Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 30 April 2012

Sau hai đêm trình diễn, tối 30/4, cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế 2012 (DIFC 2012) đã chính thức khép lại với giải nhất thuộc về đội Parente Fireworks của Italy. Hai giải nhì thuộc về Trung Quốc và Pháp; hai giải ba thuộc về đội chủ nhà Đà Nẵng- Việt Nam và Canada.
Đêm 30/4, hai đội thi còn lại đến từ Pháp và Italia đã trình diễn các phần thi của mình.

Đội Parente Fireworks đã lấy ý tưởng từ chính chủ đề của DIFC 2012 - Sắc màu Đà Nẵng để làm chủ đề cho phần trình diễn của mình.

Phát biểu bế mạc cuộc thi, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng nhấn mạnh: “Phần trình diễn của đội thi đạt giải nhất năm nay hoàn toàn xứng đáng. Họ không chỉ thuyết phục ban giám khảo mà còn làm nức lòng hàng triệu khan giả đến với Đà Nẵng và xem trực tiếp qua truyền hình”.

Tường thuật

Đêm 30.4, hai đội pháo hoa Pháp và Ý trong phần trình diễn của mình đã tập trung bám sát chủ đề Sắc màu Đà Nẵng.

Thời tiết cũng ủng hộ hai đội thi đấu trong đêm nay, gió thổi tạt khói ra khỏi khu vực cảng Đà Nẵng nơi các đội thi đấu, giúp khán giả thưởng thức trọn vẹn các màn trình diễn.

Liên tục trong hai phần thi đêm nay, khán giả ven sông Hàn không ngớt trầm trồ và những tràng pháo tay không ngớt vang lên đã cho thấy sự mến mộ và thán phục của du khách đối với hai pháo thủ đến từ châu Âu.


Đội Pháp vẽ sắc màu Ngũ Hành Sơn

Sau khi vô địch DIFC 2010, đội Pháp lần thứ 2 có mặt tại TP.Đà Nẵng nhưng thật sự đây mới là lần đầu tiên người hâm mộ pháo hoa được thưởng thức trọn vẹn màn trình diễn của đội Pháp.


Còn nhớ năm 2010, đội Pháp đoạt chức vô địch DIFC khiến khán giả ngẩn ngơ bởi màn trình diễn trong mưa tạo nên một màn khói dày đặc trên sông, chỉ toàn khói và khói.

Sau “Huyền thoại Âu Cơ và Lạc Long Quân”, năm nay đội Pháp dùng những quả pháo đa sắc tạo hình Ngũ Hành Sơn, vận dụng sắc màu ngũ hành vào chủ đề Sắc màu Đà Nẵng. Trong đó, mỗi màu tượng trưng cho mỗi sức mạnh của tạo hóa, sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.

Đội Ý điểm tô Cầu vồng Đà Nẵng

Nếu như bản nhạc “O Fortuna” được đội Canada sử dụng để khai màn pháo hoa thì đội Ý lại sử dụng chính bài này để kết lại DIFC 2012. Chậm rãi, khoan thai và ăn khớp trong từng nhịp pháo đã làm nên màn trình diễn đẳng cấp của người Ý.

Bên lề DIFC 2012

Pháo tịt. Màn trình diễn của đội Trung Quốc trong đêm đầu tiên DIFC 29.4 kết thúc được hơn 10 phút thì bất ngờ khoảng 5 loạt pháo tầm thấp lại tiếp tục được bắn lên trời. Đây là những quả pháo trong lúc các đội thi đấu đã không khai hỏa, nên ban tổ chức bắn nốt để dọn dẹp, nhường sân đấu cho hai đội Pháp, Ý đêm 30.4.

Ngất xỉu vì pháo hoa. Trong ngày đầu tiên khai diễn DIFC 2012, Trung tâm Cấp cứu TP.Đà Nẵng tiếp nhận 6 ca cấp cứu nhập viện, tăng 2 ca so với năm ngoái. Trong đó khán đài A có 1 ca giẫm phải đinh và bong gân, khán đài B2 và cầu sông Hàn có 3 người ngất xỉu. Trung tâm cũng đã kịp thời đưa một du khách nước ngoài bị đột quỵ ngay tại khách sạn Mada vào bệnh viện cấp cứu.

Lại giữ xe "chặt chém". Q.Hải Châu và Q.Sơn Trà nằm hai bên sông Hàn có 180 điểm giữ xe đăng ký với UBND các phường, niêm yết giá và số điện thoại chống “chặt chém”, tuy nhiên đến chiều 29.4 lại xuất hiện hàng trăm điểm giữ xe tự phát.

