Ghé buôn A'kô Dhông (TP Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc) không ít du khách ngỡ ngàng trước những ngôi nhà dài truyền thống lấp lóa trong nắng sớm. Đi dưới những tán cây xanh mát rượi tỏa bóng xuống ngả đường quanh co, sạch sẽ, cảm nhận được một không khí thanh bình nơi đây.
Đó là một A'Kô Dhông nguyên vẹn tinh tươm những nét văn hóa truyền thống của người Ê Đê. Một buôn làng được đánh giá là quyến rũ nhất Tây Nguyên
Con ngõ quanh co dẫn vào buôn đã trải nhựa sạch sẽ, xanh mướt cây cối, từng chùm hoa chúm chím nở khoe sắc trong nắng sớm bên những ngôi nhà dài mái cổ. Các thiếu nữ mang chăn mền ra giặt giũ, đàn ông cắt tỉa lại những hàng rào cây xanh quanh nhà để chuẩn bị đón đoàn khách du lịch về với buôn làng.
Trở về huyền thoại
Chuyện kể rằng, già nửa thế kỷ trước chàng thanh niên Ê Đê Ama H’rin cầm giáo, khoác cung tên dắt vợ quyết định ra đi tìm vùng đất mới. Sau nhiều tháng ròng băng rừng vượt núi với biết bao hiểm nguy rình rập, họ ghé lại nơi đầu nguồn Ea Nuôl, con suối lớn nhất Buôn Mê Thuột.
Chỗ ấy hoang sơ, rậm rịt cỏ tranh nhưng thấp thoáng trong cánh rừng rậm có một nhóm hộ Ê Đê sinh sống trên vuông đất chừng 40 mẫu, bên con hồ lớn.
Với sức trẻ, lòng quyết tâm, ý chí vươn lên mạnh mẽ, Ama H’rin nhanh chóng thành “cây cổ thụ” sừng sững của buôn làng. Ngoài sức vóc của voi, đôi mắt của báo, Ama H’rin còn có cái đầu thông minh đặc biệt. .
Hồi ấy, cà phê hãy còn là độc quyền của người Pháp, nhưng ông đã mày mò và nắm được kỹ thuật trồng đưa nó về cho buôn mình. Học được cách trồng cà phê rồi, Ama H’rin lại lội rừng tìm kiếm cây cà phê dại do chim, chồn nhả hạt mọc lên mang về trồng. Với cách này cuối cùng ông cũng có một đồn điền cà phê A’kô Dhông, đồn cà phê đầu tiên của người Ê Đê. Từ cuộc sống bữa đói, bữa no, từ khi có Ama H’rin về A’kô Dhông đã có cuộc sống ấm no. Vậy nên dù chưa đến 30 tuổi nhưng Ama H’rin đã thành già làng, một sự đặc cách rất đặc biệt của người Ê Đê lúc bấy giờ.
Trước sự lạ lẫm nhưng quyến rũ ấy, Ama H’rin quyết định dừng chân xin gia nhập buôn. Rồi ông lại lần rừng về buôn cũ thuyết phục đồng bào mình dời làng về đây. Chỗ ấy ngoài Ea Nuôl còn là đầu nguồn các con suối Ea Giang, Ea Dung, Ea Ding, Ea Pủi, Thun M’nung nên Ama H’rin thuyết phục mọi người đặt tên buôn là Akô Dhông - tức thượng nguồn.
Hút hồn khách bằng thổ cẩm
Cuộc sống của bà con nơi đây không chỉ có ruộng lúa, rẫy cà phê mà còn có những luống rau, vườn hoa trước sân nhà tô điểm thêm.
< Một cặp uyên ương đến buôn Akô Dhông để chụp ảnh cưới.
Dân làng rất quý và bảo vệ cây xanh như giữ gìn lá phổi của chính mình. Buôn trưởng Ama Nguôn cho biết, nhà nào muốn chặt một cây xanh phải có ý kiến của già làng, trưởng buôn chứ không được tự ý nhổ bỏ đi...
Bên khung cửa sổ một ngôi nhà dài, H’Lơm Niê đang tỉ mỉ dệt những bộ váy áo thổ cẩm. Ama Nguôn bảo, ở buôn Akô Dhông bây giờ vẫn còn nhiều người biết dệt những tấm thổ cẩm sắc sảo và đẹp như thế nhưng người dệt nhanh và đẹp nhất có lẽ phải kể đến bà.
Từ nhiều năm nay, H’Lơm dệt váy áo thổ cẩm bán cho khách du lịch và đã trở thành nguồn thu nhập chính cho cả gia đình. Những ngày này, bà càng tất bật dệt những chiếc áo váy Êđê sặc sỡ với hạt nút đồng sáng chói để kịp giao hàng cho bà con trong buôn mặc đi chơi Tết và để bán cho khách du lịch dịp Xuân về. Chồng bà có nghề làm vòng đồng chuyên dùng trong các dịp lễ truyền thống của người Êđê. Giờ, hễ cần trang phục, trang sức cho cưới, hỏi, lễ hội trong buôn đều nhờ đến tay vợ chồng H’Lơm. Những lúc rảnh rỗi, bà đều mang khung cửi ra dệt và truyền nghề lại cho con cháu.
Cửa hàng của Ama Nguôn trưng bày hàng chục mẫu túi xách, khăn, váy, áo thổ cẩm rực rỡ màu sắc với những họa tiết xinh xắn, Ama Nguôn bảo: “Gia đình H’Lơm không chỉ “sống” được bằng nghề mà còn tạo ra được của ăn của để. Đây là cửa hàng thuộc dạng lớn nhất, nhì trong buôn.
Không chỉ còn lưu giữ nghề dệt thổ cẩm, ở đây nhiều người vẫn giữ được cách đan gùi với những đường đan rất thành thạo và tinh xảo, thỉnh thoảng cũng có nhiều đoàn khách du lịch đến đặt hàng…”.
Du lịch, GO! - Theo Datviet, internet
Đó là một A'Kô Dhông nguyên vẹn tinh tươm những nét văn hóa truyền thống của người Ê Đê. Một buôn làng được đánh giá là quyến rũ nhất Tây Nguyên
Con ngõ quanh co dẫn vào buôn đã trải nhựa sạch sẽ, xanh mướt cây cối, từng chùm hoa chúm chím nở khoe sắc trong nắng sớm bên những ngôi nhà dài mái cổ. Các thiếu nữ mang chăn mền ra giặt giũ, đàn ông cắt tỉa lại những hàng rào cây xanh quanh nhà để chuẩn bị đón đoàn khách du lịch về với buôn làng.
Trở về huyền thoại
Chuyện kể rằng, già nửa thế kỷ trước chàng thanh niên Ê Đê Ama H’rin cầm giáo, khoác cung tên dắt vợ quyết định ra đi tìm vùng đất mới. Sau nhiều tháng ròng băng rừng vượt núi với biết bao hiểm nguy rình rập, họ ghé lại nơi đầu nguồn Ea Nuôl, con suối lớn nhất Buôn Mê Thuột.
Chỗ ấy hoang sơ, rậm rịt cỏ tranh nhưng thấp thoáng trong cánh rừng rậm có một nhóm hộ Ê Đê sinh sống trên vuông đất chừng 40 mẫu, bên con hồ lớn.
Với sức trẻ, lòng quyết tâm, ý chí vươn lên mạnh mẽ, Ama H’rin nhanh chóng thành “cây cổ thụ” sừng sững của buôn làng. Ngoài sức vóc của voi, đôi mắt của báo, Ama H’rin còn có cái đầu thông minh đặc biệt. .
Hồi ấy, cà phê hãy còn là độc quyền của người Pháp, nhưng ông đã mày mò và nắm được kỹ thuật trồng đưa nó về cho buôn mình. Học được cách trồng cà phê rồi, Ama H’rin lại lội rừng tìm kiếm cây cà phê dại do chim, chồn nhả hạt mọc lên mang về trồng. Với cách này cuối cùng ông cũng có một đồn điền cà phê A’kô Dhông, đồn cà phê đầu tiên của người Ê Đê. Từ cuộc sống bữa đói, bữa no, từ khi có Ama H’rin về A’kô Dhông đã có cuộc sống ấm no. Vậy nên dù chưa đến 30 tuổi nhưng Ama H’rin đã thành già làng, một sự đặc cách rất đặc biệt của người Ê Đê lúc bấy giờ.
Trước sự lạ lẫm nhưng quyến rũ ấy, Ama H’rin quyết định dừng chân xin gia nhập buôn. Rồi ông lại lần rừng về buôn cũ thuyết phục đồng bào mình dời làng về đây. Chỗ ấy ngoài Ea Nuôl còn là đầu nguồn các con suối Ea Giang, Ea Dung, Ea Ding, Ea Pủi, Thun M’nung nên Ama H’rin thuyết phục mọi người đặt tên buôn là Akô Dhông - tức thượng nguồn.
Hút hồn khách bằng thổ cẩm
Cuộc sống của bà con nơi đây không chỉ có ruộng lúa, rẫy cà phê mà còn có những luống rau, vườn hoa trước sân nhà tô điểm thêm.
< Một cặp uyên ương đến buôn Akô Dhông để chụp ảnh cưới.
Dân làng rất quý và bảo vệ cây xanh như giữ gìn lá phổi của chính mình. Buôn trưởng Ama Nguôn cho biết, nhà nào muốn chặt một cây xanh phải có ý kiến của già làng, trưởng buôn chứ không được tự ý nhổ bỏ đi...
Bên khung cửa sổ một ngôi nhà dài, H’Lơm Niê đang tỉ mỉ dệt những bộ váy áo thổ cẩm. Ama Nguôn bảo, ở buôn Akô Dhông bây giờ vẫn còn nhiều người biết dệt những tấm thổ cẩm sắc sảo và đẹp như thế nhưng người dệt nhanh và đẹp nhất có lẽ phải kể đến bà.
Từ nhiều năm nay, H’Lơm dệt váy áo thổ cẩm bán cho khách du lịch và đã trở thành nguồn thu nhập chính cho cả gia đình. Những ngày này, bà càng tất bật dệt những chiếc áo váy Êđê sặc sỡ với hạt nút đồng sáng chói để kịp giao hàng cho bà con trong buôn mặc đi chơi Tết và để bán cho khách du lịch dịp Xuân về. Chồng bà có nghề làm vòng đồng chuyên dùng trong các dịp lễ truyền thống của người Êđê. Giờ, hễ cần trang phục, trang sức cho cưới, hỏi, lễ hội trong buôn đều nhờ đến tay vợ chồng H’Lơm. Những lúc rảnh rỗi, bà đều mang khung cửi ra dệt và truyền nghề lại cho con cháu.
Cửa hàng của Ama Nguôn trưng bày hàng chục mẫu túi xách, khăn, váy, áo thổ cẩm rực rỡ màu sắc với những họa tiết xinh xắn, Ama Nguôn bảo: “Gia đình H’Lơm không chỉ “sống” được bằng nghề mà còn tạo ra được của ăn của để. Đây là cửa hàng thuộc dạng lớn nhất, nhì trong buôn.
Không chỉ còn lưu giữ nghề dệt thổ cẩm, ở đây nhiều người vẫn giữ được cách đan gùi với những đường đan rất thành thạo và tinh xảo, thỉnh thoảng cũng có nhiều đoàn khách du lịch đến đặt hàng…”.
Du lịch, GO! - Theo Datviet, internet