Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 5 May 2012

Những cô gái ở Si Ma Cai
Truyền thuyết kể rằng Sa Pa và Si Ma Cai (Lào Cai) là hai chị em nàng công chúa sinh đôi, thân thiết với nhau từ khi lọt lòng mẹ tới lúc biết nhảy dây, đánh chuyền. Cả hai lớn lên đều thảo hiền và mang vẻ đẹp thuần khiết của núi rừng.

Nhưng Sa Pa may mắn hơn, 100 năm trước nàng gặp được hoàng tử Tây (người Pháp) được chàng lấy làm hoàng hậu (Trở thành khu du lịch nổi tiếng) và trở nên rực rỡ được muôn người biết đến và ngưỡng mộ.

Si Ma Cai ngược lại kém may mắn vẫn thiếp ngủ trong rừng cấm, cheo leo, chênh vênh trên vùng núi đá hiểm trở. Si Ma Cai vẫn thiếp ngủ với những nét hoang sơ như tự thưở nào với những còn đường chỉ vừa bụng ngựa thồ. Vẫn bí ẩn chất chứa những huyền thoại từ mọi thứ quanh mình.

< Nàng "công chúa" Si Ma Cai.

Nhìn đâu đâu cũng thấy trùng trùng là đá. Đá 3 mặt nhà, nhà trên đá, lối vào lát đá... Mới đây vài năm thôi đường còn hẹp tới mức vách đá 2 bên nhẵn bụng ngựa thồ. Hàng tấn thuốc nổ mới vật được một chút đá mở một khúc đường.

Vậy mà cứ đến mùa khô thì người dân nơi đây ai ai cũng đi làm đường, để hôm nay có những cung đường quanh co tiến vào. Có những ngày cung đường đó mây núi đặc quánh lại tới mức cánh phụ xe phải nhảy xuống lấy áo khua cho loãng bớt mây trời xe mới bò lên được. Nếu run tay thì cũng tòm xuống vực ngay trong cái tầm nhìn chỉ…1m đó.

Nhưng sự không may mắn của nàng công chúa Si Ma Cai cũng có cái lợi. Ít ra giấc ngủ thiếp dài của nàng cũng không biến nàng thành bà hoàng nay đã hơn 100 tuổi như người chị em sinh đôi của mình (Sa Pa sau hơn 100 năm bị khai thác cho du lịch đã mất đi khá nhiều bản sắc hoang sơ).

Trong các chuyến xe lắc lư người ta vẫn còn được nghe nhiều câu chuyện huyền thoại về xứ này mà không hề nghe câu “no money, no photograph - Không cho tiền thì không được chụp ảnh” (Một câu tiếng Anh rất phổ biến từ mọi cô gái hay đứa trẻ dân tộc tại Sa Pa mỗi khi khách du lịch nâng máy ảnh chụp).

Si Ma Cai không hề kém cạnh vể vẻ đẹp, với những dãy bản mộc xếp hàng trên triền núi đá hùng vĩ, người ta nói dân Si Ma Cai có 7 tháng được đi an dưỡng (7 tháng thời tiết dịu mát).

Đỉnh núi cao nhất Si Ma Cai ở Quan Thần Sán 2,800m cũng chỉ kém người anh em nóc nhà Đông Dương ít nhiều.

< Chợ trâu, ngựa...

Bắc Hà là phiên chợ được tạp chí Serendib đánh giá hấp dẫn nhất trong 10 chợ Đông Nam Á vì “Mang đậm nét dân tộc của cộng đồng người dân tộc vùng cao Tây Bắc Việt Nam”. Phiên chợ Bắc Hà họp duy nhất ngày chủ nhật từng dẫn bước ông hoàng Sihanouk ghé thăm nay vẫn giữ nguyên bản sắc.

Những tà váy thổ cẩm lanh rực rỡ thực tế phải làm hàng tháng ròng mới xong, được thực hiện bằng bàn tay khéo léo của người phụ nữ vùng cao với bốn kỹ thuật cực kỳ phức tạp: nhuộm, thêu, ghép vải, ghép kim loại và ghép các vật liệu khác.

< Góc bán hương.

Tỉnh Lào Cai thành lập ngày 12 tháng 7 năm 1907, Bắc Hà trở thành một châu của tỉnh này với 4 tổng: Bắc Hà, Lùng Phìn, Si Ma Cai, Bảo Nhai. Cho đến hôm nay ở đây vẫn còn nguyên đây dãy hàng thắng cố ngậy mùi tỏa khói lên lỏi qua mái chợ chia bóng nắng.

Vẫn còn khu bán cày, bên cạnh khu bán hương và inh ỏi tiếng đôi kèn Mông thi nhau như tranh, như cãi. Thuốc lào miễn phí với những người đàn ông vùng cao say thuốc ngả nghiêng trong khu bán điếu cày. Chợ bán chim sôi nổi tiếng bình phẩm, khen chê, trả giá, so đọ.

< Khu bán vật nuôi

Vẫn còn khu bán động vật với giống chó to lớn. Có con lừng lững đi lại trong chợ đẹp chả kém chó ngao Tây tạng. Có cô gái Mông còn nhỏ dắt theo trong tay một chú cún con ngủ mệt vì nắng chợ. Lại có bà lão chỉ ôm ấp một con gà.

Rồi một cậu thanh niên chỉ cắp nách một con lợn nhỏ. Hai bà cháu ngồi ven đường với chỉ một chút hoa hồi và vài ngọn rau ngót thế cũng thành một phiên chợ. Khu bán thịt sống cũng thật ồn ào, chỉ cách đó một quãng là khu bán đồ thổ cẩm lại rất yên tĩnh.

< Một quán thắng cố trong chợ Bắc Hà.

Khu chợ bán trâu, bán ngựa vẫn họp trên triền dốc đã không có gì bị thay đổi, chẳng màng năm tháng vẫn chậm trôi đi.

Cho dù ngày nay đường đã tiến vào thôn bản, xe máy đã nhiều thì những chú ngựa thồ vẫn không mất đi tầm quan trọng, vẫn là một phương tiện không thể thiếu.

< Nơi bán lưỡi cày.

Vậy mới biết tầm quan trọng của loài vật này, mới biết vì sao lại có nhiều, rất nhiều những câu chuyện, rất nhiều huyền thoại về chúng như vậy. Mới biết tại sao con ngựa vùng cao vừa ngắn, vừa thấp (<1,5 m) trông chậm chạp, xấu xí như một con la già lại quý giá như vậy.

Chúng đặc biệt thích hợp với việc thồ hàng trên núi, những nơi còn chưa có đường, đặc biệt ăn rất ít và rất giỏi chịu khát. Lang thang chợ ngựa còn được biết thêm giống ngựa Việt vùng cao rất thuần không cắn, không đá.

Có một thời các lái ngựa Trung Quốc đưa sang những con ngựa rất đẹp mã và lúc mới mua về rất khỏe. Nhưng chúng xuống sức cũng rất nhanh. Sau này người vùng cao và các lái Việt Nam mới biết chúng bị các lái Trung Quốc tiêm thuốc nên lúc đầu rất khỏe và đẹp, nhưng chúng rất dữ hay đá và cắn như chó.

< Ngựa thồ giống.

Năm 1967 Bắc Hà tách thành 2 huyện Bắc Hà và Si Ma Cai. Năm 1979 Bắc Hà và Si Ma Cai lại sáp nhập thành một huyện gọi là Bắc Hà.Tháng 8 năm 2000 lại tách ra thành 2 huyện Bắc Hà và Si Ma Cai thuộc tỉnh Lào Cai.

Trong sự lãng quên và tốc độ chóng mặt của cuộc sống hiện đại, Bắc Hà - Si Ma Cai vẫn bình thản với những giá trị chân sơ, mộc mạc của riêng mình. Với dòng rượu ngô thơm đậm, ấm áp được ủ bởi men lá và hạt hồng mi trong một ngôi nhà hiếu khách ở Na Hối, trong tiếng sáo Mông trầm đục của đêm trăng xa xôi.

< Hai người bạn.

Rồi với mận tam hoa mỗi độ xuân về. Với kẹo mạch nha. Với những triền dốc thẳng bóng cây sa mu nơi tụi trẻ chăn châu nô đua trên những dãy ruộng bậc thang phủ đỏ hoa mộc miên, minh chứng cho sức sáo tạo và cần cù vô hạn của đồng bào vùng cao.

Du lịch, GO! - Theo VnEpress, internet
Một số khu lưu trú tàu trên biển cũng sẽ được phủ sóng Wi-Fi.
Tiếp sau Hội An, TP Hạ Long (Quảng Ninh) sẽ thực hiện phủ sóng wifi miễn phí vào cuối tháng 4, trước khi diễn ra Tuần Du lịch Hạ Long 2012 và lễ đón nhận danh hiệu vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Theo đó, sẽ có hơn 40 trạm thu phát sóng wifi nằm dọc tuyến quốc lộ 18A qua địa bàn thành phố Hạ Long (từ Bưu điện phường Hà Tu đến khu chợ đêm Hạ Long ở phường Bãi Cháy).

Đây là những địa điểm đông dân cư, nhiều du khách lưu trú trên địa bàn thành phố. Khi đó người dân, nhà đầu tư và khách du lịch đến tham quan vịnh Hạ Long có thể sử dụng dịch vụ Internet không dây miễn phí để truy cập một số trang thông tin cơ bản.

Theo ông Nguyễn Minh Hồng, Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Quảng Ninh, dự án xây dựng hệ thống truy cập Internet không dây tại Quảng Ninh được chia thành nhiều giai đoạn và dự kiến đến năm 2015 sẽ phủ sóng wifi toàn bộ các thị xã, thành phố của tỉnh.

Ông Hồng cho biết, dự án xây dựng hệ thống truy cập Internet không dây tại Quảng Ninh giữa UBND tỉnh và VNPT được chia thành nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu tiên, Sở TT&TT sẽ phối hợp lập kế hoạch lắp đặt, phủ sóng wifi trên địa bàn TP Hạ Long. Cụ thể, TP Hạ Long sẽ có 44 điểm được lắp đặt hệ thống thu phát wifi và du khách, người dân có thể sẽ được sử dụng dịch vụ này trước ngày 20/4 (tức là trước Tuần Du lịch Hạ Long – Quảng Ninh 2012 khoảng 10 ngày).

Sự có mặt của mạng wifi miễn phí này cũng giúp các doanh nghiệp bớt các khoản cước phí mạng, giảm chi phí đầu tư hạ tầng, tăng lượng khách đến tham quan du lịch và thuận tiện trong việc tìm hiểu về văn hóa, con người nơi đây.

Truy cập mạng bằng wifi, người dân, du khách sẽ được truy cập miễn phí một số trang thông tin cơ bản. Nếu sử dụng những dịch vụ giải trí, tải những thông tin với dung lượng lớn thì cần phải trả tiền dịch vụ. Song, người dân, du khách có thể truy cập internet không dây ở mọi nơi trên địa bàn TP Hạ Long.

Đối với những người muốn làm việc ở không gian bên ngoài, không phải văn phòng hoặc ở nhà thì cũng có thể truy cập internet không dây là điều dễ dàng, đặc biệt là khách du lịch.

Dự kiến, đến 2015, Quảng Ninh sẽ triển khai phủ sóng wifi tới các thành phố, thị xã, trung tâm kinh tế, thương mại và du lịch trong tỉnh như Uông Bí, Cẩm Phả, Vân Đồn, Móng Cái… để tạo điểm nhấn, hấp dẫn các nhà đầu tư và du khách trong và ngoài nước.

Trước đó, vào ngày 28/3, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Công ty Điện toán Truyền số liệu (VDC) tổ chức lễ cắt băng khai trương và chính thức đưa vào hoạt động hệ thống Internet wifi miễn phí trên toàn thành phố Hội An. Với sự kiện này, TP Hội An chính thức trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam và châu Á phủ sóng wifi diện rộng.

Du lịch, GO! - Theo web Halong, Petrotimes

Viettel phủ sóng WiFi miễn phí dọc sông Hàn

Sắp tới dọc bờ sông Hàn tại Đà Nẵng sẽ được phủ sóng Internet không dây WiFi của Viettel.
Tin từ chi nhánh Viettel Đà Nẵng cho hay Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đã thông qua kế hoạch của công ty này về việc lắp đặt các trạm phát sóng Internet không dây WiFi miễn phí tại các khu vực dọc bờ sông Hàn.

Theo đại diện Viettel Đà Nẵng, dự kiến vào quý II/2009, công ty này sẽ đưa vào hoạt động 11 trạm phát sóng WiFi miễn phí dọc theo sông Hàn tại Đà Nẵng. Theo đó, đường Bạch Đằng, Trần Phú và bãi biển Mỹ Khê sẽ được phủ sóng WiFi miễn phí.

Việc cung cấp dịch vụ Internet không dây miễn phí cho khu vực này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch, cho phép du khách vừa đi du thuyền trên sông Hàn vừa lướt web. Dọc sông Hàn là nơi diễn ra nhiều lễ hội lớn trong năm (như Hội thi bắn pháo hoa, Lễ hội Hè trên sông, các chương trình thể thao dưới nước). Nhiều các cơ quan chính quyền TP.Đà Nẵng có trụ sở làm việc trên đường Bạch Đằng và đường Trần Phú cũng sẽ được phủ sóng không dây miễn phí.

Theo ICTnews
Xã Định Yên với nghề dệt chiếu lâu đời ở huyện Lấp Vò - Đồng Tháp còn hấp dẫn bởi việc họp chợ vào ban đêm nên còn gọi là chợ ma hay chợ âm phủ.

< Dưới bến, những chiếc ghe bầu chở đầy ắp lác, nguyên liệu chính để dệt nên tấm chiếu.

Sông nước Miền Tây chằng chịt xen lẫn vườn cây ăn trái trĩu quả, những cánh đồng lúa bạt ngàn mơn man; không chỉ đẹp bởi phong cảnh hữu tình mà còn đẹp bởi làng nghề truyền thống mà bà con vẫn gìn giữ và phát triển. Xã Định Yên với nghề dệt chiếu lâu đời ở huyện Lấp Vò – Đồng Tháp còn hấp dẫn bởi việc họp chợ vào ban đêm nên còn gọi là chợ ma hay chợ âm phủ.

< Lác được chuyển lên bờ về các xưởng sản xuất.

Quá nửa khuya, gió từ bến thuyền se se lạnh, ánh tù mù “vàng ệch” hắt lên khi mờ khi tỏ, bóng người thấp thoáng trải dài trên trảng cỏ đẫm sương. Đứng bên đây bờ, tiếng lao xao vọng về lẫn trong tiếng xào xạc lá rung như mời như gọi. Ngôi chợ đó ngày nay đã vắng bóng nhưng vẫn khắc sâu trong tâm trí người dân xứ chiếu.

< Lác sau khi nhuộm màu - phơi khô chuẩn bị dệt.

Chợ họp lúc khuya lắc khuya lơ cũng có lý do của nó, ban ngày bà con bận bịu việc đồng áng hoặc miệt mài dệt chiếu đến tối mới rảnh rỗi và có chiếu bán.

< Cuộn trân - nguyên liệu thứ hai để dệt chiếu.

Thương thuyền ghe lái cũng thế, ban ngày buôn bán nơi khác tối về buông sào neo lại để mua mà việc này cũng tùy thuộc theo con nước lên xuống nữa.

< Kho nguyên vật liệu và thành phẩm.

Khi màn đêm buông xuống, cơm nước xong, chiếu trên vai, tay bó đuốc, không thì ngọn đèn dầu lạc, đèn mù u bánh ú tong tả xuống bến, bán bán mua mua.

< Cặm cụi từng cọng lác.

Đặc biệt việc mua bán chỉ diễn ra độ 2 giờ và cũng khác những nơi khác, đó là người mua thì tìm một chỗ ngồi, người bán thì ôm chiếu đi qua đi lại rao hàng nói giá. Việc mua bán diễn ra nhanh chóng, người mua mặc cả cù cưa đôi câu, người bán thì: “Thôi bán luôn rồi dzìa nghỉ sớm”.

< Bên khung dệt, chiếc chiếu hoa dần thành hình.

Nguyên liệu chính làm chiếu là lác và trân. Cọng lác (cói) dài 1,6 – 2 mét màu trắng ngà hoặc nhuộm màu đỏ, vàng, xanh, tím…

< Chiếu thành phẩm với các hoa văn trang nhã.

Sợi trân làm từ cây đai (bố) sau khi lột vỏ cạo sạch phơi khô rồi se nhỏ, quấn thành từng cuộn dùng để dệt chiếu. Nghề này tưởng dễ nhưng cũng phải có bí quyết nghề và kinh nghiệm.

< Sau công đoạn dệt đem phơi cho ráo.

Để tạo nên tấm chiếu chắc bền, hoa văn trang nhã không phải việc giản đơn, phải lựa chọn kỹ từ khâu mua lác đến công đọan nhuộm màu sao cho bền, không dính vào quần áo người sử dụng.

< Chở chiếu đi bán – phía xa thương lái í ới gọi mua.

Người dệt chiếu cũng phải sáng tạo, phối hợp màu sắc hài hòa, tạo nên những chiếc chiếu in hình bông trái, ô cờ, vảy ốc, trà niên đã làm nên tên tuổi chiếc chiếu Định Yên tự bấy lâu nay.

< Soi đèn lựa chọn thật kỹ rồi mới ra giá.

Xưa công việc dệt chiếu thô sơ, dệt tay cực nhọc trăm bề, nay phần lớn đã chuyển sang dệt bằng máy, nhanh hơn, bền chặt hơn, thu nhập của bà con cũng cao hơn và sản phẩm chiếu đã xuất sang các thị trường trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia và ngày càng vươn xa hơn nữa.

< Chiếu Định Yên sẽ được đi đến các vùng bằng những chiếc ghe bầu.

Nghề dệt chiếu qua bao thăng trầm nhưng bà con vẫn gìn giữ và ngày càng phát triển. Cho dù chăn – ra – gối – nệm thơm thơ nhưng mùi ngai ngái nồng nàn của cỏ cây, của hương đồng gió nội vẫn quyện trong mỗi chiếc chiếu như tấm lòng đôn hậu của bà con làng chiếu Định Yên.

Du lịch, GO! - Theo Petrotimes

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống