Nói đến Đà Nẵng là du khách có thể hình dung ngay rằng đó là một thành phố tuyệt đẹp bên sông Hàn, bên bờ biển Đông với những nét quyến rũ chưa từng có ở các đô thị biển khác. "Đã bao lần chúng tôi đứng bên sông Hàn ngắm hoàng hôn xuống, cũng đã có bao lần sông Hàn hứng những giọt nước mắt của những người con xa quê như chúng tôi", đó là một câu nói của một nhóm người mà tôi quen. Sông Hàn không đơn thuần chỉ là con sông, nó chứa đựng hàng triệu linh hồn chủa những ai đã từng đặt chân đến nơi đây.
Sông Hàn, tức Hàn Giang bắt đầu từ ngã ba sông giữa Quận Cẩm Lệ, quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn tới vịnh Đà Nẵng, tại chỗ giáp ranh giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà. Sông có dòng chảy từ Nam lên Bắc.
Đoạn từ ngã ba sông nói trên ngược về phía thượng nguồn tới chỗ cầu Đỏ, được gọi là sông Cẩm Lệ. Đoạn tiếp theo về phía thượng nguồn gọi là sông Cầu Đỏ. Sông Cầu Đỏ do hai con sông Yên và sông Túy Loan (còn gọi là sông Tuy Loan) hợp lại mà thành ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang. Sông Yên là một phân lưu của sông Vu Gia chảy từ bên huyện Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam sang. Còn sông Túy Loan bắt nguồn từ phía Tây huyện Hòa Vang, chảy về phía Đông; đến xã Hòa Phong thì nhận hai chi lưu là sông Lỗ Đông ở hữu ngạn từ phía Tây Nam Hòa Vang chảy tới và một sông nhỏ bên tả ngạn.
Tôi không được sinh ra trên đất chứa con sông này nhưng may mắn hơn tôi đã được đến với nó, tôi đến với sông Hàn lần đầu tiên mang tâm trang của một người con xa quê hương, con sông là nơi tôi gửi gắm tâm trạng những lúc buồn, những lúc vui. Những lúc nhớ người thân yêu tôi tự tìm đến với nó, ngồi bên nó, kể nó nghe về tất cả-những gì tôi đang phải đối mặt từng ngày. Sông Hàn như một người bạn luôn vỗ về, luôn lắng nghe và biết chia sẻ. Những con sóng ngoài khơi vỗ vào bờ khi rộn ràng, ồn ào, khi thanh bình, tĩnh lặng, có khi như một lời hát ru, cũng có lúc rú lên như tức giận. Hãy đến với sông Hàn, ngồi dọc theo hai bên đường để cảm nhận, bạn sẻ biết tôi không nói dối.
Sông Hàn bây giờ tấp nập tàu bè qua lại, ồn ào hơn trước rồi, nó đang dần bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, diện mạo con sông đang ngày càng được thay đổi theo hướng tích cực, có biết bao công trình đang mọc lên ở hai bên bờ sông nào là nhà cao tầng, nào là cảng và đặc biệt phải nhắc tới hình ảnh của những cây cầu bắc ngang qua con sông này.
Tới với sông Hàn hôm nay không cần chú ý nhiều từ bạn sẻ thấy dọc theo dòng sông có tới 6 cây cầu đã và đang được xây dựng. Nếu bạn đi từ hướng Bắc vào, cây cầu đầu tiên mà bạn nhìn thấy là cầu Thuận Phước tiếp theo là cầu sông Hàn, đi dọc theo con sông về phía nam bạn sẻ gặp một cây cầu đang xây dựng dố chính là cầu Rồng, cách độ 2km về phía Nam của cầu Rồng chính là 2 cây cầu Nguyễn văn Trổi và cầu Trần Thị Lý, cuối cùng phía Nam của con sông là cây cầu Tuyên Sơn.
1. Cầu sông Hàn - linh hồn của dân Đà Nẵng.
Cầu Sông Hàn - cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam - niềm tự hào của người dân thành phố. Cầu Sông Hàn là biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sự đóng góp của mọi người dân.
Dường như mọi vẻ đẹp nên thơ của đòng sông Hàn chỉ được bộc lộ một cách hoàn mỹ nhất trong không gian cầu Sông Hàn lộng gió và mát rượi.
Cầu Sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau.Năm 1998, một năm sau khi Đà Nẵng trở thành đô thị loại 1, một công trình mang tính bứt phá đã được xây dựng trên trục chính của đường Bạch Đằng, một công trình mà sau này chắc chắn sẽ có một chỗ đứng bền vững trong lịch sử phát triển của thành phố: cầu Sông Hàn.
Công trình cầu dây văng này có tổng vốn đầu tư hơn 100 tỉ đồng nhưng phải thi công trong 2 năm liên tục ngày đêm. Đến bây giờ vẫn chưa có công trình nào ở Việt Nam, với quy mô tương đương, lại kêu gọi được sự đóng góp tự nguyện của người dân thành phố cao như thế. Từ nguồn cảm hứng của cây cầu sau khi hoàn thành vào đầu năm 2000, đường Bạch Đằng được lột xác lần thứ hai trong cuộc đời dài hơn 3 thế kỷ.
Có rất nhiều cây cầu xây dựng trên dòng sông này tiêu biểu là cầu Thuận Phước bắc ngang cửa sông nhìn ra vịnh Đà Nẵng, được đánh giá như là cầu Mỹ Thuận thu nhỏ về mặt mỹ quan. Tuy nhiên sẽ không có cây cầu nào tạo được nhiều cảm xúc đối với người dân thành phố như những gì mà cầu Sông Hàn đã đem lại, kể cả sau này.
2. Cầu Thuận Phước
Cầu Thuận Phước được khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 1 năm 2003 với vốn đầu tư gần 1000 tỷ đồng do thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách. Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng 533 liên danh với Viện Thiết kế cầu đường số 2 Trung Quốc thiết kế. Công ty Cơ khí xây dựng công trình 623 và tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 6 là nhà thầu chính. Cầu thông xe kỹ thuật ngày 25 tháng 3 năm 2009 và khánh thành ngày 19 tháng 7 năm 2009.
Cầu Thuận Phước được xem là cây cầu đẹp nhất nước, dài 1856 m (dài hơn cầu Mỹ Thuận 300m) và là cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam. Với vị trí và kiến trúc có một không hai ở nước ta tại thời điểm hiện tại. Cầu thuận phước như một dải lụa nối hai bờ sông Hàn tại cửa sông. Vẻ đẹp của cầu Thuận Phước càng trở nên lộng lẫy vào ban đêm. Những ánh lung linh, huyền ảo tựa cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế mà Đà Nẵng độc quyền đăng cai. Rồi mai đây, khi Đa Phước khu đô thị tầm cỡ quốc tế cũng được ví là khu đô thị đẹp nhất nước hoàn thành. Chắc chắn Đà Nẵng sẽ đẹp hơn và Cầu Thuận Phước sẽ xứng tầm hơn.
3. Cầu Rồng
Cầu rồng là cây cầu thứ 7 và là cây cầu mới nhất bắc qua sông Hàn. Vì cây cầu có hình dáng giống 1 con rồng nên được gọi là Cầu rồng. Với tổng đầu tư lên tới 1498 tỷ 684 triệu đồng cầu Rồng đang mở ra cho thành phố Đà Nẵng một bước tiên mới về tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa...
Cầu Rồng được thiết kế xây dựng phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành giao thông vận tải của thành phố Đà Nẵng. Cầu này khi hoàn thành sẽ có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. Nó tạo thành một trục chính của thành phố theo hướng Đông-Tây, tuyến ngắn nhất nối Sân bay Đà Nẵng với các trục giao thông quan trọng khác của thành phố, trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng.
Trục giao thông này cũng là trục vận tải hành khách, hàng hóa phục vụ thương mại, dịch vụ, du lịch giữa trung tâm hành chính phía Tây và khu du lịch biển phía Đông sông Hàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố, bảo đảm năng lực thông xe, bảo đảm cảnh quan, bảo vệ môi trường sống đô thị và đóng vai trò làm điểm nhấn quan trọng trong tương lai của Đà Nẵng.
Chỉ xét về khía cạnh du lịch, khi trục giao thông này hoàn thành, du khách trong nước và quốc tế sẽ từ Sân bay Đà Nẵng được đưa thẳng đến một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh kéo dài từ bán đảo Sơn Trà đến Ngũ Hành Sơn - Non Nước để khám phá những điều kỳ thú về bãi biển này... Từ đó tiềm năng du lịch biển của Đà Nẵng được đẩy mạnh khai thác.
Bên cạnh những cây cầu nổi tiếng trên thì trên sông Hàn hiện nay còn có 3 cây cầu là cầu Trần Thị Lý, cầu Nguyễn Văn Trổi, và câu Tuyên Sơn đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế, du lịch Đà nẵng.
Du lịch, GO! - Theo Danaland, internet
Sông Hàn, tức Hàn Giang bắt đầu từ ngã ba sông giữa Quận Cẩm Lệ, quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn tới vịnh Đà Nẵng, tại chỗ giáp ranh giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà. Sông có dòng chảy từ Nam lên Bắc.
Đoạn từ ngã ba sông nói trên ngược về phía thượng nguồn tới chỗ cầu Đỏ, được gọi là sông Cẩm Lệ. Đoạn tiếp theo về phía thượng nguồn gọi là sông Cầu Đỏ. Sông Cầu Đỏ do hai con sông Yên và sông Túy Loan (còn gọi là sông Tuy Loan) hợp lại mà thành ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang. Sông Yên là một phân lưu của sông Vu Gia chảy từ bên huyện Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam sang. Còn sông Túy Loan bắt nguồn từ phía Tây huyện Hòa Vang, chảy về phía Đông; đến xã Hòa Phong thì nhận hai chi lưu là sông Lỗ Đông ở hữu ngạn từ phía Tây Nam Hòa Vang chảy tới và một sông nhỏ bên tả ngạn.
Tôi không được sinh ra trên đất chứa con sông này nhưng may mắn hơn tôi đã được đến với nó, tôi đến với sông Hàn lần đầu tiên mang tâm trang của một người con xa quê hương, con sông là nơi tôi gửi gắm tâm trạng những lúc buồn, những lúc vui. Những lúc nhớ người thân yêu tôi tự tìm đến với nó, ngồi bên nó, kể nó nghe về tất cả-những gì tôi đang phải đối mặt từng ngày. Sông Hàn như một người bạn luôn vỗ về, luôn lắng nghe và biết chia sẻ. Những con sóng ngoài khơi vỗ vào bờ khi rộn ràng, ồn ào, khi thanh bình, tĩnh lặng, có khi như một lời hát ru, cũng có lúc rú lên như tức giận. Hãy đến với sông Hàn, ngồi dọc theo hai bên đường để cảm nhận, bạn sẻ biết tôi không nói dối.
Sông Hàn bây giờ tấp nập tàu bè qua lại, ồn ào hơn trước rồi, nó đang dần bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, diện mạo con sông đang ngày càng được thay đổi theo hướng tích cực, có biết bao công trình đang mọc lên ở hai bên bờ sông nào là nhà cao tầng, nào là cảng và đặc biệt phải nhắc tới hình ảnh của những cây cầu bắc ngang qua con sông này.
Tới với sông Hàn hôm nay không cần chú ý nhiều từ bạn sẻ thấy dọc theo dòng sông có tới 6 cây cầu đã và đang được xây dựng. Nếu bạn đi từ hướng Bắc vào, cây cầu đầu tiên mà bạn nhìn thấy là cầu Thuận Phước tiếp theo là cầu sông Hàn, đi dọc theo con sông về phía nam bạn sẻ gặp một cây cầu đang xây dựng dố chính là cầu Rồng, cách độ 2km về phía Nam của cầu Rồng chính là 2 cây cầu Nguyễn văn Trổi và cầu Trần Thị Lý, cuối cùng phía Nam của con sông là cây cầu Tuyên Sơn.
1. Cầu sông Hàn - linh hồn của dân Đà Nẵng.
Cầu Sông Hàn - cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam - niềm tự hào của người dân thành phố. Cầu Sông Hàn là biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sự đóng góp của mọi người dân.
Dường như mọi vẻ đẹp nên thơ của đòng sông Hàn chỉ được bộc lộ một cách hoàn mỹ nhất trong không gian cầu Sông Hàn lộng gió và mát rượi.
Cầu Sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau.Năm 1998, một năm sau khi Đà Nẵng trở thành đô thị loại 1, một công trình mang tính bứt phá đã được xây dựng trên trục chính của đường Bạch Đằng, một công trình mà sau này chắc chắn sẽ có một chỗ đứng bền vững trong lịch sử phát triển của thành phố: cầu Sông Hàn.
Công trình cầu dây văng này có tổng vốn đầu tư hơn 100 tỉ đồng nhưng phải thi công trong 2 năm liên tục ngày đêm. Đến bây giờ vẫn chưa có công trình nào ở Việt Nam, với quy mô tương đương, lại kêu gọi được sự đóng góp tự nguyện của người dân thành phố cao như thế. Từ nguồn cảm hứng của cây cầu sau khi hoàn thành vào đầu năm 2000, đường Bạch Đằng được lột xác lần thứ hai trong cuộc đời dài hơn 3 thế kỷ.
Có rất nhiều cây cầu xây dựng trên dòng sông này tiêu biểu là cầu Thuận Phước bắc ngang cửa sông nhìn ra vịnh Đà Nẵng, được đánh giá như là cầu Mỹ Thuận thu nhỏ về mặt mỹ quan. Tuy nhiên sẽ không có cây cầu nào tạo được nhiều cảm xúc đối với người dân thành phố như những gì mà cầu Sông Hàn đã đem lại, kể cả sau này.
2. Cầu Thuận Phước
Cầu Thuận Phước được khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 1 năm 2003 với vốn đầu tư gần 1000 tỷ đồng do thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách. Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng 533 liên danh với Viện Thiết kế cầu đường số 2 Trung Quốc thiết kế. Công ty Cơ khí xây dựng công trình 623 và tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 6 là nhà thầu chính. Cầu thông xe kỹ thuật ngày 25 tháng 3 năm 2009 và khánh thành ngày 19 tháng 7 năm 2009.
Cầu Thuận Phước được xem là cây cầu đẹp nhất nước, dài 1856 m (dài hơn cầu Mỹ Thuận 300m) và là cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam. Với vị trí và kiến trúc có một không hai ở nước ta tại thời điểm hiện tại. Cầu thuận phước như một dải lụa nối hai bờ sông Hàn tại cửa sông. Vẻ đẹp của cầu Thuận Phước càng trở nên lộng lẫy vào ban đêm. Những ánh lung linh, huyền ảo tựa cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế mà Đà Nẵng độc quyền đăng cai. Rồi mai đây, khi Đa Phước khu đô thị tầm cỡ quốc tế cũng được ví là khu đô thị đẹp nhất nước hoàn thành. Chắc chắn Đà Nẵng sẽ đẹp hơn và Cầu Thuận Phước sẽ xứng tầm hơn.
3. Cầu Rồng
Cầu rồng là cây cầu thứ 7 và là cây cầu mới nhất bắc qua sông Hàn. Vì cây cầu có hình dáng giống 1 con rồng nên được gọi là Cầu rồng. Với tổng đầu tư lên tới 1498 tỷ 684 triệu đồng cầu Rồng đang mở ra cho thành phố Đà Nẵng một bước tiên mới về tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa...
Cầu Rồng được thiết kế xây dựng phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành giao thông vận tải của thành phố Đà Nẵng. Cầu này khi hoàn thành sẽ có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. Nó tạo thành một trục chính của thành phố theo hướng Đông-Tây, tuyến ngắn nhất nối Sân bay Đà Nẵng với các trục giao thông quan trọng khác của thành phố, trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng.
Trục giao thông này cũng là trục vận tải hành khách, hàng hóa phục vụ thương mại, dịch vụ, du lịch giữa trung tâm hành chính phía Tây và khu du lịch biển phía Đông sông Hàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố, bảo đảm năng lực thông xe, bảo đảm cảnh quan, bảo vệ môi trường sống đô thị và đóng vai trò làm điểm nhấn quan trọng trong tương lai của Đà Nẵng.
Chỉ xét về khía cạnh du lịch, khi trục giao thông này hoàn thành, du khách trong nước và quốc tế sẽ từ Sân bay Đà Nẵng được đưa thẳng đến một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh kéo dài từ bán đảo Sơn Trà đến Ngũ Hành Sơn - Non Nước để khám phá những điều kỳ thú về bãi biển này... Từ đó tiềm năng du lịch biển của Đà Nẵng được đẩy mạnh khai thác.
Bên cạnh những cây cầu nổi tiếng trên thì trên sông Hàn hiện nay còn có 3 cây cầu là cầu Trần Thị Lý, cầu Nguyễn Văn Trổi, và câu Tuyên Sơn đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế, du lịch Đà nẵng.
Du lịch, GO! - Theo Danaland, internet