Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 6 May 2012

“Tôi hiểu rằng mình đang ở trong trung tâm của một nền văn hóa mà các cư dân quan niệm rằng tổ tiên của họ không bao giờ chết, họ chỉ chuyển sang một thế giới khác và vẫn dõi theo đời sống của họ hằng ngày”.

< Một góc nghĩa trang làng An Bằng.

Trong bài bài viết có tiêu đề “Việt Nam - xứ sở của những hồn ma” (Vietnam: a land of ghosts) đăng tải trên báo Telegraph của Anh, nhà báo Nigel Richardson cho rằng tục thờ cúng tổ tiên là một nét tín ngưỡng độc đáo, đem lại cho người Việt một cảm giác được chở che trong cuộc sống. Và có một địa điểm rất đặc biệt để khách du lịch nước ngoài cảm nhận điều này.

Sau đây là những trải nghiệm của Nigel Richardson...

< Những quần thể lăng mộ như những tòa lâu đài nguy nga trên cồn cát ở làng An Bằng.

Quốc lộ 1A chạy dọc chiều dài của Việt Nam, nối hai thành phố chính của đất nước là Hà Nội và TP HCM. Nằm ở khoảng giữa của tuyến đường này là một “thành phố” đặc biệt mà bạn không thể bỏ qua, vì nó sẽ cho bạn biết rất nhiều điều về đất nước Việt Nam hiện đại.

Đó chính là Thành phố hồn ma (City of Ghosts), một biệt danh được những người nước ngoài đặt ra, tọa lạc tại làng An Bằng, thuộc xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Địa điểm này nằm cách thành phố Huế, kinh đô của của người Việt một vài cây số về phía Nam. Trên đường tới đó, người hướng dẫn viên có tên Đoàn Thanh Phong giải thích với tôi về những gì sắp được chứng kiến: "Người ta tin rằng, nếu bạn càng chăm sóc tốt cho những người đã quá cố thì họ càng chở che, phù hộ cho bạn trong cuộc sống nhiều hơn”.

Chúng tôi đi vào một con đường lớn xuyên qua các cánh đồng lúa đã được thu hoạch. Rồi những ngôi mộ bắt đầu xuất hiện, càng ngày càng nhiều, mộ sau to hơn mộ trước. Tôi thật sự ngạc nhiên với những lăng mộ được xây như một ngôi chùa lớn, với chất liệu bằng gạch và gỗ.

< Hình ảnh 4 con rồng chầu trên bậc thềm dẫn lên một ngôi mộ bạc tỷ tưởng chừng như lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn.

Những ngôi mộ nhiều đến mức chúng nằm xen lẫn với những ngôi nhà của dân làng, do đó thật khó khăn để phân biệt giữa những ngôi nhà của người sống và người đã chết. Tôi hiểu rằng mình đang ở trong trung tâm của một nền văn hóa mà các cư dân quan niệm rằng tổ tiên của họ không bao giờ chết, họ chỉ chuyển sang một thế giới khác và vẫn dõi theo đời sống của họ hàng ngày.

Người Việt Nam là một dân tộc theo tục thờ cúng tổ tiên. Tuy vậy, có thể thấy tục lệ này được pha trộn với rất nhiều yếu tố tín ngưỡng khác nhau. Quan sát các lăng mộ, bạn có thể thấy bên cạnh hình tượng những con rồng mang phong cách đạo giáo Trung Quốc, có cả những biểu tượng của tượng Kitô giáo phương Tây và Phật giáo Ấn Độ.

< Ngôi mộ đồ sộ trên mảnh đất gần 800m² của dòng họ Trương ở khu nghĩa địa An Bằng. Đây là một trong số nhiều ngôi mộ xa hoa, nổi bật nhất "thành phố lăng mộ" này.

Nhưng tôn giáo thực sự của người Việt Nam vẫn là tôn kính các thế hệ trong quá khứ. Những lăng mộ hoành tráng trên dải đồng bằng cát ven biển nằm giữa TP.Huế và TP. Đà Nẵng này là một minh chứng rõ nét cho điều đó.

Các lăng mộ to lớn và lộng lẫy nhất nằm ở trung tâm của “Thành phố hồn ma”. Chúng được người dân địa phương xây dựng từ sự tài trợ của những người họ hàng định cư tại nước ngoài.

< Ba lăng mộ với ba kiểu kiến trúc triều Nguyễn, Trung Đông và Phật giáo nằm cạnh nhau.

Tại đây, một cuộc chạy đua thật sự đang diễn ra giữa các dòng họ về quy mô và cách thiết kế của các lăng mộ.  Những lăng mộ sau phải to hơn lăng mộ trước và các gia đình tìm mọi cách để không thua kém làng xóm.
Một người đàn ông mà chúng tôi gặp đã cho biết “ngôi nhà vĩnh cửu” mà ông đang xây dựng có tổng chi phí xây dựng lên tới 30.000 USD, một khoản tiền thật sự lớn đối với mức thu nhập của đại đa số người Nam.

Thành phố  hồn ma đã để lại cho tôi một cảm nhận thú vị về Việt Nam trong thế kỷ 21. Vượt qua những xung đột và đói nghèo trong thế kỷ trước, đất nước này đang tiến mạnh mẽ về tương lai với nhiều thành công về vật chất. Nhưng sâu thẳm trong tinh thần, họ vẫn hướng về tổ tiên với niềm tin rằng những người đã khuất luôn theo dõi và chở che cho họ.

Du lịch, GO! - Theo 24h, internet
Núi Chứa Chan còn có tên gọi khác là núi Gia Lào, núi Gia Ray hay đỉnh Miệng Rồng.

< Núi Chứa Chan trong một ngày phủ đầy mây mù.

Núi thuộc địa phận của 5 xã, thị trấn thuộc huyện Xuân Lộc - Đồng Nai, cách TP. HCM 120km. Đây là ngọn núi cao thứ hai ở Nam bộ (sau núi Bà Đen - Tây Ninh) với độ cao 837m so với mực nước biển.

Chứa Chan với Cây đa 3 gốc, suối Da Lào trong veo, rừng nguyên sinh bao la... là những tuyệt tác tuyệt đẹp thiên nhiên ban tặng cho đỉnh Chứa Chan. Nhìn từ xa, núi giống hình bát úp. Vào buổi sáng hay khi chập tối, trên đỉnh thường xuất hiện những mảng mây trắng nhỏ, lãng đãng vừa thơ mộng vừa lãng mạn.

Nguồn gốc tên gọi

Vào thế kỷ 17, có một vị quan người Việt là Việt Hùng, trong lúc giao chiến với quân Khmer, ông bị bắt cùng với người vợ của mình. Ông bị giam lỏng ở miền núi này và lập ở đây một ngôi miếu ăn chay tịnh.
Còn vợ ông vì có nhan sắc nên đã bị vua khmer ép làm vợ lẽ mặc dầu biết bà đang mang thai. Sau đó, bà sinh dựoc một con gái, đặt tên là Mai Khanh.

18 năm sau, khi cô gái lớn lên, bà đã kể sự thật về cha cô cho cô nghe. Cùng với một người nô bộc của mình cô quyết định đi tìm cha. Hai cha con gặp nhau trong niềm vui sướng, và họ quyết định bỏ trốn , họ bị người Khmer truy đuổi gắt gao. Trong lúc hoạn loạn, cả ba người đã gieo mình tự vẫn ở ngọn núi này.

Người dân ở đây đã lập miếu thờ ba người, hiện nay trong chùa có 3 tượng được mọi người gọi là ông vàng, cô bạc và cậu chì là để chỉ ba người này. Biết được câu chuyện thương tâm đó, người dân ở đây đặt tên cho ngọn núi này là núi chứa chan để nói lên tình cảm chan chứa của gia đình họ.

Quần thể thắng cảnh độc đáo

Núi Chứa Chan là một thắng cảnh hữu tình tiêu biểu, có thể nói là độc nhất vô nhị ở Đồng Nai. Vẻ đẹp của núi là sự tạo dáng của thiên nhiên kết hợp với bàn tay sáng tạo khéo léo của con người xây dựng. Sự hài hòa của thắng cảnh, đặc biệt của các ngôi chùa Bửu Quang, Linh Sơn, Lâm Sơn tuy không có những nét điêu khắc độc đáo, những kiến trúc tinh xảo nhưng nhìn tổng thể các ngôi chùa toát lên vẻ thâm nghiêm kỳ vĩ, một di tích thiên tạo hiếm có ở Đông Nam bộ.

< Tuyệt tác cây đa 3 gốc trên đỉnh Chứa Chan.

Núi Chứa Chan là nơi bảo tồn đa dạng sinh học đặc hữu của vùng Đông Nam bộ với nhiều loài thú quý hiếm trong sách đỏ, nhiều loài đặc hữu địa phương và nhiều loài động - thực vật có giá trị kinh tế cao. Cảnh quan thiên nhiên của di tích núi

Chứa Chan hấp dẫn với nhiều dòng suối quanh năm tươi mát, nước chảy không bao giờ cạn; các cánh rừng với nhiều loại gỗ quý; hệ thống hang động, bãi đá kỳ vĩ kết hợp với những di tích do con người tạo nên như các ngôi chùa cổ, nhà nghỉ mát của toàn quyền Pháp, vườn trà của vua Bảo Đại… tạo thành một quần thể thắng cảnh độc đáo ở Nam bộ.

Mang đậm dấu ấn

Núi Chứa Chan là căn cứ địa cách mạng của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Từ căn cứ này, quân ta đã xuất kích đánh nhiều trận đánh nổi tiếng, thu được nhiều thắng lợi to lớn, góp phần cùng với quân và dân cả nước thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Đặc biệt vào tháng 5-1947, trên đường vào Nam, đồng chí Lê Duẩn - Bí thư Xứ ủy Nam bộ đã dừng chân và ở lại Mật khu Hầm Hinh (căn cứ núi Chứa Chan) thăm hỏi, động viên đồng bào, chiến sĩ huyện Xuân Lộc và chỉ đạo kháng chiến. Tình cảm và những ý kiến quý báu của đồng chí Lê Duẩn luôn khắc sâu trong tâm trí chiến sĩ và nhân dân huyện Xuân Lộc nói chung.

Ở núi Chứa Chan còn có nhiều công trình kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc cùng với các lễ hội truyền thống thu hút hàng vạn du khách đến tham dự mỗi năm.

Vùng đất này là nơi hội tụ của nhiều thành phần di tích, nhiều sắc thái văn hóa. Đặc biệt, đây là nơi sinh sống lâu đời của dân tộc bản địa Chơro, còn gìn giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, là thế mạnh cho việc phát triển du lịch thám hiểm thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa lịch sử…

< Một góc tỉnh Đồng Nai nhìn từ trên cao.

Núi Chứa Chan còn là một bảo tàng thiên nhiên độc đáo, lưu giữ nhiều giá trị địa chất, thổ nhưỡng, đa dạng sinh học… phục vụ công tác nghiên cứu, khai thác các tiềm năng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Nơi đây là địa điểm nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo, dân tộc học, khảo cổ học, nhân học… Đồng thời là địa chỉ về nguồn quan trọng, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho các tầng lớp nhân dân địa phương.

Với việc chứa đựng những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, thiên nhiên, khoa học, ngày 29-3-2012, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã ra quyết định xếp hạng núi Chứa Chan là di tích lịch sử - danh thắng cấp quốc gia để có cơ sở thực hiện tốt các giải pháp bảo tồn, phát huy cao nhất giá trị của di sản văn hóa này trong hiện tại và tương lai.

Chinh phục núi Chứa Chan

Việc chinh phục núi và đỉnh núi có thể chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một là từ chân núi đến chùa Gia Lào hay chùa Bửu Quang - dễ đi, có người. Giai đoạn 2 từ chùa Gia Lào lên đỉnh núi – không có người, vạch rừng mà đi.

< Hướng lên đỉnh núi.

Để lên đến chùa Gia Lào, một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và lạ nhất nước vì không có hòm công đức, du khách sẽ chinh phục đoạn đường dài khoảng 3,2km được nối bởi hơn 360 bậc thang. Đây là con đường có được từ việc đổi gạo khách thập phương cúng cho chùa lấy xi măng.

Đến chùa, ngoài việc chiêm bái, tín ngưỡng, bạn còn có cơ hội ngắm ngôi chùa toạ lạc trên một hang đá có dáng hàm Rồng với toàn bộ quần thể kiến trúc đều dựa theo những hang động thiên nhiên, tạo nên nét thâm nghiêm và kỳ vĩ.

Ngoài chùa Gia Lào, nơi đây cũng nổi tiếng với cây đa cao khoảng 50m có thân cây được hình thành từ 3 gốc chụm lại tạo. Hình dạng kỳ lạ của thân cây khiến nó gắn với rất nhiều truyền thuyết kỳ bí. Hay hầm Hinh, một bãi đá tự nhiên gồm những viên đá granite xếp ken với nhau tạo thành một bức tường dày. Âm sâu bên trong là hang đá với lòng hang sâu hun hút, khúc khuỷu.

< Núi Chứa Chan trong một ngày nắng đẹp.

Rời chùa Gia Lào, men theo con đường ẩn hiện dưới những rặng tre, đám cỏ tranh cao ngang ngực, thậm chí có đoạn tự nhắm hướng mà đi: bạn sẽ đến được đỉnh của núi Chứa Chan. Bù lại những khó nhọc trên đường đi, từ đỉnh núi, phóng tầm mắt về phía dưới, bạn sẽ thu vào tầm mắt rừng nguyên sinh ngút ngàn, núi non hùng vĩ. Ngắm suối Da Lào uốn lượn qua các ghềnh đá, đẹp như một bức tranh thuỷ mặc hay hít thở không khí trong lành, cùng cảm giác bầu trời như gần hơn.

Nếu đã đến đây, đừng bỏ qua việc ngả lưng trên những chiếc võng đong đưa trên sườn núi của những người dân nơi đây hay ghé vào chùa, xin ngủ nhờ một đêm để cảm nhận không gian yên tĩnh của núi rừng, cái bao la của không gian và sự yên bình trong tâm hồn.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ internet

Saturday, 5 May 2012

Mình lại tất tật cho một chuyến đi, có lẽ sẽ khởi hành trong một vài ngày nữa... 

Kể từ đầu năm đến giờ thì chuyến này chỉ mới là chuyến thứ 3 trong năm: ít so với những năm trước... vì có năm bọn mình làm đến hàng chục chuyến - Lắm khi vừa về sau khi tròn tháng là lại vác balô lên đường.

Ít hơn chưa hẳn do nguyên nhân sức lực không bằng xưa - vậy thì năm nay giảm bớt có lẽ do thời tiết đỏng đảnh không theo quy luật trước đến giờ. Cứ xem cơn áp thấp vừa rồi đổ vào Sàigòn, rồi đợt nóng thật khiếp vừa rồi bao phủ cả nước... cũng cho thấy thời tiết bây giờ "khó chịu" hơn những năm vừa qua. Và chắc mẩm cái oi bức này sẽ gây khó cho bước đường phiêu du của bọn mình nếu không mưa, dĩ nhiên là cũng đừng mưa nhiều quá để phải đốt hàng giờ dừng chân trú tạm ở các quán cà phê ven đường.

Chuyến này, bọn mình dự định từ Sàigon sẽ đi Lạc Tánh - Đa Mi - Bảo Lộc - Di Linh rồi ngược hướng về Phan Thiết trước khi về nhà. Lộ trình chi tiết mình sẽ nêu rõ trước lúc khởi hành, có lẽ chỉ trong vài ba ngày nữa thôi.

Lần đi này sẽ thuận tiện hơn đôi chút vì mình vừa tậu được cái netbook Samsung: nó sẽ là phương tiện tốt hơn để xem bản đồ so với cái máy MID cùi bắp trước giờ vẫn xài do wifi mạnh hơn nhiều. Ngoài ra xem những ảnh bản đồ vệ tinh khồ rộng 5000x5000 rất rõ (MID trước kia mở các bản đồ lớn thế này... không nổi).

Chuyện "post bài trên từng cây số" thì chưa chắc vì không phải chổ nào mình nghỉ ngơi cũng có wifi, còn 3G thì hao tốn quá nên đành chịu... Nhưng có lẽ trong những ngày mình đi: Du lịch, GO! cũng sẽ được cặp nhật đôi chút tin nóng dẫu rằng thao tác trên netbook không hề thuận tiện như máy tính ở nhà.

Trong tương lai, bọn mình sẽ cố gắng tậu thêm chiếc máy ảnh (cũ) khác khá hơn cái Canon quèn hiện tại để có những tấm ảnh tuyệt và thật hơn, zoom gần hơn những nơi khó có thể tới - Bọn mình sẽ cố gắng dù Du lịch, GO! chỉ là ý thích cá nhân và không cho mình đồng xu teng nào... trong khi những chuyến phượt khắp nơi lại ngốn khá nhiều tiền bạc, thời gian và công sức.

Giờ chỉ mong rằng thời tiét ổn định, sức khỏe ổn là ok: thời điểm khởi hành đang ở phía trước, khá kề cận. Mong rằng những chuyến đi cùng thông tin trên blog sẽ giúp ích cho những bạn thích bôn ba trên mọi nẻo đường tươi đẹp của đất nước.

Điền Gia Dũng

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống