ngày nào chị em tụi tui cũng ngóng ra biển chờ mấy ổng”. Lẫn trong số những phụ nữ ấy, có nhiều người không phải đến chia phần mà đến để nhặt cá thuê hay mua lại ra chợ bán kiếm tiền. Gương mặt họ buồn hiu hắt, nhiều goá phụ quay mặt giấu những giọt nước mắt khi chứng kiến cảnh vợ con người khác vui mừng đón chồng.
Nghề đáy hàng khơi là vậy, lắm lúc biển bao dung mang lại cơm no áo ấm cho họ, nhưng đôi khi biển cũng giận dữ lấy lại những gì đã ban phát và cả mạng người.
Du lịch, GO! - Theo Langviet và nhiều nguồn ảnh khác