Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 9 May 2012

Từ Tp. Lào Cai, xuôi theo quốc lộ 4D, du khách sẽ đến xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Tiếp tục xuôi theo tỉnh lộ 153, qua thị trấn Bắc Hà khoảng 10km, du khách sẽ đến với Lùng Phình.

Lùng Phình - một địa danh hình thành từ rất lâu đời, nằm trong một vùng thung lũng có hình lòng chảo mà bao quanh là đồi núi trùng điệp ngút tầm mắt. Theo tiếng quan hỏa - thứ ngôn ngữ chung của một số tộc người trên dải biên cương phía bắc, Lùng Phình có nghĩa là Rồng Bằng.

Chợ Lùng Phình họp vào ngày chủ nhật hàng tuần, ngay bên cạnh con đường 153 - con đường độc đạo nối thị trấn Bắc Hà với thị trấn biên ải Si Ma Cai (huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai).

Nhìn từ xa, khung cảnh phiên chợ Lùng Phình thật đẹp và sinh động. Ngay từ sáng sớm, khi núi rừng vùng thung lũng vẫn còn đậm hơi sương, từng đoàn người Mông, Hoa, Giáy, Tày, Phù Lá… trong trang phục đặc trưng của dân tộc mình từ các bản làng nô nức kéo nhau về chợ: người đi bộ, người đi ngựa mang theo các sản phẩm dệt may, nông sản và gia súc…

Chợ được chia thành các khu riêng biệt: Khu ẩm thực; khu rượu dân tộc; khu gia súc, gia cầm và khu bao gồm các loại rau, thảo quả, sản phẩm thổ cẩm cùng các mặt hàng khác.

Khu ẩm thực gồm có ba dãy nhà lợp mái tôn, được thiết kế theo hình chữ U. Tại đây, du khách sẽ có dịp được thưởng thức một số món ăn đặc sản dân tộc như: Món phở chua của người Phù Lá mang đậm hương vị núi rừng; món Thắng cố - món ăn đặc sắc của người Mông, bao gồm tất cả các nội tạng của một số loại gia súc như: Trâu, ngựa, lợn, dê...

Cách khu ẩm thực khoảng vài trăm mét là khu bày bán các loại rượu do đồng bào dân tộc chế biến; trong đó nổi tiếng nhất là rượu ngô Bản Phố.

Từng can to, can nhỏ được người bán bày ra và người mua có thể thưởng thức hương vị của rượu trước khi mua mang về. Quả thật, hương vị của các loại rượu cũng ấm áp như tấm lòng người dân nơi đây, khiến du khách không dễ gì quên được dẫu đến đây chỉ có một lần…

Tuy nhiên, nổi bật nhất có lẽ lại là khu vực bán gia súc, gia cầm như: Trâu, bò, lợn, dê, chó, ngựa, gà, vịt… Không khí trong khu vực này thật náo nhiệt; người mua, kẻ bán, đứng, ngồi rải rác và cùng thỏa thuận mua bán với nhau.

Bên cạnh đó là các dãy hàng rau, thảo quả, gạo, bánh kẹo cùng các sản phẩm thổ cẩm với những hoa văn tinh tế, màu sắc sặc sỡ thể hiện tài năng khéo léo trong trồng bông dệt vải của người phụ nữ Tày, người phụ nữ Mông; còn dãy bày bán những đồ dùng trong gia đình như: cuốc, lưỡi cầy, dao phát… thể hiện kỹ thuật tinh xảo trong nghề rèn, đúc nổi tiếng của người Mông.

Trong tiếng ồn ào mua bán, nghe đâu đó tiếng khèn và tiếng hát lúc trầm, lúc bổng của các chàng trai trẻ như mời gọi các cô gái miền sơn cước.

Đến với phiên chợ Lùng Phình là du khách có dịp được tận hưởng sự giao thoa bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trong vùng đất này. Đặc biệt, du khách sẽ có dịp được tham dự ngày hội giao duyên của các nam thanh nữ tú từ các bản làng gần xa trong vùng.

Du lịch, GO! - Theo Vietnamtourism, ảnh internet

Nếu như có một ví dụ về những cố gắng vượt qua thành kiến tiêu cực về một điểm đến du lịch thì có lẽ tôi phải nói đến đất nước Nauy nói chung và quần đảo Lofoten nói riêng. Chẳng riêng gì người Việt Nam chúng ta, ngay đến cả trong con mắt người Châu Âu, đất nước Nauy là một nơi khỉ ho cò gáy và không có tiếng nói chúng trên bản đồ. Người ta chỉ biết đến một khối các nước Bắc Âu chứ không mấy khi nói đến một đất nước riềng. Tiếp đến, nói đến Bắc Âu là người ta lại liên tưởng đến những vùng đất khắc nghiệt đóng băng quanh năm, nói chung là chẳng có lý do gì để mất thời gian du lịch đến đó. Tôi cũng nằm trong số những người đã nghĩ như thế. Nhưng khi nghe những lời kể hết sực sinh động của những người bạn đã từng đi đến đó, tôi bắt đầu tò mò và tìm tòi thông tin và cuối cùng cũng bị chinh phục bởi vẻ đẹp hoang dã và độc nhất vô nhị của quốc gia này.


 Tôi ví việc trải nghiêm đất nước Nauy như việc người ta tập uống rượu bia. Ban đầu, ta cần phải chịu khó tập cách yêu thiên nhiên, đi thăm những công viên quốc gia bằng phẳng. Sau đó, ta tập cách đi bộ nhiều cây số trong một khu rừng trong thời tiết đẹp. Rồi nâng lên trình độ trèo đèo lội suối. Khi bản thân đã có ít nhiều sự nhạy cảm với thiên nhiên, lúc ấy hẵng nghĩ đến chuyện thăm đất nước Nauy. Nếu bạn chỉ là một khách du lịch quen hưởng thụ, đừng đến đó làm gì cho mất thời gian 


 Đến được quần đảo Lofoten là minh chứng hùng hồn cho những du khách có lòng kiên nhẫn cao cũng như lòng quyết tâm khám phá một cái gì đó để đời. Để đến được đây là cả một chặng đường dài, phải dùng nhiều phương tiện (máy bay, ôtô rồi phà). Đến được quần đảo này, bạn cũng chẳng cách xa bắc cực là mấy nhưng thú thật tôi cũng không có đủ thời gian và tiền bạc để tiếp tục cuộc phiêu lưu đến vùng đất xa xôi đó. Và khi đến nơi rồi, điều kiện sống không đầy đủ tiện nghi như đất liền. Hầu như ngày nào tôi cũng ăn cá phơi khô và uống nước lọc. Cũng phải nói với các bạn rằng Nauy nổi tiếng là một quốc gia đắt đỏ vì hầu như cái gì cũng phải nhập khẩu trừ đồ hải sản. Đắt lắm đấy, hãy cứ tưởng tượng một chai nước khoáng 1L ở Việt Nam thì 5000 VND thì ở Nauy là…100.000 VND.  


 Ngay khi đặt chân tới đây, điều đầu tiên làm tôi ngạc nhiên là khí hậu ôn hòa của quần đảo Lofoten. Nằm rất gần bắc cực, người ta thường nghĩ đến -40°C nhưng tại đây nhiệt độ thấp nhất cũng chỉ đạt đến -2°C. Tại sao vậy ? Bởi vì Lofoten nằm trong dòng nước nóng Gulf Stream của Đại Tây Dương chạy ngược từ Bắc Phi lên. 
thật khó có thể tưởng tượng được rằng nước biển tại đây lại có màu giống hệt như biển Địa Trung Hải trong khi khí hậu gần Bắc Cực hiếm khi cho phép có loại màu đó
 Quả không sai khi người ta nói Lofoten là thiên đường Bắc Cực bởi vẻ đẹp của nó.  Sau vài tiếng đi bộ leo lên đỉnh một ngọn núi ở độ cao 700m, tôi có được cái nhìn toàn cảnh quần đảo. Nó làm tôi liên tưởng đến các bộ phim viễn tưởng kiểu « ngày tận thế » với những cơn đại hồng thủy. Cũng đúng thôi, cách đây hàng trăm triệu năm, tất cả các hòn đảo của Lofoten vốn dĩ là các ngọn núi cao trên 4000m. Nhưng vào thời kỳ tuyết tan, mực nước biển dâng lên và nhấn chìm tất cả. Chỉ có những đỉnh núi cao nhất là còn sót lại tạo ra các hòn đảo khiêm tốn bây giờ. 


 Và trong suốt một tuần tại đây, tôi luôn giữ cái cảm giác sống hệt như trong phim viễn tưởng. Hãy liên tưởng đến những lời mào đầu của một bộ phim : « thế kỷ 40…2000 năm sau đợt đại hồng thủy lịch sử, tất cả văn minh loài người đều vị nhấn chìm trong đại dương. Và chỉ còn lại một cộng đồng hơn 200 người sống sót trên những đỉnh núi cao nhất hành tinh : Lofoten… »


 Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên mê hồn ở đây, tôi luôn nhớ mãi những khoảnh khắc thanh tĩnh của các ngôi làng chài nằm thoảng thấp đâu đó trong lòng các thung lũng. Và có đến đây mới hiểu hết ý nghĩa của các màu sắc trên quốc kỳ Nauy : đỏ (lòng yêu nước), xanh nước biển (đại dương bao la) và trắng (tuyết phủ). 3 màu sắc đó được thể hiện quá rõ rệt trên quần đảo Lofoten. Các ngôi nhà ở đây đều được sơn màu đỏ như trên lá cờ. Đó có lẽ là gam màu nóng duy nhất làm nóng tâm hồn con người tại một nơi chỉ toàn gam màu lạnh 

Một ngôi làng nằm ẩn trong một thung lũng với những ngôi nhà sơn màu đỏ truyền thống. Đó có lẽ là hình ảnh đặc trưng của phong cảnh nước Nauy
Nauy luôn lừng danh là quốc gia có đội tàu đánh cá hàng đầu thế giới. Vì thế không quá ngạc nhiên khi gặp các làng chài cá kiểu như thế này
Người Nauy sinh ra đã biết biển khơi và rất nhiều người trong số họ dành trọn cả cuộc đời trên chiếc thuyền đánh cá tri kỷ của họ, cũng giống như tổ tiên Viking
Dân chài có kiểu phơi cá rất đặc biệt, trông giống như mắc phơi quần áo. Tại xứ lạnh như thế này, cá  ngâm muối rồi phơi khô cho phép bảo quản lâu dài và đủ sống qua một mùa đông
Và cho dù có sống tại một nơi khỉ ho cò gáy, việc theo đạo là không thể lơ là. Thiếu thốn kiểu gì thì cũng phải xây được một nhà thờ bằng gỗ cho tươm tất
Tôi đến Lofoten vào tháng 6 tức là mùa hè bên Nauy. Điểm đặc biệt ở đây đó là ánh nắng mặt trời tồn tại rất lâu, đến tận 9 giờ tối. Nhìn trong bức ảnh này bạn tưởng là lúc 5h chiều nhưng thực ra là 8 rưỡi tối
Đối với tôi, đón bình minh có lẽ là một trong những khoảnh khắc khó quên nhất. Trong không gian tĩnh lặng lúc 4h sáng, tôi ngắm nhìn những ngôi nhà truyền thống Nauy và tự nói : "ôi sao họ lại có được một cuộc sống thanh bình đến thế"
Không bạn không mơ đâu. Cảnh này là thật đấy, bình minh Nauy lúc 4h30 sáng với những tia nắng huyền ảo. Chỉ có những người chịu khó dậy sớm và yêu chụp ảnh thì mới có được phần thưởng xứng đáng. Đẳng cấp của những nhà du lịch bụi chuyên nghiệp chính là ở chỗ đó







(trắng và xanh).

Tuesday, 8 May 2012

Lâu nay du khách tham quan động Thiên Đường Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) chỉ vào sâu 1,5km. Ít ai biết rằng từ điểm dừng chân cuối cùng, động Thiên Đường còn vào sâu được 7km nữa.

< Một vách nhũ đá.

Đó là đoạn được khai thác nhằm phục vụ du khách chiêm ngưỡng những nét tạo hóa độc đáo, kỳ lạ của thạch nhũ trong lòng động và những vòm hang lộng lẫy, rộng lớn.

Suốt chiều dài 7km đó, động Thiên Đường cho ta khám phá sự nguyên sơ của lòng núi đá vôi có gần 400 triệu năm kiến tạo, cho hôm nay chúng ta có được hang động tráng lệ, không khác gì những hoàng cung lộng lẫy trong lòng đất.

< Trông như bể chứa nước.

Trên chiều dài khám phá ấy ta bắt gặp nhiều khối thạch nhũ kỳ lạ với nhiều hình thù khác nhau, tha hồ cho du khách tưởng tượng, liên tưởng đến các con vật, ao hồ, bể chứa nước, bản đồ...

< Cột nhũ mồ côi.

Những hình thù đó đều do thạch nhũ tạo nên trên vách động hoặc dưới nền đất đá. Nhiều chỗ thạch nhũ vẫn đang được tạo nên nhờ những giọt nước rỉ rả nhỏ một cách bền bỉ từ trần động xuống.

< Hốc nước trên thạch nhũ.

Nhiều chuyên gia hang động đã nói là động Thiên Đường hiện nay vẫn đang được tạo nhũ, với nhiều cột nhũ đang lớn dần lên theo năm tháng, chứ không phải như các hang động khác là nhũ đã khô.

< Khối nhũ hình cây nấm linh chi.

< Măng nhũ đá.

Đặc biệt nhất trong chiều sâu của động Thiên Đường là có một số cột nhũ lớn mang màu trắng, trong suốt như đá thạch anh.

< Nắng trong giếng trời.

Điều này rất hiếm thấy trong các hang động khác ở Phong Nha. Khúc giữa động có một vùng eo lại, tạo thành một đoạn sông khá sâu.

< Một đoạn sông ngầm.

Muốn đi tiếp vào phải lên thuyền kayak và lần lượt hai người qua. Trong bóng tối như có thể cắt lát ra được, tạo cho ta những ý nghĩ mông lung, với bao nỗi sợ hãi khi ta tắt đèn đội đầu.

< Một khối nhũ trắng.

Ở điểm cuối cùng của động, từ chỗ chỉ với bóng tối dày đặc, mắt ta bỗng bị chói lòa vì trên trần động có một giếng trời cao gần 100m rọi ánh mặt trời thẳng xuống lòng động.

Bên dưới khoảng sáng đó là bãi đá và dòng suối ngầm chảy ào ạt như trong rừng cây. Đó là một nét độc đáo nữa mà ít hang động khác có được.

Tại đây, du khách cũng sẽ nghỉ chân, ăn cơm trưa ngay trên những hòn đá tảng tròn rồi quay trở ra.

Du lịch, GO! - Theo TTO

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống