Phú Yên: mười ngón xòe thưa,
Núi non – múc cát, thêu thùa Biển Đông.
Chỉ tay nối lại bao sông,
Xe mình đi cũng trong lòng tay thiêng.
Bạc tình quê, bạc tình riêng,
Sông Cầu một sáng còn miên man chiều…
(Trần Xuân An)
< Mờ xa là đỉnh Chóp Chài đang dần dần hiện rõ ra trước mắt.
Như bao người khác đi phượt, tôi cũng chuẩn bị hết các thứ thật chu đáo cho những ngày lê la sắp tới. Và cái cảm giác lo lắng dần dần rồi cũng biến mất khi tình trạng sức khỏe ông tôi khá lên chút đỉnh. Tôi nhanh chóng đặt vé xe Thuận Thảo và xuất bến chuyến cuối cùng buổi tối Chủ Nhật đúng 7h30. Giá vé hiện tại là 250k cho giường nằm và 210k cho ghế ngồi. Nói chung các nhà xe Phú Yên đều rất ổn. Nhưng tôi chọn Thuận Thảo vì xe mới, chất lượng phục vụ tốt, nhân viên rất lịch sự.
Thật không biết nói sao. Không bõ công… nằm 12 tiếng đồng hồ trên xe. Trước mắt tôi hiện ra một màu xanh non của lúa đang thì con gái. Tia nắng sớm soi một màu bóng bạc xuống những cánh đồng đang cấy.
Tranh thủ làm đầy bụng trước khi xuất phát. Tôi mướn xe ở số 2 Lê Thánh Tôn – liên hệ anh Sang ( 0934074522). May mắn nhờ một bạn PPY là chủ topic : Phú Yên - Xứ Nẫu Thân Thương đã bảo lãnh mà tôi không cần bảo đặt cọc tiền xe mà chỉ đưa giấy CMND làm tin. Xế Phú Yên của tôi là một em Jupitor rất tốt, đủ chuẩn để tôi có thể lang thang trong 3 ngày.
Ghé Tuy Hòa vào dịp Tết nửa năm.Tôi thấy bất ngờ và vui lây với không khí ngày lễ hội ở đây. Các hàng quán, chợ,cửa hàng kinh doanh hay các công ty tư nhân đều đóng cửa, hay ít nhất chỉ làm nửa buổi. Thời gian còn lại dành cho việc nghỉ ngơi và tắm biển.
Họ đang đi biển đấy. Thấy tôi giơ máy chụp, các cô bé gái la hét, cười giỡn làm cho các cậu trai loạng quạng tay lái. Cũng may đường vắng. Chứ như ở Sài Gòn thì có chuyện rồi.
Đồng ý ở Sài Gòn cái gì cũng có, nhưng mờ nhạt và không đặc sắc. Chính tôi cũng không có khái niệm giữa năm là phải được nghỉ ngơi. Đơn thuần chỉ là sáng sớm mùng 5/5 làm vài muỗng cơm rượi và cái bánh ít lá tro gọi là diệt vi trùng.
Kế họach của ngày là lang thang khu vực Hải Đăng và Vũng Rô. Tranh thủ lên cao ngắm tòan cảnh biển. Người bạn PPY đồng hành tiễn tôi tôi một đọan đến sân bay Đông Tác. Đến một ngả 3 thì bạn ấy phải quay về Tuy Hòa để giải quyết nốt công việc. Bắt đầu từ đây, tôi chính thức vi vu một mình.
Đường đi cũng khá dễ, tôi chạy xe chậm để ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường. Cái màu xanh ngắt của đất trời Phú Yên làm tôi mê man suốt cả chặng đường ,đến nỗi mấy ngày đầu khi về đến nhà, tôi vẫn còn bị sốc lắm.
Trên đường đi tôi gặp một vựa nhỏ chuyên thu cá. Chỉ toàn cá nhỏ, hình như họ làm cá để nuôi tôm.
Thả hồn theo cái màu xanh ấy cùng với tiếng vi vu của gió bạt qua tai. Anh bạn người Phú Yên đang ở Sài Gòn gọi hỏi thăm đã đến nơi chưa làm tôi giật bắn mình.
Hiếm có thành phố nào mà giữa lòng thành phố vẫn còn ruộng lúa, kênh mương đồng ruộng nhà cửa đan xen lẫn nhau.
Có sông Ba, có biển biếc, có núi non, có Tháp Nhạn, tất cả điều đó tạo nên một thành phố trẻ nên thơ, con người Phú Yên hiền hòa. Tạo nên một thứ không thể lẫn lộn vào đâu được: "Đất Phú trời Yên".
Con đường như một mũi tên nhọn tưởng chừng như xé tọat chân mây, đâm thẳng vào dãy Hòn Bà trước mặt. Ở trên ấy, cụ Đá Bia ngạo ngễ giữa trời. Có thể, tùy mỗi góc nhìn mà ta có thể thấy Đá Bia ở một hình thù khác nhau.
Ngọn núi bao năm bị lãng quên cho đến sau này công ty Hoàng Long đã mạnh dạn đầu tư xây dựng một khu du lịch sinh thái cùng tên. Nếu có thời gian ở lâu, tôi cũng phải thử một lần leo lên đỉnh núi ấy để sờ tận tay khối đá thiêng liêng ấy.
Con đường phía trước như rộng hơn, bằng phẳng hơn. Nhìn lại sau lưng là những vệt dài ngoằn ngoèo ôm lấy biển. Biển một màu xanh ngắt, màu biển hôm nay đậm hơn màu núi, núi đậm hơn màu trời.
Tôi nhủ, cứ tận hưởng hết mình những con đường vắng vẻ như thế này đi. Hít cho căng lồng ngực một hơi dài cái không khí biển trong lành và nhiệt tình đưa cái mặt đón lấy nắng chói chang giữa trưa này. Mai này về lại nhớ, rồi kiếm đâu ra được những thứ như vậy. Đen nhem nhẻm mà vẫn cười hạnh phúc.
Dọc đường , muống biển mọc dại ven đường. Hồi còn bé biết đâu là muống biển đâu là muống thường. Chỉ nghe cái tên là đánh đồng với lọai rau Mẹ hay mua về luôc lên chấm nước mắm. Còn nước thì vắt chanh chan vào cơm cứ thế là húp.
Còn giờ thì có thể ngồi vừa ăn rau luộc vừa lắng nghe bài hát về sự tích loài hoa này.
“Em đến thăm anh mùa vui bên biển
Nụ hoa muống biển rung rinh rung rinh
Chao sóng vỗ về chào em chào em”
Hình dáng lờ mờ của ngọn hải đăng hiện ra phía tay trái. Bãi Môn cong cong như miếng bánh cắn nửa. Sắp đến rồi, hồi nào giờ nghe cái tên Đại Lãnh giờ mới được đặt chân đến. Ở trên đó cảnh vật ra sao? Đứng trên ngọn đèn đó tôi sẽ thấy những gì. Như có gì đó thôi thúc. Tôi lên ga và chạy miết đến ngã rẽ.
Căn nhà lá lụp xụp duy nhất mà mọi người nói đến chắc là đây rồi Một người đàn ông chạy ra đón và hỏi tôi đi đâu. Tôi bảo “con lên cái mũi Điện kia thăm chút”. Chú ấy gật đầu ừ à rồi ghi vé xe và tự xưng là chú Mười. Mèn ơi, tôi thì cứ nghĩ phải lên trên kia mới gặp được chú Mười, ai ngờ đâu gặp tận dưới này.
Tôi chọn con đường đi xuống bãi Môn. Ráng lê lết cái thân nặng nề men theo con đường cát để băng qua bờ bên kia. Vốc một ngụm nước mát lúc ngọt lúc lợ tỉnh hẳn cả người. Ngồi nghỉ ăn trái cây mua dọc đường lấy sức rồi đi tiếp.
Đoạn đường mòn lên hải đăng sao lúc này xa quá!. Chắc do sức yếu nên đi một đọan lại nghỉ, một đọan lại đứng giữa lưng chừng đồi thở, rồi đoạn nữa đứng lại mà ngắm cảnh trời, cảnh biển.
Chắc đây là ngày lúc làm con đường bê tông dẫn lên hải đăng.
Tôi bấm máy loạn xạ cốt chỉ để thu hết vào ống kính cái màu xanh ấy. Sợ rằng sau này khi quay về với bộn bề lo lắng, màu xanh của trời,của biển Phú Yên sẽ bị cuốn trôi đi mất.
Trời Sài Gòn hôm nay cao vời vợi một màu xanh. Ai kêu điên kêu dại tôi cũng chịu, cứ xuýt xoa suốt ngày cái màu trời hôm nay. Bởi vì, Sài Gòn bỗng dưng Tuy Hòa
Dưới kia cũng có kẻ một mình như tôi nữa đây.
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?
(Xuân Quỳnh)
Ngọn hải đăng hiện ra trước mắt, đúng vào cái giờ nghỉ ngơi của các chú tôi làm tôi ngại quá. Vừa mới bước chân vào con chó chạy ra sủa ầm ĩ làm vỡ đi không gian yên tĩnh vốn có ở đây. Nhưng lỡ rồi biết sao bây giờ.
Tranh thủ ngồi nói chuyện với chú Thắng một chút rồi leo lên hải đăng để ngắm toàn cảnh. Tiền phí tham quan lúc ấy là 10 nghìn đồng.
Các bậc thang dẫn lên đỉnh được lót gỗ khá dễ đi, nhưng những bước đầu tiên chậm rãi vì tối quá. Tôi có mang đèn pin theo nhưng cũng phải đi từ từ, cúi mặt xuống và chau mắt nhìn từng bậc một.
Trên cao gió lồng lộng. Phóng tầm mắt nhìn ra xa. Tôi thấy hơi sợ vì đang ở trên cao, bốn mặt là biển. Nhìn chẳng thấy bở đâu cả. Chỉ thấy li ti những con thuyền nhấp nhô phía dưới. Chắc có lẽ Xuân Quỳnh nói đúng:
“ Chỉ có thuyền mới hiểu, biển mênh mông dường nào”.
Ôi cái chuyện tình muôn thuở. Các tác giả vẫn hay lấy hình ảnh của thiên nhiên để ví von cho các câu chuyện tình ướt át. Nhưng cá nhân tôi vẫn thích cái bài thơ này lắm. Nó nói lên cái bão tố trong lòng người con gái mà có mấy chàng nào hiểu cho được.
Trên này tĩnh quá. Góc yên bình đây rồi. Mỗi mình tôi thôi.
Ngồi tận hưởng cái thú một mình một cõi. Lôi cuốn “ Một nửa chân trời “ ra đọc . Cuốn truyện về đất và người Phú Yên tôi vô tình tìm được khi đi tìm sách cũ.
Quảng cáo một chút về cuốn truyện. Truyện được đọat giải khuyến khích trong cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi vì tương lai đất nước lần 2 ( 1996). Trần Huiền Ân, tác giả cuốn truyện là một người con của làng Vân Hòa ( Phú Yên) nên câu chuyện mang đậm bản sắc riêng của địa phương. Những thể lọai truyện thiếu nhi này tôi rất thích, cuối tuần vẫn lê la các tiệm sách cũ mà tìm mua.
Quay về với ngọn hải đăng, gío mát làm mắt tôi lim dim, dù muốn nằm đây ngủ một chút nhưng cũng phải đi xuống thôi, cái bụng đói meo kêu ầm ĩ. Tranh thủ ăn cơm trưa vì biết bạn Quangph đã xong việc và có thể tiếp tục đồng hành với tôi.
Thẳng tiến về hướng Vũng Rô, tôi và người bạn đồng hành đi đến di tích tàu không số. Hôm nay trời nắng , biển trong, hi vọng sẽ thấy được con tàu bị chìm dưới đáy biển.
Ở Đồ Sơn nghe nói cũng có một cái di tích giống vậy. Đó là điểm đầu của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển ( Giai đọan 1954-1975) nhận nhiệm vụ vẫn chuyển vũ khí, đan dược cho chiến trường miền Nam. Vũng Rô là một trong những địa điểm cho các con tàu cập bến.
Theo như tôi đọc trên tấm bia tưởng niệm. Thì con tàu hiện nay đang nằm dưới làn nước xanh trong kia là chuyến thứ 4 bị địch phát hiện và quân ta đã tự động làm đắm để đảm bảo bí mật.
Trước đây, muốn vào thăm cái cột mốc này thì phải leo qua đá và lội nước gần 3 km mới đến nơi. Nhưng khi di tích lịch sử tàu không số Vũng Rô được xây đựng, người ta cũng đã làm đường đi lên nhanh hơn và dễ đi hơn. Tuy nhiên, rất ít khi nào thấy được xác con tàu ở bên dưới dù cho nước có trong đi nữa
Đằng sau cột di tích này để ý thấy đó là một dải đất nhô ra. Theo lời kể của người bạn đi cùng thì cũng có một chiếc tàu nữa bị nổ và làm cho dải đất nhô ra bị hỏng mất ở giữa tạo thành một cái hòn nhỏ đằng xa. Không biết thông tin đó có chính xác hay không .
Tôi thấy cũng khá hợp lý nhưng rõ ràng theo các thông tin trên mạng thì chỉ có mỗi 1 con tàu số 4 bị đắm mà thôi.
Di tích lịch sử tàu không số Vũng Rô được hoàn thành cho kịp với dịp kỷ niệm 400 năm Phú Yên
Đài tưởng niệm được xây theo mô hình của những con tàu không số, xung quanh là vườn hoa và con đường dẫn đến khu vực của con tàu cũng nằm trong dự án. Tổng kinh phí là 12,5 tỉ đồng thuộc Bãi Chùa – Phú Yên.
Thú thật khi đến đây, tôi mới tận mắt thấy được một trong năm bến tàu của tuyến đường bí mật này khi xưa. Lúc trước chỉ biết loáng thoáng qua sách vở và hình ảnh trên mạng.
Chia tay với những con tàu không số huyền thoại và mang theo bên mình cái tiếc nuối vì không xem được con tàu bị chìm. Chúng tôi lại theo con đường đó để chạy đến cổng nhà máy lọc dầu.
Tôi chỉ đứng nhìn từ phía bên ngoài vào. Định bụng đi lên đỉnh viba sẽ thấy được toàn cảnh khu vực Vũng Rô bên dưới. lúc đó sợ gì mà lại không thấy.
Vòng lại con đường đến ngả 3 Vũng Rô. Đến đoạn này, rẽ về hướng đi Nha Trang tầm 300m sẽ có một con đường nhỏ dẫn lên khu vực cao nhất của khu vực Đèo Cả.
Từ đây, thu vào tầm mắt tôi toàn cảnh Vũng Rô, xa xa chút nữa là hòn Nưa thu mình giữa biển. Lên đến đỉnh chỉ mới gần 5 giờ mà sương mù che mất, không thấy rõ ngọn Đá Bia ôm mây.
Đường lên không khó lắm. Được đổ bê tông, có đoạn khá dốc, có đoạn thoai thoải. Tôi từ từ vừa chạy vừa ngắm cảnh và thưởng thức cái tiết trời mát dịu ở trên này.
Sau khi kết thúc những phút thưởng ngọan vẻ đẹp hùng vĩ ở Đèo Cả. Chúng tôi quay về Tuy Hòa.Trên đường đi có thể ghé thăm khu du lịch Đập Hàn ở Thôn Hảo Sơn. Đi từ thành phố thì Hảo Sơn chỉ cách 12km.
Không mấy mặn mà với mấy khu du lịch, chúng tôi vòng xe qua bên kia đập vì có một đám trẻ con đang tắm sông. Đã thấm mệt vì cả ngày lê la ngòai đường, thèm một tô bún gì đó nóng hổi hay đơn giản chỉ là nhảy ùm xuống sông như lũ nhóc khi để gội sạch bụi đường.Tuổi thơ chúng gắn liền với con đập và những buổi chiều tắm sông êm ả.
Tiếng cười đùa của lũ trẻ và cảnh hữu tình của dòng sông lười cuối ngày làm tôi chỉ muốn ngồi ở đây cả ngày mà không muốn về. Làm con nít thật là thích. "Con nít vô tư, không lo lắng gì cả. Người lớn hay khỗ vì người lớn phải nghĩ nhiều và lo nhiều". Ở đây cuộc sống thật yên bình và giản dị.…
Chú nhóc cứ lẽo đẽo theo sau lưng tôi, khi tôi quay lại nhìn thì hắn ta quay mặt đi- và kêu lại thì hắn ta lại ngại ngùng không dám. Thật thương trẻ con nhà quê. Chúng có cái vẻ ngây thơ khác xa với cái kiểu dạn dĩ người lớn của trẻ con thành phố bây giờ.
Echxanha4
Còn tiếp
P1 - Phú Yên – Vội vã một cái nhìn.
P2 - Phú Yên – Vội vã một cái nhìn.
P3 - Phú Yên – Vội vã một cái nhìn.
Du lịch, GO! Theo Phuot.com
Núi non – múc cát, thêu thùa Biển Đông.
Chỉ tay nối lại bao sông,
Xe mình đi cũng trong lòng tay thiêng.
Bạc tình quê, bạc tình riêng,
Sông Cầu một sáng còn miên man chiều…
(Trần Xuân An)
< Mờ xa là đỉnh Chóp Chài đang dần dần hiện rõ ra trước mắt.
Như bao người khác đi phượt, tôi cũng chuẩn bị hết các thứ thật chu đáo cho những ngày lê la sắp tới. Và cái cảm giác lo lắng dần dần rồi cũng biến mất khi tình trạng sức khỏe ông tôi khá lên chút đỉnh. Tôi nhanh chóng đặt vé xe Thuận Thảo và xuất bến chuyến cuối cùng buổi tối Chủ Nhật đúng 7h30. Giá vé hiện tại là 250k cho giường nằm và 210k cho ghế ngồi. Nói chung các nhà xe Phú Yên đều rất ổn. Nhưng tôi chọn Thuận Thảo vì xe mới, chất lượng phục vụ tốt, nhân viên rất lịch sự.
Thật không biết nói sao. Không bõ công… nằm 12 tiếng đồng hồ trên xe. Trước mắt tôi hiện ra một màu xanh non của lúa đang thì con gái. Tia nắng sớm soi một màu bóng bạc xuống những cánh đồng đang cấy.
Tranh thủ làm đầy bụng trước khi xuất phát. Tôi mướn xe ở số 2 Lê Thánh Tôn – liên hệ anh Sang ( 0934074522). May mắn nhờ một bạn PPY là chủ topic : Phú Yên - Xứ Nẫu Thân Thương đã bảo lãnh mà tôi không cần bảo đặt cọc tiền xe mà chỉ đưa giấy CMND làm tin. Xế Phú Yên của tôi là một em Jupitor rất tốt, đủ chuẩn để tôi có thể lang thang trong 3 ngày.
Ghé Tuy Hòa vào dịp Tết nửa năm.Tôi thấy bất ngờ và vui lây với không khí ngày lễ hội ở đây. Các hàng quán, chợ,cửa hàng kinh doanh hay các công ty tư nhân đều đóng cửa, hay ít nhất chỉ làm nửa buổi. Thời gian còn lại dành cho việc nghỉ ngơi và tắm biển.
Họ đang đi biển đấy. Thấy tôi giơ máy chụp, các cô bé gái la hét, cười giỡn làm cho các cậu trai loạng quạng tay lái. Cũng may đường vắng. Chứ như ở Sài Gòn thì có chuyện rồi.
Đồng ý ở Sài Gòn cái gì cũng có, nhưng mờ nhạt và không đặc sắc. Chính tôi cũng không có khái niệm giữa năm là phải được nghỉ ngơi. Đơn thuần chỉ là sáng sớm mùng 5/5 làm vài muỗng cơm rượi và cái bánh ít lá tro gọi là diệt vi trùng.
Kế họach của ngày là lang thang khu vực Hải Đăng và Vũng Rô. Tranh thủ lên cao ngắm tòan cảnh biển. Người bạn PPY đồng hành tiễn tôi tôi một đọan đến sân bay Đông Tác. Đến một ngả 3 thì bạn ấy phải quay về Tuy Hòa để giải quyết nốt công việc. Bắt đầu từ đây, tôi chính thức vi vu một mình.
Đường đi cũng khá dễ, tôi chạy xe chậm để ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường. Cái màu xanh ngắt của đất trời Phú Yên làm tôi mê man suốt cả chặng đường ,đến nỗi mấy ngày đầu khi về đến nhà, tôi vẫn còn bị sốc lắm.
Trên đường đi tôi gặp một vựa nhỏ chuyên thu cá. Chỉ toàn cá nhỏ, hình như họ làm cá để nuôi tôm.
Thả hồn theo cái màu xanh ấy cùng với tiếng vi vu của gió bạt qua tai. Anh bạn người Phú Yên đang ở Sài Gòn gọi hỏi thăm đã đến nơi chưa làm tôi giật bắn mình.
Hiếm có thành phố nào mà giữa lòng thành phố vẫn còn ruộng lúa, kênh mương đồng ruộng nhà cửa đan xen lẫn nhau.
Có sông Ba, có biển biếc, có núi non, có Tháp Nhạn, tất cả điều đó tạo nên một thành phố trẻ nên thơ, con người Phú Yên hiền hòa. Tạo nên một thứ không thể lẫn lộn vào đâu được: "Đất Phú trời Yên".
Con đường như một mũi tên nhọn tưởng chừng như xé tọat chân mây, đâm thẳng vào dãy Hòn Bà trước mặt. Ở trên ấy, cụ Đá Bia ngạo ngễ giữa trời. Có thể, tùy mỗi góc nhìn mà ta có thể thấy Đá Bia ở một hình thù khác nhau.
Ngọn núi bao năm bị lãng quên cho đến sau này công ty Hoàng Long đã mạnh dạn đầu tư xây dựng một khu du lịch sinh thái cùng tên. Nếu có thời gian ở lâu, tôi cũng phải thử một lần leo lên đỉnh núi ấy để sờ tận tay khối đá thiêng liêng ấy.
Con đường phía trước như rộng hơn, bằng phẳng hơn. Nhìn lại sau lưng là những vệt dài ngoằn ngoèo ôm lấy biển. Biển một màu xanh ngắt, màu biển hôm nay đậm hơn màu núi, núi đậm hơn màu trời.
Tôi nhủ, cứ tận hưởng hết mình những con đường vắng vẻ như thế này đi. Hít cho căng lồng ngực một hơi dài cái không khí biển trong lành và nhiệt tình đưa cái mặt đón lấy nắng chói chang giữa trưa này. Mai này về lại nhớ, rồi kiếm đâu ra được những thứ như vậy. Đen nhem nhẻm mà vẫn cười hạnh phúc.
Dọc đường , muống biển mọc dại ven đường. Hồi còn bé biết đâu là muống biển đâu là muống thường. Chỉ nghe cái tên là đánh đồng với lọai rau Mẹ hay mua về luôc lên chấm nước mắm. Còn nước thì vắt chanh chan vào cơm cứ thế là húp.
Còn giờ thì có thể ngồi vừa ăn rau luộc vừa lắng nghe bài hát về sự tích loài hoa này.
“Em đến thăm anh mùa vui bên biển
Nụ hoa muống biển rung rinh rung rinh
Chao sóng vỗ về chào em chào em”
Hình dáng lờ mờ của ngọn hải đăng hiện ra phía tay trái. Bãi Môn cong cong như miếng bánh cắn nửa. Sắp đến rồi, hồi nào giờ nghe cái tên Đại Lãnh giờ mới được đặt chân đến. Ở trên đó cảnh vật ra sao? Đứng trên ngọn đèn đó tôi sẽ thấy những gì. Như có gì đó thôi thúc. Tôi lên ga và chạy miết đến ngã rẽ.
Căn nhà lá lụp xụp duy nhất mà mọi người nói đến chắc là đây rồi Một người đàn ông chạy ra đón và hỏi tôi đi đâu. Tôi bảo “con lên cái mũi Điện kia thăm chút”. Chú ấy gật đầu ừ à rồi ghi vé xe và tự xưng là chú Mười. Mèn ơi, tôi thì cứ nghĩ phải lên trên kia mới gặp được chú Mười, ai ngờ đâu gặp tận dưới này.
Tôi chọn con đường đi xuống bãi Môn. Ráng lê lết cái thân nặng nề men theo con đường cát để băng qua bờ bên kia. Vốc một ngụm nước mát lúc ngọt lúc lợ tỉnh hẳn cả người. Ngồi nghỉ ăn trái cây mua dọc đường lấy sức rồi đi tiếp.
Đoạn đường mòn lên hải đăng sao lúc này xa quá!. Chắc do sức yếu nên đi một đọan lại nghỉ, một đọan lại đứng giữa lưng chừng đồi thở, rồi đoạn nữa đứng lại mà ngắm cảnh trời, cảnh biển.
Chắc đây là ngày lúc làm con đường bê tông dẫn lên hải đăng.
Tôi bấm máy loạn xạ cốt chỉ để thu hết vào ống kính cái màu xanh ấy. Sợ rằng sau này khi quay về với bộn bề lo lắng, màu xanh của trời,của biển Phú Yên sẽ bị cuốn trôi đi mất.
Trời Sài Gòn hôm nay cao vời vợi một màu xanh. Ai kêu điên kêu dại tôi cũng chịu, cứ xuýt xoa suốt ngày cái màu trời hôm nay. Bởi vì, Sài Gòn bỗng dưng Tuy Hòa
Dưới kia cũng có kẻ một mình như tôi nữa đây.
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?
(Xuân Quỳnh)
Ngọn hải đăng hiện ra trước mắt, đúng vào cái giờ nghỉ ngơi của các chú tôi làm tôi ngại quá. Vừa mới bước chân vào con chó chạy ra sủa ầm ĩ làm vỡ đi không gian yên tĩnh vốn có ở đây. Nhưng lỡ rồi biết sao bây giờ.
Tranh thủ ngồi nói chuyện với chú Thắng một chút rồi leo lên hải đăng để ngắm toàn cảnh. Tiền phí tham quan lúc ấy là 10 nghìn đồng.
Các bậc thang dẫn lên đỉnh được lót gỗ khá dễ đi, nhưng những bước đầu tiên chậm rãi vì tối quá. Tôi có mang đèn pin theo nhưng cũng phải đi từ từ, cúi mặt xuống và chau mắt nhìn từng bậc một.
Trên cao gió lồng lộng. Phóng tầm mắt nhìn ra xa. Tôi thấy hơi sợ vì đang ở trên cao, bốn mặt là biển. Nhìn chẳng thấy bở đâu cả. Chỉ thấy li ti những con thuyền nhấp nhô phía dưới. Chắc có lẽ Xuân Quỳnh nói đúng:
“ Chỉ có thuyền mới hiểu, biển mênh mông dường nào”.
Ôi cái chuyện tình muôn thuở. Các tác giả vẫn hay lấy hình ảnh của thiên nhiên để ví von cho các câu chuyện tình ướt át. Nhưng cá nhân tôi vẫn thích cái bài thơ này lắm. Nó nói lên cái bão tố trong lòng người con gái mà có mấy chàng nào hiểu cho được.
Trên này tĩnh quá. Góc yên bình đây rồi. Mỗi mình tôi thôi.
Ngồi tận hưởng cái thú một mình một cõi. Lôi cuốn “ Một nửa chân trời “ ra đọc . Cuốn truyện về đất và người Phú Yên tôi vô tình tìm được khi đi tìm sách cũ.
Quảng cáo một chút về cuốn truyện. Truyện được đọat giải khuyến khích trong cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi vì tương lai đất nước lần 2 ( 1996). Trần Huiền Ân, tác giả cuốn truyện là một người con của làng Vân Hòa ( Phú Yên) nên câu chuyện mang đậm bản sắc riêng của địa phương. Những thể lọai truyện thiếu nhi này tôi rất thích, cuối tuần vẫn lê la các tiệm sách cũ mà tìm mua.
Quay về với ngọn hải đăng, gío mát làm mắt tôi lim dim, dù muốn nằm đây ngủ một chút nhưng cũng phải đi xuống thôi, cái bụng đói meo kêu ầm ĩ. Tranh thủ ăn cơm trưa vì biết bạn Quangph đã xong việc và có thể tiếp tục đồng hành với tôi.
Thẳng tiến về hướng Vũng Rô, tôi và người bạn đồng hành đi đến di tích tàu không số. Hôm nay trời nắng , biển trong, hi vọng sẽ thấy được con tàu bị chìm dưới đáy biển.
Ở Đồ Sơn nghe nói cũng có một cái di tích giống vậy. Đó là điểm đầu của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển ( Giai đọan 1954-1975) nhận nhiệm vụ vẫn chuyển vũ khí, đan dược cho chiến trường miền Nam. Vũng Rô là một trong những địa điểm cho các con tàu cập bến.
Theo như tôi đọc trên tấm bia tưởng niệm. Thì con tàu hiện nay đang nằm dưới làn nước xanh trong kia là chuyến thứ 4 bị địch phát hiện và quân ta đã tự động làm đắm để đảm bảo bí mật.
Trước đây, muốn vào thăm cái cột mốc này thì phải leo qua đá và lội nước gần 3 km mới đến nơi. Nhưng khi di tích lịch sử tàu không số Vũng Rô được xây đựng, người ta cũng đã làm đường đi lên nhanh hơn và dễ đi hơn. Tuy nhiên, rất ít khi nào thấy được xác con tàu ở bên dưới dù cho nước có trong đi nữa
Đằng sau cột di tích này để ý thấy đó là một dải đất nhô ra. Theo lời kể của người bạn đi cùng thì cũng có một chiếc tàu nữa bị nổ và làm cho dải đất nhô ra bị hỏng mất ở giữa tạo thành một cái hòn nhỏ đằng xa. Không biết thông tin đó có chính xác hay không .
Tôi thấy cũng khá hợp lý nhưng rõ ràng theo các thông tin trên mạng thì chỉ có mỗi 1 con tàu số 4 bị đắm mà thôi.
Di tích lịch sử tàu không số Vũng Rô được hoàn thành cho kịp với dịp kỷ niệm 400 năm Phú Yên
Đài tưởng niệm được xây theo mô hình của những con tàu không số, xung quanh là vườn hoa và con đường dẫn đến khu vực của con tàu cũng nằm trong dự án. Tổng kinh phí là 12,5 tỉ đồng thuộc Bãi Chùa – Phú Yên.
Thú thật khi đến đây, tôi mới tận mắt thấy được một trong năm bến tàu của tuyến đường bí mật này khi xưa. Lúc trước chỉ biết loáng thoáng qua sách vở và hình ảnh trên mạng.
Chia tay với những con tàu không số huyền thoại và mang theo bên mình cái tiếc nuối vì không xem được con tàu bị chìm. Chúng tôi lại theo con đường đó để chạy đến cổng nhà máy lọc dầu.
Tôi chỉ đứng nhìn từ phía bên ngoài vào. Định bụng đi lên đỉnh viba sẽ thấy được toàn cảnh khu vực Vũng Rô bên dưới. lúc đó sợ gì mà lại không thấy.
Vòng lại con đường đến ngả 3 Vũng Rô. Đến đoạn này, rẽ về hướng đi Nha Trang tầm 300m sẽ có một con đường nhỏ dẫn lên khu vực cao nhất của khu vực Đèo Cả.
Từ đây, thu vào tầm mắt tôi toàn cảnh Vũng Rô, xa xa chút nữa là hòn Nưa thu mình giữa biển. Lên đến đỉnh chỉ mới gần 5 giờ mà sương mù che mất, không thấy rõ ngọn Đá Bia ôm mây.
Đường lên không khó lắm. Được đổ bê tông, có đoạn khá dốc, có đoạn thoai thoải. Tôi từ từ vừa chạy vừa ngắm cảnh và thưởng thức cái tiết trời mát dịu ở trên này.
Sau khi kết thúc những phút thưởng ngọan vẻ đẹp hùng vĩ ở Đèo Cả. Chúng tôi quay về Tuy Hòa.Trên đường đi có thể ghé thăm khu du lịch Đập Hàn ở Thôn Hảo Sơn. Đi từ thành phố thì Hảo Sơn chỉ cách 12km.
Không mấy mặn mà với mấy khu du lịch, chúng tôi vòng xe qua bên kia đập vì có một đám trẻ con đang tắm sông. Đã thấm mệt vì cả ngày lê la ngòai đường, thèm một tô bún gì đó nóng hổi hay đơn giản chỉ là nhảy ùm xuống sông như lũ nhóc khi để gội sạch bụi đường.Tuổi thơ chúng gắn liền với con đập và những buổi chiều tắm sông êm ả.
Tiếng cười đùa của lũ trẻ và cảnh hữu tình của dòng sông lười cuối ngày làm tôi chỉ muốn ngồi ở đây cả ngày mà không muốn về. Làm con nít thật là thích. "Con nít vô tư, không lo lắng gì cả. Người lớn hay khỗ vì người lớn phải nghĩ nhiều và lo nhiều". Ở đây cuộc sống thật yên bình và giản dị.…
Chú nhóc cứ lẽo đẽo theo sau lưng tôi, khi tôi quay lại nhìn thì hắn ta quay mặt đi- và kêu lại thì hắn ta lại ngại ngùng không dám. Thật thương trẻ con nhà quê. Chúng có cái vẻ ngây thơ khác xa với cái kiểu dạn dĩ người lớn của trẻ con thành phố bây giờ.
Echxanha4
Còn tiếp
P1 - Phú Yên – Vội vã một cái nhìn.
P2 - Phú Yên – Vội vã một cái nhìn.
P3 - Phú Yên – Vội vã một cái nhìn.
Du lịch, GO! Theo Phuot.com