Ba lô buộc gọn gàng, kiểm tra phanh kỹ lưỡng chúng tôi mới dám đổ đèo Thung Khe.
Đèo Thung Khe nằm trên QL6, thuộc huyện Mai Châu, Hòa Bình, cao khoảng 1.000m so với mực nước biển. Đây có lẽ là con đèo đầu tiên thử thách tay lái của dân phượt nếu muốn ngược Sơn La, Điện Biên, Lai Châu bằng QL6.
Sau Thung Khe là đến đèo Chiềng Đông, Chiềng Pấc nổi tiếng với những đường cua quanh co, sương mù giăng kín. Nhưng điều khiến dân phượt mỗi khi qua Thung Khe thích thú nhất là địa hình đặc biệt, xe cứ ôm núi mà đi. Do là tuyến độc đạo lên Sơn La nên lượng phương tiện qua đây khá lớn, những hôm sương mù giăng kín đi lại khá khó khăn. Nhưng bù lại, khi đến đỉnh đèo, toàn cảnh thung lũng Mai Châu hùng vĩ hiện ra trước mắt, như mê hoặc lòng người.
Vượt đèo Thung Khe ban đêm vào mùa lạnh là một trải nghiệm khó quên cho bất kỳ tài xế hoặc du khách nào, với màn sương phủ kín kèm cái lạnh buốt đến tê người, tầm nhìn xa bị hạn chế không quá 3m.
Vượt đèo Thung Khe khi ánh sáng duy nhất chỉ là đèn xe của chính mình hoặc của những xe tải, xe khách đi ngược chiều. Thung lũng Mai Châu hiện ra dưới chân đèo Thung Khe trong ánh đèn nhìn xa như hàng nghìn ngọn lửa đang âm ỉ cháy.
Ông trời cũng thật khéo cho nơi này một khoảng đất rộng, bằng phẳng làm nơi dừng chân sau những khúc cua ôm núi. Nhiều món đặc sản đã được người dân bản địa bày bán. Đặc sản nhất có lẽ là ngô luộc.
Dường như ngô trồng trên đá, ăn sương đêm nên cho bắp to, hạt chắc nhưng ăn lại rất mềm và thơm. Tất cả các đoàn khách lên Sơn La hoặc về Hà Nội qua Thung Khe đều dừng lại chỉ để thưởng thức món ngô luộc này và không quên mua chục bắp về làm quà.
Tại đây còn có cơm lam, rêu đá, măng chấm vừng... thơm thơm, bùi bùi, ngầy ngậy. Cảm giác thật bõ công sau một hành trình dài. Nếu muốn ăn ngô tươi hơn, lữ khách có thể tự chọn ngô trong bao tải rồi cho vào nồi nước đang sôi sùng sục. Mùi khói thơm thơm, lửa lép bép xua tan cái lạnh cắt da của vùng núi. Mọi người như gần nhau hơn bên bếp lửa hồng, chờ ngô chín mà câu chuyện thêm rôm rả.
Sau những phút nghỉ ngơi, chân bớt mỏi, tay bớt căng cứng vì bóp côn nhiều, bụng bớt sôi vì đói, chúng tôi tiếp tục đổ đèo xuôi Hòa Bình để về Hà Nội. Hết đèo là đoạn đường thẳng thớm về Hà Nội sẽ nhẹ nhàng hơn nên tôi cứ thong thả đổ đèo, trải nghiệm từng khúc cua núi trong sương chiều.
Chuyện đèo Thung Khe
Du lịch, GO! - Theo ANTĐ, internet
Đèo Thung Khe nằm trên QL6, thuộc huyện Mai Châu, Hòa Bình, cao khoảng 1.000m so với mực nước biển. Đây có lẽ là con đèo đầu tiên thử thách tay lái của dân phượt nếu muốn ngược Sơn La, Điện Biên, Lai Châu bằng QL6.
Sau Thung Khe là đến đèo Chiềng Đông, Chiềng Pấc nổi tiếng với những đường cua quanh co, sương mù giăng kín. Nhưng điều khiến dân phượt mỗi khi qua Thung Khe thích thú nhất là địa hình đặc biệt, xe cứ ôm núi mà đi. Do là tuyến độc đạo lên Sơn La nên lượng phương tiện qua đây khá lớn, những hôm sương mù giăng kín đi lại khá khó khăn. Nhưng bù lại, khi đến đỉnh đèo, toàn cảnh thung lũng Mai Châu hùng vĩ hiện ra trước mắt, như mê hoặc lòng người.
Vượt đèo Thung Khe ban đêm vào mùa lạnh là một trải nghiệm khó quên cho bất kỳ tài xế hoặc du khách nào, với màn sương phủ kín kèm cái lạnh buốt đến tê người, tầm nhìn xa bị hạn chế không quá 3m.
Vượt đèo Thung Khe khi ánh sáng duy nhất chỉ là đèn xe của chính mình hoặc của những xe tải, xe khách đi ngược chiều. Thung lũng Mai Châu hiện ra dưới chân đèo Thung Khe trong ánh đèn nhìn xa như hàng nghìn ngọn lửa đang âm ỉ cháy.
Ông trời cũng thật khéo cho nơi này một khoảng đất rộng, bằng phẳng làm nơi dừng chân sau những khúc cua ôm núi. Nhiều món đặc sản đã được người dân bản địa bày bán. Đặc sản nhất có lẽ là ngô luộc.
Dường như ngô trồng trên đá, ăn sương đêm nên cho bắp to, hạt chắc nhưng ăn lại rất mềm và thơm. Tất cả các đoàn khách lên Sơn La hoặc về Hà Nội qua Thung Khe đều dừng lại chỉ để thưởng thức món ngô luộc này và không quên mua chục bắp về làm quà.
Tại đây còn có cơm lam, rêu đá, măng chấm vừng... thơm thơm, bùi bùi, ngầy ngậy. Cảm giác thật bõ công sau một hành trình dài. Nếu muốn ăn ngô tươi hơn, lữ khách có thể tự chọn ngô trong bao tải rồi cho vào nồi nước đang sôi sùng sục. Mùi khói thơm thơm, lửa lép bép xua tan cái lạnh cắt da của vùng núi. Mọi người như gần nhau hơn bên bếp lửa hồng, chờ ngô chín mà câu chuyện thêm rôm rả.
Sau những phút nghỉ ngơi, chân bớt mỏi, tay bớt căng cứng vì bóp côn nhiều, bụng bớt sôi vì đói, chúng tôi tiếp tục đổ đèo xuôi Hòa Bình để về Hà Nội. Hết đèo là đoạn đường thẳng thớm về Hà Nội sẽ nhẹ nhàng hơn nên tôi cứ thong thả đổ đèo, trải nghiệm từng khúc cua núi trong sương chiều.
Chuyện đèo Thung Khe
Du lịch, GO! - Theo ANTĐ, internet