Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 15 April 2012

Cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía nam và thành phố Huế 70 km về phía Bắc. Có vị trí địa lý thuận lợi nằm giữa 3 trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thế giới là: Cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An và Khu Thánh địa Mỹ Sơn với bán kính là 70 km.


< Trên đèo Hải Vân nhìn xuống cầu Lăng Cô.

Đi khi nào

Lăng Cô đẹp nhất vào thời điểm từ tháng 4 đến tháng 7.Sau tháng 8 đến tháng 11 thường có mưa, khiến cho bãi biển có thể bị đục, từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau thì biển khá lạnh.

Phương tiện

Nếu có ngân sách nhưng ít thời gian, bạn có thể chọn một trong hai cách sau để đến với Lăng Cô:

Cách 1: Bạn bay vào Huế rồi thuê xe ô tô. Phú Bài – Huế: 75km, đi mất gần 1 tiếng vì với những biển hạn chế tốc độ, xe không chạy nhanh được (Nếu bạn đã book phòng ở trước, có thể nhờ hotel đó thuê xe hộ).

Cách 2: Bay vào Đà Nẵng rồi thuê taxi đi qua hầm (chừng 15km) hoặc đèo (35km). Nếu muốn nhanh thì bạn đi qua hầm nhưng đi qua đèo thì thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời bởi cảnh đèo Hải Vân xưa nay vốn rất hớp hồn người.

Chú ý: Bạn nên bay vào Huế, chơi ở Lăng Cô, lúc về chạy vào Đà Nẵng, bay ra Hà Nội. Đấy là lịch trình hợp lý nhất.

Còn nếu muốn tiết kiệm tiền để giành cho kế hoạch ăn chơi ở Lăng Cô thì bạn nên đi tàu. Có rất nhiều tàu Thống nhất vào Huế, (nên chọn tàu S1 hoặc E1). Hơi lâu một chút nhưng vừa đi vừa ngắm cảnh cũng là một cái thú.

Khách sạn

Bạn có thể tìm thấy ở Lăng Cô những noi lưu trú phù hợp với túi tiền của mình từ giá cả bình dân tới 4 sao, 5 sao (tuy nhiên, phải nói thẳng là vì đi vào hoạt động chưa lâu nên các dịch vụ ở đây dù có thuộc hạng vài sao thì cũng chưa thực sự tương xứng lắm)

- Yến Hoàng Anh hotel: đối diện Thanh tâm qua QL 1. Sạch sẽ, mới, không có bể bơi. Đồ dùng được. Có view nhìn thẳng ra đầm Lập An, thanh bình yên ả. Trước cửa có nhà hàng nhỏ ăn uống khá ổn.

(Để đặt phòng tại Yến Hoàng Anh hotel xin vui lòng liên hệ 0904 898 775 hoặc ĐT 04 3564 1287)

- Thanh Tâm Seaside Resort: có hai khu là khu garden view và khu ocean view. Đồ ăn cũng ngon và giá cả phải chăng. Đây là nơi duy nhất cho phép dân du lịch vào bãi tắm đi qua địa phận của mình. Các xe Open Bus cũng dừng ở đây.  Từ Thanh tâm có thể bắt được xe Sinh cafe đi Đà Nẵng, Hội An.

Chú ý: Thanh Tâm được upgrade từ 1 nhà hàng, là khu nhà một tầng lầu với các phòng cũ và mới. Bạn nên cẩn thận để chọn được những phòng mới hơn với nội thất đồng bộ và mang lại cảm giác thoải mái trong khi những phòng cũ hơn thì không được như vậy.

( Để đặt phòng tại Thanh Tâm Seaside Resort xin vui lòng liên hệ 0904 898 775 hoặc ĐT 04 3564 1287)

- Nirvana Spa & Resort: Nirvana nằm giữa bán đảo Lăng Cô, với tổng diện tích dự án lên tới 13,32 ha, là khu nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Lăng Cô. Phòng rất đẹp, có đầy đủ bàn massage, sauna, tắm hơi, jacuzzi (bồn sục), bạn chỉ việc đặt dịch vụ là có thể sử dụng rất riêng tư, thoải mái. Tuy nhiên, so với các địa chỉ khác thì Nirvana nằm ở vị trí khá xa bãi biển Lăng Cô (khoảng 4km).

Chú ý: Nếu bạn có nhu cầu nghỉ dưỡng cao, hãy lựa chọn Nirvana còn nếu không thì đây thực sự không phải là một địa chỉ cần thiết. Nirvana vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên vẫn còn nhiều cái phải bàn nhưng được cái đội ngũ nhân viên thì rất nhiệt tình.

(Để đặt phòng tại Nirvana Spa & Resort xin vui lòng liên hệ 0904 898 775 hoặc ĐT 04 3564 1287)

Ăn uống

Ở Lăng Cô, bạn nên  ăn ở nhà hàng Bé Đen ở dưới câu Lăng Cô, ở đó có đầy đủ các loại hải sản tươi sống rất ngon nhưng bạn nên hỏi giá cả trước xem có hợp với túi tiền của mình không.

Nếu thu nhập của bạn bình thương thì bạn nên đi ăn ở các quán nhỏ ven đường, đặc biệt là khu vực phía dưới ba dốc lăng cô, không nên vào nhà hàng, cũng không nên vào các quán ăn phía trên ba dốc lăng cô, vị các quán đó phục vụ cho khách đương xa, xe khách, ồn ào không vệ sinh.

Các quán nhỏ dọc theo đương quốc lộ 1A, nếu bạn muốn ăn bạn vào xem trước rồi gọi. Ở các quan này chỉ phục vụ khách vãng lai, khách du lịch, hải sản của các quán này đa số là "tươi" sông.

Điểm tham quan

- Đầm Lập An: Bạn có thể thuê xe máy ở lễ tân khách sạn để đi chợ rồi tiện đường đến Lập An. Đi dạo trên cung đường du lịch ven đầm Lập An, một bên đầm một bên núi sẽ rất thi vị và có những kỷ niệm không bao giờ quên. Tha hồ chụp ảnh và ngắm cảnh. Đầm này đáy toàn là vỏ trai ốc, không có bùn, nên lội ra rất xa cũng chỉ đến bắp chân thôi, nước trong vắt. Ở chợ thì bạn có thể mua tông Lào, quần áo, thắt lưng đánh từ Lào về với giá rất rẻ.

- Bãi biển Chân Mây: bãi Chân Mây bằng phẳng kéo dài hình vòng cung, cát trắng và sóng hiền hòa, cách quốc lộ 1A chỉ gần 3km. Bãi tắm ở đây rất đẹp tuy nhiên nếu tắm ở đây bạn phải lưu ý sẽ không có người cứu hộ túc trực, không có hệ thống cảnh báo nguy hiểm.

- Đèo Hải Vân: từ Lăng Cô bạn lên đến đỉnh đèo, nơi phân chia Huế - Đà Nẵng thì dừng lại. Không nên chạy xuống vì ở đây quang cảnh đẹp nhất. Bạn có thể chụp ảnh tại các lôcôt của Mỹ hoặc Vọng Hải Đài từ thời vua Minh Mạng. Cuối đèo, lúc xuống đến Lăng Cô, bạn sẽ thấy nhiều vòi nước fun lên rất cao (7-8m) ở ven đường rất đẹp. Đấy là nước dẫn từ triền núi xuống, để rửa xe. Bạn có thể vào rửa chân tay, rất thích mà chỉ mất lời cảm ơn thôi.

 - Vườn quốc gia Bạch Mã: Cách Lăng Cô khoảng 30 km về phía tây, Bạch Mã nổi tiếng có khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ chưa bao giờ dưới 40C và cao hơn 260C. Tại đây, bạn có thể dạo bộ thưởng thức không khí của núi rừng bạch mã. Thăm quan cụm thác Ngũ Hổ, thác Đỗ Quyền, chinh phục đỉnh Bạch Mã, tham quan Vọng Hải Đài (từ đây chiêm ngưỡng toàn cảnh vịnh Chân Mây và đầm Cầu Hai).

 - Ngoài vườn quốc gia Bạch Mã ra bạn có thể thuê tàu từ Lăng Cô đi ra bán đảo Sơn Trà hoặc ra Đảo Ngọc. Hoặc cũng có thể sang Đà Nẵng chơi và ăn uống (Từ Lăng Cô đến trung tâm thành phố khoảng 20km). Nếu bạn bắt xe riêng từ Đà Nẵng - Lăng Cô - Huế thì chỉ cần chọn xe biển số địa phương định đến (Đà Nẵng là 43, Huế là 75, Hội An là 92) rồi hỏi giá. Nếu nó là xe chở khách đã trả khách rồi và giờ về điểm xuất phát thì sẽ có giá rẻ.

Giải trí:

Lăng Cô là một bãi biển tuyệt vời, nhưng vì nó xa trung tâm Huế nên không gian rất yên tĩnh.  Nhìn chung buổi tối thì tại các khu nghỉ ngơi (dù sang trọng hay bình dân) đều buồn vì ít các khu vực vui chơi, giải trí (Resort cũng không có nhiều thứ để chơi vào buổi tối. Ngoài khu massage ra thì còn có khu quầy bar có bi-a, karaoke.

Dulichgo: Đây là đi theo cung cách du lịch chính thống, còn theo kiểu... "phượt" thì bạn xem cái này.

Du lịch, GO! - Theo Yeudulich.vn
Không phổ biến như cầu sắt, cầu đá hay cầu gỗ thông thường, cầu ngói là một dạng kiến trúc độc đáo và hiếm thấy nhất ở Việt Nam.

Những cây cầu uốn cong như cầu vồng, có tuổi đời mấy trăm năm, lợp mái ngói cổ kính, nằm soi mình bên dòng nước trong xanh đã mang đến cho phong cảnh làng quê Việt một vẻ đẹp thật đặc biệt, khó quên.

Cầu ngói Phát Diệm, Ninh Bình

Cùng với công trình Nhà thờ đá, cầu ngói Phát Diệm là một công trình kiến trúc dân gian đặc sắc ở vùng công giáo Kim Sơn. Đây là cây cầu vừa mang chức năng giao thông, vừa là mái đình làng cổ kính, thân thuộc đối với người dân nơi đây.

Cầu bắc qua sông Ân, nằm ở trung tâm thị trấn Phát Diệm, cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 30km. Cầu ngói là chiếc cầu vồng bằng gỗ 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian, với tổng chiều dài 36m, chiều rộng 3m. Hai bên thân cầu có hai dãy lan can và cột đều bằng gỗ lim, trên cầu có mái che lợp ngói đỏ cổ truyền, hai bên đầu cầu có bậc tam cấp nối xuống đường và bước xuống sông.

Từ một vùng đất sình lầy ven biển, đỏ nặng phù sa, năm 1829, huyện Kim Sơn được ghi vào bản đồ Việt Nam. Cùng với việc lập làng, Nguyễn Công Trứ cho tiến hành xây dựng các công trình thuỷ lợi. Trước hết là việc đào con sông Ân nối sông Vạc với sông Càn để lấy nước ngọt. Việc đào kênh mương được tiến hành song song với việc làm đường, quật thổ, bồi cư, phân chia địa giới. Công trình cầu ngói ra đời trong hoàn cảnh đó.

Từ năm 1876, cầu ngói được xây dựng với toàn bằng gỗ và ngói. Sàn cầu lúc ấy là những tấm gỗ ván dài đến 10m được đóng vào dàn khung dầm cầu bằng những cây đinh đóng thuyền; cột chân cầu bằng gỗ, những cây gỗ lớn cỡ hai vòng tay người ôm mới xuể, nó liên tục được gia cường tu bổ để phục vụ nhu cầu đi lại, đây cũng là con đường chính để người dân tiến ra lấn biển... Trải qua thời gian, mưa nắng, sàn gỗ của cây cầu đã được thay thế, con sông và hai bên đường được bê tông hóa khá kiên cố nhưng cây cầu với mái ngói cổ kính, trầm mặc vẫn mãi là niềm tự hào của những người dân vùng đất mở Kim Sơn.

Cầu ngói chùa Lương, Nam Định

Cầu ngói chùa Lương ở xã Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định được xây dựng cách đây chừng 300 - 400 năm vào thời Lê, là một trong những cây cầu cổ đẹp nhất miền Bắc Việt Nam.

Cầu bắc ngang sông Trung Giang, cách chùa Lương khoảng 100m, nằm ngay trên con đường dẫn vào chùa, gắn với ngôi chùa thành một cụm di tích. Chùa Lương (hay còn gọi là chùa trăm gian) tên chữ là Phúc Lâm Tự được xây dựng vào đời vua Lê Hồng Thuận (1509 - 1515) cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, khi việc quai đê lấn biển đã giành nhiều kết quả.

Toàn bộ cầu gồm 9 gian, với 40 cột tròn, tất cả bằng gỗ lim, hai bên hai dãy hành lang dài làm ghế nghỉ chân. Cầu được bắc trên 18 cột đá hình vuông to đẹp; với hệ thống cột xà dầm, bố cục chặt chẽ, gia công tỉ mỷ, đạt trình độ kỹ thuật, mỹ thuật rất cao, khéo léo tạo bộ khung nhà cầu cong cong uốn lượn mềm mại, mái ngói hình mũi hài âm dương trông như con rồng duyên dáng đang vươn mình bay lên. Chạm khắc trên cầu tuy đơn giản song thể hiện hài hòa nét kiến trúc cổ truyền. Cầu là nơi đi lại và dừng chân để khách bộ hành nghỉ ngơi, ngắm cảnh sông nước, làng quê.

Cầu ngói Thanh Toàn, Huế

Cầu ngói bắc qua một con mương chảy từ đầu làng đến cuối làng Thanh Toàn, thuộc xã Thuỷ Thanh, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách trung tâm thành phố Huế chừng 8km theo đường bộ về phía đông.

Làng Thanh Toàn được thành lập vào thế kỷ 16. Những di dân từ đất Thanh Hóa theo chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa, có 12 vị tộc trưởng đã dừng chân lập nghiệp ở đây, tạo nên 12 họ khai canh của làng. Một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của họ Trần là bà Trần Thị Ðạo đã cúng tiền cho làng xây dựng chiếc cầu gỗ để dân làng qua lại được thuận tiện, khỏi phải dùng đò ngang. Ðây cũng là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân.

Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu vồng bằng gỗ, được xây dựng theo lối thượng gia hạ kiều (trên nhà, dưới cầu), dài 17m, rộng 4m. Trên cầu có mái che, lợp ngói ống tráng men chia làm 7 gian.

Cầu ngói Thanh Toàn là một di tích kiến trúc cổ, rất có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá và còn là một thắng cảnh. Chiếc cầu được xây dựng cách đây hơn hai thế kỷ, đã bao lần bị gió bão, lụt lội và chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên, sau các lần hư hỏng, nhân dân xã đều chung nhau tu sửa, tôn tạo và gìn giữ nó.

Với tinh thần "uống nước nhớ nguồn" và tôn trọng di sản văn hoá, nhiều thế hệ dân làng Thanh Toàn đã gìn giữ công trình kiến trúc độc đáo này của Huế. Tháng 9/1991, cầu được trùng tu lớn theo qui mô cũ và chính thức được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận Di tích quốc gia, trở thành danh thắng quý hiếm của cả nước.

Chùa Cầu - Biểu tượng của Hội An

Chùa Cầu - tên gọi chung cho tổ hợp kiến trúc gồm ngôi chùa nhỏ gắn kết vào sườn phía Bắc cây cầu cổ lợp ngói trong Khu đô thị cổ Hội An (nay là thành phố Hội An), thuộc tỉnh Quảng Nam.

Chiếc cầu dài 18m với bảy gian bằng gỗ, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Hoài (một nhánh sông Thu Bồn) nối giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú của Hội An. Cầu có dáng uốn cong mềm mại, nhiều họa tiết đẹp. Cầu và chùa đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu. Mặt chùa quay về phía bờ sông, mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu.

Chùa Cầu là công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 17. Cây cầu còn có các tên khác là cầu Nhật Bản hay cầu Lai Viễn do chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An năm 1719 đặt tên, với hàm ý sẵn lòng đón đợi bạn phương xa đến.

Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con Cù (mamazu) - một loại thuỷ quái có đầu nằm ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản. Cứ mỗi lần con Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất... Chùa Cầu được coi như một thanh kiếm chằn ngang lưng con Cù, “trấn yểm” loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống yên bình.
Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người.

Với người dân phố Hội, Chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Chùa Cầu đã trải qua ít nhất 6 lần trùng tu song vẫn giữ được nét cổ kính nguyên thủy của nó. Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia năm 1990 và hình ảnh Chùa Cầu có trên tờ tiền polymer 20.000 đồng của Việt Nam hôm nay.

Nơi đây mãi là điểm đến không thể thiếu trong tour du lịch Đà Nẵng - Hội An. Khách du lịch đến Hội An mà chưa ghé thăm Chùa Cầu thì coi như chưa đến. Đến rồi thì lưu luyến nhớ thương: “Ai đi phố Hội, Chùa Cầu/ Để thương để nhớ để sầu cho ai/ Để sầu cho khách vãng lai/ Để thương để nhớ cho ai chịu sầu…”

Du lịch, GO! - Theo ANTĐ, internet
Ba lô buộc gọn gàng, kiểm tra phanh kỹ lưỡng chúng tôi mới dám đổ đèo Thung Khe.

Đèo Thung Khe nằm trên QL6, thuộc huyện Mai Châu, Hòa Bình, cao khoảng 1.000m so với mực nước biển. Đây có lẽ là con đèo đầu tiên thử thách tay lái của dân phượt nếu muốn ngược Sơn La, Điện Biên, Lai Châu bằng QL6.

Sau Thung Khe là đến đèo Chiềng Đông, Chiềng Pấc nổi tiếng với những đường cua quanh co, sương mù giăng kín. Nhưng điều khiến dân phượt  mỗi khi qua Thung Khe thích thú nhất là địa hình đặc biệt, xe cứ ôm núi mà đi. Do là tuyến độc đạo lên Sơn La nên lượng phương tiện qua đây khá lớn, những hôm sương mù giăng kín đi lại khá khó khăn. Nhưng bù lại, khi đến đỉnh đèo, toàn cảnh thung lũng Mai Châu hùng vĩ hiện ra trước mắt, như mê hoặc lòng người.

Vượt đèo Thung Khe ban đêm vào mùa lạnh là một trải nghiệm khó quên cho bất kỳ tài xế hoặc du khách nào, với màn sương phủ kín kèm cái lạnh buốt đến tê người, tầm nhìn xa bị hạn chế không quá 3m.

Vượt đèo Thung Khe khi ánh sáng duy nhất chỉ là đèn xe của chính mình hoặc của những xe tải, xe khách đi ngược chiều. Thung lũng Mai Châu hiện ra dưới chân đèo Thung Khe trong ánh đèn nhìn xa như hàng nghìn ngọn lửa đang âm ỉ cháy.

Ông trời cũng thật khéo cho nơi này một khoảng đất rộng, bằng phẳng làm nơi dừng chân sau những khúc cua ôm núi. Nhiều món đặc sản đã được người dân bản địa bày bán. Đặc sản nhất có lẽ là ngô luộc.

Dường như ngô trồng trên đá, ăn sương đêm nên cho bắp to, hạt chắc nhưng ăn lại rất mềm và thơm. Tất cả các đoàn khách lên Sơn La hoặc về Hà Nội qua Thung Khe đều dừng lại chỉ để thưởng thức món ngô luộc này và không quên mua chục bắp về làm quà.

Tại đây còn có cơm lam, rêu đá, măng chấm vừng... thơm thơm, bùi bùi, ngầy ngậy. Cảm giác thật bõ công sau một hành trình dài. Nếu muốn ăn ngô tươi hơn, lữ khách có thể tự chọn ngô trong bao tải rồi cho vào nồi nước đang sôi sùng sục. Mùi khói thơm thơm, lửa lép bép xua tan cái lạnh cắt da của vùng núi. Mọi người như gần nhau hơn bên bếp lửa hồng, chờ ngô chín mà câu chuyện thêm rôm rả.

Sau những phút nghỉ ngơi, chân bớt mỏi, tay bớt căng cứng vì bóp côn nhiều, bụng bớt sôi vì đói, chúng tôi tiếp tục đổ đèo xuôi Hòa Bình để về Hà Nội. Hết đèo là đoạn đường thẳng thớm về Hà Nội sẽ nhẹ nhàng hơn nên tôi cứ thong thả đổ đèo, trải nghiệm từng khúc cua núi trong sương chiều.

Chuyện đèo Thung Khe

Du lịch, GO! - Theo ANTĐ, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống