Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 25 April 2012

Có lẽ cho đến hôm nay, nếu như ai đó hỏi tôi đặc sản của Phú Yên là gì.Tôi sẽ không ngần ngại bổ sung thêm một món nữa đó là Đá.

Ở Phú Yên đá có ở mọi nơi, ngay những cái tên thôi cũng biết nơi đấy là xứ sở của đá. Từ Đá Bia, Gành Đá Dĩa hay Bàn Thạch cho đến những ngôi mộ đá mới phát hiện ở Tuy An gần đây.

Hồn đá, chất đá thể hiện qua tính cách của những người con xứ Đá - ít nói, hiền lành, hơi cứng đầu và kiên định, nhạy bén trước mọi biến chuyển của thiên nhiên. Đây có phải là tính cách của những người con miền Trung nói chung và Phú Yên nói riêng hay không nhỉ!. Đó chỉ là cảm nhận của cá nhân tôi.

Lại nói về đá, thì khu vực Tuy An chắc là nơi tập trung đầy đủ nhất bộ sưu tập các hình thù đá của thiên nhiên. Đá Dĩa như đã nói ở trên và Hải Đăng Gành Đèn - ngọn hải đăng duyên dáng ngự trên một đảo đá cheo leo.

Gành Đèn cách Đá Dĩa không xa lắm, chỉ mất dăm phút đi bộ nhưng ít được chú ý hay không muốn nói là không biết. Có lẽ vậy. Đường từ Gành Đá Dĩa qua Gành Đèn thì tuyệt vời. Đi trong cái chang chang nắng của những ngày đầu tháng 6, không ít lần tôi đã ngẩn ngơ trước cái vẻ hoang sơ ở chốn này. Một tiểu savan nhỏ ở miền Trung.

Bất ngờ tôi dừng lại để lắng nghe những tiếng gió ù ù bên tai và khung cảnh hiện ra trước mắt. Một dãy dài các hình thù đá khác nhau dọc theo lối đi. Nhiều tảng đá xếp chồng lên nhau như có bàn tay nào đó cố tình sắp đặt. Gành đá có những hốc đá to và kín gió, bạn nào thích cắm trại hay muốn trải qua cảm giác trờ về thời kì đồ đá thì vào đây là hợp lý. Viết đến đây tôi thấy buồn cười cho cái văn chương đồng quê man mác của mình đến mà tệ.

Con đường vắng lặng như mời như chào, gió hất ngược tóc ra phía sau, Gành Đèn sừng sững mà phóng khoáng. Lối dẫn lên hải đăng cũng duyên dáng lắm độ, quanh co từng bậc thang một ôm dọc theo các triền đá. Chắc là trên cái Gành Đá có một cái đèn mà cái tên bắt đầu từ đó.

Cậu bạn đồng hành chắc cũng đã mệt sau cả ngày rong ruổi.Tựa lưng vào đá và chợp mắt vài phút trong khi tôi mải leo trèo trên những khối đá để tìm cho được những góc ảnh đẹp. Trong những giây phút xuất thần đầy phấn khởi, tôi lén ghi lại khoảnh khằc bình yên nhất của một ngày.

Rồi chẳng để hồn mình chìm đắm mãi trước cái phóng khoáng của thiên nhiên, tôi giật bắn mình nhớ là phải quay về. Đường từ gành về Tuy Hòa cũng không xa, nhưng cái việc vừa chạy vừa ngắm cảnh thì mất mấy tiếng.

Cái đêm cuối cùng ở Tuy Hòa,ngỡ như sắp phải lên xe về Sài Gòn ngay tức thì, tôi bỗng nao nao mà không tài nào ngủ được. Tản bộ xuống bãi biển để hóng gió, quảng trường ¼ hôm nay đông vui quá.

Buổi tối người dân hay đổ về đây nhất là những ngày hè oi bức. Hàng quán cóc bày đủ món ăn chơi. Dạo quanh cũng chẳng chụp được gì, tôi chỉ chọn một góc để ngắm nhìn trẻ con đang chơi đùa. Nhìn cảnh gia đình cùng nhau đi chơi mà thích quá.

Giờ này tôi còn lang bạt tận đâu đâu.Nghĩ đến cái cảnh mai này có gia đình, sau một ngày làm việc mệt mỏi,điểu khiến tôi thấy vui nhất chắc là nhìn bọn trẻ chạy nhảy. Nhưng thôi đó là chuyện của mười mấy năm nữa. Việc trước mắt là cũng muộn rồi. Cái ô cửa nhỏ trong phòng kia chắc cũng sẽ nhớ lắm vì có khách trọ nào mà cứ thò đầu ra ngoài như tôi đâu!
Nhắm mắt rồi ngủ lúc nào không hay! Và ngày thứ hai đã kết thúc như vậy.

Ngày Thứ 3

Buổi sáng ngày cuối cùng thật thư thả, thú thật tôi cũng dễ làm quen. Đôi lúc tôi thấy tâm hồn mình cứ như vắt ngược cành cây.Ở khách sạn chỉ mới đăm bữa mà có cảm giác như đã quen lắm, mà nghĩ đến cái cảnh tối nay sẽ lên xe về lại Sài Gòn mà hụt hẫng ghê gớm.

"Sông Cầu nước chảy lưa thưa
Ếch đi đến đó ăn trưa rồi về"

Dù gì cũng là ngày cuối, tại sao không chạy ra sông Cầu, tỉnh lỵ cuối cùng của tỉnh Phú Yên để thưởng thức cái món làm nức lòng bao người nhỉ. Buổi sáng nghĩ đến những miếng gà nướng thơm mùi khói mà tôi lên tinh thần hẳn.

Đường đi sông Cầu cũng dễ, tôi lại ngại đi đường quốc lộ, thôi thì ngựa quen đường cũ, men theo con đường Độc Lập, một mình một ngựa thong thả ngắm trời đất mà cứ bon bon chạy. Cũng là con đường của ngày hôm qua, nhưng tôi có thời gian dứng lại, ngắm nhìn nó kĩ hơn. Thú thật hôm đi cùng người bạn đồng hành, có nhiều điểm tôi thấy tâm đắc, muốn dừng lại nhưng vì nương mãi chạy theo cho kịp nên đã bỏ qua. Đó cũng là lý do tôi chọn đi đường cũ và đi một mình.

Qua khỏi dốc Qúyt, một con dốc không cao lắm nhưng làm tôi chớm sợ vì những chiếc xe tải, xe khách chạy ngược chiều. Rẽ vào con đường bên dưới chân Cầu Huyện. Đường này sẽ dẫn vào khu Goden Beach resort &spa – khu nghỉ dưỡng thuộc tập đòan Thuận Thảo. Hai từ nghĩ dưỡng nghe sao mà xa xỉ lắm đối với tôi lúc này.

Rẽ phải xuống con đường nho nhỏ bên dưới. Tôi đi đến một nơi tưởng chừng là một chốn tiên cảnh.

Con đường làng xanh biếc màu nước pha lẫn màu trời quanh co, uốn lượn theo những tán dừa. Qua những kẽ lá, tôi thấy các hình thù ngộ nghĩnh của mây. Lắng nghe trong tư tưởng sự bình yên lại trỗi dậy. Xa về phía bên kia là Nhất Tự Sơn (NTS). Trước đây, khu này cũng là một nơi du lịch, nhưng do làm ăn thua lỗ nên hình như đã đóng cửa, bỏ hoang. Nghe cái tên Tự Sơn cứ nghĩ là một ngôi chùa nào đó. Hỏi ra mới biết là không phải. Thật, tôi cũng không buồn ghé vào. Bên ngoài, nơi đây, ngay tại chỗ đang đứng thích hơn nhiều. Nước biển xanh mát rượi, cát sóng sánh màu nắng nhẹ nhàng xoa dịu đôi chân đã mỏi

Trẻ con khu này trưa trưa lại được bố chở ra đây tắm. Giống cái kiểu người thành phố chở con đi hồ bơi ấy nhỉ.

Chạy mải trên con con đường mênh mang sóng nước, đôi mắt kẻ lang thang như díp lại. Kiềm lòng trước vẻ đẹp nên thơ ấy, kể ra nếu lãng mạng thi sĩ họ Hàn chắc tôi cũng làm dăm ba câu thơ:

«Thuyền ai đậu bến sông trăng đó ?
Có chở trăng về kịp tối nay»

Tam Giang mùa lễ hội chắc vui hơn nhiều. Hôm nay trông buồn hiu hắt. Vào dịp tết, con sông bừng bừng lên khí thế của các trận đua thuyền, rồi hòa nhịp với những giai điệu hò truyền thống của làng biển. Ngập tràn tiếng hò reo và không khí mùa du xuân. Ai đó có dịp ghé thăm, xin nhớ đừng bỏ qua nơi này. Mùa lễ hội sông nước Tam Giang. Mùng 5-6 tết Nguyên Đán.

Đi về hướng đi Quy Nhơn là các quán gà chỉ- nghĩa là thực khách chỉ con gà nào là sẽ ăn con gà đó. Món gà nướng sông Cầu nổi tiếng là do cách ướp gà đậm đà, người nướng gà khéo léo để miếng gà vàng giòn dậy mùi và hơn nữa là cái chất thịt dai ngọt của lọai gà xứ này.

Như ở Qủang Nam cũng có món gà đèo Le nổi tiếng đó mà. Dọc đường quốc lộ có rất nhiều quán và chất lượng, giá cả cũng như nhau. Giá lúc đó là 80k/con, tính cả 10k tiền cơm trắng và tô canh lá giang kèm theo.

Canh lá giang được nấu bằng nước luộc gà béo ngậy, còn long lóng cái màu vàng của mỡ tiết ra trên mặt nước.. Cái chất chua của lá hợp với ớt xanh xắt nhỏ tạo ra cái mùi ngây ngấy chẳng đâu vào đâu. Vậy mà húp một muỗng nóng hổi làm tan đi bao cái mệt, cái nhọc lúc đó. Cay xè ớt và chua lè của canh làm tỉnh người hẳn. Húp canh mà tôi có cảm giác hay ho mà sao lạ lẫm. Cái kiểu thiệt tôi cũng không biết nói làm sao để cho mọi người hiểu. Thôi thì lúc nào cứ thử một lần ắt sẽ nghiệm ra, có khi tùy vào cái gu ẩm thực mà lại có những cảm nhận ngộ hơn tôi. Mà nghĩ cái ăn uống của mình sao nó cũng buồn cười thế nhỉ !

Thị xã Sông Cầu cũng nhỏ, làm vài vòng rồi tôi quay về Tuy Hòa cho kịp chuyến xe tối. Ăn chừng một con gà nướng thôi mà vướng bận cái cảm giác « sông Cầu một sáng còn miên man chiều ». Lúc nằm trên xe đi về tôi cứ nghĩ mãi đến mấy miếng gà nướng vàng giòn lúc trưa.

Một dịp nữa đi qua cây cầu Bình Thạnh ở Thôn Bình Thạnh tôi đã đề cập ở những bài trên, anh bán vé hổm nay gặp tôi hoài nên cứ ngờ ngợ đến buồn cười. Đây là con đường từ lúc xuống cầu. Đường làng quanh co, hai bên là những thửa ruộng đang cấy xanh mát mắt. Đi hết đường này sẽ gặp một ngả 3

Rẽ trái vào thôn Diêm Điềm – đây chắc không phải là Diêm Điềm trong bài hát Nắng Ấm Quê Hương rồi. Hướng này đi Mằng Lăng, Gành Đá Dĩa..

Rẽ phải đi ra lại ngã ba Chí Thạnh. Tôi chọn ngã này cho gần. Trên đường đi tôi ghé vào nghỉ ở một ngôi nhà đang làm mây tre lá.

Đoạn về tôi ghé bên đường để làm vài trái dưa gang cho mát ruột và ngồi hóng chuyện với cô bán hàng người làng Hòa Đa. Dưa cũng không ngọt, nhưng ăn miếng nào là mát ruột miếng nấy, ngọt cả lòng vì cô bán hàng quá nhiệt tình và vui vẻ.

Dọc đường từ Sông Cầu về Tuy Hòa là rải rác các điểm bán dưa. Dưa được trồng ở khu vực Tuy An - Đây là nơi duy nhất trồng sợi bông và dưa của Phú Yên

Đoạn đầu từ quốc lộ đi vào đường mới Hùng Vương là các khu nhà được quy họach nhưng khá vắng vẻ và còn nhiều đất trống, mé dưới nữa là rải rác một vài các khách sạn, nhà nghỉ cửa hàng. Càng vào trong khu trung tâm thì dân cư tập trung đông và giá nhà, giá đất khá cao. Khác với nhiều nơi khác, ở đây tâm lý người dân là càng gần biển thì rất càng ít người ở và giá đất cũng rẻ, phải nói là rất rẻ. Có lẽ vì Phú Yên chưa phát triển mạnh về du lịch lắm, cứ nhìn Nha Trang hay Phan Thiết là những minh chứng cụ thể. Hàng quán, khách sạn tập trung hầu hết ở khu vực bãi biển để phục vụ du khách.

Tuy nhiên, trong tương lai, một khi Phú Yên được nhiều người biết đến thì chắc hẳn con đường Hùng Vương mới mở rộng rãi và sạch đẹp, sẽ hứa hẹn nhiều phát triển trong tương lai.

Hiện nay, khách du lịch càng ngày càng chuộng những điểm đến còn hoang sơ và yên bình, nhu cầu du lịch không chỉ đơn thuần là đi chơi tắm biển, mà còn có cả nghỉ dưỡng và tìm hiểu nét văn hóa địa phương. Và Phú Yên hội tụ hết những yếu tố trên nhưng vẫn còn đang là một nàng công chúa còn chìm sâu trong giấc ngủ.

Bên phía đó là đường gì tôi chưa vào. Đường Mậu Thân thì phải. Mai này, nếu có dịp, tôi sẽ vào cái ngõ ấy, một Ngõ Vắng Xôn Xao trong lòng thành phố ư ? Cái ngõ mà không có Cendeluxe, không những ngôi nhà phố kiến trúc thô kệch và ồn ào xe chạy. Cái ngõ chỉ có những mái ngói đỏ phủ rêu, những chiếc xe đạp cọc cạch vẫn lặng lẽ đi về. Một góc Tuy Hòa đó sao !

Tuy Hòa ! Một mùa hè nữa đã đến khi tôi lại phải đi, phượng nở đỏ rực trên những tán cây rực lên màu nắng. Tuy Hòa đã bắt đầu bước vào những ngày hè oi bức. Tạm rời thành phố nắng và gió, của trời cao vời vợi một màu xanh. Mang cái màu xanh ấy về Sài Gòn để những cảm xúc sẽ không bị chai sạn. Lần sau ghé đến sẽ không vội vã đâu! Xin Gởi Lại Thành Phố Nắng.

Hồi ức " Vội vã Phú Yên - Vội vã một cái nhìn" đã kết thúc ở đây. Cảm xúc cũ mà cứ ngỡ như ngày hôm qua. Cám ơn các ace lâu nay đã ghé thăm và ủng hộ. Mong sẽ có một lần ghé lại Phú Yên để tiếp tục chia sẻ cho mọi người về vùng đất vẫn còn đang ngủ say này.

Echxanha4

Hết
P1 - Phú Yên – Vội vã một cái nhìn.
P2 - Phú Yên – Vội vã một cái nhìn.
P3 - Phú Yên – Vội vã một cái nhìn.

Du lịch, GO! Theo Phuot.com
Du lịch dịp lễ tại Việt Nam thật sự đang quá tải khiến không ít khách du lịch cảm thấy mệt "phờ râu" sau 1 kỳ nghỉ dài ngày.

Thuận lợi thì ít, phiền toái thì… nhiều

Đi du lịch trong các ngày nghỉ lễ, chúng ta có thuận lợi duy nhất là đươc nghỉ nhiều ngày (đặc biệt trong dịp lễ lớn như 30/4 - 1/5 hoặc 2/9), cả nhà có thể cùng nhau đi du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bạn sẽ phải đối đầu với nhiều khó khăn như giá cả dịch vụ tăng vọt, phương tiện vận chuyển, nơi ăn, chốn ở đều bị hiếm hoi vì lượng khách đông gấp 4, 5 lần so với ngày thường.
Hầu hết các nhà hàng, khách sạn, điểm tham quan đến tàu thuyền, xe cộ và cả hướng dẫn viên đều quá tải. Hậu quả cuối cùng bạn và gia đình bạn là người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Để có được một chuyến du lịch tự túc hiệu quả nhất, bạn nên tham khảo trước về các dịch vụ tại nơi mình sắp đến. Đặc biệt là kiểm tra kỹ lưỡng việc tăng giá cả bởi nếu bạn không tìm hiểu kỹ các bảng giá được áp dụng trong các ngày lễ, bạn sẽ gặp rất nhiều phiền toái.

Thông thường. vào các ngày lễ lớn, các loại hình dịch vụ sẽ tăng khoảng 30 - 40%. Cũng không ít nơi lợi dụng thời điểm này để tăng giá cả lên đến 50 -70%. Không ít các trường hợp du khách đã đặt chỗ và thanh toán trước tiền phòng nhưng khi đến nơi chỉ còn biết ngậm ngùi nhận lại tiền phòng chỉ vì có khách khác trả giá phòng cao hơn. Nếu gặp phải những trường hợp tương tự, bạn phải kiên quyết đòi họ phải bồi hoàn tổn thất cho bạn.

Tuyệt đối không được cho qua nếu bạn gặp những trường hợp này vì như vậy sẽ ảnh hưởng dài lâu và không có cách khắc phục được tình trạng này. Vì vậy, bạn chỉ nên chọn lựa các nhà hàng, khách sạn có tên tuổi và uy tín để đảm bảo cho bạn và gia đình có một kỳ nghỉ thật thoải mái mặc dù giá cả có thể nhỉnh hơn so với các nơi khác.

Hiện nay, ở các điểm tham quan du lịch thu hút đông khách vào các dịp lễ đã có những đường dây nóng để du khách có thể phản ảnh và góp ý với ban quản lý. Vì vậy, bạn nên tra cứu kỹ các thông tin này trước khi đến bất kỳ đâu. Nó sẽ thật sự hữu ích cho bạn.

Một điểm lưu ý nữa cho bạn là khi đi du lịch vào những ngày lễ, bạn nên chuẩn bị sẵn các thực phẩm khô, nước uống, hoa quả,... Đây là cách giúp bạn vừa tiết kiệm lại vừa giúp bạn có thể "chữa cháy" khi giá cả thức ăn ở nơi đến tăng lên quá cao làm ảnh hưởng đến túi tiền của bạn.

Với trường hợp các bạn chọn loại hình đi tour bạn cũng nên “chọn mặt gửi vàng”, xem kỹ chương trình và dịch vụ để tránh những phiền muộn không đáng có. Du lịch là sản phẩm đặc biệt, dùng xong mới biết chất lượng do vậy giá cả không phải là yếu tố quyết định. Mỗi công ty đều có những thế mạnh riêng, các tour sở trường riêng để chúng ta tin cậy.

Khách du lịch nên đi nhiều công ty khác nhau để so sánh và chọn lựa lâu dài. Không ít các nhà tổ chức có các phương thức giảm chỗ này, tăng chỗ khác, giả vờ giảm 1 mà tăng 2… vì vậy chúng ta cần cân nhắc kỹ để không bị thiệt thòi.

Bên cạnh đó, khi chọn nơi đặt tour, chúng ta nên tham khảo những người đã đi trước, hoặc đi thử và nên so sánh chế độ ưu tiên quyền lợi cho khách hàng khi có sự cố ở các công ty du lịch khác nhau rồi lựa chọn. Khi đã chọn mặt gởi… hành trình thì tùy tour, tùy “gu” của mình mà chúng ta nên chuẩn bị hành lý dựa theo các tiêu chí gọn, đẹp và văn hoá.

Đi du lịch… sướng

Riêng những ai thích đi du lịch nhiều nơi với túi tiền hạn hẹp thì nên chon mùa thấp điểm (từ tháng 9 - 12). Vì mùa này khách nội địa vắng, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc, do vậy chúng ta dễ tranh thủ các chương trình giảm giá ở các công ty du lịch. Thú vị hơn, đây cũng là thời điểm mùa thu, khí trời dễ chịu rất thích hợp với đi tham quan, ngoạn cảnh.

Ngoài ra, các bạn trẻ có thể tự thiết kế tour, tự đặt dịch vụ và chỉ thuê hướng dẫn viên (khi cần mới nhờ một số công ty hỗ trợ). Tùy túi tiền mà chúng ta chọn lựa loại hình, phương tiện, thời gian và điểm đến. Một tour du lịch khám phá theo kiểu "made by bạn" luôn hứa hẹn những hành trình hấp dẫn và độc đáo.
Và hãy nhớ chuẩn bị chu đáo trước khi lên đường để chúng ta thoải mái đón nhận nhiều sự thú vị đang chờ đón.

Du lịch, GO! - Theo aFamily/ thebox, ảnh internet
Những thác như Phú Cường, chín tầng, Bàu Cạn, Lệ Kim của Gia Lai đều cao trên 40m và đều sở hữu những nét đẹp làm say lòng người.

Thác Phú Cường

Thác Phú Cường nằm trong khu vực mỏ đá Phú Cường, thuộc địa phận xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai; cách thị trấn Chư Sê khoảng 3km và cách Tp. Pleiku khoảng 45km về phía đông nam.

Thác Phú Cường chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động. Vào mùa mưa, thác hùng vĩ với cột nước trắng xoá cao 45m, rộng 35m tuôn ào ạt từ trên cao, trông như một cột nước khổng lồ. Vào mùa khô, dòng nước thu hẹp, trông như một dải lụa mềm buông lơi giữa trời.

< Lối đi xuống thác Phú Cường đông nghẹt khách trong ngày tết.

Những bậc thang dốc cùng cái nắng trưa tháng 3 ở Tây Nguyên có thể làm bạn xây xẩm mặt mày, nhưng chỉ cần bạn đặt chân tới bãi đá chân thác thôi là cảm giác mệt mỏi dường như biến mất.

Dòng nước của thác bắt nguồn từ trên núi rồi đổ xuống suối La Peet tung bọt trắng xóa và chảy ra sông Ayun - nơi có công trình thủy lợi Ayun Hạ với hồ chứa nước có diện tích rộng khoảng 3.700ha.

Nếu du khách xuôi theo dòng suối La Peet, du khách có thể ra tới sông Ayun; tại đây, du khách sẽ có dịp được dạo quanh hồ bằng thuyền để ngắm nhìn phong cảnh núi rừng Gia Lai, câu cá và giao lưu với người dân tộc Ba Na, Gia Rai sống quanh hồ.

Thác mang đậm nét của Tây Nguyên về địa hình và không khí, nên khi đến đây, ngoài việc chiêm ngưởng dòng thác, du khách còn được đắm mình trong làn hơi mát rượi, ngắm nhìn những tảng đá magma nhiều hình dạng, muôn hoa dại khoe sắc bên dòng nước...

Thác Lệ Kim

Thác Lệ Kim huộc địa phận xã Ia Tô, huyện Ia Grai, Gia Lai. Đây là một thắng cảnh đẹp cách trung tâm tâm huyện khoảng cách 15 km, cách Tp Pleiku 35km về phía Pô kô nằm ngay bên trục lộ 664 la Grai đi Đức Cơ. Thác với cột nước cao gần 30m dội xuống một hồ nước rộng, đứng phía dưới nhìn lên, hơi nước bay ta có cảm tưởng như những làn sương mù bao phủ.

Dòng chảy của thác Lệ Kim không rộng nhưng xô đẩy vào nhau, vỡ ra thành những hạt bé xíu. Dưới ánh mặt trời, những hạt nước ấy trông như những giọt nước mắt nhiều màu sắc. Dưới chân thác, một hồ rộng bị tách đôi bởi những hòn sỏi nhỏ tập trung thành cụm.

Nhìn từ xa, thác Lệ Kim giống như một chiếc khăn trắng tung bay giữa những khối đá xù xì. Khi đến gần, ngoài ấn tượng về dòng chảy, hang đá rộng lớn dưới chân thác mang đến cho du khách trải nghiệm về cuộc sống thời tiền sử.

Sau khi “sống thử” trong những hang đá mát lạnh, men theo đường mòn lên trên đỉnh thác, du khách sẽ cảm nhận được độ cao, sự nguy hiểm khi nhìn xuống dòng chảy tuôn ồ ạt dưới chân, hay thư giãn hoàn toàn khi dựa lưng vào gốc cây cổ thụ, thả mình trong sự yên tĩnh của núi rừng.

Thác Xung Khoeng

Nằm cách thị xã Pleiku 30 km về phía Tây Nam là thác Xung Khoeng hùng tráng, từ xa đã nghe thấy tiếng ầm ì, nước đổ từ trên cao 40m xuống như một dải lụa trắng ngần với mặt thác lớn, trải rộng, tương đối bằng phẳng. Trái với bức tranh dòng nước trắng xoá, nổi bật trên nền xám của đá, hai bên bờ của thác Xung Khoeng xanh ngát với những bụi cây cỏ mọc um tùm và đôi chỗ gồ cao các tán cây gỗ lớn, điều khiến thác thơ mộng và nên thơ.

Phía sau thác là nền trời xanh thẳm cao lồng lộng, nước đổ xuống uốn cong theo triền đá mềm mại, đập vào các tảng đá nổi lên trên mặt nước tung bọt trắng xoá. Những buổi sáng nắng đẹp, từng đám mây trắng như bông từ từ bay lên cao từ trên mặt thác gây cho cảm giác như mặt nước đang bốc khói.

Nước chảy len lỏi trong các khe đá, trên thảm cỏ xanh làm thành một vùng hồ nước trong vắt, sát với các vách đá xung quanh. Ngồi trên các tảng đá rêu phong phủ kín, ngửng nhìn lên cao, da trời xanh ngắt lồng lộng, gió thổi mát rượi, không gian tràn đầy hơi nước mơn man làn da, mắt nhìn dòng chảy và tai nghe tiếng trầm hùng đều đặn của nước xô vào vách đá. Âm thanh tưởng như không bao giờ dứt, như tiếng chuông, tiếng cồng, tiếng trống ở các bản làng đang vào ngày hội.

Thác Xung Khoeng là nơi nghỉ ngơi thú vị, ở đây bạn vừa được ngắm vẻ hùng tráng của thiên nhiên, vừa hít thở không khí trong lành khiến cho tâm hồn thư thái, tĩnh lặng.
Thác Xung Khoeng thuộc địa phận xã Ia Me, huyện Chư Prông, Gia Lai.

Thác chín tầng

Thác Chín Tầng tại xã Ia Sao cách trung tâm huyện Ia Grai khoảng 16 km, cách TP. Pleiku khoảng 20 km, đường đi cơ bản đã được trải nhựa nên việc đi lại rất thuận lợi, dọc theo hai bên đường là những rẫy cà phê xanh ngút ngàn nằm thoai thoải bên các sườn đồi tạo nên một phong cảnh rất thơ mộng và hữu tình. Không khí nơi đây thật dễ chịu và trong lành làm cho  quãng đường đi dường như ngắn lại.

Thác chín tầng không cao mà trải dài và uốn lượn dọc theo những vách đá ghồ ghề và phân thành 9 tầng riêng biệt. Mỗi tầng cao từ 5- 10m, riêng 2 tầng cuối cùng độ cao khoảng 10-15m dựng đứng tạo nên dòng chảy mạnh, nước cuộn xoáy.

Xung quanh thác là hệ sinh thái rừng còn khá nguyên sơ, góp phần tạo nên vẻ đẹp hoang dã và hùng vĩ của thác. Đây là một điểm dã ngoại cuối tuần lý tưởng và thú vị cho những đôi nam nữ, học sinh – sinh viên, khách du lịch trong và ngoài tỉnh muốn khám phá và tìm hiểu vẻ đẹp hoang sơ , kì vĩ của thác cũng như của núi rừng Tây Nguyên.                                                                                        

Tuy không mang vẻ hùng vĩ của dòng nước buông thẳng từ trên cao, nhưng âm thanh do nước đập vào đá của thác không kém cạnh thác Phú Cường, Lệ Kim nên vẫn được xếp chung vào một nhóm. Nhìn từ bên hông, du khách có cảm giác thác như một cầu thang trải dài, phủ đầy nước. Còn nhìn từ trên cao, thác như một con rồng đang uốn mình, chuẩn bị tung vút lên bầu trời.

Thác Bàu Cạn

Thác Bầu Cạn thuộc xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, cách thành phố Pleiku khoảng 25km, một địa điểm được thanh niên trong tỉnh biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ.

< Dòng thác trong mùa mưa.

Đặc biệt với lợi thế là nằm gần trung tâm thành phố, đường đi vào thác có địa hình đẹp, bằng phẳng, dọc hai bên đường là những hàng chè xanh mướt trải dài - đặc sản Trà Bầu Cạn đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước.

< Và trong mùa kiệt.

Tuy nhiên, tham quan thác Bàu Cạn phải đi vào mùa mưa vì trong mùa khô thác chỉ còn lại vài rãnh nước nhỏ len lỏi trong khe đá chảy ra, lượng nước rất ít do ngọn núi cạnh thác (là rừng đầu nguồn) bị khai phá trồng lúa, làm nương rẫy, ở đầu thác bị chặn dòng làm thủy điện nhỏ và tưới cà phê. Dòng chảy của thác bấy giờ bị thu hẹp đến mức, du khách có thể nhìn rõ những gành đá của thác.

Vậy nhưng đến khoảng tháng 10 thì những dòng nước lớn trên thượng nguồn đổ về, gặp ghềnh đá, cuồn cuồn buông từ trên cao xuống, tạo nên "hòn núi nước" khổng lồ và hùng vĩ.

Du lịch, GO! Tổng hợp

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống