Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 5 May 2012

Những người chinh phục đỉnh Fansipan (Phan Xi Păng) cao 3.143 m đều mang theo cờ Tổ quốc hoặc mặc chiếc áo đỏ in hình sao vàng trước ngực. “Khi lên đến Fansipan, ta bỗng thấy yêu thêm Tổ quốc mình” - nhiều bạn trẻ tâm sự

Nhóm bạn đồng nghiệp từ một đài truyền hình xuất phát sau chúng tôi đã không may mắn khi hôm họ lên gần tới đỉnh Fansipan, trời cứ mưa tầm tã. Dù vậy, với quyết tâm thực hiện ký sự về “nóc nhà Đông Dương”, cả êkíp phóng viên, quay phim vẫn lên đường, chấp nhận thách thức từ núi cao, vực sâu, núi đá trơn trượt... “Chúng tôi không thể bỏ cuộc vì thời tiết. Ký sự này sẽ phát sóng vào dịp lễ 30-4 và 1-5 nên bằng mọi giá, chúng tôi phải lên đến đỉnh Fansipan” - họ quả quyết.

Không có động lực cụ thể như nhóm bạn đồng nghiệp nhưng với chúng tôi, chinh phục đỉnh Fansipan luôn là khát vọng từ khi biết đến ngọn núi nằm ở khu vực giáp ranh hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây Bắc này.

Kiểm lâm viên Nguyễn Bá Diện, phụ trách Trạm Kiểm lâm Núi Xẻ - một trong ba điểm xuất phát để leo lên đỉnh Fansipan, bảo chúng tôi: “Với những người chinh phục đỉnh Fansipan, tôi thường khuyên nếu đã quyết tâm thì phải bất chấp thời tiết. Các bạn cứ đi, bởi thời tiết ở đây thay đổi theo từng giờ trong ngày, không thể biết trước được”.

Vào một sáng sương mù đặc quánh, chúng tôi cùng một “thổ địa” người H’Mông, anh Thào A Phình, quyết chí lên đường. Phình cho biết thời tiết ở dãy Hoàng Liên Sơn theo kiểu “tiểu khí hậu”, một ngày có tới 4 mùa và cách nhau vài cây số có khi đã khác nhau. Sương mù dày đặc, ẩm ướt và se lạnh buổi sáng hôm chúng tôi xuất phát từ Núi Xẻ chính là “mùa Xuân” trong ngày.

Trước khi lên đường, chúng tôi ao ước được nhìn thấy bầu trời xanh ngắt trên “nóc nhà Đông Dương” - bầu trời mà những tín đồ của Fansipan vẫn miêu tả rằng đẹp đến nỗi người ta phải hét lên vì sung sướng. Nếu may mắn hơn, người ta có thể bắt gặp những tầng mây ở lưng chừng núi không khác gì cảnh Bồng Lai giữa chốn hạ giới.

Thế nhưng, ông Ninh Anh Vũ, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên, lắc đầu: “Khó lắm! Thời tiết trên đỉnh Fansipan rất đỏng đảnh, đa phần là sương mù. Đoàn nào đi mà gặp được hôm trời trong xanh là may mắn lớn đấy”.

Tuy nhiên, với những người đang hăm hở khi lần đầu tiên sắp được đặt chân lên đỉnh Fansipan như chúng tôi, ông Vũ không quên cổ vũ tinh thần.

Chỉ vào bức ảnh lớn trong phòng làm việc của mình chụp đỉnh Fansipan với bầu trời xanh ngắt, ông tiết lộ: “Tay máy này đã mất cả tháng mới chụp được cảnh ấy đấy. Ngoài ra, trên đường lên Fansipan, các bạn không chỉ được thấy 4 mùa trong một ngày. Fansipan còn là vương quốc của phong lan và những loài động, thực vật đặc hữu, có trong Sách Đỏ”.

Hành trình lên đỉnh Fansipan của chúng tôi thế là cứ phấp phỏng, hồi hộp quanh chuyện thời tiết. Song, có vẻ như chúng tôi đã gặp may, mới xuất phát được chưa lâu thì trời hửng nắng. Trước đó, một kiểm lâm viên ở trạm Núi Xẻ với kinh nghiệm đi rừng nhiều năm còn quả quyết: “Trời thế này thì khó mà có nắng được trong vài ngày tới”.

Độ ẩm từ mức 100% trong không khí bỗng chuyển sang gió hanh khô, kiểu thời tiết lý tưởng để leo núi. Tuy nhiên, không ai biết trước được điều gì vì Fansipan quả là đỏng đảnh, như một cô gái đẹp nhưng khó chiều.

Có độ cao 3.143 m so với mực nước biển, để lên đến đỉnh Fansipan, chúng tôi phải chinh phục hành trình khoảng 12.000 m đường núi, cả đi và về theo đường ngắn nhất là 24.000 m. Với nhiều đoạn phải trèo lên vách đá, bám vào cây leo trong rừng để đi…, chúng tôi đã trải qua chuyến du lịch mạo hiểm lý thú bậc nhất trong đời.

Khí hậu trên đỉnh Fansipan thật khắc nghiệt. “Gió thường xuyên cấp 6-7, về đêm có thể lên đến cấp 8-9. Mùa đông đun nước trên đỉnh không thể sôi, luộc trứng thì không thể chín và băng tuyết xuất hiện thường xuyên” – “thổ địa” Thào A Phình cho biết. Thế nhưng, cảnh sắc trên đỉnh Fansipan thì thuộc vào hàng độc nhất vô nhị.

Lên “nóc nhà Đông Dương”, chúng tôi gặp nhiều bạn trẻ mang theo cờ Tổ quốc hoặc mặc những chiếc áo đỏ in hình sao vàng trước ngực. Trên đỉnh cao của Tổ quốc, đất nước trở nên thiêng liêng và ai cũng muốn phất cao ngọn cờ như khẳng định niềm tự hào và tự tôn trong dòng máu Việt.

“Khi lên đến Fansipan, ta bỗng thấy yêu thêm Tổ quốc mình. Đất nước mình quá đẹp, còn quá nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai phá hết” - nhiều bạn trẻ bộc bạch.

Du khách nước ngoài đến Sapa - Lào Cai giờ đây đã xem Fansipan là một điểm hấp dẫn để khám phá. Loại hình du lịch mạo hiểm ở Việt Nam chưa phát triển nhưng những địa danh như Fansipan đã trở thành lời mời gọi kỳ thú với các tay lãng tử thích phiêu lưu.

Dẫu vậy, để Fansipan trở nên gần gũi hơn với chính người Việt Nam thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Vài năm trước, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức cuộc thi leo núi Fansipan quốc tế, đồng thời dự định sẽ phát triển thành một hoạt động thường niên. Tuy nhiên, cuộc thi này mới được tổ chức 3 lần thì nhà tài trợ rút lui nên không thể diễn ra nữa. Hôm chúng tôi lên đỉnh Fansipan, nơi đây đang vào mùa du lịch. Trước đó, vào dịp lễ Giỗ Tổ, có khoảng 1.000 người đăng ký chinh phục Fansipan.

“Chúng ta vẫn chưa khai phá hết tiềm năng du lịch của Fansipan. Dù hiện nay đã có khoảng 100 công ty lữ hành được phép tổ chức tour cho khách chinh phục Fansipan nhưng hình ảnh của ngọn núi này vẫn chưa đến gần với mọi người. Tôi thấy có khi khách nước ngoài biết về Fansipan nhiều hơn chính những người Việt chúng ta” - ông Ninh Anh Vũ băn khoăn.

Fansipan vẫn còn “ngủ” nên cần phải được đánh thức. Không ai khác, chính các bạn trẻ, những người mỗi lần lên “nóc nhà Đông Dương” thường mang theo cờ Tổ quốc, đã và đang làm Fansipan bừng tỉnh.

Du lịch, GO! - Theo Mạnh Duy (NLD), internet
Cách thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng 50 km, xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan thơ mộng không khác gì vùng cao nguyên Đà Lạt. 

Nếu ai chưa đến Đa Mi một lần, ắt hẳn không thể hình dung được Đa Mi thơ mộng như thế nào và cả không khí trong lành nữa. Nhưng không khỏi ngạc nhiên hơn, Đa Mi còn có rất nhiều thác lớn nhỏ được người dân ở đây truyền miệng câu nói “Đa Mi đệ nhất thác”.

Xã Đa Mi có lợi thế ở độ cao hàng trăm mét so với mặt nước biển nên không khí ở đây lúc nào cũng mát lạnh. Buổi tối  đắp chăn kín đầu mà vẫn thấy lạnh. Sáng dậy ra đường ai cũng mặc áo ấm. Buổi sáng không khí ban mai trong lành quyện với mùi thơm ngát hương hoa rừng và hoa cà phê làm cho con người thật nhẹ nhõm khác hẳn với những ồn ào nơi phố thị.

Ẩn mình trong cánh rừng Đa Mi bạt ngàn là hai hồ chứa nước lớn vừa sâu lại rộng: hồ Hàm Thuận (2.500ha) và hồ Đa Mi (700ha). Đây là hai hồ thủy điện nằm trên sông La Ngà, chảy qua địa phận huyện Thuận Bắc, cũng là vùng rừng núi còn nét hoang sơ với dân cư thưa thớt. Hồ Hàm Thuận gồm tám đảo nhỏ nổi lên giữa dòng nước bắt nguồn từ sông La Ngà (Đồng Nai). Còn hồ Đa Mi chỉ có nhiệm vụ giữ nước để làm thủy điện. Những con sông nhỏ ở khu vực này khá đặc biệt, tất cả đều chảy theo hình chữ “S”, giống như dáng hình của đất nước. Hơn nữa, nước ở đây trong vắt, xanh màu ngọc bích và có nhiều thác gềnh. Chính sự kết hợp này đã tạo ra những cảnh đẹp đến nao lòng.

Nếu du khách muốn đi tham quan lòng hồ chỉ cần đi bằng xuồng lá của dân đánh cá thì có thể khám phá hồ nước mênh mông đến mấy ngày cũng không thấy chán. Nếu có dịp đến đây, các bạn sẽ thấy hồ nước mênh mông, phẳng lặng, bao bọc chung quanh bởi những dãy núi nhấp nhô với một màu xanh biếc.

Đa Mi là Đạ Mí, theo tiếng đồng bào K’ho, Raglay, Châu Ro... ở mảng Nam Tây Nguyên, Đạ nghĩa là nơi có nước, có sông. Mí là tên riêng. Đồng bào gọi sông La Ngà là Đạ La Ngà. Thời chống pháp, Đa Mi thuộc tỉnh Đồng Nai Thượng – xứ sở của rừng thiêng nước độc, về sau thuộc huyện Di Linh (Lâm Đồng), rồi thuộc Bình Thuận.

Nhưng hấp dẫn hơn cả hồ là chinh phục thác 9 tầng, thác Mây và thác Mưa. Tôi đã có dịp chinh phục thác 9 tầng, thác Mây và thác Mưa quả thật thú vị hơn cả đi lòng hồ. Từ Ủy ban xã Đa Mi muốn lên thác 9 tầng phải đi bộ, con đường tới thác 9 tầng dài 7 km tính từ đường lộ. Đường dốc đứng toàn đá to như chiếc mũ nhô lên khiến người đi bộ cũng phải đánh võng. Hai bên đường, rừng cây rậm rạp với đủ loài hoa dại tỏa hương ngào ngạt. Thỉnh thoảng, bạn sẽ không thể cầm lòng, bỏ qua một nhánh lan rừng đang sực nức mùi thơm.

Đi cùng tôi là một người bạn dân thành phố gốc mê mẩn với những khu rừng nguyên sinh ở hai bên đường và tưởng tượng như mình đang đi giữa rừng Trường Sơn năm nào.

Mải mê chụp ảnh phong cảnh rừng, chúng tôi đã bỏ xa anh một quãng đường. Sợ bị lạc trong rừng, anh bạn này cắm đầu chạy cho kịp, hôm sau về nhà nằm nguyên ngày vì cơ chân bị giãn. Sau hơn 2 giờ cuốc bộ đường rừng, chúng tôi đến được thác 9 tầng. Người ta gọi thác 9 tầng vì thác này nằm sâu trong rừng cây bạt ngàn, có 9 tầng như ruộng bậc thang.

Thác không cao lắm, đỉnh cao nhất chưa ai đo được nhưng trên đỉnh thác có rất nhiều gỗ quý. Hôm chúng tôi đến, có hơn 10 người khách thành phố HCM đi du lịch Đà Lạt về Phan Thiết, khi qua đây được người dân giới thiệu nên cũng nhập cuộc cùng chúng tôi, mỗi người một việc, người đi kiếm củi nướng cá lóc mua sẵn ngoài hồ Đa Mi, người ngâm bia dưới nước chảy từ thác xuống cho lạnh, vì nước ở đây lạnh gần như nước đá. Khi cá chín, bia cũng vừa lạnh, uống bia ăn cá lóc nướng chấm muối ớt bên dòng nước chảy róc rách thật thơ mộng.

Ngủ một giấc thức dậy và tắm suối, chúng tôi tiếp tục chinh phục thác Mây và thác Mưa. Thác Mây và thác Mưa cách thác 9 tầng khoảng 3 cây số. Hai thác này nằm kề nhau và hùng vĩ hơn thác 9 tầng.

Từ độ cao đổ xuống, đứng cách xa cả chục mét mà nước cứ bắn lên như mưa, chính vì vậy có tên thác Mưa. Thác Mây là do sức nước đổ từ trên cao xuống và tung lên nhìn như từng dải mây trời nên người ta gọi thác Mây. 2 thác này không có mặt phẳng như thác 9 tầng nên người ta chỉ đến tham quan chứ không ở lại lâu. Chính vì thế nó còn rất hoang sơ và thơ mộng.

Với những gì thiên nhiên đã ban tặng cho Đa Mi hi vọng trong tương lai không xa, Đa Mi sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn cho du khách thăm đến thăm quan, nghỉ dưỡng.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ báo Binhthuan, Mytour và nhiều nguồn khác

Ah…thập tự chinh !!Nghe cái tên có vẻ quen quen nhỉ. Tôi cam đoan rằng nhiều người đã từng loáng thoáng nghe đến cụm từ nay khi xem một số bộ phim như Robin Hood, Heaven, the last Templier. Nếu như các bạn chưa xem thì tôi khuyên các bạn nên xem ít nhất một lần để có được sự hiểu khái quát về giai đoạn lịch sử rất biến động tại Châu Âu và Trung Đông ở thời kỳ trung cổ. Nó có ảnh hưởng rất sâu sắc đến mối quan hệ phức tạp giữa phương Tây và thế giới hồi giáo, đến tận bây giờ. (theo link này để hiểu thêm  : thập tự chinh)

Về mặt vị trí địa lý, nếu người Châu Âu đi đường bộ đến vùng đất thánh Israel để tấn công người Hồi giáo thì chắc chắn phải đi qua lãnh thổ Syria trước. Vì thế, Syria đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tiếp tế lương thực cũng như làm cổng sau cho quân đội Thiên chúa giáo. Dọc theo đường đi của quân Châu Âu, người ta  cho xây một loạt các pháo đài kiên cố án ngữ các chốt quan trọng. Hồi ấy thì phải có đến vài chục cái, còn ngày nay thì chỉ còn vài cái. Muốn đến những lâu đài này cũng khó ra phết vì hầu như không có tour du lịch trọn gói nào được tổ chức, phải tự tìm tòi mua vé xe bus địa phương mà mò đến.  

Nếu nhìn tổng quan thì có thể nhận thấy rằng tất cả các pháo đài đều mang đậm nét kiến trúc Pháp.Tại sao vậy ? Vì 80% thành phần quân đội Châu Âu sang Trung Đông đều bắt nguồn từ Pháp và tất cả các vị trí chủ chốt trong bộ máy thống trị các lãnh thổ Thiên chúa giáo đều gốc Pháp. Vì thế, chẳng có lý do gì mà  người Pháp lại không bắt bọn culi địa phương xây dựng thành trì theo đúng kiểu gôtích của họ. Đi dọc theo con đường các pháo đài thập tự chinh, tôi có cảm giác như đang sống lại những giây phút hồi hộp của các cuộc chiến đẫm máu thế kỷ XI.

Pháo đài Alep
Nằm rất gần biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, Alep được coi là cửa khẩu và cũng là mắt xích đầu tiên trong chuỗi hơn 20 pháo đài phòng thủ dọc theo đất nước Syria. Được xây dựng vào thế kỷ XII, pháo đài Alep giữ được vẻ nguyên trạng của nó vì chưa bao giờ phải chịu một cuộc tấn công tàn khốc nào. Điểm nổi bật của nó là chiếc cầu xây theo kiểu “ruộng bậc thang”, góp phần vào hệ thống phòng thủ rất kiên cố. Điều đáng nói ở đây là Alep không được xây bởi người Châu Âu mà là bởi người Hồi giáo và được coi là ví dụ điển hình nhất của nghệ thuật kiến trúc quân sự Hồi giáo tại Trung Đông. Bởi sự kiên cố vốn có, khi Alep rơi vào tay người Thiên chúa giáo, họ không nỡ phá hủy và đã sử dụng lại nó. 


 Pháo đài Saladin
Pháo đài Saladin tọa lạc giữa một rừng thông. Nhìn từ xa, pháo đài trông thật đồ sộ và thực sự là một hệ thống phòng thủ kiên cố. Khi đến gần mới thấy nó đồ sộ như thế nào và thật khó có thể tưởng  tượng làm sao người ta có thể xây được những chiến hào và bức tường như vậy trong một khu vực đồng không mông quạnh và thậm chí còn không đủ nước để mà sống. 


 Krak des Chevaliers
 được cho như là công trình kiến trúc quân sự duy nhất ở Trung Đông vẫn giữ được nguyên vẹn sau hơn 1000 năm. Pháo đài được xây trên một vị trí chiến lược, nằm trọn trong một thung lũng hiểm trở nên rất dễ phòng thủ. Pháo đài có thể chứa được 2000 quân và đủ lương thực để cầm cự trong vòng 5 năm. Đó là lý do vì sao quân Thiên chúa giáo có thể cầm cự được vài trăm năm chỉ với vài nghìn người trong khi quân Hồi giáo đông hơn đến vài chục nghìn người 


 Pháo đài Massyaf
Cũng giống như pháo đài Saladin và Krak des Chevaliers, pháo đài Massyaf được xây trên một mỏm đá để có tầm nhìn bao quát rộng và cũng chỉ cách các pháo đài khác khoảng 50km đổ lại nên rất thuận lợi cho việc hỗ trợ giữa các pháo đài. Điểm khác biệt so với các pháo đài khác chính là quá khứ lịch sử của nó bởi pháo đài Massyaf không phải do người Châu Âu nắm giữ mà lại được cho một nhánh của đạo hồi có tên là Nizarit “mượn”. Nhóm Nizarit tạo thành một băng đảng riêng và chuyên đào tạo các tay sát thủ đi ám sát thuê và các đối tượng ám sát của chúng thường là các lãnh đạo quân sự. Với mục đích sống vì tiền, chúng sẵn sàng đánh thuê cho bất cứ bên nào, thiên chúa giáo hay hồi giáo, đánh tuốt miễn là tiền nhiều. Khu vực do pháo đài Massyaf thống lĩnh vì thế có biệt danh là Assasin, có nghĩa là “sát thủ”. Trong trò chơi điện tử Play Station 3 hoặc Xbox cũng có tên là Assasin luôn. Đồng chí nào mà thích tìm hiểu về giai đoạn lịch sử thì có thể chơi thử trò đó.   
Các khung cảnh của thời kỳ các sát thủ Assasin được tái hiện khá sống động trong trò chơi điện tử cùng tên




Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống