Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 7 May 2012

Sapa loang lổ những vết thương

< Dưới cây cầu giữa bản Lao Chải trước đây là nơi tắm, bơi lội của người dân cả bản nay chỗ sâu nhất không quá ngực trẻ em.

5 dự án thủy điện đang được triển khai xây dựng tại các khu du lịch trọng điểm của Sa Pa (Sa Pa – Lào Cai) đã ảnh hưởng nặng nề tới cảnh quan, môi trường và đời sống người dân ở những danh thắng mà sông suối chảy qua như bản Hồ, bản Dền, bản Lao Chải, suối Mường Hoa, suối La Ve…

< Không chỉ làm xấu khung cảnh, lòng suối bị thu hẹp đáng kể, lượng nước suy giảm nghiêm trọng ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân.

< Hàng nghìn tấn đất đá do nổ mìn thi công thủy điện Lao Chải đổ xuống dòng suối Mường Hoa đoạn chảy qua bản Lao Chải.

< Công trường xây dựng thủy điện Lao Chải nằm kề con đường giữa bản nhìn từ trên cao.

Các điểm du lịch bản Dền bị phá hủy hoàn toàn như thác La Ve gần như không có nước, suối Cá nhảy lổn nhổn đất đá, không còn nguồn nước nóng, thung lũng Mường Hoa không còn nhiều những thửa ruộng bậc thang hút hồn du khách.

< Thung lũng Mường Hoa với ruộng bậc thang, những làng xóm đẹp như mơ đang bị thay thế bởi những vết “lở loét” thế này ngày một nhều hơn.

< Nhiều đoạn giữa lòng suối nước đọng thành vũng trong vắt.

Anh Đào Đức Tuyên, người dân bản Hồ đã từng làm du lịch cộng đồng và đã phải bỏ nghề cách đây 2 năm do lượng du khách vắng hẳn khi thủy điện Sử Pán 2 được xây dựng khiến đường xá bụi bẩn, khó đi.

Anh Tuyên cho biết, trước khi các công trình thủy điện được khởi công, hầu như tối nào bà con cũng biểu diễn văn nghệ thu hút rất đông du khách lưu trú ở bản, 2 năm nay không còn cảnh đó nữa.  

< Có thể thoải mái bách bộ giữa lòng suối Mường Hoa đoạn chảy qua bản Dền và La Ve.

Giám Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, TS Trần Hữu Sơn cho biết, làm thủy điện ở Sa Pa phá vỡ không gian văn hóa, đảo lộn môi trường sinh thái, suy giảm lợi nhuận du lịch…và không có lợi cho người dân bản địa.

< Dòng suối Mường Hoa oằn mình “cõng” 2 nhà máy thủy điện (Sử Pán 2 và Nậm Toóng nằm hai bên bờ thuộc địa phận bản Dền và bản La Ve mới được tách ra từ 1 bản.

< Dòng suối Mường Hoa ăm ắp nước mềm mại ôm lấy xã bản Hồ nay chỉ như một lạch nước lổn nhổn đất đá do thủy điện chặn dòng và lượng nước vơi đầy được điều tiết bởi thủy điện Sử Pán 2.

< Việc xây dựng thủy điện Sử Pán 2 đã biến những quả núi hùng vĩ, xanh ngát bao quanh thung lũng Mường Hoa, điểm du lịch nổi tiếng ở Sa Pa trở nên loang lổ.

Trước đây mỗi năm bản Hồ đón 5 đến 7 ngàn lượt khách lưu trú, nay mỗi ngày chỉ lèo tèo vài khách.
< Du khách thưởng ngoạn khung cảnh và đời sống, văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Dáy, người Dao ở bản Lao Chải buộc phải đi qua khu công trường nhiều lúc bụi mù do đang thi công.

Ông Trần Hữu Sơn khẳng định không nên làm thủy điện ở Sa Pa vì cả nước chỉ có một Sa Pa, đã là điểm du lịch nổi tiếng từ hàng trăm năm nay và là mũi nhọn phát triển kinh tế của tỉnh.

19 dự án thủy điện đã được quy hoạch ở Sa Pa, tháng 8/2010 do vấp phải sự phản đối từ nhiều cơ quan, ban ngành, báo chí… UBND huyện Sa Pa đã dừng các dự án để rà soát tất cả các quy hoạch.

Du lịch, GO! - Theo Vietnamnet
Chỉ mới bắt đầu vào hè, nhưng thời tiết nóng "như thiêu như đốt" đang khiến người dân điên đầu tìm kiếm chỗ... để có thể diện đồ mát mẻ nhất.

< Hoàng hôn trên biển Mỹ Khê.

Từ Bắc vào Nam, nước ta có rất nhiều những bãi biển đã trở nên quen thuộc và nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước. Vì thế, vào những ngày nóng bức, số lượng lớn người dồn dập đổ về nơi đây để được "xả hơi"... tắm mát và thoải mái cởi đồ.

Riêng với với phái đẹp, họ sẽ có dịp khoác lên người những bộ bikini gợi cảm... phô những đường cong cơ thể bắt mắt, mà không ngại ngùng trước những ánh nhìn của người lạ.
Cùng khám phá một số bãi biển tuyệt đẹp ở Việt Nam:

Mỹ Khê (Đà Nẵng): Bãi biển quyến rũ nhất hành tinh

Tạp chí kinh tế hàng đầu của Mỹ Forbes đã bình chọn bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, sau khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí bình chọn cơ bản, như: bãi biển thuận tiện về giao thông, bãi biển mở miễn phí cho du khách, có bờ cát dài và phẳng, ánh nắng và mức sóng phù hợp cho việc chơi các môn thể thao, có khả năng đảm bảo an toàn cho du khách, có các khu nghỉ dưỡng hạng sang, các biệt thự đạt tiêu chuẩn quốc tế...

Tờ Sunday Herald Sun của Australia cũng nhận xét Mỹ Khê là một trong số 10 bãi biển ở châu Á được yêu thích nhất thế giới.

Đà Nẵng là nơi tập hợp rất nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng, như: Nam Ô, Mỹ Khê, Tiên Sa, Non Nước... Trong đó, Mỹ Khê có chiều dài chừng 900m, thuộc loại nhộn nhịp nhất và rất quen thuộc với mọi người dân thành phố cũng như du khách quốc tế.

Bãi biển nổi tiếng với cát trắng mịn, sóng biển ôn hòa, nước ấm quanh năm, cùng hàng dừa thơ mộng, đẹp tuyệt vời bao quanh. Khách du lịch có thể tắm biển gần như suốt năm, nhưng thích hợp nhất là mùa hè, khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch. Chưa kể, do bờ biển không sâu, khách sẽ có cảm giác yên tâm vừa bơi lội vừa thư thái ngắm ngọn Ngũ Hành Sơn hùng vĩ và đảo Cù Lao Chàm ở phía xa Hội An...

Với độ mặn vào khoảng 60% và không bị ô nhiễm, nước biển Mỹ Khê được đánh giá có độ an toàn cao. Do vậy, nơi đây có nhiều san hô, nguồn động thực vật ven bờ và dưới bờ biển phong phú. Đặc biệt, các loại rong tảo quí như rong câu chỉ vàng, rong câu chân vịt có giá trị xuất khẩu cao.

Giống như các bãi biển khác của Đà Nẵng, Mỹ Khê phát triển khá mạnh các loại hình dịch vụ phục vụ du khách như: câu cá, lướt ván, lặn, du thuyền. Bãi tắm có hệ thống cứu hộ gồm chòi canh, phao cứu sinh, cờ báo hiệu vùng nước xoáy và lực lượng cứu hộ túc trực ngày đêm, sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có người bị nạn.

Khi hoàng hôn buông xuống, Mỹ Khê khoác lên mình một tấm áo mới mang màu sắc trầm lặng hơn, tĩnh mịch hơn, không gian của thời khắc giao hòa giữa ngày và đêm dường như đặc quánh và vô tình khiến cho lòng người lữ khách có cảm giác bị chùng xuống bất chợt.

An Bàng: Bãi biển đẹp nhất thế giới

Trang mạng du lịch CNNGo đã xếp cửa biển An Bàng, gần cảng thương mại trước đây của Hội An, là 1 trong 50 bãi biển đẹp nhất thế giới.

Bãi biển An Bàng, thuộc phường Cẩm An, nằm cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3 km về phía Đông; có chiều dài khoảng 4 km với cảnh quan tự nhiên trong lành và thảm thực vật khá đa dạng. Vì mới được hình thành nên An Bàng vẫn còn giữ được vẻ hoang sơ và tĩnh mịch.

Ở An Bàng, điều lôi cuốn với du khách nhất là những bờ cát trắng, mịn màng; những hàng dương xanh, bụi dứa già đan kín bãi biển… Nước ở An Bàng rất trong và xanh. Qua làn nước ấy, du khách có thể chiêm ngưỡng những đàn cá nhỏ tung tăng bơi lội, thậm chí có thể tự tay bắt những chú ghẹ tươi ngon… Sóng ở đây cũng rất dịu nhẹ, mang cảm giác dịu dàng, êm ái.

Theo nhận định của giới chuyên môn, đây chính là cửa ngõ đón khách trong nước và quốc tế đến với Hội An, bởi nằm trên trục đường biển “5 sao” nối từ phía Nam hầm đèo Hải Vân (Đà Nẵng), dọc theo vành đai bờ biển Liên Chiểu - Thuận Phước, qua bán đảo Sơn Trà và xuôi theo bãi biển Non Nước về phố cổ. Cùng với sự bình chọn nói trên của trang mạng du lịch CNNGo, tiềm năng du lịch của vùng biển này là rất lớn.

Lăng Cô: Bãi biển có phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam

Lăng Cô từ lâu được mệnh danh là "người đẹp làng chài", nổi tiếng là một bãi biển có các điều kiện tự nhiên và phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Bãi biển được bao quanh bởi núi, vốn là một làng chài có nhiều cò trắng bay về tụ hội sinh sống của vùng đất Thừa Thiên Huế; có bãi cát trắng dài tới hơn 10 km giống như tấm lưng thon của một thiếu nữ đang nằm trước biển đón từng ngọn sóng trắng xoá dạt vào bờ cát mịn.

Nằm ở phía Bắc đèo Hải Vân, trên quốc lộ 1A và bên tuyến đường sắt Bắc Nam, bãi biển cũng chỉ cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 20 km, cách sân bay Phú Bài - Huế 50 km.

Từ Lăng Cô, du khách có thể đi tham quan thắng cảnh Chân Mây, suối Mơ, suối Hói Cam, thác Nhị Hồ… nơi có những rừng cây, bãi đá, khe suối hoang sơ. Và chỉ cách Khu Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bạch Mã hơn 30km, một khu rừng nguyên sinh thanh khiết. Người địa phương có câu: “Lên non gặp người hùng Bạch Mã, xuống biển gặp người đẹp Lăng Cô” là vì thế.

Để khai thác hiệu quả bãi tắm Lăng Cô, những năm gần đây có nhiều dự án triển khai, như dự án các khu resort, hệ thống đường của khu du lịch Lăng Cô, đường phía tây đầm Lập An, dự án đường nối cảng Chân Mây đến cửa Tư Hiền và đường xuống Bãi Cả, dự án phát triển khu du lịch Sơn Trà - Hải Vân...

Bên cạnh các khu resort nổi tiếng và chất lượng cao như: resort Lăng Cô - Hương Giang, khu du lịch nghỉ mát Cố đô Lăng Cô, khu Thanh Tâm và khu du lịch Làng Xanh..., du khách đến đây tắm biển còn được thăm làng cá Lăng Cô, thưởng thức các món hải sản cá chim, cá thu, tôm hùm, tôm bạc, tôm sú, tôm he, cua, sò huyết... ngon và rẻ.

Có thể thấy, Mỹ Khê, An Bằng hay Lăng Cô đều là những bãi biển nổi tiếng bởi vẻ đẹp trữ tình thơ mộng và quyến rũ du khách bởi nhiều dịch vụ du lịch hấp dẫn.

Du lịch, GO! - Theo Datviet, internet
Những ngày lang thang trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn, “người rừng” Trần Ngọc Lâm đã kể cho tôi nghe một sự thật thú vị về thác nước tuyệt đẹp trong đại ngàn, có tên là thác Tình Yêu.

< Suối Vàng có màu vàng óng ở đại ngàn Hoàng Liên.

Ai lên Sapa, cũng mong được vào rừng chiêm ngưỡng thác nước này, và được nghe một câu chuyện huyền thoại liên quan đến thác nước.
Tuy nhiên, huyền thoại về thác nước có cái tên lãng mạn ấy có sát thực, hay do “nhà văn” nào đó mới bịa ra như vô vàn những câu chuyện mang tính hư cấu vẫn lưu truyền trong dân gian? Huyền thoại thì luôn đẹp, nhưng câu chuyện có thực ông Lâm kể còn đẹp hơn cả huyền thoại đang lưu truyền về thác nước này.

Huyền thoại thác Tình Yêu

Trên đường từ cổng Vườn Quốc gia Hoàng Liên chinh phục đỉnh Fansipan, du khách sẽ thấy một tấm biển hình mũi tên phía bên phải ghi rằng: Thác Tình Yêu. Nhiều du khách, đặc biệt là các đôi yêu nhau, khi từ Fan trở về, dù rất mệt mỏi, song vẫn cố nhấc bước đi tìm thác Tình Yêu, để tận mắt thác nước đã đi vào huyền thoại.

Con suối nhỏ bắt nguồn từ đỉnh Fasipan, chảy vòng vèo qua các rông núi, qua những cánh rừng cổ thụ, đại ngàn trúc, rừng đỗ quyên, rồi đổ từ mỏm núi xuống suối Vàng, tạo thành thác Tình Yêu. Dòng nước mạnh mẽ đã biến lòng suối Vàng thành một hồ nước trong mát.

Theo huyền thoại vẫn lưu truyền, sở dĩ gọi là thách Tình Yêu, vì nó liên quan đến câu chuyện về các nàng tiên xuống suối tắm, một mô tuýp khá quen thuộc về các cảnh đẹp dưới hạ giới.

Chuyện rằng, xưa kia, vì cảnh sắc nơi đây tuyệt trần, nên các nàng tiên nhà Trời hay trốn xuống tắm mát, đùa giỡn. Các nàng đều say mê với vẻ đẹp không khác gì cảnh trời. Rồi nàng tiên thứ bảy phát hiện ra chàng tiều phu nấu cơm bên suối Vàng. Trong lúc chờ cơm chín, chàng chặt cây trúc, khoét thành sáo để thổi.

< Ông Lâm cũng hay thổi sáo trong đại ngàn Hoàng Liên, nhưng để gọi bầy khỉ, chứ không phải "gọi" nàng tiên thứ bảy như chàng Ô Qui Hồ.

Tiếng sáo của chàng lúc trầm, lúc bổng vang vọng cả núi rừng. Vì mê mẩn tiếng sáo của chàng, mà nàng quên mất phải về trời. Không chịu được hơi lạnh của núi rừng, nàng đã đến bên đống lửa sưởi nhờ.

Chàng tên là Ô Qui Hồ, con trai cả của Thần núi ngự trị trên dãy Ai Lao. Vì mê loài trúc nơi đây mà quên phận sự của con trai cả là phải tu luyện để nối nghiệp cha. Vì giận chàng nên Thần núi đã hóa phép biến chàng thành người thường thả xuống đỉnh núi này để trồng trúc, chăn mây và thổi sáo. Chàng thổi sáo cho nàng nghe cả đêm. Tiếng sáo của chàng hay đến nỗi hươu, nai, hổ, báo và chim rừng cùng kéo đến nghe, nhảy múa cho đến khi trời tảng sáng.

Thế rồi, ngày nào cũng vậy, nàng đều trốn xuống trần gian để suốt đêm được nghe tiếng sáo của chàng. Chỉ đến khi mặt trời lấp ló sau tán rừng, nàng mới bay về trời. Nhà trời phát hiện, không cho nàng xuống trần gian nữa.

Nàng nhớ chàng tiều phu da diết. Chiều chiều, nàng ra cổng trời nhìn xuống thác nước thương nhớ chàng. Nỗi muộn phiền khiến nàng biến thành một loài chim lông vàng bay quanh đỉnh núi và luôn miệng kêu 3 tiếng Ô Qui Hồ buồn thảm.

Đến nay, tiếng chim gọi bạn vẫn da diết vào mỗi buổi chiều buông, làm cảnh vật thiên nhiên tuy đẹp nhưng nhuốm màu buồn chia ly.

Sự thực cuộc tình

Ông Trần Ngọc Lâm là người từng mắc bệnh ung thư phổi. Vì có cơ duyên với các thiền sư Tây Tạng, ông đã học được bài thuốc chữa bệnh cho mình. Ông đã sống trong hang đá ở độ cao 2.900 trên đỉnh Fansipan để thiền, trồng cây thuốc, sống với chim muông, thú rừng.

Vào năm 1999, khi đang thiền trong hang, ông gặp hai vợ chồng người Pháp leo lên đỉnh núi. Ông người Pháp này tên là Christiane Pasquel Kagheau, khi đó 84 tuổi, từng là phó đồn Trạm Tôn, sống nhiều năm ở vùng núi này, cho đến khi người Pháp thất thủ ở Điện Biên.

< Các nàng tiên đã xuống hồ nước này tắm?

Ông Lâm chào bằng tiếng Pháp, nhưng ông già này lại nói bằng tiếng Việt. Nhiều năm sống ở Việt Nam nên ông nói tiếng Việt rất sõi. Sau khi thăm thú chán Fansipan, ông cho mấy người dẫn đường đưa vợ về, còn ông ở trong hang cùng ông Lâm suốt một tuần. Trong thời gian đó, ông già người Pháp kể cho ông Lâm nghe rất nhiều chuyện thú vị liên quan đến lịch sử Sapa mà có lẽ ngành du lịch Sapa cần phải nghiên cứu thêm.

Chẳng hạn, tên gọi Sapa không phải là từ Chapa (mang nghĩa gò cát) mà là tên gọi tắt của đại úy nam tước thủy quân lục chiến De Chapa (Đờ-cha-pa). Sau khi tiến công theo sông Đà lên Điện Biên, Lai Châu, Phong Thổ tiêu diệt tàn quân Thái – Mèo và quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc, đại úy Đờ-cha-pa đã chiếm được làng người Mông, nay là địa danh Sapa.

Để thưởng công cho đại úy, Bộ chỉ huy đã đặt tên cho làng Mông đó là Chapa và in ấn trên bản đồ. Sau này người Việt đọc chệch thành Sapa. Làng Mông chính là thị trấn Sapa ngày nay. Trong cuộc chinh phạt đó, còn có một vị quan địa lý triều Nguyễn tên là Phan Văn Sơn đi theo để hoạch định biên giới với nhà Thanh từ Lào Cai đến Mường Tè.

< Ông Lâm bên thác Tình Yêu.

Lúc nghỉ chân ở Sapa, ông Sơn đã cùng dân phu leo lên thám hiểm đỉnh núi cao nhất và đo độ cao của đỉnh núi này. Ông ta đã lấy tên mình đặt cho đỉnh núi và sau nhiều lần dịch ra tiếng Đông, tiếng Tây thì thành Fansipan như ngày nay. Tên cái đỉnh núi này có đến cả chục cách viết: Phanxiphăng, Phanxipan, Phanxipăng, Fanxipang, Fansipan… Chính vì tồn tại nhiều cách viết, nhiều cách gọi, nên mới có chuyện dễ bị thay đổi, biến hóa.

Riêng thác Tình Yêu có một lịch sử khá lãng mạn. Tuy nhiên, không ai hiểu gì về nó. Ngay cả cách gọi thác nước này cũng khá lung tung. Người Sapa thường gọi nó là thác Vàng, vì nó đổ xuống con suối có nước màu vàng rất đẹp. Có thời gian người ta gọi là là thác Cầu Trắng.

Sự thật về cuộc tình đẹp hơn huyền thoại ở Sapa

< Tại hang đá này, ông Lâm đã được cựu sĩ quan người Pháp kể câu chuyện thực về thác Tình Yêu.

Câu chuyện thực về thác Tình Yêu còn đẹp hơn cả huyền thoại. Ông Christiane Pasquel Kagheau kể với ông Lâm rằng, sở dĩ thác nước này có tên là thác Tình Yêu vì nó liên quan đến một câu chuyện lãng mạn, rất đẹp nhưng cũng rất buồn về một cuộc tình.

Vào năm 1943, một hạ sĩ, là y tá, người Sénégal (Xê-nê-gan) có cái tên rất đàn bà Tomeburn (Tôm-mê-bơn), đen như cột nhà cháy, đã yêu cô gái 17 tuổi, người Mông bản San Sìn Hồ có cái tên rất đàn ông Hạng A Mỷ.
Cha Mỷ là ông Hạng A Chơ. Vợ ông mất sớm, chỉ có mỗi mình Mỷ, ông lại muốn có con trai, nên đặt từ đệm A cho cô (người Mông dùng từ đệm A cho đàn ông). Hai bố con thường vào rừng săn bắn. Lính Pháp cũng hay mang rượu xuống nhà ông cùng ăn thịt thú rừng do ông săn được.

< Đã mười mấy năm qua, ông Lâm vẫn đi tìm hai nấm mồ trong câu chuyện tình buồn, nhưng chưa thấy.

Một lần, Mỷ chạy lên Trạm Tôn thông báo với ông Christiane Pasquel Kagheau rằng bố cô bị thương nặng.
Ông đã gọi hạ sĩ Tôm về bản San Sìn Hồ. Khi đó, ông Chơ nằm bất động trên giường, với mảnh vải chàm bọc kín chân. Ống chân ông Chơ dập nát do lợn rừng cắn. Ngày nào hạ sĩ Tôm cũng xuống nhà thay băng, đắp thuốc cho ông Chơ. Tôm và Mỷ nảy sinh tình cảm từ đó. Trong cuộc họp sĩ quan, Tôm-mê-bơn đã báo cáo chỉ huy cho lấy Hạng A Chơ làm vợ. Cả đám sĩ quan cười rũ rượi.

Trung úy Truva (Tru-va cũng là tên một con suối ở bản San Sìn Hồ) vỗ vai bảo: “Mày cần gì phải cưới, như chúng tao đây, thích đứa nào cứ đưa ra rừng… chán lại tìm đứa khác”. Nói xong, Truva cười hô hố. Anh chàng hạ sĩ da đen điên tiết vì bị xúc phạm đã tung một đòn như trời giáng vào mặt chỉ huy rồi vác theo súng trốn vào rừng. Truvada rất tức giận, sai lính Pháp vào rừng tìm kiếm. Suốt ngày hôm ấy, thi thoảng người ta lại nghe thấy tiếng súng nổ trong rừng.

< Sự thật về cuộc tình đẹp hơn huyền thoại ở Sapa.

Nhưng rồi, Truva trở về, mang theo một mảnh giấy đưa cho ông Christiane Pasquel Kagheau. Mảnh giấy có nội dung đại để, Tôm không muốn giết Truvada và cũng đã tha thứ cho Truva vì tội xúc phạm Mỷ. Truvada cùng đám lính tiến đến chỗ thác nước, nơi phát ra tiếng súng, thì thấy Tôm và Mỷ đã chết. Hai người đã ăn lá ngón tự tử. Chính Truvada và đám sĩ quan Pháp đã chôn hai người tại đó, lập cả thánh giá trên mộ, rồi đặt tên cho thác này là thác Tình Yêu để tưởng nhớ một cuộc tình đẹp, nhưng buồn.

Ông Christiane Pasquel Kagheau chỉ cho ông Trần Ngọc Lâm biết con đường mà người Pháp đi về Fansipan trong vòng một ngày, thay vì con đường từ bản Cát Cát mà chúng ta vẫn đi, mất 3 ngày ròng. Ông Lâm đã mất cả năm để phát trúc, tìm lại con đường đó. Giờ, con đường này trở thành đường chinh phục Fan ngắn nhất.

Đã 13 năm qua, ông Lâm vẫn chưa tìm được hai ngôi mộ trong câu chuyện tình mà ông Christiane Pasquel Kagheau kể. Nhưng ông Lâm tin rằng, đó mới là huyền thoại thực sự của thác Tình Yêu.

Du lịch, GO! - Theo VTC News

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống