Nhà thờ Bảo Lộc ở phường Blao, thị xã Bảo lộc, tỉnh Lâm Đồng mặc dù được xây dựng theo kiến trúc phương Tây nhưng lại mang dáng dấp “bánh chưng, bánh dày’ rất đặc trưng của Việt Nam.
Nhìn tổng thể, kiến trúc nhà thờ phối hợp rất rõ giữa hai khối mỹ thuật vuông (hình chiếc bánh chưng) và tròn (hình chiếc bánh dày), tượng trưng cho "trời tròn đất vuông”, gợi cho các tín hữu cũng như du khách đến nhà thờ nghĩ đến truyền thống văn hóa và lịch sử Việt Nam qua sự tích "Bánh chưng bánh dày” thời các vua Hùng.
Nhà thờ Bảo Lộc cũng là một trong những nhà thờ có sức chứa lớn nhất trong các nhà thờ ở Việt Nam, khả năng chứa khoảng 3000 giáo dân.
Theo thiết kế ban đầu để xây dựng nhà thờ Bảo Lộc năm 1993 của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là phần nhà thờ có diện tích khoảng 3.600m2, không kể công trình phụ là tháp chuông nằm bên cạnh. Nếu thực hiện đúng thiết kế thì nhà thờ Bảo Lộc sẽ là nhà thờ không chỉ lớn nhất Việt Nam mà còn cả Đông Nam Á.
Nhưng mới chỉ thực hiện được 1/20 thì vị linh mục phụ trách khi đó qua đời, do đó không có khả năng để tiếp tục. Đến năm 1997, bản thiết kế được điều chỉnh thu gọn trong diện tích 1.764m2 và chiều cao chỉ còn 31m so với thiết kế ban đầu.
Phần trần nhà thờ với một mái vòm tròn đường kính 36m, được chia thành 12 cánh ôm lấy vòng trung tâm (đường kính 6m), bằng chất liệu thạch cao với những nét khắc tinh tế, cũng là một điểm nhấn của công trình nội thất. Trong nhà thờ có bộ tranh kính màu có diện tích 66m2 gồm 33 bức, đây cũng là bộ tranh kính màu lớn nhất trong các nhà thờ của Việt Nam.
Nhà thờ Bảo Lộc được xây dựng từ năm 1994, khánh thành năm 1999, theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, với một ít sửa đổi do kiến trúc sư Nguyễn Hồng Sơn. Qua đồ án, ông Ngô Viết Thụ "diễn tả nguyên tắc dùng hài hoà khối bằng kim số" một cách tinh vi và khoa học. Tuy mang dáng dấp kiến trúc Tây Phương, nhưng nhà thờ lại có những nét dân tộc độc đáo. Phía ngoài hình vuông tượng trưng cho đất. Phía trong hình tròn tượng trưng cho trời, được chống.
Du lịch, GO! - Theo Datviet
Nhìn tổng thể, kiến trúc nhà thờ phối hợp rất rõ giữa hai khối mỹ thuật vuông (hình chiếc bánh chưng) và tròn (hình chiếc bánh dày), tượng trưng cho "trời tròn đất vuông”, gợi cho các tín hữu cũng như du khách đến nhà thờ nghĩ đến truyền thống văn hóa và lịch sử Việt Nam qua sự tích "Bánh chưng bánh dày” thời các vua Hùng.
Nhà thờ Bảo Lộc cũng là một trong những nhà thờ có sức chứa lớn nhất trong các nhà thờ ở Việt Nam, khả năng chứa khoảng 3000 giáo dân.
Theo thiết kế ban đầu để xây dựng nhà thờ Bảo Lộc năm 1993 của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là phần nhà thờ có diện tích khoảng 3.600m2, không kể công trình phụ là tháp chuông nằm bên cạnh. Nếu thực hiện đúng thiết kế thì nhà thờ Bảo Lộc sẽ là nhà thờ không chỉ lớn nhất Việt Nam mà còn cả Đông Nam Á.
Nhưng mới chỉ thực hiện được 1/20 thì vị linh mục phụ trách khi đó qua đời, do đó không có khả năng để tiếp tục. Đến năm 1997, bản thiết kế được điều chỉnh thu gọn trong diện tích 1.764m2 và chiều cao chỉ còn 31m so với thiết kế ban đầu.
Phần trần nhà thờ với một mái vòm tròn đường kính 36m, được chia thành 12 cánh ôm lấy vòng trung tâm (đường kính 6m), bằng chất liệu thạch cao với những nét khắc tinh tế, cũng là một điểm nhấn của công trình nội thất. Trong nhà thờ có bộ tranh kính màu có diện tích 66m2 gồm 33 bức, đây cũng là bộ tranh kính màu lớn nhất trong các nhà thờ của Việt Nam.
Nhà thờ Bảo Lộc được xây dựng từ năm 1994, khánh thành năm 1999, theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, với một ít sửa đổi do kiến trúc sư Nguyễn Hồng Sơn. Qua đồ án, ông Ngô Viết Thụ "diễn tả nguyên tắc dùng hài hoà khối bằng kim số" một cách tinh vi và khoa học. Tuy mang dáng dấp kiến trúc Tây Phương, nhưng nhà thờ lại có những nét dân tộc độc đáo. Phía ngoài hình vuông tượng trưng cho đất. Phía trong hình tròn tượng trưng cho trời, được chống.
Du lịch, GO! - Theo Datviet