Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 14 April 2012

Đôi lúc vẫn cứ thích thế, thích làm kẻ lười nhác, rong chơi sớm ngày, thích cảm giác đứng trên non cao nhìn ra xa chỉ mây trời và nắng ấm, hét thật to cho thảnh thơi đầu óc. Nhắm mắt... có phải tiếng chim líu lo trên tán lá xanh, có phải suối nguồn róc rách chảy xoa lòng người lữ thứ ? Và rồi tôi hăm hở quyết định đi leo núi ngày cuối tuần!

Hà Nội hôm trước trời còn mưa rả rích vì ảnh hưởng của bão, thế mà tôi lại thèm đi leo núi đến lạ lùng, lâu rồi không có cảm giác đứng trên non cao để phóng tầm mắt ra đất trời bao la. Sáng chủ nhật hành trình từ Hà Nội về Thái Nguyên, trời đã tạnh mưa và đến trưa thì hửng nắng...
Nơi chúng tôi đến là ngọn núi gắn với tình yêu của đôi chim Phượng Hoàng. Từ dưới nhìn lên, núi Phượng Hoàng có hai hòn đá với hình hai con chim phượng hoàng nằm ấp nhau.

Sở dĩ núi mang tên Phượng Hoàng là vì theo huyền thoại ngày xưa trên núi có một đôi chim phượng hoàng sống rất hạnh phúc và chúng đã sinh được hai quả trứng. Ngày ngày, chim bố đi kiếm mồi cho chim mẹ nằm ấp trứng. Một ngày kia mải theo đàn chim mái mới, chim bố đã quên nhiệm vụ và không trở về.

Rồi một hôm chợt nhận ra, nó quay trở về nhưng chim vợ đã hoá đá. Quá ân hận, chim bố nằm ở ngọn núi đối diện ngóng sang để mong người vợ trở lại trạng thái bình thường, nhưng đợi mãi nó cũng hoá đá. Từ đó núi mang tên Phượng Hoàng.

Dưới chân núi Phượng Hoàng là hang Mỏ Gà, được đặt theo tên dòng suối Mỏ Gà chảy ra từ trong lòng hang. Hang Suối Mỏ Gà cách hang Phượng Hoàng chỉ 100m, rộng trừng 10-15m, cao 2m-15m, chiều sâu của hang 150- 200m.

Nước suối Mỏ Gà được ví như là sinh khí của trời đất, vì vậy những ai tắm trong dòng nước mát lành của suối thì sẽ được sức khỏe và hạnh phúc viên mãn. Núi Phượng Hoàng và suối Mỏ Gà thuộc huyện Võ Nhai, cách Thành phố Thái Nguyên 45km.

Khi chúng tôi leo lên núi thì cũng là lúc khách du lịch đang xuống núi, vì đến muộn nhưng bỗng nhiên lại thấy thích cảm giác lên núi muộn ngắm ánh hoàng hôn cuối cùng xem sao. Tôi lại nhớ đến mấy câu thơ của bà Huyện Thanh Quan:

“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”
Trích: Qua đèo ngang

Chỉ không phải Đèo Ngang mà là con đường dẫn lên núi Phượng Hoàng nhưng tiếng chim ríu rít gọi nhau về tổ, những khóm lau đu trong gió chiều và con đường đá lên núi chen cỏ dại cũng khiến người ta choáng ngợp bởi chiều buông...

Lâu không leo núi nên tôi mệt phờ, dừng chân nghỉ, leo lên tảng đá ngồi phệt, bỏ giày ra đặt thẳng chân xuống mát lạnh, ngước lên trời thăm thẳm bỗng thấy ta bé nhỏ giữa đất trời...

Lúc lúc lại nghe thấy tiếng “Hú...b” vang vọng vào núi, đó là tiếng của những người đã lên đến đỉnh, là tiếng thúc giục những kẻ còn đang ở phía dưới nhanh chân lên, đừng chùn bước vì cứ đi là đến – đến với đỉnh non xanh, choáng ngợp sự hùng vĩ của đất trời và biết được rằng đôi chân ta bền bỉ đến mức nào...

Khi chúng tôi lên đến đỉnh thì ánh hoàng hôn in trên vách núi phía bên kia, tôi cũng hăm hở “Hú... ” vài tiếng, thảnh thơi lạ lùng!

Hang gồm có 3 tầng: tầng thượng là hang Dơi, tầng giữa gọi là hang Sáng, tầng cuối gọi là hang Tối. Hang Sáng rộng và thoáng, ánh sáng ở cả 3 cửa hang chính chiếu vào những nhũ đá hay thạch nhũ trong hang lung linh, huyền ảo.

Chúng tôi là những người cuối cùng xuống núi, trời đã nhá nhem, tiếng gió, tiếng lá cây, tiếng chim chóc nghe rõ hơn như bản nhạc cuối cùng của buổi chiều rơi...

Xuống chân núi ghé qua suối Mỏ gà, dòng nước mát lạnh khiến người ta tỉnh táo và sảng khoái hơn. Chúng tôi ngồi trên tảng đá thả chân xuống dòng chảy, nhắm mắt chỉ nghe tiếng róc rách của suối mà như giai điệu của núi rừng, lúc trầm bổng lúc dịu êm mà cũng bí ẩn, linh thiêng đủ để ta biết rằng không bao giờ là đủ cho những bước đi, những trải nghiệm, những đỉnh cao mới - cũng như con người ta luôn phải bước về phía trước, không có tấm biển nào mang chữ “Từ bỏ” mà chỉ có những chạm dừng chân - nghỉ ngơi để rồi sớm mai ta lại tiếp tục cuộc hành trình!

Du lịch, GO! - Theo Madalena_pl (Zing), Giaoduc.net
Làng đáy hàng khơi ở Rạch Gốc, Tân Ân, huyện Ngọc Hiển có sáu lô, mỗi lô 70 miệng đáy. Còn ở Rạch Tàu, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển có đến 3.000 miệng đáy.

Có người làm giàu từ nghề đáy hàng khơi như ông Hồng Văn Hoàng (Bảy Hoàng), ở ấp Kiến Vàng, xã Tân An, huyện Ngọc Hiển. Hiện nay, cả nhà ông có 35 miệng đáy, phải thuê bảy bạn chòi, hàng chục bạn đi tàu và vợ con của họ để vá lưới, lựa tôm cá...

Bám víu vào cột đáy giăng giăng là những chiếc chòi cheo leo như tổ chim, nơi sinh sống của bạn chòi ngoài biển khơi.

Luật ở đáy hàng khơi

Chủ đáy hàng khơi tuyệt đối không cho đàn bà con gái xuống tàu. Ông Sáu Quảng – chủ đáy hàng khơi ở Cái Đôi Vàm nói để tôi hiểu rằng xuống tàu ra đáy hàng khơi có “luật”. “Chú muốn thì cứ đi, sợ mệt chứ không chết chóc gì đâu. Lúc này sóng gió dữ lắm, gió tốc mái chòi, sóng cuốn trôi lưới do ảnh hưởng bão”, ông nói.

Chiếc ghe nhỏ, chừng 30 tấn, hướng ra cửa biển Cái Đôi Vàm. Tôi muốn tận mắt thấy ngư dân làm nghề đáy hàng khơi, đổ đục. Ra khỏi cửa biển Cái Đôi Vàm, con tàu trở nên bé nhỏ, lao xuống, nổi lên như trò chơi của sóng biển. Gần hai tiếng đồng hồ, tàu mới đến được giàn đáy hàng khơi cách bờ từ 12 – 20 hải lý, ở giáp ranh vùng nước đục và trong. Tuỳ vào dòng nước chảy, mỗi giàn đáy hàng khơi thường giăng liền kề vài chục miệng đáy, miệng đáy rộng chừng 50m.

Đáy hàng khơi có thể khai thác quanh năm, nhưng mỗi năm có hai vụ chính: mùa nam từ tháng 3 đến tháng 6, mùa chướng từ tháng 9 đến tháng chạp âm lịch. Tàu từ đất liền ra giàn đáy hàng khơi kéo lưới bắt tôm cá từ chạng vạng tối hôm trước đến hừng đông lại quay về bến.

Đời bạn chòi

Ngư dân Cà Mau có hàng ngàn miệng đáy hàng khơi ở các cửa biển Cái Đôi Vàm – Phú Tân, Rạch Gốc, xã Tân Ân, Rạch Tàu, xã Đất Mũi – Ngọc Hiển… hình thành làng đáy hàng khơi ven biển. Có người làm chủ hàng chục, hàng trăm miệng đáy. Ngư phủ làm mướn gọi là “bạn”, đi theo tàu ra biển đóng đáy gọi là “bạn tàu”, ngư phủ làm trên biển gọi là “bạn chòi”. Ở vùng biển Cà Mau có hàng ngàn miệng đáy nên có rất nhiều bạn chòi trông coi đáy hàng khơi. Mùa chướng, họ chịu đựng sóng gió lồng lộng; mùa gió tây nam, họ phải chống chọi với mưa bão.

Tôi ngước nhìn lên cao, chừng 10m, một chòi lá nho nhỏ như tổ chim ôm lấy cây cột đáy, gió xô lắc lư, đu đưa theo sóng gió, vách lá te tua. Từ chòi, hai khuôn mặt đen cháy, tóc tai bù xù, thả hai sợi dây to cỡ ngón chân cái xuống tàu. Muốn lên chòi phải ngồi vô chiếc cần xé, cầm hai cọng dây nương theo để bạn chòi kéo lên. Tôi cảm nhận bàn tay chai cứng, ngón tay như gọng kềm của bạn chòi khi họ kéo tôi lên.

Căn chòi nhỏ hẹp chỉ đủ hai người ngồi. Tôi ngoái nhìn xuống mặt biển xanh ngắt, choáng váng mặt mày. Hú hồn hú vía, nếu lỡ thủng chiếc cần xé hoặc đứt dây chắc trôi theo nước biển! Vào con nước, bạn chòi phải ở ròng rã ngoài khơi cả tuần đến mười ngày mới được vô bờ thăm vợ con. Sum họp gia đình vài ngày giữa hai con nước, rồi lại quay ra chòi để làm bạn với biển khơi.

Anh Thạch Sơl và Trần Văn Mẫn sống trong căn chòi gồm một bếp lò nấu củi, hai can nước ngọt, bao gạo, thùng mì, chén bát đựng trong rổ nhựa, hai cái võng mắc cặp vách. Quần áo thì mỗi người một bộ để mặc khi vào bờ, còn thì họ chỉ độc chiếc quần đùi. Tất cả vật dụng đều có một sợi dây cột vào đâu đó, gió có thổi văng thì còn dính lại.

Bật lửa được giữ kỹ nhất, gắn vào khối ximăng, có cái khoen để cột dây. Vật đáng ra bất ly thân là chiếc áo phao thì chẳng thấy anh nào mặc, kể cả khi di chuyển chơi vơi trên đòn gượng nối hai trụ đáy. Anh Trần Văn Mẫn làm nghề bạn chòi đã 11 năm, nói: “Áo phao vướng víu, khó khăn đi lại. Nếu lỡ rơi xuống biển thì người ở trên thảy phao, quăng dây. Nếu không thì anh em tụi tui dư sức bơi vô giàn đáy gần đây!”

Bạn chòi Thạch Sơl cười rất tươi, hàm răng ám khói thuốc lá, giải thích vì sao ai cũng phải thủ một con dao bên mình: “Anh em ở trên chòi, không may rơi xuống biển, nước đạp trôi vào đục đáy (lưới đáy), phải có dao rạch lưới để thoát thân!” Anh cho hay mùa gió chướng là mùa thu nhập chính của bạn chòi.

Con nước nào trúng thì được 1 – 2 triệu đồng, ít thì trên dưới 500.000 đồng. Nhưng cũng lắm khi kéo đáy lên chẳng có gì, buồn chết được. Có những lúc vợ đau con ốm, không được vào bờ phải liên hệ với chủ hàng đáy qua máy bộ đàm, vay tiền lo thuốc thang chờ khi mùa chướng làm trừ nợ.

Cực vậy, nên bạn chòi hầu hết là trai tráng tứ xứ trôi dạt về đây dấn thân với nghề biển, phần lớn có tánh cần cù, chịu khó và ưa mạo hiểm. Anh Nguyễn Văn Lùn, 31 tuổi, làm bạn chòi từ năm 15 tuổi, kể: “Ở chòi tưởng rảnh chớ làm suốt ngày đêm. Sáng sớm lo nấu bữa cơm trần ai vì gió tắt bếp. Ngả lưng chút xíu lại chuẩn bị đóng đáy. Suốt đêm gần như thức trắng để phạch dạo cho tàu đến đổ đục. Tàu quay về đất liền mình phải giặt đáy, phơi khô. Hết miệng đáy này sang miệng đáy khác”.

Cực, nhưng bù lại bạn chòi có quyền chọn và hưởng toàn bộ sản phẩm thu được một trong năm miệng đáy mà người chủ của họ đã đầu tư. Dù vậy, nhiều ông chủ đáy hàng khơi vẫn giàu sụ.

Làng bạn chòi chờ chồng

Anh Trần Lê Út, phó chủ tịch UBND thị trấn Cái Đôi Vàm – Phú Tân, cho biết: thị trấn Cái Đôi Vàm có tới 60 hộ làm nghề đáy hàng khơi, mỗi hộ thuê 10 – 30 bạn. Hầu hết bạn chòi sống kham khổ. Thậm chí nhiều người phải bỏ mạng oan uổng ngoài biển vì nghề này. Sau cơn bão Linda 1997, bạn chòi giỏi còn không mấy người.
Chiếc ghe chở tôi cùng 20 bạn chòi trở về, cập bến. Hàng chục phụ nữ cùng mấy đứa nhỏ tay thúng, tay rổ đứng chờ sẵn từ lúc nào.

Chị Diệp, vợ anh Thạch Văn Thống, vừa thấy chồng bước xuống đã vây lấy mà không màng tới phần cá tôm được chia. Vợ anh Hai Chiểu nói: “Ngày nào chị em tụi tui cũng ngóng ra biển chờ mấy ổng”. Lẫn trong số những phụ nữ ấy, có nhiều người không phải đến chia phần mà đến để nhặt cá thuê hay mua lại ra chợ bán kiếm tiền. Gương mặt họ buồn hiu hắt, nhiều goá phụ quay mặt giấu những giọt nước mắt khi chứng kiến cảnh vợ con người khác vui mừng đón chồng.

Nghề đáy hàng khơi là vậy, lắm lúc biển bao dung mang lại cơm no áo ấm cho họ, nhưng đôi khi biển cũng giận dữ lấy lại những gì đã ban phát và cả mạng người.

Du lịch, GO! - Theo Langviet và nhiều nguồn ảnh khác
Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm ở Tây Nam Nghệ An với diệc tích 91.000 Km2, đây là vùng rừng với sinh cảnh chủ yếu là rừng ẩm nhiệt đới núi thấp với các loại cây gỗ và dây leo phát triển mạnh...

VQG Pù Mát nằm ở Tây Nam Nghệ An với diệc tích 91.000 Km2, đây là vùng rừng với sinh cảnh chủ yếu là rừng ẩm nhiệt đới núi thấp với các loại cây gỗ và dây leo phát triển mạnh. Đây cũng là vùng có đa dạng sinh học lớn nhất tại khu vực Bắc Trường Sơn.

Từ xưa đến nay vốn đã lưu truyền " Rừng thiêng nước độc", cũng đã nghe những câu chuyện rợn người về những chuyến tìm trầm, săn thú và xen lẫn những câu chuyện săn người.

Tò mò là cái điều đáng ghét nhất với 1 phượt thủ, những câu chuyện về núi rừng hoang vu đã nghe chán, nhìn cũng nhiều nhưng chưa thấy tận mắt bao giờ. Với một vài lý do cá nhân, có cái giấy phép cộng với cái thông tin là chưa ai trekking Pù Mát để đưa lên mạng cả, có chăng chỉ là những gã thợ săn sống cả cuộc đời trong rừng hay là những gã mà trong đầu chỉ là nghiên cứu với bảo tồn. ( các bác đừng nói điều gì ác nhé, nói thế là chửi em đấy).

Một tuần nóng bức càng làm cho ham muốn trỗi dậy, rục rịch làm thủ tục xin phép với những câu khuyên bảo " Mày điên à mà đi rừng".. ... ừ thì 10 thằng phượt thì 8 thằng chập, 1 thằng điên và nửa thằng bị vợ đuổi nên nói thế chẳng sao cả, và rồi thủ tục cũng xong.

Rủ rê lôi kéo được 4 lão phượt, kiếm 1 lão thợ săn mà nghe nói đã đi rừng từ khi 8 tuổi dẫn đường.
Chuyến đi dự kiến 6 ngày nên mọi công tác chuẩn bị rất chi tiết, mỗi balo mang gần 8kg, khá nặng với những gã này. Chúng tôi tiến vào rừng sâu qua cái nơi mà văn minh đâm sâu nhất vào rừng.

Đến chân thác kèm, ghé chụp đôi ba phát súng là chúng tôi tiến thẳng theo " Tiếng gọi nơi hoang dã", tranh thủ cảm nhận chút văn minh còn sót lại, chúng tôi lầm lũi cắt ngang con đường nhựa và tiến vào con đường mòn nhỏ xíu.

Ấn tượng đầu tiên là bẫy, bẫy và bẫy, những hàng bẫy cắt ngang cắt dọc những ngọn đồi, bám theo những con đường mòn nhỏ và che kín những bờ suối, những chiếc bẫy gần nhất chỉ cách con đường nhựa chừng 2m. Những gã trai HN tò mò, muốn thử cái cảm giác bị săn đuổi như thế nào, chỉ tiếc là gã còn phải đi 6 ngày nữa nếu không cũng bỏ chân thử cái cảm giác bị bẫy để " bị dính bẫy cũng là một trải nghiệm".

Chúng tôi đến cái đích đầu tiên là ngọn Thác Kèm, có vô số ảnh về Thác Kèm nhưng tớ biết là có rất ít ảnh về đỉnh thác và đây có lẽ là cái đầu tiên được đưa lên Phượt.

Thác kèm là tên gọi của dòng thác cao trên 100m, ngọn thác chính là nơi hợp lưu của 2 dòng suối, 1 dòng nhỏ xuất phát từ đỉnh cao nhất, chảy khoảng 20m thì nó gặp dòng thứ 2 hợp vào và cả 2 dòng suối đều đổ nước xuống 1 cái địa danh chung là Thác Kèm. Do địa thế hiểm trở nên chúng tôi chỉ đến được đỉnh cao nhất của thác mà không đến cái ngọn suối thứ 2.

4 thằng phượt với 4 mục đích khác nhau, 1 lão đi chỉ mong ảnh, 1 lão mong câu cá, 1 lão mong viết bài và lão cuối cùng chỉ đam mê những cánh bướm hoang dã, 1 bác thợ săn đi chỉ mong thỏa mãn trí tò mò là lý do gì mà lại có những gã trai thành phố bỏ những chăn ấm nệm êm, xe tay ga đi mát mặt để vào ngủ võng với tiếng muỗi rừng, đi cho chân tay tê cứng.

Xuất phát từ 8h sáng, đến 12h chúng tôi đến điểm nghỉ đầu tiên, giữ sức cho chuyến đi vượt đỉnh Bù Lở với địa danh " Dốc Cháy 1200" vào ngày mai.
Với sự giúp đỡ của bác thợ săn, khu trại được dựng lên sau 30 phút, chúng tôi nhanh chóng nhóm lửa nhằm đáp ứng cái nhu cầu của dạ dày, thực sự là rất đói sau chuyến đi mệt mỏi.

Ấn tượng đầu tiên là một chút cảm nhận về rừng ẩm nhiệt đới, chúng tôi đi sau thời gian nắng to hơn 10 ngày và đất rừng vẫn trơn như đổ mỡ, các tầng thực vật dày đặc đã chắn hết ánh sáng chiếu xuống mặt đất, ít nhất nắng trên 10 ngày mới mong đường có thể khô. Đấy là lý do làm cho chuyến đi này không như ý muốn.

Những cây gỗ ướt nhẹp là lý do chính để thử thách trình độ nhóm lửa của đoàn. Mất hơn 1 tiếng để nhóm cái bếp lửa, thực sự vất vả để có cái ăn. Nhưng rồi cái gì cũng thế, mãi rồi nó cũng xong, bữa ăn trưa với cá khô và thịt hộp, được cải thiện thêm bằng những món rau dọc đường

Những món rau, cây cỏ ăn được trong rừng rất nhiều, tại mâm cơm, với 1 cái nhoài người thì chúng tôi đã có những lá Chân Chim, lá Mì Chính để bổ sung vào bữa ăn thêm phần thịnh soạn. Bên cạnh đó cũng đã ăn thử 1 ít quả Nghệ Rừng, vị nó chua chua càng làm cơn đói thêm trầm trọng.

Xong bữa cơm trưa thì chúng tôi phải lo bữa tiếp theo , với phương châm là lấy thức ăn rừng là chính, 3 lão trai lại lao xuống suối kiếm cá cho bữa ăn chiều. Do có Thác Kèm chắn ngang nên tại thượng nguồn Khe Kèm không có các loài cá lớn, hầu hết là các loài cá nhỏ cỡ ngón tay.

Câu mãi, câu mãi cũng được ít cá, thế cũng đủ cho 1 bữa nhậu, ACE thông cảm đôi chút vì chuyến này gần như tận hưởng là chính nên không nhiều ảnh, bên cạnh đó do đây là ngày đầu tiên của chuyến đi, để tiết kiệm Pin nên chụp ít là tất nhiên.

Bên cạnh rau rừng, cá suối thì một món quan trọng khác cũng không thể không nói đến, chỉ tiếc là nó không mời mà đến: Vắt rừng.

Rồi điều không mong nhất cũng đến. Mưa rừng. Chỉ tiếc là mưa rừng nó không lãng mạn như bài hát, chỉ biết là nó ầm ầm và dai dẳng cả ngày cả đêm, xối ầm ầm qua các kẽ lá và rơi cả đêm trên những tấm tăng. Mưa đến ngay khi chúng tôi chuẩn bị đèn cho chuyến săn ếch và săn cá ban đêm. Mưa thì điều tốt nhất là ngồi 1 chỗ, ngay các bác thợ săn khi gặp mưa cũng phải " Nín".

Trong đêm mưa, nằm nghe những câu chuyện phiếm, hầu hết là những tự bạch của gã thợ săn, về những ký ức vui lẫn buồn. Những câu chuyện kể về những ngôi mộ chưa chục xác người nằm mãi ở rừng, những cái đầu lâu lăn lóc bên bờ suối, những chiếc võng mục dần làm rơi ra những mảnh xương, những phát súng không rõ từ đâu nhưng cũng đủ hạ 1 gã và làm những gã khác chạy toán loạn. Nhưng rồi sau những mất mát thì họ lại vào rừng vì kế sinh nhai.

Nói thêm một chút về những điều nguy hiểm nhất nơi này. Những nguy hiểm nhất với thợ săn và những người đi Cội (tìm trầm) chính là con người, những người được gọi cái tên chung là " Phỉ", chúng là những nhóm chuyên cướp hàng của những người đi rừng, cả về lý do chính trị lẫn kinh tế, họ hầu hết là người Mẹo (H'Mong), một số ít khác là tội phạm bỏ trốn hoặc đơn giản là toán này cướp hàng toán khác.

Hầu hết những người đi rừng đều có súng, AK hoặc CKC, nhẹ nhất cũng khẩu thể thao, do vậy nên việc giết 1 người rất dễ thực hiện. Những vụ bắn giết trong rừng mãi luôn là những câu chuyện của rừng hoặc là những ký ức kinh hoàng của những người may mắn sống sót trở về, gã thợ săn dẫn đường cũng bị bắn 2 lần và 2 lần gã đều may mắn.

Mưa cũng chính là nguyên nhân làm cho chuyến đi lỡ hẹn, khi mưa lớn thì tuyến đường trơn như đổ mỡ. Những con dốc cao lại trơn như đổ mỡ là chướng ngại không thể vượt qua, ngay cả với những gã đi rừng lâu năm nhất. Họ đã vậy thì chúng tôi sao tránh khỏi, trời đã mưa lớn thì ít nhất 1 tuần nữa đường mới có thể đi, thời gian không cho phép nên lựa chọn duy nhất là quay về.

Hạ hết những thứ cồng kềnh, bỏ sang túi của lão dẫn đường hầu hết những cái nặng, chúng tôi đành quay về và để lại lời hẹn vào mùa khô,một lời hứa với những đỉnh núi cao, những con dốc thẳng đứng và những con vắt đang chờ đợi. Chúng tôi phải quay về sau 2 ngày 1 đêm trong rừng già Pù Mát.

Tuy không thể hoàn thành chuyến đi với đoàn phượt nhưng tôi sẽ hoàn thành pic này với những chuyến đi riêng của mình, những chuyến đi săn lẫn những chuyến đi tuần tra chống săn trộm.
Bốn thành viên của đoàn, trừ ông thợ săn đang chờ ngoài thác. Mặc dù chuyến đi không trọn vẹn nhưng đối với tôi đó là một trải nghiệm đầu tiên trong đời thú vị khi trekking.Thôi đànhn hẹn Pù Mát dịp khác vì nhà mình cũng gần đây.

Du lịch, GO! - Trích Phuot.com

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống