Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Thursday, 19 April 2012

Bún riêu cua Quy Nhơn mang hương vị đồng quê phù sa của dòng sông Kôn, của những cánh đồng lúa bạt ngàn đất võ giáp ranh…

Nói đến ẩm thực Quy Nhơn, người ta nghĩ ngay đến bún chả cá, nem chợ huyện, cháo lòng bánh hỏi... Nhưng nơi đây còn có món dân dã bún riêu cua, đã để lại ấn tượng đậm đà cho du khách.

Tất nhiên, bún riêu cua có khắp nơi trong nước nhưng mỗi vùng cách chế biến, bày biện tô bún và phụ gia ăn kèm lại không giống nhau. Ở thành phố Quy Nhơn có vô số những quán bún riêu cua ngon, mỗi quán lại có một cung bậc sắc màu riêng.

Để có món riêu cua ngon, đậm đà, các cô chủ quán phải đến các vùng quê tìm mua những con cua đồng mọng căng mập ú. Cua sau khi bắt về rửa sạch, giã nhỏ hoặc xay nhuyễn, sau đó lược bỏ xác lấy nước.

Sau khi nấu nồi nước cua sôi, đổ ít nước có trộn trứng gà đánh với các gia vị cà chua, bột ngọt, đường, muối, tiêu, ớt. Nấu sôi tiếp độ 10 phút ta có nồi nước riêu cua với những mảng riêu kết đặc màu nâu vàng thơm đặc biệt.

Ăn bún riêu cua nhất thiết phải có một dĩa rau gồm các loại như bắp chuối thái ghém, rau tía tô, rau răm, giá đậu, xà lách xanh non, rau thơm… Trên bàn ăn lúc nào cũng sẵn một chén tương ớt, chén mắm ruốc, ớt xanh, tỏi, chanh… Sáng hay chiều ăn tô bún riêu toả hơi thật… ấm lòng.

Bún riêu cua Quy Nhơn mang hương vị đồng quê phù sa của dòng sông Kôn, của những cánh đồng lúa bạt ngàn đất võ giáp ranh các huyện Hoài Nhơn, An Nhơn, Phù Mỹ… Mùi riêu cua gợi nhớ tuổi thơ, nhớ cánh đồng, hương mùa lúa chín.

Tại các đường phố Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Huệ, Tây Sơn, Nguyễn Thái Học… mỗi tô bún giá chỉ 7.000 – 15.000đ, nếu tô đặc biệt cũng chỉ 17.000đ. Mời các bạn nếu có một lần về Quy Nhơn nhớ thưởng thức món ngon này, chắc chắn dư hương sẽ còn đọng mãi.

Du lịch, GO! - Theo SGTT
Thác Đray Nu (còn gọi là thác Trinh nữ) là một thác nước trên dòng sông Serepôk thuộc địa phận xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.

Đray Nur nghĩa là thác cái. Thác còn có tên thông tục là thác Vợ, thác này cũng được gọi Dray Nur thượng như thác Thác Gia Long phần Dray Nur hạ nằm ở tỉnh Đắk Nông.

Từ thành phố Buôn Ma Thuột chạy dọc theo quốc lộ 14, tới địa phận giáp gianh giữa Đăk Lăk và Đăk Nông chạy thêm 12 km nữa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một ngọn thác hùng vĩ nhất của Tây Nguyên - thác Đray nur.

< Toàn cảnh thác Dray Nur.

Là sự kết hợp giữa 2 dòng sông, sông Krông Ana (sông cái) và sông Krông Nô (sông đực), hai dòng sông hoà trộn quấn quýt bên nhau tạo thành dòng sông Sêrêpốk huyền thoại ở Tây Nguyên, thác Đray nur có chiều dài trên 250m, chiều cao trên 30m nối liền đôi bờ 2 tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông.

< Dòng nước trong xanh bạn có thể nhìn tận đáy nước.

Đray Nur nằm ngay cạnh thác Đray Sáp thuộc tỉnh Đăk Nông và chỉ cách Đray Sáp một đoạn cầu treo bắt qua dòng sông Serepôk. Cả hai cùng là những thác nước đẹp và hùng vĩ.

< Dưới chân cầu nhìn lên cây cầu treo nối liền phia bờ thác.

Thác Đray Nur được ít người biết đến vì lầm tưởng nằm trong cụm thác Đray Sáp nhưng thực ra khi đến đây dòng sông Serepốk chia ra làm 2 nhánh nhỏ đổ xuống hai dòng thác và nhập lại ở phía dưới, cách đó không xa.

< Hai bên bờ là những khóm lau sậy tô điểm thêm cho vẻ đẹp nơi đây.

Nếu bạn muốn sự yên bình, không gian tĩnh lặng thì bạn hãy đến với thác Đray nur vào mùa khô. Không ồn ào, náo nhiệt bởi dòng thác dữ dội vào mùa mưa, những tháng mùa khô ở thác Đray nur là đẹp nhất, đó là lúc bạn hòa mình vào những dòng thác trắng bạc đầu đổ xuống làn nước xanh như ngọc. Vào mùa khô thác Đray nur chia ra làm nhiều nhánh nhỏ như những suối tóc bao quanh một nhánh chính.

Dưới chân thác là những nhánh sông chảy êm đềm uốn quanh các tảng đá, nước nông và xanh trong, bạn có thể nhìn những đàn cá bơi lội, hòa mình vào làn nước mát lành.

< Đi bè tre vào động thác.

Đặc biệt hơn nữa vì phía sau làn nước đổ xuống có một hang động lớn. Vì thế người ta có thể đi vào phía trong của dòng nước đổ xuống từ bên này sang bên kia mà không bị ướt áo.

< Những hốc nước với dòng nước xanh như ngọc bích.

Một cảm giác thú vị khác cho những ai đến với thác Đray nur là cảm giác được đi trên chiếc cầu treo cao và dài, khi đứng trên đây bạn có thể chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh sắc của núi rừng sông nước và thác Đray nur vào mùa khô.

Thác Đray nur là một địa điểm lý tưởng cho những ai muốn khám phá thiên nhiên hoang sơ và bí ẩn của vùng đất Cao nguyên đầy nắng và gió. Cũng là nơi thích hợp cho những cuộc dã ngoại tập thể, cắm trại, nướng thịt, thưởng thức những đặc sản nơi đây.

< Không gian yên bình cho nhưng ai muốn thưởng thức cafe.

Một điều thú vị nữa không chỉ được vui chơi thưởng ngoạn cảnh sắc nơi đây mà mỗi vé vào tham quan khu du lịch thác Đray nur bạn còn được tặng thêm một ly café sữa đậm đà hương vị của cà phê Trung Nguyên.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Zing, Wiki...


Dray Nur huyền bí
Thơ mộng, huyền bí thác Dray Nur
Bản Vàng Pheo thuộc xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đây là vùng đất sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Thái trắng. Dân bản Vàng Pheo mến khách, cảnh sắc núi rừng thơ mộng, nên đã cuốn hút biết bao du khách đến với nơi này.

< Cầu treo bắc qua suối vào bản Vàng Pheo.

Nằm cách trung tâm thị xã Lai Châu khoảng 30km, bản Vàng Pheo hiện lên trong một chiều nắng thật đẹp. Bản có vị trí thiên thời, địa lợi, nằm ngay bên núi Phu Nhọ Khọ, ngọn núi được ví như một mĩ nhân. Đây là nơi giao thoa giữa hai dòng suối Nậm So và Nậm Lùm. Vàng Pheo có nhiều ngôi nhà cổ nằm nép mình bên những ruộng lúa xanh trong không gian thanh bình, yên tĩnh.

< Dòng suối hoang sơ giữa núi rừng ở bản Vàng Pheo.

Chúng tôi theo con đường rải cát mịn, ô tô có thể vào đến tận bản. Xe dừng chân tại nhà văn hoá Vàng Pheo, ấn tượng nhất là nhóm trẻ con dân tộc tại đây ùa ra đón chào. Những gương mặt thơ ngây còn lem nhem nét bẩn nhưng nụ cười của bọn trẻ thật đáng yêu. Vào những đêm trời Tây Bắc có sao, có trăng sáng vằng vặc, các thiếu nữ bản Vàng Pheo lại cùng nhau trong các bộ váy thướt tha múa xoè theo tiếng đàn, tiếng trống nhịp nhàng ở sân nhà văn hoá.

< Sản phẩm thổ cẩm truyền thống của bản Vàng Pheo.

Trên những con đường đến tận nhà sàn của các hộ dân, chúng tôi thường bắt gặp những người người phụ nữ Thái trắng trong trang phục truyền thống, những bộ váy khâu liền màu đen tuyền, dài chấm mắt cá chân, áo cón chấm đến thắt lưng, cổ liền, ẩn sau trang phục là sự hiền hoà, chân chất. Phụ nữ Thái trắng có tài dệt gấm kim tuyến trang trí hoa, chim và rồng. Những sản phẩm này bày bán nhiều ở các thôn bản.

Bản Vàng Pheo là nơi còn lưu giữ nhiều ngôi nhà sàn cổ, một nét đặc biệt làm nên bản văn hoá. Người Thái trắng ở Vàng Pheo rất hiếu khách. Trẻ em thì lễ phép, người già thì ôn hoà, họ sẵn lòng mời khách dùng cơm, thưởng thức những bữa ăn giản dị, món ăn truyền thống và mang đậm bản sắc riêng như: cá bống vùi tro, cá suối nướng, măng đắng, măng ngọt, thịt trâu sấy, thịt lợn hấp, canh rau đắng và uống rượu bên bếp lửa bập bùng ấm áp.

< Du khách nước ngoài mua đồ lưu niệm của dân bản Vàng Pheo.

Bản Vàng Pheo cũng là nơi có nhiều lễ hội, lưu giữ nhiều nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Mỗi lễ hội có một bản sắc riêng như lễ hội: Nàng Han (rằm tháng 2 âm lịch), Then Kin Pang (mùng 10/3 âm lịch), Kin Lẩu Khẩu Mẩu (rằm tháng 9 âm lịch) Lễ hội bản Vàng Pheo có nhiều trò chơi dân gian độc đáo như: ném còn, đẩy gậy, tù lu. Vào những ngày cuối tuần hoặc dịp lễ hội, du khách đổ về đây rất đông để khám phá một không gian Tây Bắc êm đềm và cuộc sống giản dị của đồng bào dân tộc, được hoà mình trong điệu múa, lời ca của đồng bào mà “say tình”, ngây ngất với sắc màu của vùng cao.

Du lịch, GO! - Theo VNP

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống