Trên đỉnh cao nhất của đồi, giữa hoa cỏ là những bức vách được xây bằng đá- có lẽ là sở chỉ huy của Đồn Mộc Lỵ khi xưa. Ở đây, phóng tầm mắt ra 4 bề, tôi thấy có một Mộc Châu rất khác, nó không giống mọi người hình dung khi nhắc về mảnh đất này: không có đồng cỏ, đồi chè.
Trước khi đến nơi này, du khách chỉ hình dung đây là một di tích lịch sử với những tấm bia, đài tưởng niệm, nhưng khi trở về trong lòng vẫn khao khát sẽ được trở lại nơi này một lần nữa…
Đồn nằm trên đường đi Thác Dải Yếm và cửa khẩu Pa Háng (Lóng Sập) sang Lào. Từ quốc lộ 6 rẽ vào chỉ mất chừng gần 1km, đồn nằm bên tay trái. Giữa một khoảng sân rộng, tấm bia lịch sử Đồn Mộc Lỵ nằm trang trọng ghi lại chiến công oanh liệt của bộ đội ta.
Nhìn lên trên, một đài tưởng niệm ghi danh 53 liệt sỹ đã ngã xuống để dành lấy ngã ba huyết mạch này. Đi dần lên cao, những bậc thang dẫn du khách qua những lô cốt bê tông đã xanh rêu nhưng còn nguyên vẹn. Những lô cốt ấy, to có, nhỏ có, nhưng đều có những lỗ châu mai để đặt súng, có cửa ra vào khá rộng. Chui vào một lô cốt, thật khó mà tưởng tượng bộ đội ta đã làm cách nào để chiếm được đồn, bởi nhìn từ trên xuống, quả đồi thoai thoải, chỉ một vài sự di động đã có thể bị phát hiện.
Đây là hệ thống phòng thủ liên hoàn gồm 9 lô cốt bê tông kiên cố, cố có lỗ châu mai bắn ra các hướng, liên kết với nhau bằng hệ thống giao thông hào chằng chịt, được xây dựng trên những vách đá tai mèo hiểm trở, có nhiều đoạn dựng đứng, có thể ứng cứu cho nhau khi bị tấn công. Nơi đây luôn có một tiểu đoàn quân viễn chinh Pháp được trang bị vũ khí cực mạnh đồn trú.
Trên đỉnh cao nhất của đồi, giữa hoa cỏ là những bức vách được xây bằng đá- có lẽ là sở chỉ huy của Đồn Mộc Lỵ khi xưa. Ở đây, phóng tầm mắt ra 4 bề, tôi thấy có một Mộc Châu rất khác, nó không giống mọi người hình dung khi nhắc về mảnh đất này: không có đồng cỏ, đồi chè.
Trước mắt ta là những đồng lúa đang lên xanh rờn, được bao quanh bởi những dãy núi phía xa mờ mờ trong làn sương mỏng. Đó là Mường Sang, nơi có thác Dải Yếm và có những bản người Thái đã sinh sống ở đây từ lâu đời, quả đúng thế, bởi ngay cạnh những đồng lúa là những nếp nhà sàn xinh xinh yên bình, giản dị.
Quay lại phía sau, du khách sẽ nhận ra bia tây tiến nằm cách chỗ mình đứng không xa. Đây chính là tấm bia kỷ niệm ghi dấu ấn những bước chân của đoàn quân Tây Tiến năm nào...
Để có chiến thắng Đồn Mộc Lỵ, bộ đội ta đã phải mất nhiều tháng trinh sát, lên phương án tối ưu, chập tối 19/11/1952, mới tổ chức tấn công. Địch lợi dụng công sự, lô cốt và các ụ súng điên cuồng chống trả, ta và địch giành giật nhau từng công sự, lô cốt, ụ súng, từng mét hào.
Trận đánh ác liệt đã diễn ra nhiều giờ đồng hồ, gần sáng, bộ đội ta làm chủ hoàn toàn đồn Mộc Lỵ, tiêu diệt và bắt sống 350 tên địch, thu hơn 500 súng các loại, cùng toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng khác; giải phóng hơn 1.000 dân. Trong trận đánh bi hùng đêm hôm đó, 53 cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 174 đã anh dũng hy sinh…
Bước chân ưa khám phá dẫn du khách men theo con đường mòn, đi qua các lô cốt theo một vòng tròn, lô cốt nào cũng có những ấn tượng rất thú vị: cái thì bên vách tường đã mọc lên một cây sung to, chi chít quả, có cái nằm dưới những gộc tre già thơ mộng nhìn ra ruộng lúa…
Còn rất nhiều điều đặc biệt về nơi ta đang đứng, nhưng xin hãy dành những điều đó cho sự cảm nhận của riêng bạn. Trở lại đài tưởng niệm thắp nén nhang cho những liệt sỹ anh hùng, với tôi, Đồn Mộc Lỵ không chỉ là một di tích lịch sử cấp quốc gia nữa…
Du lịch, GO! - Theo Dulich Datviet, Mocchautourism
Trước khi đến nơi này, du khách chỉ hình dung đây là một di tích lịch sử với những tấm bia, đài tưởng niệm, nhưng khi trở về trong lòng vẫn khao khát sẽ được trở lại nơi này một lần nữa…
Đồn nằm trên đường đi Thác Dải Yếm và cửa khẩu Pa Háng (Lóng Sập) sang Lào. Từ quốc lộ 6 rẽ vào chỉ mất chừng gần 1km, đồn nằm bên tay trái. Giữa một khoảng sân rộng, tấm bia lịch sử Đồn Mộc Lỵ nằm trang trọng ghi lại chiến công oanh liệt của bộ đội ta.
Nhìn lên trên, một đài tưởng niệm ghi danh 53 liệt sỹ đã ngã xuống để dành lấy ngã ba huyết mạch này. Đi dần lên cao, những bậc thang dẫn du khách qua những lô cốt bê tông đã xanh rêu nhưng còn nguyên vẹn. Những lô cốt ấy, to có, nhỏ có, nhưng đều có những lỗ châu mai để đặt súng, có cửa ra vào khá rộng. Chui vào một lô cốt, thật khó mà tưởng tượng bộ đội ta đã làm cách nào để chiếm được đồn, bởi nhìn từ trên xuống, quả đồi thoai thoải, chỉ một vài sự di động đã có thể bị phát hiện.
Đây là hệ thống phòng thủ liên hoàn gồm 9 lô cốt bê tông kiên cố, cố có lỗ châu mai bắn ra các hướng, liên kết với nhau bằng hệ thống giao thông hào chằng chịt, được xây dựng trên những vách đá tai mèo hiểm trở, có nhiều đoạn dựng đứng, có thể ứng cứu cho nhau khi bị tấn công. Nơi đây luôn có một tiểu đoàn quân viễn chinh Pháp được trang bị vũ khí cực mạnh đồn trú.
Trên đỉnh cao nhất của đồi, giữa hoa cỏ là những bức vách được xây bằng đá- có lẽ là sở chỉ huy của Đồn Mộc Lỵ khi xưa. Ở đây, phóng tầm mắt ra 4 bề, tôi thấy có một Mộc Châu rất khác, nó không giống mọi người hình dung khi nhắc về mảnh đất này: không có đồng cỏ, đồi chè.
Trước mắt ta là những đồng lúa đang lên xanh rờn, được bao quanh bởi những dãy núi phía xa mờ mờ trong làn sương mỏng. Đó là Mường Sang, nơi có thác Dải Yếm và có những bản người Thái đã sinh sống ở đây từ lâu đời, quả đúng thế, bởi ngay cạnh những đồng lúa là những nếp nhà sàn xinh xinh yên bình, giản dị.
Quay lại phía sau, du khách sẽ nhận ra bia tây tiến nằm cách chỗ mình đứng không xa. Đây chính là tấm bia kỷ niệm ghi dấu ấn những bước chân của đoàn quân Tây Tiến năm nào...
Để có chiến thắng Đồn Mộc Lỵ, bộ đội ta đã phải mất nhiều tháng trinh sát, lên phương án tối ưu, chập tối 19/11/1952, mới tổ chức tấn công. Địch lợi dụng công sự, lô cốt và các ụ súng điên cuồng chống trả, ta và địch giành giật nhau từng công sự, lô cốt, ụ súng, từng mét hào.
Trận đánh ác liệt đã diễn ra nhiều giờ đồng hồ, gần sáng, bộ đội ta làm chủ hoàn toàn đồn Mộc Lỵ, tiêu diệt và bắt sống 350 tên địch, thu hơn 500 súng các loại, cùng toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng khác; giải phóng hơn 1.000 dân. Trong trận đánh bi hùng đêm hôm đó, 53 cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 174 đã anh dũng hy sinh…
Bước chân ưa khám phá dẫn du khách men theo con đường mòn, đi qua các lô cốt theo một vòng tròn, lô cốt nào cũng có những ấn tượng rất thú vị: cái thì bên vách tường đã mọc lên một cây sung to, chi chít quả, có cái nằm dưới những gộc tre già thơ mộng nhìn ra ruộng lúa…
Còn rất nhiều điều đặc biệt về nơi ta đang đứng, nhưng xin hãy dành những điều đó cho sự cảm nhận của riêng bạn. Trở lại đài tưởng niệm thắp nén nhang cho những liệt sỹ anh hùng, với tôi, Đồn Mộc Lỵ không chỉ là một di tích lịch sử cấp quốc gia nữa…
Du lịch, GO! - Theo Dulich Datviet, Mocchautourism