Có chỗ thu giữ xe máy 15.000 đồng/chiếc/lượt trong khi quy định chỉ 5.000 đồng, nhưng trong bối cảnh vỉa hè trông giữ chật kín và “giá sàn” trông giữ xe gắn máy chỗ nào cũng 10.000 đồng/chiếc/lượt nên du khách cũng móc ví cho xong, ngại đôi co hay gọi điện chờ lực lượng chống "chặt chém" đến.

Nhiều chủ bãi xe có đăng ký “ganh tị” với các bãi xe chui nên cho biết có thể sang năm sẽ không thèm đăng ký nữa. “Vì đăng ký phải nơm nớp lo bị kiểm tra, trong khi các bãi giữ chui có thấy ai đến xử lý đâu”, một chủ bãi xe nói.

50.000 hoa đăng. Trong hai đêm diễn ra DIFC 2012 đã có khoảng 50.000 chiếc hoa đăng thả xuống sông Hàn từ 15 ghe và 4 xuồng máy. Một tháng trước đó, hơn 1.000 tình nguyện viên của 47 CLB, đội, nhóm thanh niên trên địa bàn đã xếp giấy thành hoa đăng để thắp sáng sông Hàn.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Datviet, Thanhnien, VnExpress
Chiều 30/4, dòng xe máy, ôtô ùn ùn đổ về Hạ Long (Quảng Ninh) khiến giao thông tắc nghẽn. Nhiều du khách vạ vật trên bãi cỏ tránh nắng, tất cả khách sạn đều kín phòng.

< Đường vào đảo Tuần Châu, Hạ Long tắc nghẽn chiều 30/4. Du khách phải xuống xe đi bộ vào trong.

Chương trình Carnaval sẽ diễn ra từ 20h đến 23h ngày 1/5 tại khu du lịch Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, với sự tham gia của gần 4.000 diễn viên. Ba đoàn quốc tế gồm Hàn Quốc, Trung Quốc và Lào cũng đến tham dự.

< Các lối ra vào đảo đều ùn ứ ôtô.

< Người lái xe ôm mời chào khách đi bộ.

Tại buổi họp báo chiều 30/4, ông Trịnh Đăng Thanh, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Quảng Ninh cho biết, riêng ngày 29/4 có hơn 24.000 lượt khách tới thăm quan Vịnh Hạ Long - lập kỷ lục lượng khách đến nhiều nhất trong một ngày.

< Du khách mệt mỏi, vật vờ trên bãi cỏ.

Đến 16h ngày 30/4, Hạ Long đón tiếp 15.000 lượt khách.

< Bãi gửi xe máy tại bến tàu du lịch.

< Thời tiết Hạ Long khoảng 34 độ C, lý tưởng cho việc dạo chơi. Ảnh là một góc bãi biển.

< Càng về chiều, khách càng đổ về bãi biển xung quanh để tắm.

< Ba cô gái này liên tục gọi điện tìm thuê khách sạn. Nhiều du khách không đặt được chỗ phải liên hệ các nhà dân.

Du lịch, GO! - Theo VnExpress
Với óc sáng tạo độc đáo cùng môi trường sống phong phú, Việt Nam có rất nhiều những làng quê đặc biệt, kỳ lạ.

Trong số đó phải kể đến làng có nhiều cặp sinh đôi nhất, làng có hình cá chép, làng xây bằng tiểu sành trộn mật ong...

Làng có nhiều cặp sinh đôi nhất 

Với hàng chục cặp sinh đôi, cặp cao nhất đã ngoài 60, cặp nhỏ nhất mới 2-3 tuổi, ấp Hưng Hiệp Nằm, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) là làng nắm giữ kỷ lục có nhiều cặp sinh đôi nhất cả nước.

Vào năm 2007, cả xã Hưng Lộc có hơn 60 cặp sinh đôi thì ấp Hưng Hiệp có tới 40 cặp. Từ đó, người ta gọi ấp Hưng Hiệp với cái tên “làng sinh đôi”. Đến nay, xã có gần 100 cặp song sinh thì Hưng Hiệp đã chiếm 70 cặp.

< Một trong những cặp song sinh ở ấp Hưng Hiệp (Đồng Nai).

Vài năm gần đây, số lượng các cặp song sinh không tăng lên nhưng những câu chuyện đồn đoán, kỳ lạ về hiện tượng này vẫn được người ta lan truyền. Đó là chuyện về những giấc mơ kỳ lạ của các gia đình trước khi họ có những cặp song sinh.

Nhiều người nơi đây kể lại, hầu như những bà mẹ từng sinh đôi đều có một điểm chung là trong thời kỳ mang thai, họ nằm mơ thấy hai đứa trẻ giống nhau đang chơi đùa trong sân nhà. Sau đó, họ hạ sinh những đứa trẻ đúng như trong giấc mơ(?)

Những câu chuyện khác về nguyên nhân có các cặp sinh đôi là do nguồn nước của ấp Hưng Hiệp cũng trở nên bí ẩn khi được mọi người truyền tai nhau. Người ta cho rằng hiện tượng sinh đôi ở ấp và xã là do mạch nước giếng ở đây rất đặc biệt nhất là ở ấp Hưng Hiệp.

Vì thế, khi được dân khắp các vùng biết đến là làng sinh đôi, tin đồn về nguồn nước của ấp Hưng Hiệp có khả năng chữa bệnh hiếm muộn cũng được lan truyền. Rất đông người hiếm muộn từ Tây Nguyên, TP HCM, Long An đến tận Nha Trang về đây xin nước giếng về uống cầu mong có con.

Dù người ta chưa lý giải được nguyên nhân của hiện tượng sinh đôi ở ấp Hưng Hiệp và một số ấp khác của xã Hưng Lộc nhưng cuộc sống những người dân làng sinh đôi vẫn bình yên, đầm ấm. Các cặp song sinh lớn lên và có cuộc sống như bao người bình thường khác.

Ngôi làng "hình cá chép" độc nhất

Làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, Nam Định vốn có tên gọi là "Hành Cung Trang" được thành lập vào khoảng năm 1500. Đến năm 1823, vua Minh Mạng cho đổi tên thành Hành Thiện với ý nghĩa "nơi chỉ làm những điều lành, điều thiện" và ban cho làng 4 chữ "Mỹ Tục Khả Phong". Điều đáng khâm phục là ngay từ khi lập làng các cư dân nơi đây đã có ý thức quy hoạch một không gian sống hết sức khoa học, quy củ: hình cá chép.

Bao quanh làng là hai nhánh của một con sông nhỏ rộng khoảng 7m, được gọi là sông Con (để phân biệt với sông Cái - sông Ninh Cơ là một nhánh của sông Hồng). Theo các bậc cao niên trong làng, có hai giả thiết về việc hình thành lên con sông này.

< Làng hình cá chép ở Nam Định. 

Giả thiết thứ nhất cho rằng chúng được tạo thành một cách tự nhiên, những cư dân đến ở chỉ là người khai khẩn, chỉnh trang lại như địa thế ngày nay. Giả thiết thứ hai được nhiều người tán thành hơn, đó là chính những cư dân đầu tiên đã "quy hoạch" ngôi làng và tiến hành đào lên hai con sông theo ý đồ trước đó, nhằm mục đích phù hợp với phong thủy và ngăn giặc cướp.

Điều làm nên sự kỳ ảo của hai nhánh con sông này chính là việc nó đã tạo hình dáng con cá chép của ngôi làng. Nhìn từ trên cao, hai nhánh con sông như những đường viền ngăn cách ngôi làng với vùng đất bên cạnh, khiến cho khu đất bên trong hiện lên hình dáng "lý ngư", những cây cầu xung quanh làng cũng được xây dựng ở vị trí tương ứng với các loại vây trên mình cá, tại phần đầu cá còn có một chiếc giếng khơi, nước trong vắt nên được gọi là giếng Mắt cá.

Nếu coi làng Hành Thiện như một chú cá chép thì vùng đất từ giữa bụng cá trở lên đến mang cá được quy hoạch làm nơi sinh sống của dân cư trong làng.

< Đình làng.

Trong khu vực này hình thành lên 14 dong (xóm), mỗi dong cắt ngang theo thân cá như chia khúc, gồm một con đường chạy dọc ở giữa và các ngôi nhà được xây dựng hai bên. Phần đầu cá được quy định làm nơi họp chợ của cả làng, tại đuôi cá là khu nghĩa trang và chùa miếu để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Nhìn tổng thể mặt địa lý làng Hành Thiện ta không thể không khâm phục óc tưởng tượng của các cư dân cách đây hơn 510 năm, theo như tài liệu để lại, trước đây toàn bộ đường đi trong làng đều được lát đá xanh, "mưa gió bùn đất không bén gót chân", bên cạnh đường xóm là rãnh thoát nước được xây bằng gạch mộc, chính vì thế làng không bao giờ phải chịu cảnh ngập lụt bởi tất cả nước mưa, nước sinh hoạt đều theo các rãnh này chảy ra hai nhánh con sông quanh làng và từ đó thoát ra sông Ninh Cơ.
Ngày nay về cơ bản làng vẫn giữ nguyên hình dạng như thửa sơ khai…

Làng xây bằng tiểu sành trộn mật ong

Đó là làng Thổ Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Vốn làng có nghề gốm cho nên từ nhiều đời nay, người dân tận dụng những chiếc tiểu sành (đựng hài cốt) vỡ, hỏng không bán được để xây tường.

Chính bởi những tiểu sành này rỗng bên trong, lại có những lỗ nhỏ bên ngoài nên được loài ong “tận dụng” làm thành tổ của mình. Vì thế, mỗi bức tường nhà của người dân Thổ Hà có đến vài ba chục đàn ong sinh sống.

Mặc dù vậy, như một thứ luật bất thành văn, chủ mỗi ngôi nhà có ong trú ngụ không bao giờ được lấy mật bởi có thế khiến chúng bỏ đi hoặc tấn công nguy hiểm. Đã có trường hợp, kẻ chộm vào nhà người dân nơi đây lấy chộm mật và bị ong đuổi cho chối chết.

Làng trai ở vậy... cho gái thèm

Bộng Dầu (Quảng Nam) nơi vốn nổi tiếng với trái bòn bon từng được mệnh danh là “Nam trân” (trái quý ở phương Nam) hàng chục năm qua còn mang tên là xóm đàn ông độc thân.

Làng có 28 hộ với gần 150 người nhưng đến nay đàn ông trong xóm đa phần đã đến độ tuổi kết hôn mà vẫn chưa lập gia đình. Người ta đến với làng này trước sau chỉ thấy đàn ông không vợ.

Không phải vì đàn ông xứ này có vấn đề về sinh lý, bởi những lần tụ lại bên mâm rượu, chủ đề của họ vẫn là phụ nữ, vẫn nói chuyện gái trai như bao người khác. Cũng không phải họ tôn thờ chủ nghiã tự do, không muốn ràng buộc vợ con mà phần nhiều là do hoàn cảnh. Đa số đàn ông ở Bộng Dầu rất nghèo và có hoàn cảnh đặc biệt phải ở vậy...

Cái nghèo khiến đàn ông làng Bộng Dầu cũng đã bôn ba khắp trong Nam, ngoài Bắc với nhiều nghề để sống nhưng rồi cuối cùng quay trở về cố hương để đi phụ hồ, làm cát sỏi kiếm ngày dăm bảy chục ngàn nuôi thân và nuôi cha mẹ già. Vì thế họ luôn canh cánh một nỗi niềm: lấy vợ rồi sống bằng gì, có lo được cho gia đình không hay lại làm khổ vợ, khổ con.

Giờ đây, ánh điện đã thắp sáng khắp nơi, những phương tiện truyền thông liên lạc hiện đại đã có thể đến từng góc nhà của xóm Bộng Dầu, hy vọng một ngày không xa, những người đàn ông Bộng Dầu không còn phải đơn độc.

Làng ăn sâu bọ ở Tây Nguyên

< Người Êđê làng Krông Ana (Đắk Lắk) vẫn xơi tất những loại sâu bọ.

Đầu mùa mưa, các loại sâu ăn lá không biết từ đâu về “cập bến” Tây Nguyên làm hại mùa màng của dân. Lúc đầu là số sâu đếm trên đầu ngón tay, về sau, sâu sinh sôi nảy nở nhanh chóng và có mặt ở khắp các cành cây, ngọn lá.

Dùng thuốc trừ sâu nhưng tác dụng với loài sâu muồng phá hại cây cối mùa màng, người dân ở một số huyện các tỉnh Tây Nguyên đã nghĩ ra biện pháp "lấy độc trị độc”: bắt  "giặc cây” đem về chế biến thành món ăn.

Ban đầu khi mới ăn sâu, không ít người dân sợ bị bệnh tật vào người nhưng sau này ăn nhiều họ lại trở nên nghiện món ăn quái đản này. Khi rảnh rỗi một số người dân lại cùng những chiếc rổ nhựa, vài cái gậy đi đến các cây muồng bắt sâu đem về ăn. Sâu nhiều đến nỗi đi bắt chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút đã đầy một rổ nhỏ.

Sâu được bà con nơi đây chế biến thành nhiều món như: hấp, rán, xào, nướng.

Du lịch, GO! - Theo Datviet và nhiều nguồn khác.

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống