Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 17 April 2012

Cuối tuần, chán cảnh cứ loanh quanh trong thành phố rồi ư? Bạn có thể phóc lên xe làm một chuyến nhỏ thú vị với một số địa điểm không quá xa.
Dù chỉ có một ngày nghỉ ngơi nhưng bạn vẫn có thể tận hưởng kỳ nghỉ thú vị bên bờ biển, khám phá vườn cò hay hòa mình vào không khí vui tươi ở các lễ hội.

Biển Cần Giờ

Dù cát có màu đen và biển không được đánh giá là sạch đẹp nhưng những đợt sóng vỗ nhẹ vào chân, hương gió biển, hải sản tươi ngon và địa điểm gần thành phố thì đây là lựa chọn hàng đầu cho bạn. Ngoài việc khám phá biển, chuyến đi cũng không kém phần thú vị với việc thưởng thức dừa nước, loại dừa mang đậm nét Nam bộ, tham quan đảo khỉ hay khám phá rừng sác.

Vườn Cò (Q9)

Bức tranh tuyệt đẹp về hàng ngàn cánh cò trắng bay về trong ánh sáng nhập nhoạng của  thời khắc giao nhau giữa ngày và đêm sẽ khiến cả ngày chờ đợi của bạn không uổng phí. Nói chờ đợi không có nghĩa là bạn cứ ngồi "đực mặt" đến chiều mà có thể cùng bạn bè tổ chức ăn uống, chơi trò chơi hay vắt vẻo trên những cánh võng, thả mình trong những bài hát trữ tình, đọc sách hay tranh thủ ngủ một giấc dài.

Thành phố Mỹ Tho

Cách Sài Gòn khoảng hơn một giờ xe máy, thành phố Mỹ Tho chào đón bạn với món hủ tíu Sa Đéc ngọt trong, chùa Vĩnh Tràng hoành tráng với hai bức tượng khổng lồ và kiến trúc lộng lẫy như một hoàng cung thu nhỏ, hai cây cầu văng dây nổi tiếng (cầu Mỹ Thuận, cầu Rạch Miễu).

< Bạn rất dễ bắt gặp hình ảnh bé gái tay gói kẹo thoăn thoắt.

Ngoài ra, do hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang chỉ cách nhau một con sông nên bạn có thể thuê thuyền ngắm cảnh hay tạt vào các cù lao Long, Lân, Quy, Phụng, thưởng thức trái cây, kẹo dừa nóng, be mương bắt cá, thưởng thức đờn ca tài tử hay đung đưa võng trong những túp lều lợp bằng lá dừa nước mát rượi.

Vũng Tàu

Là thành phố biển nổi tiếng và cách Sài Gòn không xa, Vũng Tàu luôn là điểm đến hấp dẫn với các bạn trẻ thích phượt hay những người muốn tắm biển, thưởng thức hải sản.

Có một điều ít ai biết là ngoài biển, địa danh này còn nổi tiếng với những ngọn núi với những cung đường đẹp, không khí mát lạnh và ngọn hải đăng nằm trong top các hải đăng nổi tiếng của nước ta.
Đặc biệt, từ ngày 30/3 đến 2/4/2012, đến đây bạn sẽ được thưởng thức vũ điệu của diều trong Liên hoan Diều quốc tế cũng được tổ chức tại sân golf Paradise và dọc bãi tắm Thùy Vân (Vũng Tàu).

Hồ Tràm

Nếu không thích cái nhộn nhịp và đông đúc ở các bãi tắm khác của Vũng Tàu, địa danh Hồ Tràm là lựa chọn thú vị cho bạn. Được phát triển theo hình thức kinh doanh resort, khá kén khách nên các bãi biển nơi đây luôn trong tình trạng khá vắng khách. Nhờ vậy, nơi đây gần như giữ nguyên nét hoang sơ với biển xanh, cát trắng, những hàng phi lao ngút tầm mắt. Đặc biệt, biển ở đây đẹp và sạch đến mức có thể làm hài lòng cả những du khách khó tính nhất.

Bò Cạp Vàng

Nếu thích bơi nhưng Hồ Tràm hay Vũng Tàu đều xa, việc “vùng vẫy” ở khúc sông rộng thuộc khu du lịch Bò Cạp Vàng sẽ khiến bạn “chết mê”. Ngoài việc tắm trong khu vực sát bờ, bạn có thể lựa chọn cho mình việc thuê một chiếc thuyền nhỏ, bơi ra xa, rồi nhảy ùm xuống sông, tận hưởng cảm giác “một mình một cõi”.

Các khu du lịch Bình Quới, Tân Cảng, Văn Thánh

Được xem như những điểm xanh thú vị của Sài thành, các KDL trên là lựa chọn hoàn hảo cho những ai “lười” di chuyển nhưng vẫn thích thư giãn. Có một điều là dù không gian xanh của các nơi này hầu hết do con người sắp đặt nhưng việc thả mình trên những bãi cỏ, lang thang trên những con đường uốn lượn dưới rặng dừa, thả chân xuống kênh hay hứng những ngọn gió thổi từ sông trên sạp gỗ trong các túp lều nhỏ cũng thú vị không kém.

Khu du lịch Đầm Sen, Suối Tiên

Với lợi thế vừa không phải đi quá xa, vừa là khu phức hợp biển, rừng, hồ, nhà hàng cùng hàng trăm trò chơi đủ cấp độ, hai KDL trên là lựa chọn không tệ cho ngày nghỉ duy nhất trong dịp lễ của bạn với người ấy hay nhóm bạn thân.

Địa đạo Củ Chi

Việc trải nghiệm cuộc sống của người dân dưới hầm, khám phá các tầng địa đạo hay lom khom bước trong các ngóc ngách củ địa đạo vừa mang đến vừa giúp bạn hiểu hơn sự gian khó của thời chiến vừa mang đến cảm giác phiêu lưu, mạo hiểm. Một món ăn bạn không nên bỏ lỡ khi đến đây là món củ mì (sắn) luộc.

Hầu hết các công ty du lịch đều tổ chức tour đến các địa điểm này, nhưng rất khó đăng ký gấp, vì vậy lựa chọn duy nhất của bạn là xốc ba lô phượt bụi bằng xe máy hay xe bus (kết hợp nhiều tuyến).

Tất cả các địa điểm trên đều có các món ăn riêng, độc đáo, nhưng để tiết kiệm hay tránh "đưa cổ cho người ta cứa vào dịp lễ", bạn nên mang theo thức ăn, nước uống.
Đừng quên mang quần áo dự phòng.
Các điểm đến trên hầu hết sẽ phải đi bộ nhiều, nên tránh diện đồ cầu kỳ hay mang giày cao gót.
Trừ các KDL thuộc thành phố, các địa điểm khác sẽ không vui nếu đi ít người.

Du lịch, GO! - Theo Infonet

Monday, 16 April 2012

Mỗi ngày, tại Bình Định có đến cả ngàn lít rượu gắn nhãn mác Bàu Đá được tiêu thụ. Tuy nhiên, mức sản xuất tối đa của 33 hộ dân làng nghề rượu Bàu Đá (thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn) chưa đến 400 lít/ngày. Thực tế là số rượu thật này thường xuyên bị ế do rượu giả đang tràn ngập thị trường.

< Đủ loại rượu Bàu Đá được bày bán tràn lan trên QL1A, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Định.

Khoảng 2 năm trở lại đây, nghề nấu rượu ở xóm Bàu Đá không còn sôi động như trước.

Chỉ vào mấy chum rượu để la liệt trong nhà, bà Huỳnh Thị Mỹ Dung (56 tuổi) than thở: “Từ sau tết, có lúc gia đình tui tồn gần 360 lít rượu Bàu Đá. Mới đây, may mà có người mua được 100 lít. Lần đầu tiên trong 2 năm nay bán được nhiều như vậy”.

Nấu rượu để cầm hơi và... nuôi heo

Việc mỗi nhà ở làng nghề tồn từ 200-300 lít rượu là chuyện như cơm bữa. “Mình cạnh tranh không lại rượu giả vì họ bán lẻ mà chỉ bằng 1/2 giá sỉ của rượu thật. Bây giờ, làng này nấu rượu để cầm hơi và nuôi heo thôi”, chị Đoàn Thị Hiền (32 tuổi) cho biết.

Theo các hộ dân xóm Bàu Đá, với giá bán 20.000 đồng/lít rượu gạo, 25.000 đồng/lít rượu nếp thì khi dùng hết 50 kg gạo, nếp người nấu rượu vẫn lỗ hơn 100.000 đồng. Bà Nguyễn Thị Em (64 tuổi) bức xúc: “Nhiều doanh nghiệp đến nhà chúng tôi ký hợp đồng mua vài trăm lít rượu để được cấp phép kinh doanh rượu Bàu Đá nhưng sau đó lại mua rượu ở các làng khác có giá từ 12.000 - 15.000 đồng/lít để làm rượu Bàu Đá giả. Kinh doanh kiểu vậy có lợi nhuận cao mà không bị cơ quan nào ngăn chặn thì doanh nghiệp dại gì không làm theo. Chỉ có người nấu rượu Bàu Đá thì ngày càng nghèo”.

Dọc QL 1A (đoạn qua thị xã An Nhơn) bao năm nay có hàng chục cơ sở bày bán “Rượu Bàu Đá” với đủ loại, nhuộm đủ màu xanh, vàng, trắng... Tuy nhiên, người dân làng nghề rượu Bàu Đá khẳng định, các cơ sở này chưa từng mua rượu từ trong làng mà vẫn ung dung dán mác Bàu Đá.

Bó tay với rượu giả

Đáng buồn là hiện các ngành chức năng cũng bó tay trước sự phát triển tràn lan của rượu giả. Ông Nguyễn Thành Minh, Trưởng phòng Kinh tế thị xã An Nhơn, cho rằng việc kiểm soát rượu Bàu Đá thật hay giả trên thị trường lại vượt quá tầm của địa phương, cần có sự can thiệp của các cơ quan chức năng cấp tỉnh.

Theo ông Lê Quang Tâm, Chủ tịch Hiệp hội Rượu Bàu Đá Bình Định, có 52 thành viên gồm 33 hộ nấu rượu và 19 hộ kinh doanh rượu. Hầu hết các hội viên kinh doanh không thu mua rượu tại làng nghề mà mua ở nơi khác giá rẻ hơn hoặc tự sản xuất hàng loạt rồi gắn mác Bàu Đá để hưởng lợi nhuận vượt trội. Đó là chưa kể một số người nấu rượu ở xóm Bàu Đá cũng làm ăn gian dối, nấu rượu kém chất lượng hoặc thu gom rượu từ các làng khác về pha trộn với rượu của mình để bán. Thật - giả vì vậy mà lẫn lộn đủ kiểu.

Ông chủ tịch hiệp hội rầu rĩ: “Ngay cả các thành viên của Hiệp hội Rượu Bàu Đá cũng không tâm huyết với sản phẩm của mình. Mạnh ai nấy làm, hồn ai nấy giữ, không thống nhất với nhau về giá cả, chất lượng rượu thì làm sao mà giữ được thương hiệu”.

Du lịch, GO! - Theo Thanhnien

Những “mỹ tửu” nức danh đất Việt
Về làng đệ nhất tửu
Ghé buôn A'kô Dhông (TP Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc) không ít du khách ngỡ ngàng trước những ngôi nhà dài truyền thống lấp lóa trong nắng sớm. Đi dưới những tán cây xanh mát rượi tỏa bóng xuống ngả đường quanh co, sạch sẽ, cảm nhận được một không khí thanh bình nơi đây.

Đó là một A'Kô Dhông nguyên vẹn tinh tươm những nét văn hóa truyền thống của người Ê Đê. Một buôn làng được đánh giá là quyến rũ nhất Tây Nguyên

Con ngõ quanh co dẫn vào buôn đã trải nhựa sạch sẽ, xanh mướt cây cối, từng chùm hoa chúm chím nở khoe sắc trong nắng sớm bên những ngôi nhà dài mái cổ. Các thiếu nữ mang chăn mền ra giặt giũ, đàn ông cắt tỉa lại những hàng rào cây xanh quanh nhà để chuẩn bị đón đoàn khách du lịch về với buôn làng.

 Trở về huyền thoại

Chuyện kể rằng, già nửa thế kỷ trước chàng thanh niên Ê Đê Ama H’rin cầm giáo, khoác cung tên dắt vợ quyết định ra đi tìm vùng đất mới. Sau nhiều tháng ròng băng rừng vượt núi với biết bao hiểm nguy rình rập, họ ghé lại nơi đầu nguồn Ea Nuôl, con suối lớn nhất Buôn Mê Thuột.

Chỗ ấy hoang sơ, rậm rịt cỏ tranh nhưng thấp thoáng trong cánh rừng rậm có một nhóm hộ Ê Đê sinh sống trên vuông đất chừng 40 mẫu, bên con hồ lớn.

Với sức trẻ, lòng quyết tâm, ý chí vươn lên mạnh mẽ, Ama H’rin nhanh chóng thành “cây cổ thụ” sừng sững của buôn làng. Ngoài sức vóc của voi, đôi mắt của báo, Ama H’rin còn có cái đầu thông minh đặc biệt. .

Hồi ấy, cà phê hãy còn là độc quyền của người Pháp, nhưng ông đã mày mò và nắm được kỹ thuật trồng đưa nó về cho buôn mình. Học được cách trồng cà phê rồi, Ama H’rin lại lội rừng tìm kiếm cây cà phê dại do chim, chồn nhả hạt mọc lên mang về trồng. Với cách này cuối cùng ông cũng có một đồn điền cà phê A’kô Dhông, đồn cà phê đầu tiên của người Ê Đê. Từ cuộc sống bữa đói, bữa no, từ khi có Ama H’rin về A’kô Dhông đã có cuộc sống ấm no. Vậy nên dù chưa đến 30 tuổi nhưng Ama H’rin đã thành già làng, một sự đặc cách rất đặc biệt của người Ê Đê lúc bấy giờ.

Trước sự lạ lẫm nhưng quyến rũ ấy, Ama H’rin quyết định dừng chân xin gia nhập buôn. Rồi ông lại lần rừng về buôn cũ thuyết phục đồng bào mình dời làng về đây. Chỗ ấy ngoài Ea Nuôl còn là đầu nguồn các con suối Ea Giang, Ea Dung, Ea Ding, Ea Pủi, Thun M’nung nên Ama H’rin thuyết phục mọi người đặt tên buôn là Akô Dhông - tức thượng nguồn.

Hút hồn khách bằng thổ cẩm

Cuộc sống của bà con nơi đây không chỉ có ruộng lúa, rẫy cà phê mà còn có những luống rau, vườn hoa trước sân nhà tô điểm thêm.

< Một cặp uyên ương đến buôn Akô Dhông để chụp ảnh cưới.

Dân làng rất quý và bảo vệ cây xanh như giữ gìn lá phổi của chính mình. Buôn trưởng Ama Nguôn cho biết, nhà nào muốn chặt một cây xanh phải có ý kiến của già làng, trưởng buôn chứ không được tự ý nhổ bỏ đi...

Bên khung cửa sổ một ngôi nhà dài, H’Lơm Niê đang tỉ mỉ dệt những bộ váy áo thổ cẩm. Ama Nguôn bảo, ở buôn Akô Dhông bây giờ vẫn còn nhiều người biết dệt những tấm thổ cẩm sắc sảo và đẹp như thế nhưng người dệt nhanh và đẹp nhất có lẽ phải kể đến bà.

Từ nhiều năm nay, H’Lơm dệt váy áo thổ cẩm bán cho khách du lịch và đã trở thành nguồn thu nhập chính cho cả gia đình. Những ngày này, bà càng tất bật dệt những chiếc áo váy Êđê sặc sỡ với hạt nút đồng sáng chói để kịp giao hàng cho bà con trong buôn mặc đi chơi Tết và để bán cho khách du lịch dịp Xuân về. Chồng bà có nghề làm vòng đồng chuyên dùng trong các dịp lễ truyền thống của người Êđê. Giờ, hễ cần trang phục, trang sức cho cưới, hỏi, lễ hội trong buôn đều nhờ đến tay vợ chồng H’Lơm. Những lúc rảnh rỗi, bà đều mang khung cửi ra dệt và truyền nghề lại cho con cháu.

Cửa hàng của Ama Nguôn trưng bày hàng chục mẫu túi xách, khăn, váy, áo thổ cẩm rực rỡ màu sắc với những họa tiết xinh xắn, Ama Nguôn bảo: “Gia đình H’Lơm không chỉ “sống” được bằng nghề mà còn tạo ra được của ăn của để. Đây là cửa hàng thuộc dạng lớn nhất, nhì trong buôn.

Không chỉ còn lưu giữ nghề dệt thổ cẩm, ở đây nhiều người vẫn giữ được cách đan gùi với những đường đan rất thành thạo và tinh xảo, thỉnh thoảng cũng có nhiều đoàn khách du lịch đến đặt hàng…”.

Du lịch, GO! - Theo Datviet, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống