Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 20 April 2012

Dân miền Tây  phân biệt hai loại dơi chính: dơi sen và dơi quạ. Dơi quạ là dơi đen và to con hơn dơi sen màu lông chuột. Theo lời truyền tụng của người dân miền Tây, dơi quạ hay dơi sen thì cũng xấu và hôi, nhưng người ta bảo rằng dơi bắt được ngửi càng hôi thì thịt lại càng thơm.

Vào khoảng chập tối, một nhóm vài ba người lại chuẩn bị nào dơi mồi, nào lưới dợt, giỏ đựng dơi. Đám thợ săn dơi bảo, nếu chưa có dơi mồi thì phải chọn người biết cách thổi để dẫn dụ dơi đến.  Thường dùng lá mì hoặc lá cầy mỏng có độ đàn hồi, dùng hai bàn tay kẹp lá mì chụm lại thổi, bắt chước tiếng dơi kêu. Người thổi tốt hay không được “thấy” rõ qua việc dơi tìm đến nhiều hay ít? Chuẩn bị xong, trời cũng vừa tối mịt, cả nhóm đi theo dọc bờ vườn, chọn nơi thuận lợi để dơi dễ sà xuống, dân trong nghề quen gọi là “bến dơi”.

Dợt chụp dơi được dựng lên thì bắt đầu thổi. Việc đầu tiên là phải cố gắng bắt cho được dơi mồi. Sau khi nghe tiếng dơi mồi kêu, dơi sẽ tìm đến, sà xuống thấp, người cầm dợt cứ việc dợt theo dơi. Đêm càng sâu dơi tìm đến càng nhiều. Vào những đêm trăng sáng việc bắt dơi rất khó nên thường rất ít người đi dợt. Khi thổi dơi ở bến này một hồi lâu, không thấy dơi sà xuống nữa, vì bến bị động, dơi sợ, thì sang bến khác, tiếp tục cho đến khi đầy giỏ mới về.

Mỗi đêm đi bắt, chiến lợi phẩm là dơi sen, còn các loại dơi khác (như dơi muỗi chẳng hạn) bắt được thì bỏ, vì thịt không ngon. Mùa bắt dơi sen rộ nhất là vào mùa trái cây chín, nhất là mùa nhãn. Lúc này, dơi rất mập và thịt rất thơm ngon. Trong các loại dơi miệt vườn Nam Bộ, dơi quạ là to nhất, thịt nhiều nhưng rất khó bắt vì chúng bay rất cao. Chúng thường xuất hiện vào những đêm trăng sáng, khi những cành gòn trổ bông, để hút nhuỵ hoa. Để bắt được loại này người ta phải dùng nạng thun để bắn. Dơi có nhiều món, nhưng thích nhất vẫn là món dơi sen nấu cháo.

Đi bắt dơi về đến nhà thì đêm đã khuya, mọi vật như đã chìm vào giấc ngủ. Trên bếp lửa, người ở nhà lui cui chuẩn bị bắc nồi lên nấu cháo, và xắt bắp chuối xiêm, để sẵn. Thao tác làm thịt dơi phải đúng cách, nếu không thịt dơi sẽ mất đi hương thơm và vị ngọt. Đặc biệt, khi làm thịt dơi không được rửa nước. Người chế biến nắm cánh dơi, lột da, rồi ngắt phía sau rút hết ruột, thế là xong. Thịt dơi có thể băm nhỏ hoặc xắt miếng, bắc chảo lên khử tỏi cho thơm, rồi để thịt vào xào, vừa chín thì lấy ra cho vào nồi cháo nấu tiếp, nêm nếm vừa ngon thì dùng tô đã chuẩn bị sẵn, rau bắp chuối để dưới và múc cháo vào, ăn nóng. Tiêu, ớt, chanh xắt và nước mắm chua ngọt sẵn sàng để tuỳ theo khẩu vị mà người ăn có thể thêm vào.

Đối với món cháo dơi, cách chế biến cũng bình dị như các loại cháo khác, nhưng điểm độc đáo là cháo dơi rất thơm ngọt tự nhiên, lại ăn giữa đêm khuya tĩnh lặng. Ngoài ra, dân nhậu miền Tây còn có thể thưởng thức món dơi khìa nước dừa, trộn gỏi bắp cải, cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt.

Nghe cánh bợm nhậu, thịt dơi ăn vào rất mát lại bổ cho chân và thận. Theo họ, con dơi sống trong bóng đêm, tích tụ được nhiều âm khí nên huyết nó mát, lại chỉ ăn côn trùng sâu bọ, trái chín cây nên thịt rất sạch. Các món ăn được chế biến từ thịt dơi có khá nhiều, nhậu chế một kiểu, ăn thường lại kiểu khác. Con dơi lột da, bỏ ruột chặt miếng ướp muối tiêu nướng chín trên than hoa kèm chút rau thơm chấm muối tiêu chanh ăn nóng hôi hổi khiến người ta liên tưởng đến thịt gà mà không phải gà, thịt chim mà không phải chim, cảm giác về vị ngon rất lạ lùng.

Theo lời dạy bảo của… các ông bợm nhậu, thịt dơi kẹp lại nướng than tàu vừa nóng, nhắm với rượu, đậm hơn thịt gà, xương mềm hơn, nhai giập ra ngon lạ lùng, mà lại thơm, thoang thoảng cái vị chim se sẻ. Nướng được gắp nào, nhắm ngay gắp đó, điểm mấy cánh ngò và mấy tí hành hoa chấm muối, tiêu, chanh, ớt, thế là xong!

Dơi còn được dân miền Tây ăn với cơm, dơi có thể làm thành nhiều thứ, tuy nhiên nhưng được hoan nghênh nhiều là hai món xào lăn và băm viên; nhưng dù là nướng chả, băm viên hay xào lăn, tất cả các thứ đó cũng không quí bằng món huyết - một “siêu phẩm” của dơi mà họ bảo rằng là còn quí hơn cả tiết dê và tiết chim se sẻ.

Dơi được giết ra thịt  trắng. Những người lớn tuổi ở đây bảo rằng: món cháo thịt dơi với đậu xanh ăn vào rất mát mẻ, bổ dưỡng tăng cường sinh lực.

Người dân miền Tây chỉ thường ăn dơi quạ,  vì dơi quạ to con, lợi thịt, nhiều huyết. Căng một con dơi quạ lớn ra, từ đầu cánh này sang đầu cánh kia có thể dài đến một sải tay. Thui lông đi rồi, con này to chừng con gà mái tơ.

Còn dơi sen là giống dơi mà người ta vẫn thường thấy chiều chiều bay chập chờn trên thành phố hay đồng quê bắt muỗi. Giống này nhỏ, chỉ hơn con chim sẻ một chút và có tiếng là hôi hơn quạ nhiều. Người dân ở đây bảo rằng, dù là dơi sen hay dơi quạ, một khi làm thịt mà bỏ mấy cục xạ đi rồi, thì thịt cũng thơm phưng phức, hấp dẫn đáo để. Trời nóng, ăn không được, muốn đổi món cho lạ miệng thì làm bát cháo dơi mà ăn, mát ruột mà lành. Song đã ăn dơi thì phải có rượu.

Chẳng biết thực hư thế nào, mà dân nhậu miền Tây thường kháo nhau huyết dơi quạ pha với rượu  uống có thể trị được bệnh ho lao, đau phổi nặng. Tuy nhiên, việc lấy được huyết dơi cũng rất khó, tốn nhiều công sức.

Dân nhậu  xúi nhau muốn ăn thịt dơi thì về miền Tây. Ở Sóc Trăng có ngôi chùa của người Khơ me Nam bộ. Đây gần như là ngôi chùa Khơ me duy nhất thờ Phật trong số mấy trăm ngôi chùa nằm rải rác khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khách du lịch thường gọi đó là Chùa Dơi vì vài trăm năm nay ở chùa có đàn dơi quạ tự nhiên quần tụ sinh sống, số lượng có lúc ước tới hàng triệu con. Dơi quạ con lớn có sải cánh dài đến trên 1m, thân mình to bằng cả chú gà tơ. Cứ chập choạng tối và tờ mờ sáng là lúc chúng ràn rạt kéo bầy đi kiếm ăn.

Dơi quạ là loài dơi to nhất (mỗi con nặng cả ký và khi bay giang cánh ra dài cả 2 mét), lại sống bằng cách hút mật bông sầu riêng, ăn chôm chôm chín nên được "mệnh danh"  là thịt đại bổ.

Dơi đem thui riêng hai đầu cánh nó đi, vặt lông măng cho thật sạch rồi chính tay  cắt tiết ở hai đầu cánh ấy, hứng vào rượu, khoắng lên cho đều mà uống ngay mới tốt. Cầu kì hơn một chút thì lúc cắt nên bỏ đi tí huyết đầu, tí huyết đuôi, chỉ dùng cái huyết giữa
Dơi quạ chỉ xuất hiện hai lần trong một năm. Lần đầu là đúng vào mùa sầu riêng trổ bông và lần thứ hai vào khoảng Tết Ðoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch): mùa chôm chôm chín. Dơi quạ bay theo từng đàn hàng chục con và chọn những cây sầu riêng cao đang nở bông trắng xóa, thơm ngát đổ xà vào cắn đài bông hút mật. Chúng bất ngờ xuất hiện vào lúc nửa khuya về sáng, bâu vào cành, ngọn sầu riêng để cắn bông

Mờ sáng, đàn dơi quạ biến mất nhưng chủ vườn vẫn nhận diện được dấu vết mà chúng đã ghé qua bằng bông sầu riêng xả trắng gốc cây. Dơi quạ ngủ rất nhiều, suốt cả ngày đến nửa đêm.

Dơi quạ to bằng con mèo nhưng khi chặt bỏ đôi cánh, chân và lột da chỉ còn một khối thịt đỏ hỏn nặng khoảng nửa ký, được dân nhậu chặt ra xào lăn. Nhưng món làm nên "tên tuổi" cho dơi quạ lại là nấu cháo đậu xanh. Thịt dơi được băm nhuyễn nêm nước mắm, củ hành, bột ngọt cho xào nhẹ một lượt rồi đổ vào nồi cháo nấu nhừ với đậu xanh. Đẻ át hơi hôi của dơi, khi chế biến dân nhậu thường  rắc thêm một ít tiêu, hành ngò...

Du kịch, GO! - Theo Dulich Datviet

Trong con mắt người Châu Á chúng ta, đất nước Syria chưa bao giờ được nhắc đến như là một điểm đến du lịch đáng để khám phá. Và đặc biệt là trong bối cảnh chính trị bất ổn từ hơn 1 năm nay thì người ta lại càng có nhiều lý do để không đến Syria. Nhưng tôi nghĩ thế thì cũng hơi bất công cho quốc gia này quá vì trong quá khứ Syria luôn nổi tiếng là một quốc gia ổn định chính trị bậc nhất Trung Đông. Chính vì sự ổn định đó mà quốc gia này im hơi lặng tiếng và chẳng bao giờ được nhắc đến trên diễn đàn quốc tế. 



Ngược lại với con mắt nhìn Châu Á, Syria lại là một điểm đến ưa thích của phương tây và họ coi đây là một quốc gia đặc trưng về du lịch văn hóa. Người ta không đến Syria để tắm biển hay nghỉ dưỡng mà là để trau dồi kiến thức văn hóa trình độ cao. Điều đáng nói ở đây là các kiến thức đó lại thiên về nền văn minh Châu Âu nhiều hơn, khiến cho việc quảng bá hình ảnh đất nước Syria trong con mắt du khách Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng cực kỳ khó khăn. Thật vậy, nếu như bạn mù tịt chẳng biết gì về lịch sử Châu Âu hay văn hóa ảrập thì e rằng cuộc du ngoạn của bạn trên đất nước này sẽ trở nên nhàm chán. Vậy chính xác thì người ta thăm gì ở Syria ? Có 3 điểm nổi bật nhất : các di tích lịch sử liên quan đến nền văn minh La Mã, tiếp đến là các lâu đài trung cổ trong các cuộc thập tự chinh và cuối cùng là văn hóa kiến trúc Hồi giáo. Các khía cạnh này sẽ được đề cập dần dần trong các bài sau. 


Thursday, 19 April 2012

Với hơn 30 ngọn tháp chứa cả nghìn viên Xá lợi do nhiều trung tâm Phật giáo trên thế giới trao tặng, chùa Viên Đình (ngoại thành Hà Nội) đang sở hữu nhiều Xá lợi Phật nhất Việt Nam. Chùa tọa lạc ở xã Đông Lỗ (huyện Ứng Hòa - Hà Nội) không chỉ là ngôi chùa có nhiều Xá lợi Phật nhất Việt Nam mà còn nổi tiếng với hai “linh vật” huyền thoại có từ thời Lý.

< Chùa Viên Đình ở thôn Kẹo, xã Đông Lỗ (Ứng Hòa, Hà Nội) là nơi trưng bày 30 tháp Xá lợi Phật do 8 trung tâm Phật giáo trên thế giới cúng dường.

Hơn 30 tháp Xá lợi Phật

Năm 2003, lần đầu tiên Đại đức Thích Chơn Phương (trụ trì chùa Viên Đình) hành hương về thăm miền đất Phật, thầy có nhân duyên được gặp hòa thượng Thích Huyền Diệu - Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo thế giới.


< Đại đức Thích Chơn Phương, trụ trì ngôi chùa cho biết đã đi nhiều nơi trên thế giới trong đó từng đặt chân đến các đất Phật như Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Nepal và được tặng nhiều Xá lợi Phật.

“Sau khi nghe kể về nguồn gốc cũng như những bí ẩn về ngôi chùa Viên Đình, HT Thích Huyền Diệu đã phát Tâm Bồ Đề cung tiến một viên Xá lợi của đức Thích Ca Mâu Ni cho chùa Viên Đình.

< Theo Đại đức, xá lợi là những phần kết tinh còn lại sau khi làm lễ trà tỳ (hỏa thiêu) nhục cốt của Đức phật và các vị cao tăng từ hơn 2.000 năm trước.

Đó là một trong những viên Xá lợi hiếm hoi được thỉnh từ Nepal và đây cũng chính là một trong 8.400 báu thân của đức Thích Ca Mâu Ni khi ngài hóa diệt” - Thầy Chơn Phương cho hay.

< Một bảo tháp chứa Xá lị mang về từ Myanmar.

Đây là phước duyên lớn lao mà không phải ngôi chùa làng nào cũng có được và như được khởi duyên, trong vòng gần 10 năm qua, thầy Chơn Phương đã có dịp đi tới 54 quốc gia trên thế giới.

< Đôi cây duối khổng lồ mang dáng vẻ như đôi uyên ương ở ngay cổng chùa.

Theo thầy Chơn Phương, trong các chuyến hành hương như có duyên kỳ ngộ nào đó mà chùa Viên Đình luôn được chư Tăng hoặc Phật tử ở các nước cúng dàng Xá Lợi Phật.

Vì vậy, cho đến nay chùa Viên Đình đã có hơn 30 tháp Xá lợi Phật do 7 trung tâm Phật giáo trên thế giới với 8 lần cúng dường và 9 lần nghinh đón.

Xá lợi Phật tại chùa Viên Đình có đủ các màu sắc, kích cỡ khác nhau. Trong mỗi một tháp Xá lợi Phật có rất nhiều viên nhỏ, mỗi viên Xá lợi Phật khi nhìn ở các góc cạnh khác nhau lại phát ra một loại màu sắc riêng tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo.

< Quả chuông nặng hơn 2 tấn được đặt trên tháp chuông ở góc vườn chùa Viên Đình.

“Xá lợi Phật là báu thân của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vì thế, nơi nào có Xá lợi Phật thì nơi ấy sẽ bình yên, cuộc sống người dân sẽ được ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt Phước điền (áo ruộng phước - PV) của Đức Phật sẽ tỏa ra muôn nơi diệt trừ cái ác, gieo mầm cái thiện lành” - thầy Chơn Phương cho biết.

Với hai “linh vật” huyền thoại có từ thời Lý

Chùa Viên Đình được một vị vua nhà Lý cho xây dựng ở đây là bởi nó gắn liền với sự tích về hai cây duối khổng lồ và quả chuông cổ huyền thoại.

< Ngọc xá lợi có hình hơi tròn và cứng, kích thước khác nhau, có màu trắng, đỏ, hồng, xanh và vàng.

Thầy Chơn Phương cho hay: “Vào đầu thời nhà Lý, với mong muốn đưa đạo Phật phát triển, nhà vua đã đi đến nhiều vùng quê để tìm thế đất xây chùa, tạo điều kiện cho các chư Tăng hoằng dương Phật pháp. Khi đi đến vùng đất Đông Lỗ, nhìn thấy hai cây duối đại thụ đứng cạnh nhau mang dáng dấp đôi con rồng rất lạ”.


< Một tháp Xá lợi của Đức phật với nhiều màu sắc.

“Vì thế, vua cho xây dựng chùa trên nền đất có hai cây duối và sắc phong cho cặp duối đại thụ này là Thần mộc hộ quốc. Sau khi chùa xây dựng xong, nhà vua cho đúc quả chuông đồng nặng hơn 2 tấn và khắc lên đó một bài minh” - thầy Chơn Phương chia sẻ.

Cũng theo thầy Chơn Phương thì khoảng thế kỷ 15, trên vùng đất Đông Lỗ đột nhiên xuất hiện rất nhiều yêu ma và thường tụ tập quanh các nghĩa địa trong vùng. Hàng đêm, chỉ nghe thấy những âm thanh rú rít mà không bao giờ nhìn thấy chúng.

Nhưng khi gióng lên ba hồi chuông từ quả chuông khổng lồ ở chùa Viên Đình giữa đêm khuya sẽ làm lũ yêu ma kinh hãi, thét lên những âm thanh kỳ dị và dần tan chảy, biến mất trong bóng đêm không bao giờ trở lại.

< Bánh xe chuyển pháp luân được mang về từ Myanmar.

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, đến nay tháp chuông và quả chuông huyền thoại ấy vẫn nguyên vẹn ngay trong khuôn viên chùa Viên Đình.

“Tuy nhiên cả mấy thế kỷ trôi qua, quả chuông vẫn còn giữ được nguyện vẹn nhưng tháp chuông được làm bằng gỗ lim đang bị xuống cấp. Nếu như không được bảo tồn thì sẽ bị sập nát và không còn giá trị nguyên vẹn của nó nữa” - thầy Chơn Phương trăn trở.

< Xá lợi Thích ca mâu ni được rước về từ Tháp Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ).

Riêng với hai cây duối nằm cạnh nhau ngay sát cổng chùa phải mấy người ôm mới hết, có tán xum xuê. Dù đã ngót nghét cả nghìn tuổi nhưng lá cây lúc nào cũng xanh tốt, lớp vỏ xù trông khá lạ.

“Vào mùa hè, hai cây duối sẽ nở hoa vàng rực và có mùi thơm lan khắp một vùng. Khi đó ong, bướm khắp nơi kéo về. Những ngày ấy, nhiều du khách trong và ngoài nước, kể cả các Phật tử thập phương xa gần đều về chùa để chiêm bái hai linh vật quý giá này cùng với tháp Xá lợi Phật” - thầy Chơn Phương chia sẻ.

Du lịch, GO! - Theo Kienthuc.net, VnExpress

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống