Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 18 April 2012


Là một người rất thích lịch sử và những bộ phim dã sử, tôi luôn mơ ước được một ngày nào đó được tận mắt chứng kiến đấu trường La Mã ở Rome. Và tôi đã may mắn có rất nhiều cơ hội đặt chân đến thành phố này, có lẽ là nhiều hơn bất cứ du khách Việt Nam nào với tổng cộng 11 lần trong 8 năm. Cái gì khiến tôi quay lại đó nhiều như vậy ? Nhiều lắm : kiến trúc cổ, ẩm thực, môi trường sống….Trong bài này, tôi sẽ đề cập đến khía cạnh nổi bật nhất, đó là các di tích lịch sử ngàn năm.

Người Châu Âu vẫn thường có câu « mọi nẻo đường đều dẫn tới thành Rome ». Câu nói ấy là để tôn vinh sự phồn vinh của thủ đô đế chế La Mã trong vòng hơn một ngàn năm và cho đến nay Rome vẫn được coi như thành phố duy nhất trên thế giới sở hữu nhiều công trình kiến trúc 2000 năm tuổi. Những di tích lịch sử ở đây nhiều vô kể nhưng chỉ có khoảng 30% là còn nổi lên trên bề mặt đất và còn nguyên vẹn, còn lại thị bị trôn vùi trong lòng đất. Chính vì còn có quá nhiều di tích nằm rải rác khắp nơi dưới lòng đất nên chính phủ Ý cũng không dám xây nhiều tuyến tàu điện ngầm vì sợ sẽ phải phá bỏ các công trình đó. 


Thành Rome cách đây 2000 năm là một thành phố lớn với dân số đáng kinh ngạc : 2 triệu người !!!! Ngày nay với 6 tỷ dân thì tất nhiên một thành phố vài triệu dân là bình thường. Nhưng hãy cứ tưởng tượng thời ấy thì dân số thế giới làm gì có mấy mống, chỉ vài chục triệu người là cùng và cả Châu Âu cũng chỉ có hơn 10 triệu dân thôi. Điều đó đủ đê thấy quy mô của thành Rome lớn như thế nào. Không quá đi sâu vào việc phân tích sự đô thị hóa của thành phố như thế nào, tôi chỉ liệt kê ở đây những công trình kiến trúc đặc sắc nhất và vai trò chính trị và văn hóa của chúng trong lịch sử nước Ý.

Forum Romain
Foro Romano, tạm dịch là diễn đàn La Mã.  Đây chính là trái tim của thành Rome nói riêng và của thế giới cổ đại Châu Âu nói chung. Bắt nguồn là một bãi đầm lầy hoang vu, khu này được người La Mã chọn làm trung tâm hành chính và chính trị cho đế chế của họ. 

Bản vẽ phác thảo Forum vào thế kỷ II sau công nguyên
 Trong tiếng Việt mình có từ « diễn đàn », thực ra cũng chỉ dịch trực tiếp từ  forum  của tiếng Latinh. Và nguồn gốc lịch sử của từ  forum  xuất xứ từ chính khu vực này, nơi người ta hội họp với nhau để bàn bạc một chủ đề nào đó. Forum đối với người La Mã có rất nhiều chức năng. Đó vừa là nơi các đế vương ra mắt công chúng, vừa là nơi các phiên tòa luật pháp được tổ chức, là nơi các buổi lễ tế thần thánh diễn ra và cũng là trung tâm thương mại của thành phố. 


 Forum Trajan
Forum vốn là nơi mà các đế vương La Mã xuất hiện trước công chúng. Ban đầu chỉ có một forum nhưng dần dần một số đế vương La Mã thấy rằng cần phải xây thêm một forum cho riêng mình với kiểu cách của riêng mình. Thế là sinh ra thêm vài cái forum nữa. Trong số đó, forum Trajan là lớn nhất và cũng được xây vào thời điểm được cho là đỉnh cao nhất trong sự tồn tại của đế chế (năm 107). 

Sa bàn mô phỏng forum Trajan thế kỷ II sau công nguyên
vết tích ngày nay
Khải hoàn môn Arc Constantin
Nhắc đến từ này hiển nhiên là ai mà chẳng liên tưởng đến công trình kiến trúc cùng tên ở Paris. Nhưng người Pháp cũng chỉ lấy ý tưởng của đế chế La Mã làm nguồn cảm hứng mà thôi. Còn tác phẩm khải hoàn môn đầu tiên trong lịch sử Châu Âu thì phải nói đến Rome. Dưới thời La Mã, xảy ra rất nhiều cuộc chiến tranh vì quân đội La Mã hay muốn xâm chiếm các vương quốc khác để mở rộng lãnh thổ. Sau mỗi trận đánh lớn và đánh bại một vương quốc nào đó, họ cho xây ngay tại nước sở tại một chiếc khải hoàn môn để phô trương thanh thế. Chính vì vậy mà ngày nay, chúng ta có thể tìm thấy các khải hoàn môn cùng một kiểu dáng ở vùng Trung Đông (Thổ Nhĩ Kỳ, Syria) và Bắc Phi (Ai Cập, Tunisia) bởi vùng này xưa kia là thuộc địa của đế chế La Mã. 


Pantheon
Công trình này đóng vai trò như kiểu nhà chùa vậy. Người La Mã không theo đạo một thần mà là đạo đa thần với đủ các loại như : thần mặt trời, thần Zớt, thần biển, …Công trình này tổng hợp tất cả các vị thần. 


 Mái vòm tượng trưng cho nơi ở của các vị thần trên trời và cũng là sự thống trị của Rome lên vũ trụ. Đây cũng là minh chứng cho công nghệ xây dựng kinh điển của người La Mã. Trong vòng hơn 18 thế kỷ, mái vòm của Pantheon luôn giữ kỷ lục là mái vòm cao nhất thế giới. 


Nếu như Pantheon được giữ khá nguyên vẹn thì không gian xung quanh nó chịu khá nhiều thay đổi sau hơn 2000 năm. Trước kia, Pantheon nằm trọn trong một khu vườn rộng và ngày nay xung quanh toàn là nhà cửa và đường xá. Tiếp đến, do nền đất của Rome được nâng cao lên theo thời gian, nền móng của Pantheon bị sụt xuống nên chiều cao của cả công trình bị hạ thấp hơn đáng kể.



Đấu trường La Mã
Ah……biểu tượng của đế chế La Mã. Hiển nhiên rồi, ai mà chẳng đã từng xem bộ phim « đấu sĩ La Mã » do Maxwell Crusell đóng. 


 Hình dạng mà mọi người thấy ngày nay không giống với nguyên bản của nó. Trước kia tất cả các bề mặt tường bên ngoài đều cao bằng nhau. Tuy nhiên, vào thời trung cổ, rất nhiều viên gạch trên mặt tường bị lấy đi để làm nguyên liệu xây các công trình khác. Ngay cả tòa thánh Vatican cũng có một vài viên gạch lấy từ đây. Thế nên ngày nay tự nhiên có một lớp tường bị sứt mẻ. 


 Bên trong, khán đài có thể chứa khoảng 75000 người. Trong vòng gần 500 năm tại đây đã diễn ra nhiều cuộc đọ sức giữa các đấu sĩ, giữa người và thú vật (hổ, tê giác) và thậm chí là các cuộc thủy chiến !!! Không thể tưởng tượng nổi là cách đây 2000 năm người ta có thể sử dụng công nghệ thô sơ để làm đầy nước trong khán đài và đưa tàu chiến vào trong. 


 Capitol
Trung tâm thành Rome sinh và phát triển từ 7 ngọn đồi và một trong số đó là đồi Capitol. Đây chính là trung tâm chính trị của đế chế La Mã bới tại đây, các đế vương cùng họp bàn với bộ máy chính quyền để đưa ra những quyết định quan trọng. Có thể nói Capitol là tiền thân của cấu trúc chính phủ tại đa phần các quốc gia trên thế giới hiện nay. Chẳng phải người Mỹ vẫn thường hay gọi “Capitol Hill” để ám chỉ tòa nhà quốc hội của họ đấy sao? 
Capitol ban đầu chỉ là vài ngôi nhà dành cho bộ máy chính quyền và nằm rất gần Forum
Ngày nay, trên nền móng của những di tích nằm dưới lòng đất, người ta cho xây viện bảo tàng lịch sử của Rome
Biểu tượng thành Rome : một con sói đang cho 2 đứa bé bú. Theo truyền thuyết, thành Rome được sinh ra vào năm 753 trước công nguyên và được quản lý bới 2 anh em sinh đôi này. Một người tên là Romulus và người kia là Remus. Do cạnh tranh quyền lực, người anh giết người em soán ngôi và đặt tên thành phố là "Romulus" sau này chuyển hóa thành Rome.
Maximus
Đấu trường Maximus trước kia là nơi diễn ra các cuộc đua cỗ xe ngựa và các cuộc đấu giáp chiến trong lúc đua. Chắc hẳn các bạn còn nhớ bộ phim Ben Hur ? Ban đầu thì đấu trường cũng chỉ bao gồm một khu đất nện hình ôlíp nhưng dưới thời Jules Cesar, khán đài được xây thêm 

Nhà tắm công cộng Caracalla
Công trình kiến trúc này là ví dụ điển hình nhất cho cuộc sống hàng ngày của người dân La Mã : rất sạch sẽ. Theo như những gì sử sách ghi lại, có vẻ như giới thượng lưu La Mã dành khá nhiều thời gian ở nơi này. Sau các buổi họp ở Capitol vào buổi sáng, các thành viên bộ máy chính quyền lui tới đây vào buổi chiều, vừa để ngâm mình thư giãn, vừa để bàn tán những chủ đề chính trị, thậm chí là thiết kế bí mật những âm mưu lật chổ chính quyền. 


Tuesday, 17 April 2012


Flamenco…ah….điệu nhảy sexy của những người phụ nữ Tây Ban Nha với tà váy bồng bềnh nhiều tầng và cặp đùi thon thả. Là biểu tượng của Tây Ban Nha và là niềm tự hào của họ nhưng có lẽ người dân vùng Andalusia sẽ là những người tự hào hơn cả vì điệu nhảy này sinh ra tại chính vùng đất của họ.

Nguồn gốc lịch sử
Đến vùng Andalusia, có thể dễ dàng nhận thấy là vùng này có rất nhiều ảnh hưởng của nét văn hóa Trung Đông. Tất nhiên là phải kể đến  quá khứ đạo hồi nhưng riêng với điệu  flamenco phải kể đến tầm ảnh hưởng của người dân du mục Zigan. Xuất xứ từ miền bắc Ấn Độ xa xôi, dân du mục Zigan đi phiêu bạt qua Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Châu Âu khác và phải mất vài trăm năm họ mới đến sống định cư ở vùng Andalusia, vào khoảng thế kỷ X. Đến đây, họ mang theo truyền thống nhảy múa của họ cũng như trang phục váy nhảy rất đặc trưng. Dần dần theo thời gian, họ pha trộn những yếu tố địa phương, đặc biệt là lối văn hóa ảrập và Tây Ban Nha để rồi tạo ra điệu nhảy flamenco ngày nay.  Với nguồn gốc du mục của mình, người Zitan hay bị khinh rẻ và nằm ngoài lề xã hội. Điệu nhảy flamenco vì thế có giá trị tinh thần rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của họ vì nó giúp họ yêu đời hơn và quên đị sự hắt hủi của xã hội. Và theo truyền thống xưa kia, phụ nữ nhảy flamenco cũng giống như người hát quan họ Bắc Ninh. Họ không theo bất cứ một trường lớp chính thống nào về flamenco mà là do tự học ngày này qua ngày khác hoặc mẹ truyền con nối. Có thể khẳng định rằng điệu nhảy flamenco có nguồn gốc của tầng lớp hạ đẳng của xã hội, bị cấm đoán rất nhiều đặc biệt là kể từ khi người Tây Ban Nha chinh phạt toàn bộ vùng Andalusia và áp đặt văn hóa thiên chúa giáo của họ. 


 Điệu flamenco sống trong thầm lặng trong vòng vài trăm năm và chỉ khép kín trong những cộng đồng du mục Zigan. Phải chờ đến thế kỷ XIX điệu flamenco mới mở rộng ra cho công chúng, một phần cũng là do chính phủ Tây Ban Nha đã đưa ra những điều luật ít khắt khe hơn với người Zigan và cho phép họ giao lưu với các tầng lớp xã hội khác. Bắt đầu từ thời điểm đó, rất nhiều quán bar có show diễn nhảy sinh ra và flamenco trở lên rất thịnh hành. 

Theo nguyên gốc, điệu flamenco chỉ có phụ nữ nhảy và được sự hỗ trợ nhạc nền bởi một ca sĩ nam, một người chơi guitar và một người vỗ tay làm nhịp

 Bộ ba vũ công-hát-ghita trở thành những yếu tố không thể thiếu của điệu flamenco. Phong trào “xuất khẩu” flamenco ra thế giới cõ lẽ bắt đầu từ những năm 1938 khi rất nhiều người dân Tây Ban Nha di cư sang các vùng khác nhằm trốn chạy khỏi chế độ độc tài Franco cũng như thế chiến thứ 2. Ban đầu là các nước Châu Âu khác như Pháp, Đức, Anh rồi sau này là Úc, Hoa Kỳ, Châu Mỹ latinh và trong vòng hơn 20 năm trở lại đây là Nhật Bản, Hàn Quốc. 

Ngày nay, các show diễn hay có thêm vũ công là nam và hay có kiểu nhảy nhiều người chứ không có kiểu một người như hồi trước

Một điều khá thú vị mà tôi nhận ra, đó là ngay tại vùng đất sinh ra nó, điệu flamenco lai không duy trì được. Các trường dạy nhảy cũng như vũ công quá nhiều dẫn đến việc họ phải kiếm kế sinh nhai ở nước ngoài như Mỹ hay Nhật. Số lượng học viên flamenco tại nước ngoài chắc chắn nhiều hơn so với chính học viên người Tây Ban Nha. 
Khi điệu flamenco xuất khẩu ra quốc tế cũng là lúc sự pha trộn với các dòng nghệ thuật khác bắt đầu. Ở đây là sự pha trộn với múa balê

hoặc là pha trộn với kiểu hát kịch opera
 Nguồn gốc của từ Flamenco
Không có sử sách nào ghi lại nguồn gốc của từ flamenco nhưng cũng có một số giả thuyết. Có người cho rằng từ này là một dạng biến thái của từ felag mengu, trong tiếng ảrập có nghĩa là « người nông dân u sầu », ám chỉ hoàn cảnh những người Zitan bị hoàng gia Tây Ban Nha đuổi đi sau khi các vương quốc hồi giáo thất thủ. Một số giả thuyết khác cho rằng flamenco ám chỉ vùng đất Flamand, lãnh thổ nước Bỉ+Hà Lan ngày nay. Vùng Flamand vào thế kỷ XV đã từng là chư hầu của hoàng gia Tây Ban Nha. 

  
Nói đến Đà Nẵng là du khách có thể hình dung ngay rằng đó là một thành phố tuyệt đẹp bên sông Hàn, bên bờ biển Đông với những nét quyến rũ chưa từng có ở các đô thị biển khác. "Đã bao lần chúng tôi đứng bên sông Hàn ngắm hoàng hôn xuống, cũng đã có bao lần sông Hàn hứng những giọt nước mắt của những người con xa quê như chúng tôi", đó là một câu nói của một nhóm người mà tôi quen. Sông Hàn không đơn thuần chỉ là con sông, nó chứa đựng hàng triệu linh hồn chủa những ai đã từng đặt chân đến nơi đây.

Sông Hàn, tức Hàn Giang bắt đầu từ ngã ba sông giữa Quận Cẩm Lệ, quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn tới vịnh Đà Nẵng, tại chỗ giáp ranh giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà. Sông có dòng chảy từ Nam lên Bắc.

Đoạn từ ngã ba sông nói trên ngược về phía thượng nguồn tới chỗ cầu Đỏ, được gọi là sông Cẩm Lệ. Đoạn tiếp theo về phía thượng nguồn gọi là sông Cầu Đỏ. Sông Cầu Đỏ do hai con sông Yên và sông Túy Loan (còn gọi là sông Tuy Loan) hợp lại mà thành ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang. Sông Yên là một phân lưu của sông Vu Gia chảy từ bên huyện Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam sang. Còn sông Túy Loan bắt nguồn từ phía Tây huyện Hòa Vang, chảy về phía Đông; đến xã Hòa Phong thì nhận hai chi lưu là sông Lỗ Đông ở hữu ngạn từ phía Tây Nam Hòa Vang chảy tới và một sông nhỏ bên tả ngạn.

Tôi không được sinh ra trên đất chứa con sông này nhưng may mắn hơn tôi đã được đến với nó, tôi đến với sông Hàn lần đầu tiên mang tâm trang của một người con xa quê hương, con sông là nơi tôi gửi gắm tâm trạng những lúc buồn, những lúc vui. Những lúc nhớ người thân yêu tôi tự tìm đến với nó, ngồi bên nó, kể nó nghe về tất cả-những gì tôi đang phải đối mặt từng ngày. Sông Hàn như một người bạn luôn vỗ về, luôn  lắng nghe và biết chia sẻ. Những con sóng ngoài khơi vỗ vào bờ khi rộn ràng, ồn ào, khi thanh bình, tĩnh lặng, có khi như một lời hát ru, cũng có lúc  rú lên như tức giận. Hãy đến với sông Hàn, ngồi dọc theo hai bên đường để cảm nhận, bạn sẻ biết tôi không nói dối.

Sông Hàn bây giờ tấp nập tàu bè qua lại, ồn ào hơn trước rồi, nó đang dần bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, diện mạo con sông đang ngày càng được thay đổi theo hướng tích cực, có biết bao công trình đang mọc lên ở hai bên bờ sông nào là nhà cao tầng, nào là cảng và đặc biệt phải nhắc tới hình ảnh của những cây cầu bắc ngang qua con sông này.

Tới với sông Hàn hôm nay không cần chú ý nhiều từ bạn sẻ thấy dọc theo dòng sông có tới 6 cây cầu đã và đang được xây dựng. Nếu bạn đi từ hướng Bắc vào, cây cầu đầu tiên mà bạn nhìn thấy là cầu Thuận Phước tiếp theo là cầu sông Hàn, đi dọc theo con sông về phía nam bạn sẻ gặp một cây cầu đang xây dựng dố chính là cầu Rồng, cách độ 2km về phía Nam của cầu Rồng chính là 2 cây cầu Nguyễn văn Trổi và cầu Trần Thị Lý, cuối cùng phía Nam của con sông là cây cầu Tuyên Sơn.

1. Cầu sông Hàn - linh hồn của dân Đà Nẵng.

Cầu Sông Hàn - cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam - niềm tự hào của người dân thành phố. Cầu Sông Hàn là biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sự đóng góp của mọi người dân.

Dường như mọi vẻ đẹp nên thơ của đòng sông Hàn chỉ được bộc lộ một cách hoàn mỹ nhất trong không gian cầu Sông Hàn lộng gió và mát rượi.

Cầu Sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau.Năm 1998, một năm sau khi Đà Nẵng trở thành đô thị loại 1, một công trình mang tính bứt phá đã được xây dựng trên trục chính của đường Bạch Đằng, một công trình mà sau này chắc chắn sẽ có một chỗ đứng bền vững trong lịch sử phát triển của thành phố: cầu Sông Hàn.

Công trình cầu dây văng này có tổng vốn đầu tư hơn 100 tỉ đồng nhưng phải thi công trong 2 năm liên tục ngày đêm. Đến bây giờ vẫn chưa có công trình nào ở Việt Nam, với quy mô tương đương, lại kêu gọi được sự đóng góp tự nguyện của người dân thành phố cao như thế. Từ nguồn cảm hứng của cây cầu sau khi hoàn thành vào đầu năm 2000, đường Bạch Đằng được lột xác lần thứ hai trong cuộc đời dài hơn 3 thế kỷ.

Có rất nhiều cây cầu xây dựng trên dòng sông này tiêu biểu là cầu Thuận Phước bắc ngang cửa sông nhìn ra vịnh Đà Nẵng, được đánh giá như là cầu Mỹ Thuận thu nhỏ về mặt mỹ quan. Tuy nhiên sẽ không có cây cầu nào tạo được nhiều cảm xúc đối với người dân thành phố như những gì mà cầu Sông Hàn đã đem lại, kể cả sau này.

2. Cầu Thuận Phước

Cầu Thuận Phước được khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 1 năm 2003 với vốn đầu tư gần 1000 tỷ đồng do thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách. Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng 533 liên danh với Viện Thiết kế cầu đường số 2 Trung Quốc thiết kế. Công ty Cơ khí xây dựng công trình 623 và tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 6 là nhà thầu chính. Cầu thông xe kỹ thuật ngày 25 tháng 3 năm 2009 và khánh thành ngày 19 tháng 7 năm 2009.

Cầu Thuận Phước được xem là cây cầu đẹp nhất nước, dài 1856 m (dài hơn cầu Mỹ Thuận 300m) và là cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam. Với vị trí và kiến trúc có một không hai ở nước ta tại thời điểm hiện tại. Cầu thuận phước như một dải lụa nối hai bờ sông Hàn tại cửa sông. Vẻ đẹp của cầu Thuận Phước càng trở nên lộng lẫy vào ban đêm. Những ánh lung linh, huyền ảo tựa cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế mà Đà Nẵng độc quyền đăng cai. Rồi mai đây, khi Đa Phước khu đô thị tầm cỡ quốc tế cũng được ví là khu đô thị đẹp nhất nước hoàn thành. Chắc chắn Đà Nẵng sẽ đẹp hơn và Cầu Thuận Phước sẽ xứng tầm hơn.

3. Cầu Rồng

Cầu rồng là cây cầu thứ 7 và là cây cầu mới nhất bắc qua sông Hàn. Vì cây cầu có hình dáng giống 1 con rồng nên được gọi là Cầu rồng. Với tổng đầu tư lên tới 1498 tỷ 684 triệu đồng cầu Rồng đang mở ra cho thành phố Đà Nẵng một bước tiên mới về tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa...

Cầu Rồng được thiết kế xây dựng phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành giao thông vận tải của thành phố Đà Nẵng. Cầu này khi hoàn thành sẽ có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. Nó tạo thành một trục chính của thành phố theo hướng Đông-Tây, tuyến ngắn nhất nối Sân bay Đà Nẵng với các trục giao thông quan trọng khác của thành phố, trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng.

Trục giao thông này cũng là trục vận tải hành khách, hàng hóa phục vụ thương mại, dịch vụ, du lịch giữa trung tâm hành chính phía Tây và khu du lịch biển phía Đông sông Hàn, đáp ứng yêu cầu phát triển  của thành phố, bảo đảm năng lực thông xe, bảo đảm cảnh quan, bảo vệ môi trường sống đô thị và đóng vai trò làm điểm nhấn quan trọng trong tương lai của Đà Nẵng.

Chỉ xét về khía cạnh du lịch, khi trục giao thông này hoàn thành, du khách trong nước và quốc tế sẽ từ Sân bay Đà Nẵng được đưa thẳng đến một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh kéo dài từ bán đảo Sơn Trà đến Ngũ Hành Sơn - Non Nước để khám phá những điều kỳ thú về bãi biển này... Từ đó tiềm năng du lịch biển của Đà Nẵng được đẩy mạnh khai thác.

Bên cạnh những cây cầu nổi tiếng trên thì trên sông Hàn hiện nay còn có 3 cây cầu là cầu Trần Thị Lý, cầu Nguyễn Văn Trổi, và câu Tuyên Sơn đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế, du lịch Đà nẵng.

Du lịch, GO! - Theo Danaland, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống