Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 20 April 2012

Thạch Bích sơn, tên nôm quen thuộc là núi Đá Vách, nằm sừng sững đứng giữa trời về phía đông Nam huyện Sơn Hà, giáp giới huyện Minh Long, cao khoảng 1.500 mét. 

Đây là ngọn danh sơn vào hàng cao nhất, hùng vỹ và hiểm trở nhất tỉnh Quảng Ngãi. Vùng núi non, thung lũng châu tuần chung quanh Thạch Bích với nhiều sông suối, hẻm vực là địa bàn quần cư từ lâu đời của tộc người H're.

Non núi dăng dăng đổi cả trời,
Một hòn Thạch Bích tiếng muôn đời.
Đá xây đứng sững y như vách,
Bóng xế soi về khắp mọi nơi.
(Nguyễn Cư Trinh)

Sách Đại Nam dư địa chí ước biên (Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn) phần tỉnh Quảng Ngãi, chép:
 “Núi Thạch Bích cây cỏ um tùm, chưa qua khai thác. Sương mai tím biếc, đỏ lựng ráng chiều. Tà dương soi rọi thì núi non rực rỡ như ánh sao. Trong mười cảnh đẹp của Quảng Ngãi, có một cảnh được gọi là “Thạch Bích tà dương”.

Nửa sau thế kỷ XX, ông Phạm Trung Việt miêu tả về phong cảnh Thạch Bích trong sách Non nước xứ Quảng như sau:

“Hình núi đứng cao chót vót, cỏ cây rậm rạp, thế núi quanh co, vách đá dựng ngược, phía tây thông đến các làng Thượng Minh Long có Tử Tuyền (suối Tía) rất hiểm trở.

Buổi mai khi mây ngưng sắc tía, buổi chiều hang ngậm màu son, bóng tà dương chiếu ánh đá núi đều dợn sóng như sao.

Khi mặt trời lặng bóng, cảnh vật nhuộm màu đen thì riêng đỉnh Thạch Bích còn rực rỡ ánh hoàng hôn oai hùng vươn lên chọc trời, tạo nên cảnh đẹp hùng vĩ.”

Theo sách Viêm Giao trưng cổ ký của Cao Xuân Dục, ngoài núi Thạch Bích nói trên, còn có một núi Thạch Bích khác, thấp hơn, ở phía tây huyện Mộ Đức, cách Tĩnh Man trường lũy một ngày sơn đạo. Lại có suối nước khoáng mang tên Thạch Bích, nằm về phía đông nguồn Đà Bồng, nay thuộc xã Trà Bình, huyện Trà Bồng.

Thạch Bích cũng là tên một thôn của huyện Chương Nghĩa, về phía tây bắc tỉnh thành, cận bờ bắc sông Trà Khúc, nay thuộc phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi. Tuy vậy, chỉ duy nhất Thạch Bích sơn ở vùng Sơn Hà – Minh Long mới được gọi nôm là Đá Vách, còn núi Thạch Bích ở Mộ Đức, suối khoáng Thạch Bích ở Trà Bồng và thôn Thạch Bích ở hạ du sông Trà Khúc thì không!

Cho đến nay, đường lên núi Đá Vách vẫn đầy hiểm trở, cho dù có thể đến đấy theo các ngã Sơn Hà (từ Trà Nham), Minh Long (từ Long Sơn) hoặc Tư Nghĩa (từ làng Lâk, xã Nghĩa Sơn). Trong 3 lối ấy, có lẻ ngoạn mục nhất là ngã Minh Long, theo cung đường: Long Sơn – Làng Ren – Gò Tranh – Đá Vách. Ô tô, xe máy chỉ đến được Long Sơn (Thành phố Quảng Ngãi - chợ Chùa - chợ phiên Tam Bảo – Kim Thành Thượng – Long Sơn). Từ Long Sơn đến đỉnh núi Đá Vách chừng 2 ngày đi bộ và leo núi. Kể cũng là kỳ công, và chỉ giành cho những người nặng máu phiêu lưu. Ấy vậy mà có thi sỹ lại bảo “thuận đường”, nghe cũng lạ, chẳng biết thực hư:

Rồi một ngày thuận đường lên Thạch Bích
Đợi bóng chiều lấp lánh ánh tà dương
Quên làm sao ngõ ngách một con đường
Men vách đá chập chùng rêu giăng phủ
Ung Văn Khanh – Hương đất mẹ

Văn chương lắm khi chỉ là lời trần thuật những điều nằm mơ mà thấy, huyển hoặc hình dung, huyền hồ sương khói. Có ai đến được núi Thần Phù lênh đênh ngoài cửa bể? Biết người nào từng một lần gác mái chèo ngắm cảnh Đào nguyên? Vậy mà cảnh tiên, xứ Bụt vẫn được kể lại cả thiên chương vạn quyển, đời nọ nối đời kia.

Nguyễn Cư Trinh (1716 -1767), Nguyễn Tấn (1822 - 1871) dù hiểu biết khá sâu sắc về miền tây Quảng Ngãi nhưng chưa có gì chứng tỏ hai ông đã đặt chân lên những con đường ngoằn ngoèo, hiểm trở dẫn lên đỉnh Đá Vách. Cao Xuân Dục (1843 – 1923), Phạm Trung Việt (1926 – 2008), những nhà biên khảo tài hoa, miêu tả ngọn núi khéo léo đến dụ mê người đọc, chắc chắn chỉ từ phía xa vọng nhìn Thạch Bích. Nhiều khách thơ đời nay như Phạm Cung, Chiêu Dương, Ngã Du Tử, Phạm Thiên Thư... ngâm vịnh Thạch Bích tà dương qua tưởng tượng mơ hồ về một ngọn núi phía trời tây, khuất sau mây trắng.

Trèo non lội suối cũng là một thú ngoạn du giành cho những ai thích khám phá, phiêu lưu. Ước chi một ngày nào đó, Quảng Ngãi mở tuyến du lịch 12 thắng cảnh, lữ khách tha hồ mà dạo chơi lên đỉnh những Vân Phong, Vu Sơn, Thạch Bích...

Thử hỏi ngành du lịch, tại sao không?

Du lịch, GO! - Theo Quảng Ngãi Online, internet
Dao Nga Hoàng là một trong 13 dân tộc bản địa đã cư trú lâu đời tại tỉnh Yên Bái. Ngoài tên gọi như trên, đồng bào còn có các tên gọi khác như Dao quần chẹt hay Dao sơn đầu, các tên gọi này được gọi theo các đặc điểm của trang phục và trang trí của đồng bào.

Cũng như các dân tộc khác, người Dao Nga Hoàng có truyền thống văn hóa đặc sắc, phong phú, góp phần làm đa dạng nền văn hóa cổ truyền các dân tộc thiểu số Yên Bái, trong đó lễ cưới truyền thống là một điểm nhấn quan trọng trong tổng thể văn hóa đa sắc màu đó.

Người Dao Nga Hoàng có nhiều hình thức lễ cưới như: lễ cưới truyền thống, lễ cưới ở rể đời, lễ cưới gửi rể và lễ cưới kết hợp lễ cấp sắc.

Trong đó lễ cưới truyền thống là lễ cưới phổ biến nhất trong cộng đồng dân tộc Dao Nga Hoàng ở Yên Bái. Là mốc quan trọng của đời người, lễ cưới truyền thống của người Dao Nga Hoàng trải qua nhiều nghi thức đặc sắc mang đậm bản sắc riêng của dân tộc.

Để chuẩn bị cho lễ cưới chính thức là nghi lễ so tuổi. Ở đây, khi chuẩn bị cho lễ cưới, gia đình nhà trai sẽ sang nhà gái làm một lễ nhỏ để xin tuổi, sau đó họ sẽ nhờ thầy cúng xem tuổi giúp để so sánh của đôi bạn trẻ có hợp nhau không, lấy nhau có sống hạnh phúc không theo các quan niệm dân gian của đồng bào.

Thách cưới là một tập quán có từ lâu đời trong lễ cưới truyền thống người Dao Nga Hoàng. Ngày trước, với quan niệm trả công chăm lo dưỡng dục cô dâu cho gia đình nhà gái nên các gia đình thường muốn thách cưới thật cao, sao cho xứng với công sinh thành dưỡng dục nhưng món nợ thách cưới lại là gánh nặng mà nhà trai và đôi vợ chồng trẻ phải rất khó khăn cực nhọc để kéo cày trả nợ. Ngày nay, thách cưới chỉ còn là một tập quán đẹp, mang ý nghĩa nhân văn nên tiền thách cưới không còn cao nữa.

Trong lễ cưới của người Dao Nga Hoàng, không có lễ ăn hỏi mà tục bỏ ngõ được thay thế. Đây là một nghi thức quan trọng trước khi diễn ra lễ cưới chính thức. Đến ngày đã được định trước, nhà trai mang sang nhà gái một vuông vải chàm, bên trong là một đồng bạc trắng hoặc một chiếc vòng bạc để làm tin như một lời hứa chắc chắn về lễ cưới. Ông mờ, bà mờ là người tổ chức và hướng dẫn cô dâu chú rể các nghi thức và phong tục tập quán của lễ cưới. Ông mờ bà mờ của cả hai gia đình nhà trai và nhà gái phải là những người thông minh, hoạt bát, ứng khẩu nhanh nhẹn, người phải uống được nhiều rượu không say và là người hát giao duyên đối đáp thật giỏi trong lễ cưới.

Nét đặc sắc trong nghi thức đón dâu của đồng bào là nghỉ dọc đường. Các cụ già trong làng cũng không biết tập quán này có từ khi nào nhưng cho dù nhà trai chỉ cách nhà gái một quãng đường ngắn nhưng đoàn đón dâu vẫn phải nghỉ và ăn cơm, uống rượu dọc đường với những thức ăn do nhà trai đã chuẩn bị từ trước.
Tại nhà gái, lễ cúng cắt khẩu hết sức quan trọng được diễn ra vào lúc nửa đêm. Đây là nghi thức thầy cúng thông báo với tổ tiên và các thần thánh, thổ công thổ địa biết cô dâu từ nay đã đi lấy chồng, không còn thuộc “con ma” của nhà nữa. Các nghi thức của lễ cưới được diễn ra tại nhà gái trong suốt cả đêm với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, hát dân ca đối đáp giữa hai gia đình.

Cũng giống như các dân tộc khác, lễ cúng tổ tiên nhập gia tiên là một nghi thức không thể thiếu trong lễ cưới truyền thống của người Dao Nga Hoàng. Khi cô dâu được đưa về tới nhà trai, nghi thức cúng tổ tiên được thực hiện ngay tại bàn thờ tổ tiên của gia đình. Nhưng đặc sắc và độc đáo hơn các tộc người khác đó là trong lễ cưới truyền thống của người Dao Nga Hoàng có nghi lễ kết tơ hồng được thực hiện ngay sau lễ cúng tổ tiên.

Đây là nghi thức chính của lễ cưới. Người Dao Nga Hoàng phải tổ chức xong nghi thức này, họ quan niệm sẽ được sống hạnh phúc với nhau trọn đời, không có gì có thể chia tách đôi vợ chồng, bởi các phép kết tơ hồng đã gắn kết đôi bạn trẻ. Một đôi chiếu được trải ra trước bàn thờ tổ tiên, đôi vợ chồng trẻ quỳ trước bàn thờ, lần lượt các nghi thức của lễ kết tơ hồng được thầy cúng thực hiện nghi thức xua đuổi những điều xấu xa ra xa đôi vợ chồng trẻ, tiếp theo là nghi thức làm bùa yêu để hai người được bên nhau mãi mãi theo quen niệm từ lâu đời của người Dao Nga Hoàng.

Ngay sau bùa yêu làm bùa yểm, thầy cúng yểm cho đôi vợ chồng trẻ luôn luôn khỏe mạnh và được bảo vệ bởi các thần thánh. Kết thúc nghi thức này là lễ lạy của cô dâu và chú rể. Chú rể phải lạy đủ 12 lần trước bàn thờ tổ tiên cùng với cô dâu theo tập quán truyền thống.

Lễ cưới truyền thống của người Dao Nga Hoàng ở Yên Bái được trải qua nhiều giai đoạn, nhiều nghi thức khác nhau. Trong lễ cưới, nhiều hình thức hát giao duyên, đối đáp được hai ông, bà mờ của hai gia đình thể hiện. Lễ cưới truyền thống của người Dao Nga Hoàng ở Yên Bái như lời mời gọi, gợi mở những khám phá mới lạ, những điều thú vị, độc đáo và đặc sắc của một ngành Dao độc đáo ở Yên Bái.

Du kịch, GO! - Theo Cổng thông tin Điện tử Yên Bái, internet
Theo quốc lộ 1A từ Đà Nẵng ra Huế, qua khỏi đèo Phước Tượng, rẽ tay phải theo QL49B khoảng 10km là qua cầu Tư Hiền và con đường kéo dài đến tận Thuận An.
Đoạn đường này dài 45km, đi qua những làng biển thuộc hai huyện Phú Lộc, Phú Vang của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

< Cửa Tư Hiền nhìn từ trên cao.

Lưu truyền rằng xưa kia, có con voi rừng chở một vị tướng bị thương băng rừng từ Bạch Mã về cửa Tư Dung (Tư Hiền). Kiệt sức, con voi trung hậu gục đầu xuống đầm Cầu Hai, rồi nằm lại vĩnh viễn. Đèo Voi (Phước Tượng) là dãy núi chạy thoai thoải ra biển, mà vòi của nó khi ẩn, khi hiện ở cửa biển Tư Hiền.

Tư Hiền, là cửa bể có phong cảnh sơn thủy hửu tình nổi tiếng của Thừa Thiên Huế. Cửa Tư Hiền cách núi Túy Vân 4km về phía đông, nằm giữa núi Linh Thái và núi Rẫm. Trước lúc đổ ra cửa Tư Hiền, đầm Cầu Hai thâu hẹp như một dòng sông với đôi bờ làng mạc sầm uất đông vui, chợ búa nhộn nhịp với nhiều  đặc sản vùng đầm phá và vùng biển, làm cho nơi đây càng trở nên hấp dẫn đối với khách tham quan du lịch.

Cửa Tư Hiền nằm giữa xã Vinh Hiền và Lộc Bình, nơi thông đầm Cầu Hai với biển Đông. Các bô lão vùng này kể rằng: Cửa biển này trước đây gọi là cửa Tư Dung, do sự tích Công chúa Huyền Trân, con vua Trần Nhân Tông trước khi xuất giá sang Chiêm Thành đã ghé lên đây bái vọng tổ tiên. Từ đó, cửa có tên Tư Dung, cái tên do lòng thương nhớ dung nhan của Huyền Trân công chúa mà thành.


< Cầu Tư Hiền.

Theo sách xưa, cửa biển này thuộc về đất nước Chiêm Thành, đời Lý gọi là Ô Long. Đến đời Trần, vua Nhân Tông (1306) gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân, đưa công chúa tới đây, nên đổi tên thành Tư Dung (Tư là nghĩ đến, tưởng nhớ đến, Dung là nét mặt, dung nhan, ý nghĩa cũng gần như chữ tư dung là vẻ mặt, là dáng dấp của người đàn bà đẹp). Dùng hai chữ Tư Dung để đặt tên cho cửa biển này, ý hẳn người Việt lúc bấy giờ một đàng muốn ghi lại cuộc hôn nhân giữa vua Chiêm và công chúa Việt, nhưng đàng khác, cũng nhằm tưởng nhớ công ơn khách má hồng đã hy sinh hạnh phúc riêng tư cho việc mở mang bờ cõi.


< Cửa biển Tư Hiền (nhìn từ đèo Phước Tượng).

Vào năm 1471, vua Lê Thánh Tông ngự giá bình Chiêm, khi nghỉ chân tại cửa bể này đã làm bài thơ "Tư Dung hải môn lữ thứ", một áng thơ hay, được đời sau truyền tụng. Về sau, cửa Tư Dung cạn dần, chiến thuyền từ biển không vào được nên hiểm họa ngoại bang đánh úp kinh thành Huế khó xảy ra, vì thế, triều Nguyễn đặt lại tên là Tư Hiền.

Xã Hiền An nằm ở cuối hệ thống đầm phá nước lợ Thừa Thiên - Huế (bao gồm phá Tam Giang, đầm Sam, đầm Chuồn, đầm Thủy Tú, đầm Đá Bạc, đầm Cầu Hai...), nối liền một mạch từ tỉnh Quảng Trị vào Thừa Thiên Huế, vốn nhiều tôm rằn, cá mú, cá hồng... Nơi đây có diện tích mặt nước rộng hơn 22.000ha, là vùng đầm phá rộng nhất châu Á. Các vị bô lão cho biết: quá trình hình thành các làng cũng đã trên dưới 300 năm.

< Một góc đầm Cầu Hai.

Khu vực này có núi Linh Thái, Thúy Vân và bên kia là Lộc Bình, Chân Mây, núi non chập chùng, hùng vĩ. Chùa Thánh Duyên trên núi Thúy Vân đã được công nhận là Di sản Văn hóa quốc gia. Xưa, chùa tên Mỹ Am Sơn Tự. Đời chúa Nguyễn Phúc Tần (1644) cho đặt nền móng điện Đại Hùng và đặt tên chùa Thánh Duyên. Ngày nay, nhân dân gọi là núi Thúy Vân, chùa Thánh Duyên...

Núi Thúy Vân có đỉnh cao 60m so với mặt nước đầm phá, là một khu rừng đại ngàn rậm rịt cây lá cổ thụ, khí hậu mát mẻ. Dọc theo đường cái là những ngôi làng hoang sơ, những đền đài miếu mạo cổ xưa. Chợ quê mua bán vào buổi chiều, với nhiều loại thủy hải sản phong phú. Đến đây, bạn có thể thưởng thức món cháo hàu, hàu xào lá lốt béo ngậy, thơm lừng. Trong khi chờ đợi món ăn, còn gì thú vị bằng được theo ghe thuyền đi thăm thú các mô hình nuôi cá, nuôi ghẹ trên đầm nước mênh mông.

Có bài thơ "Tư Dung vãn" của Đào Duy Từ rằng:

"Khéo ưa thay cảnh Tư Dung
Cửa thông bốn bể, nước thông trăm ngòi".
......
"Động Đình nước ấy, Thái Hằng kìa non
Đông tây nọ khách vãng lai
Rước ai nọ quán, đưa ai nọ đò".
......
"Dập dìu thuyền xuống buồm lên
Cánh hồng lướt gió khách tiên nghiêng hồ
Bên ngàn đá mọc khi khu
Cây che tấm gấm ngàn thu diễm tà".

Du kịch, GO! - Theo Báo Phunu, web Hue

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống